Lần đầu tiên Hạm Đội 3 của Mỹ tham gia tuần tra Biển Đông
Chiến hạm Mỹ USS Decatur tuần tra Biển Đông. Ảnh ngày 13/10/2016.Reuters
Ngày 21/10/2016, Hải Quân Mỹ đã phái khu trục hạm USS Decatur đến vùng biển Hoàng Sa để thách thức Trung Quốc bằng một cuộc tuần tra bảo vệ tự do hàng hải. Theo tiết lộ của Hoa Kỳ với hãng tin Reuters ngày 25/10/2016, chiến hạm Decatur không thuộc Hạm Đội 7 mà thuộc Hạm Đội 3, vốn không hề can thiệp vào châu Á từ Đệ Nhị Thế Chiến đến nay.
Hai nguồn tin Mỹ khác nhau đã khẳng định với Reuters, chiến hạm đã đến vùng Hoàng Sa thách thức « yêu sách trên biển quá đáng » của Trung Quốc tại Biển Đông nằm dưới quyền chỉ huy của Đệ Tam Hạm Đội Hoa Kỳ, đặt bản doanh tại San Diego, California.
Như vậy, đây là lần đầu tiên mà Mỹ cho Hạm Đội 3 đến hoạt động tại Biển Đông, và cũng là lần đầu tiên một chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông lại không do Hạm Đội 7 chuyên trách châu Á-Thái Bình Dương và đặt bản doanh tại Nhật Bản tiến hành.
Các nguồn tin trên xác định việc mở cửa cho Đệ Tam Hạm Đội tiến vào Biển Đông nằm trong mục tiêu tăng cường sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ trong khu vực và thử nghiệm chiến lược mới, cho phép Hải quân Mỹ hoạt động trên hai mặt trận ở châu Á cùng một lúc.
Một nguồn tin xin ẩn danh nói rõ hơn : Cho tàu của Hạm Đội 3 đến hoạt động ở Châu Á có nghĩa là Hải Quân Mỹ có thể thực hiện tốt hơn cùng một lúc các hoạt vừa ở vùng bán đảo Triều Tiên, vừa ở khu vực Philippines.
Nguồn tin này khẳng định rằng sắp tới đây, các hoạt động của Hạm Đội 3 tại Châu Á sẽ thường xuyên hơn.
Việc Đệ Tam Hạm Đội Hoa Kỳ được biệt phái qua hoạt động tại châu Á sẽ góp phần tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực. Lý do rất đơn giản là lực lượng chủ đạo lo việc bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ, hạm đội này hùng hậu hơn Đệ Thất Hạm Đội rất nhiều. Hạm Đội 3 có hơn 100 chiếc tàu, trong đó bốn tàu sân bay, trong lúc Hạm Đội 7 chỉ có khoảng 80 tàu, trong đó một tàu sân bay, là chiếc USS Ronald Reagan.
Một phát ngôn viên của Đệ Tam Hạm Đội tại San Diego cho biết khu trục hạm được trang bị tên lửa dẫn đường Decatur là một trong ba chiếc thuộc Nhóm Hàng Động Trên Biển (Surface Action Group - SAG) đã được triển khai tới vùng Biển Đông từ cách nay sáu tháng.
Theo Reuters, năm 2015, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - đô đốc Scott Swift - đã dự báo một vai trò quan trọng hơn cho Hạm Đội 3 tại châu Á, khi ông cho biết là đã bãi bỏ ranh giới hành chính phân định vùng hoạt động của hai Hạm Đội 3 Ba và Hạm Đội 7, theo đó khi tàu của Hạm đội 3 băng qua đường phân định trên biển để qua hoạt động trong vùng của Hạm Đội 7 thì phải được dặt dưới quyền chỉ huy của Hạm Đội 7.
Đầu năm 2016, một quan chức Mỹ tiết lộ với Reuters là tàu từ Đệ Tam Hạm Đội sẽ được gửi thêm đến khu vực Đông Á.
Việc tổ chức lại hoạt động giữa hai hạm đội Mỹ đã mang đến cho Hạm đội 3 một vai trò quan trọng hơn trên tuyến đầu, vào lúc mà chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ có dấu hiệu mất động lực trong khi đối thủ Trung Quốc càng lúc càng quyết đoán gây nên tình trạng căng thẳng ở Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161025-lan-dau-tien-ham-doi-3-cua-my-tham-gia-tuan-tra-bien-dong
Như vậy, đây là lần đầu tiên mà Mỹ cho Hạm Đội 3 đến hoạt động tại Biển Đông, và cũng là lần đầu tiên một chiến dịch tuần tra vì quyền tự do hàng hải ở Biển Đông lại không do Hạm Đội 7 chuyên trách châu Á-Thái Bình Dương và đặt bản doanh tại Nhật Bản tiến hành.
Các nguồn tin trên xác định việc mở cửa cho Đệ Tam Hạm Đội tiến vào Biển Đông nằm trong mục tiêu tăng cường sức mạnh hải quân của Hoa Kỳ trong khu vực và thử nghiệm chiến lược mới, cho phép Hải quân Mỹ hoạt động trên hai mặt trận ở châu Á cùng một lúc.
Một nguồn tin xin ẩn danh nói rõ hơn : Cho tàu của Hạm Đội 3 đến hoạt động ở Châu Á có nghĩa là Hải Quân Mỹ có thể thực hiện tốt hơn cùng một lúc các hoạt vừa ở vùng bán đảo Triều Tiên, vừa ở khu vực Philippines.
Việc Đệ Tam Hạm Đội Hoa Kỳ được biệt phái qua hoạt động tại châu Á sẽ góp phần tăng cường đáng kể sức mạnh quân sự của Mỹ trong khu vực. Lý do rất đơn giản là lực lượng chủ đạo lo việc bảo vệ lãnh thổ Hoa Kỳ, hạm đội này hùng hậu hơn Đệ Thất Hạm Đội rất nhiều. Hạm Đội 3 có hơn 100 chiếc tàu, trong đó bốn tàu sân bay, trong lúc Hạm Đội 7 chỉ có khoảng 80 tàu, trong đó một tàu sân bay, là chiếc USS Ronald Reagan.
Một phát ngôn viên của Đệ Tam Hạm Đội tại San Diego cho biết khu trục hạm được trang bị tên lửa dẫn đường Decatur là một trong ba chiếc thuộc Nhóm Hàng Động Trên Biển (Surface Action Group - SAG) đã được triển khai tới vùng Biển Đông từ cách nay sáu tháng.
Theo Reuters, năm 2015, tư lệnh Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ - đô đốc Scott Swift - đã dự báo một vai trò quan trọng hơn cho Hạm Đội 3 tại châu Á, khi ông cho biết là đã bãi bỏ ranh giới hành chính phân định vùng hoạt động của hai Hạm Đội 3 Ba và Hạm Đội 7, theo đó khi tàu của Hạm đội 3 băng qua đường phân định trên biển để qua hoạt động trong vùng của Hạm Đội 7 thì phải được dặt dưới quyền chỉ huy của Hạm Đội 7.
Đầu năm 2016, một quan chức Mỹ tiết lộ với Reuters là tàu từ Đệ Tam Hạm Đội sẽ được gửi thêm đến khu vực Đông Á.
Việc tổ chức lại hoạt động giữa hai hạm đội Mỹ đã mang đến cho Hạm đội 3 một vai trò quan trọng hơn trên tuyến đầu, vào lúc mà chính sách xoay trục qua châu Á của Mỹ có dấu hiệu mất động lực trong khi đối thủ Trung Quốc càng lúc càng quyết đoán gây nên tình trạng căng thẳng ở Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161025-lan-dau-tien-ham-doi-3-cua-my-tham-gia-tuan-tra-bien-dong
Hải quân Mỹ đổi quyền chỉ huy qua vụ điều tàu tới Biển Đông
Tàu khu trục của Hải quân Mỹ đến gần đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông hồi tuần trước đã nhận lệnh từ tổng hành dinh của Hạm đội thứ 3 ở thành phố San Diego, theo hai nguồn tin nói với hãng tin Reuters.
Chiến hạm USS Decatur hôm thứ Sáu đã thách thức "tuyên bố chủ quyền lãnh hải thái quá" của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa.
Đây là lần đầu tiên một hoạt động tự do hàng hải được tiến hành mà không có sự chỉ huy của Hạm đội thứ 7 đóng ở Nhật Bản, và là một sự thử nghiệm những thay đổi nhắm mục tiêu cho phép Hải quân Mỹ tiến hành những hoạt động hàng hải trên cả hai bình diện ở châu Á cùng một lúc, theo hai nguồn tin phát biểu trong điều kiện giấu tên.
Một nguồn tin nắm rõ những mục tiêu của việc tái tổ chức cho biết việc để Hạm đội thứ 3 thường xuyên chỉ huy tàu ở châu Á, điều mà hạm đội này chưa từng làm kể từ Thế chiến thứ hai, có nghĩa là Hải quân Mỹ có thể thực hiện tốt hơn những hoạt động cùng lúc như trên bán đảo Triều Tiên và ở Philippines.
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, năm ngoái đã tỏ dấu hiệu cho thấy vai trò rộng hơn cho Hạm đội thứ 3, khi ông nói rằng ông sẽ bãi bỏ một ranh giới hành chính dọc theo đường đổi ngày quốc tế phân chia hai Hạm đội thứ 3 và thứ 7.
Cho đến lúc đó, những tàu của Hạm đội thứ 3 băng qua đường này vẫn nằm dưới sự chỉ huy của Hạm đội thứ 7.
Năm nay, một quan chức nói với Reuters rằng thêm những tàu thuộc Hạm đội thứ 3 sẽ được điều đến khu vực Đông Á.
Việc tái tổ chức, cho Hạm đội thứ 3 vai trò tiền tuyến lớn hơn, diễn ra trong khi chính sách "xoay trục" của Mỹ về châu Á đang suy yếu và trong khi Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán ở Biển Đông khiến căng thẳng gia tăng.
http://www.voatiengviet.com/a/hai-quan-my-doi-quyen-chi-huy-qua-vu-dieu-tau-toi-bien-dong/3566039.html
Chiến hạm USS Decatur hôm thứ Sáu đã thách thức "tuyên bố chủ quyền lãnh hải thái quá" của Trung Quốc gần quần đảo Hoàng Sa.
Đây là lần đầu tiên một hoạt động tự do hàng hải được tiến hành mà không có sự chỉ huy của Hạm đội thứ 7 đóng ở Nhật Bản, và là một sự thử nghiệm những thay đổi nhắm mục tiêu cho phép Hải quân Mỹ tiến hành những hoạt động hàng hải trên cả hai bình diện ở châu Á cùng một lúc, theo hai nguồn tin phát biểu trong điều kiện giấu tên.
Một nguồn tin nắm rõ những mục tiêu của việc tái tổ chức cho biết việc để Hạm đội thứ 3 thường xuyên chỉ huy tàu ở châu Á, điều mà hạm đội này chưa từng làm kể từ Thế chiến thứ hai, có nghĩa là Hải quân Mỹ có thể thực hiện tốt hơn những hoạt động cùng lúc như trên bán đảo Triều Tiên và ở Philippines.
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ, Đô đốc Scott Swift, năm ngoái đã tỏ dấu hiệu cho thấy vai trò rộng hơn cho Hạm đội thứ 3, khi ông nói rằng ông sẽ bãi bỏ một ranh giới hành chính dọc theo đường đổi ngày quốc tế phân chia hai Hạm đội thứ 3 và thứ 7.
Cho đến lúc đó, những tàu của Hạm đội thứ 3 băng qua đường này vẫn nằm dưới sự chỉ huy của Hạm đội thứ 7.
Năm nay, một quan chức nói với Reuters rằng thêm những tàu thuộc Hạm đội thứ 3 sẽ được điều đến khu vực Đông Á.
Việc tái tổ chức, cho Hạm đội thứ 3 vai trò tiền tuyến lớn hơn, diễn ra trong khi chính sách "xoay trục" của Mỹ về châu Á đang suy yếu và trong khi Trung Quốc đang ngày càng quyết đoán ở Biển Đông khiến căng thẳng gia tăng.
http://www.voatiengviet.com/a/hai-quan-my-doi-quyen-chi-huy-qua-vu-dieu-tau-toi-bien-dong/3566039.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten