dinsdag 25 oktober 2016

Vụ nước mắm nhiễm asen: Cách chức Tổng thư ký toà soạn Báo Thanh Niên + Gia đình sếp Masan mất... 700 tỷ đồng VN..."bốc hơi" (!)



Vụ nước mắm nhiễm asen: Cách chức Tổng thư ký toà soạn Báo Thanh Niên


Nguồn facebook


Một nguồn tin đáng tin cậy nói với tôi nhà báo Võ Khối – Tổng thư ký toà soạn Báo Thanh Niên đã chịu hoàn toàn trách nhiệm cho loạt bài nước mắm vừa qua trên báo này.
Ông Khối đã bị cách chức sau khi đứng ra nhận toàn bộ trách nhiệm. Trong cuộc họp chiều nay với Bộ Thông Tin – Truyền Thông, ông Nguyễn Quang Thông – Tổng Biên Tập báo Thanh Niên và ông Đặng Việt Hoa – Phó Tổng Biên tập, đã nhận hình thức kỷ luật khiển trách.
vu-nuoc-mam-nhiem-asen-cach-chuc-tong-thu-ky-toa-soan-bao-thanh-nien_thumb
Bài viết cáo lỗi đăng trên báo Thanh Niên ngày 23/10/2016
Một nguồn khác cho biết Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước đó đã vô cùng phẫn nộ với những diễn biến về vụ nước mắm trên báo chí những ngày qua. Gọi điện thoại với người này, ông Phúc tuyên bố sẽ “trị hết bọn phá hoại kinh tế đất nước. Lôi cho được bọn đứng sau âm mưu bất lương này ra trước pháp luật”. Là một người Quảng Nam, ông Phúc có tình cảm đặc biệt với mắm khi nói: “Tui ăn mắm cái mới lớn được rồi cha ông mình ăn mắm có ai bị chi đâu mà bọn hắn nhẫn tâm vu oan cho mắm. Không trị không được”.
Theo FB Bao Trung Nguyen
____
FB Bạch Hoàn
Chiêu bài đánh nước mắm truyền thống của Masan và Báo Thanh niên
Hiện đã xuất hiện luận điệu Tập đoàn Masan, chủ nhãn hiệu nước mắm công nghiệp Nam Ngư và Chinsu, bị tấn công trước nên mới buộc phải tự vệ. Sau đây là những cứ liệu cho thấy Masan không hề bị đánh, mà hoàn toàn chủ động tiêu diệt nước mắm truyền thông, với sự tiếp tay của báo Thanh niên.
* Ngày 10-10, báo Thanh Niên dành 2/3 đất trang bìa cho bài viết “Nước + hoá chất = Nước mắm công nghiệp”. Nếu chỉ đọc title, nhiều người lầm tưởng bài báo đánh Masan. Nhưng, nếu đọc nội dung lại hoá ra Thanh Niên khen sản phẩm của tập đoàn này. Đồng thời, đây là bài đánh nước mắm truyền thống ở góc độ kinh tế tiêu dùng.
Các chiêu PR được sử dụng trong bài viết này gồm:
– Chiêu tác động vào tâm lý của người đọc: Bài báo dẫn ra rất nhiều ý kiến hoàn toàn tin tưởng vào nước mắm Nam Ngư từ người nội trợ.
– Chiêu dìm chất lượng nước mắm truyền thống để gián tiếp khen ngợi chất lượng nước mắm công nghiệp. Ví dụ, khi nói về chất lượng Chinsu, báo Thanh Niên dẫn lời một bà nội trợ (không thể xác tin danh tính nhân vật): “Riết rồi quen vị, trong nhà lại không thích dùng nước mắm truyền thống mặn chát nữa”. Hoặc, họ chê nước mắm truyền thống nặng mùi, khó nêm nếm…
– Chiêu so sánh giá: Nước mắm Nam Ngư chỉ 43.000 đồng/lít, trong khi nước mắm Hạnh Phúc giá tới 200.000 đồng/lít.
Bài báo có đề cập đến thành phần “tinh cốt cá cơm” trong nước mắm Nam Ngư không nêu rõ tỉ lệ, tuy nhiên Thanh Niên không chỉ ra tỉ lệ bao nhiêu. Cũng chính Thanh Niên nói đến việc sử dụng 17 loại hoá chất nhưng đã khẳng định đều là hoá chất được phép sử dụng để tạo độ ngon cho nước mắm. Đây giống lời giải thích cho Masan.
Vậy đó có phải bài đánh Masan không? Hãy hỏi trưởng ban Kinh tế báo Thanh Niên.
Sau bài báo này, báo Thanh Niên đăng loạt bài đánh nước mắm truyền thống trên trang nội dung (thời sự). Một nguồn tin của tôi cho biết, báo Thanh Niên bắt tay với Masan từ trước ngày 10-10. Thực tế, diễn biến kịch bản truyền thông bất lương về nước mắm Asen cũng chỉ ra điều đó.
* Ngày 11-10, Báo Thanh Niên đăng bài ” Đi tìm nước mắm sạch”, chê công nghệ sản xuất nước mắm truyền thống là thủ công!?
* Ngày 12-10, báo Thanh niên đăng bài “Cẩn trọng với hàm lượng thạch tín”. Báo lấy 106 mẫu nước mắm đem kiểm nghiệm và công bố 80 mẫu nhiễm Asen vượt ngưỡng. Họ không nói đó là Asen hữu cơ hay vô cơ. Tất cả vẫn nhằm vào mắm truyền thống.
Các anh chị nào còn đang bênh vực Masan và báo Thanh Niên rằng, thì ngồi im tôi nói cho mà nghe.
Ngày 10-10, bài báo về nước mắm công nghiệp được đăng tải. Không thể vì bài này Masan mới đánh lại nước mắm truyền thống, bởi 106 mẫu kiểm nghiệm thực hiện tại một công ty tư nhân mới thành lập không thể có kết quả để phóng viên viết bài vào ngày 11-10 (vì sáng sớm 12-10 bài đã lên trang).
Họ lấy mẫu ở 13 địa phương và kiểm nghiệm tất cả chỉ trong một ngày, thì đó chỉ có thề là kết quả tưởng tượng! Người nào ngớ ngẩn mới tin vào điều đó. Tôi đã từng đi kiểm nghiệm nước mắm truyền thống theo chỉ đạo của sếp, nhưng mất 10 ngày mới có kết quả. Tôi không viết bài vì kết quả cho thấy độ đạm và độ an toàn được đảm bảo.
Thực tế, việc tìm hiểu rồi thu thập mẫu được Thanh Niên thực hiện từ đầu tháng 9-2016. Tôi không ngớ ngẩn đến mức tin rằng Masan đã “dự báo” trước, rằng mình bị đánh trên báo Thanh niên, để bắt tay chính tờ báo này, chuẩn bị tung đòn đánh mắm truyền thống trước cả tháng trời.
* Ngày 13-10, Thanh Niên đăng tiếp bài “Tiêu chuẩn nào cho nước mắm Việt”, đánh vào nước mắm độ đạm cao – nước mắm truyền thống.
* Ngày 20-10, Báo Thanh Niên quảng cáo cho Masan, nội dung Masan cam kết nước mắm Chinsu, Nam Ngư an toàn về Asen. Họ quảng cáo sau khi cả báo Thanh Niên và Hội bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam (Vinastas), công bố nước mắm truyền thống nhiễm Asen, lập lờ đánh lận con đen gây hoang mang cho người tiêu dùng, ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nhà sản xuất nước mắm truyền thống.
14705734_1815890905324823_3705215639703607109_n
Đến đây, các anh chị muốn biết một trang nội dung trên báo Thanh Niên bán bao nhiêu tiền, hãy hỏi lãnh đạo tờ báo này, chẳng hạn như tổng thư ký toà soạn của họ chẳng hạn.
(Còn tiếp…)
(Tổng hợp)

http://baovn.info/vu-nuoc-mam-nhiem-asen-cach-chuc-tong-thu-ky-toa-soan-bao-thanh-nien.html

Gia đình sếp Masan mất 700 tỷ trong ‘tâm bão’ nước mắm asen

Nguồn news.zing.vn
Mặc dù chỉ sở hữu vỏn vẹn 10 cổ phiếu tại CTCP Tập đoàn Masan (MSN), nhưng tài sản của Chủ tịch HĐQT Nguyễn Đăng Quang và người thân đã “bốc hơi” hàng trăm tỷ trong những ngày qua.
Dù đại diện của Masan đã lên tiếng khẳng định Masan không đứng đằng sau chiến dịch bôi nhọ nước mắm truyền thống, nhưng không vì thế mà cổ phiếu MSN thoát khỏi bão giảm giá.
Tính từ ngày 10/10 đến nay, MSN chỉ có được duy nhất 1 phiên tăng giá vào ngày 14/10, còn lại là 10 phiên giảm giá và 5 phiên đứng giá.
Nếu tính mức độ giảm giá của MSN trong đợt “khủng hoảng nước mắm” lần này, kể từ này 10/10, cổ phiếu MSN giảm 2.500 đồng/cổ phiếu, tương đương mức giảm 3,6%, còn 66.000 đồng/cổ phiếu.
Mức giảm mạnh nhất diễn ra ngày 17/10 khi MSN giảm 2,20%. Đáng chú ý khi đây lại chính là ngày Hội bảo vệ Người tiêu dùng (Vinastas) công bố kết quả điều tra về hàm lượng asen có trong nước mắm, một kết quả được cho là có lợi cho Masan.
Ngay cả phiên giao dịch ngày 24/10, sau khi một tờ báo nhận lỗi và gỡ bỏ một loạt bài viết về vụ nươc mắm hóa chất, nước mắm asen, cổ phiếu MSN vẫn tiếp tục giảm 0,45%.

Gia dinh sep Masan mat 700 ty trong 'tam bao' nuoc mam asen hinh anh 1Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group chỉ sở hữu 10 cổ phiếu MSN, tương đương 660.000 đồng tính theo thị giá ngày 24/10. Tuy nhiên, ông lại gián tiếp sở hữu tới 242.921.247 cổ phiếu MSN (32,53%) thông qua công ty con là CTCP Masan (Masan Corp). Bà Nguyễn Hoàng Yến, vợ ông Nguyễn Đăng Quang cũng đang sở hữu 28,276,823 cổ phiếu MSN (3,79%). Bà Nguyễn Quý Định, mẹ ông Quang sở hữu 1.327.264 cổ phiếu MSN (0,2%).
Như vậy, Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang và những người có liên quan đang sở hữu 272.525.344 cổ phiếu bằng hình thức trực tiếp và gián tiếp, tương đương 36,5% trong tổng số 745.876.243 cổ phiếu đang lưu hành.
Tính theo thị giá ngày 24/10, tổng giá trị cổ phiếu MSN do gia đình ông Nguyễn Đăng Quang nắm giữ là 17,986 nghìn tỷ đồng, giảm 681,31 tỷ đồng tính từ ngày 10/10/2016.
Như vậy, kể từ mốc thời điểm “bão” mạng về cuộc chiến nước mắm bắt đầu, tài sản của gia đình ông Quang đã “bốc hơi” 3,64%.
Nhưng đó chỉ là cách tính theo giá trị cổ phiếu. Trên thực tế giá trị thương hiệu, uy tín doanh nghiệp còn quan trọng hơn rất nhiều, đó là những thứ khó có thể đo đếm.
Gia dinh sep Masan mat 700 ty trong 'tam bao' nuoc mam asen hinh anh 2Diễn biến giao dịch của cổ phiếu MSN.
Mới đây, Masan đã chi ra 640 tỷ đồng để mua lại 9,2 triệu cổ phiếu quỹ với mức giá 69.342 đồng/cổ phiếu. Trước đó, tập đoàn này đăng ký mua tối đa 20 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 2,64% vốn điều lệ.
Trên thị trường chứng khoán, ngoài cổ phiếu MSN đang được niêm yết trên sàn HSX, cổ phiếu MSR của CTCP Tài nguyên Masan (MSR) đang được giao dịch trên sàn Upcom. MSR là đơn vị khai thác và vận hành mỏ Núi Pháo và hiện vẫn đang trong quá trình thanh tra toàn diện bởi Thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Vụ nước mắm nhiễm asen: Cách chức Tổng thư ký toà soạn Báo Thanh Niên

Vụ nước mắm nhiễm asen: Cách chức Tổng thư ký toà soạn Báo Thanh Niên

Một nguồn tin đáng tin cậy nói với tôi nhà báo Võ Khối - Tổng thư ký toà soạn Báo Thanh Niên đã chịu hoàn toàn trách nhiệm cho loạt bài nước mắm vừa qua trên báo này. Ông Khối đã bị cách chức sau khi đứng...
Tính đến ngày 24/10, MSR cũng đã trải qua 5 phiên giảm giá liên tiếp sau 2 phiên tăng trần, và đang được giao dịch ở mức giá 13.300 đồng/cổ phiếu. Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang hiện đang sở hữu 523.355.270 cổ phiếu MSR, chiếm tỷ lệ 74,39%.
Ngoài việc sở hữu cổ phần tại Masan và các công ty thành viên, ông Nguyễn Đăng Quang và gia đình cũng sở hữu 1,5% cổ phần của Techcombank.
Theo Ngân Giang

http://tinvn.biz/gia-dinh-sep-masan-mat-700-ty-trong-tam-bao-nuoc-mam-asen.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten