Không gian: Mối họa một cuộc chạy đua vũ trang mới
Ảnh tên lửa Trung Quốc Trường Chinh mang tàu vũ trụ Thần Châu -11, tại trung tâm phóng về tinh Tửu Tuyền, ngày 10/10/2016.Reuters
Phải chăng không gian đang trở thành nơi để các cường quốc phô diễn sức mạnh? Vệ tinh “sát thủ”, tia laze làm mù mắt, hệ thống gây nhiễu sóng tinh vi: các cường quốc đang âm thầm chuẩn bị một cuộc chiến không gian, có nguy cơ dẫn đến một cuộc chạy đua vũ trang nguy hiểm.
Không gian xưa kia được xem như là địa phận của Mỹ và Nga, nay thì bất kỳ tác nhân nào: nhà nước hay tư nhân cũng đều có thể tiếp cận được. Và việc Matxcơva và Bắc Kinh những năm gần đây chứng tỏ khả năng tấn công không gian của họ đã làm cho các chiến lược gia Hoa Kỳ quan ngại.
Bà Deborah Lee James, phụ trách mảng dân sự của US Air Force hồi trung tuần tháng 9/2016 có nêu lên vấn đề này : “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như xung đột trên Trái Đất lan rộng ra cả không gian? Làm thế nào chúng ta bảo vệ được các vệ tinh của chúng ta?”
Mối lo đó của Hoa Kỳ không phải là vô cớ. Năm 2015, một vệ tinh của Nga có cách thức hoạt động bí ẩn đã làm dấy lên các tin đồn thổi cho rằng Matxcơva có thể đang phát triển một vệ tinh tấn công có khả năng di chuyển và hoạt động trong không gian để tiến gần đến vệ tinh khác.
Không giải thích cũng không một lời báo trước, vệ tinh bí ẩn của Nga đã được đặt giữa hai vệ tinh thương mại Intelsat trên quỹ đạo địa tĩnh trong nhiều ngày liền, rồi xích lại gần ít nhất là 10 km một trong hai vệ tinh trước khi rời đi.
Quân sự hóa không gian
rung Quốc những năm gần đây trỗi dậy để chứng tỏ vai trò cường quốc của mình trong lĩnh vực này. Năm 2013, Bắc Kinh phóng một vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo thấp; có khả năng điều khiển một thiết bị không gian khác. Gây ấn tượng nhất là việc nước này trong cùng năm phóng thử một tên lửa tấn công vệ tinh nằm trên quỹ đạo địa tĩnh cách xa Trái Đất đến 36.000 km.
Trong bối cảnh đó, các vệ tinh của quân đội Mỹ có nguy cơ trở thành một mắt xích yếu. Lầu Năm Góc và một số chuyên gia sốt sắng cho rằng Hoa Kỳ nên thúc đẩy nhanh hơn nữa các nỗ lực quân sự trong không gian để bảo vệ các vệ tinh của mình.
Hoa Kỳ phải phát triển các loại thiết bị có năng lực phòng thủ “hiệu quả nhưng cũng có thể tấn công trong không gian, đặc biệt là những loại ‘vũ khí không động cơ đẩy như tia laze hay các thiết bị gây nhiễu sóng”, theo như giải thích của ông Elbridge Colby, thuộc trung tâm nghiên cứu Quốc Phòng CNAS tại Washington. Ông khẳng định: “Không gian sẽ bị quân sự hóa (…) Chúng ta phải thực tế”.
Một số chuyên gia khác thì tỏ ra chừng mực hơn khẳng định Hoa Kỳ có sẵn những khả năng tấn công mà Nga và Trung Quốc đang tìm cách sở hữu. Hiện Hoa Kỳ đã đưa lên quỹ đạo địa tĩnh bốn vệ tinh cho các hoạt động thăm dò và giám sát một vệ tinh khác. Từ năm 2004, Mỹ cũng đã đưa vào hoạt động một trạm gây nhiễu di động từ Trái
Đất có thể làm nhiễu sóng một vệ tinh. Và họ cũng đã tiến hành thử nghiệm phá hủy một vệ tinh bằng tên lửa.
Quy tắc ứng xử quốc tế
Dẫu sao thì cuộc chạy đua không gian giữa ba cường quốc đó chỉ mới dừng ở giới hạn phô diễn “công nghệ”. Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga rồi cũng sẽ bắt kịp được các tiến bộ của Hoa Kỳ như cảnh báo của Theresa Hitchens.
Tuy nhiên bà cũng lấy làm tiếc rằng trong mối nguy xảy ra cuộc chạy đua vũ trang không gian đó lại thiếu “các sáng kiến ngoại giao”. Một rủi ro cực kỳ cao cho nhân loại. Bà lo ngại xảy ra một cuộc chiến có sự can dự của các loại vũ khí “phá vệ tinh”, làm phát tán hàng loạt mảnh vỡ, “gây tổn hại không gian” và như vậy con người sẽ khó mà tiếp tục “khai thác các vệ tinh”.
Do đó, theo ông Michael Krepon, cựu chuyên gia Mỹ cho các cuộc đàm phán quốc tế về giải trừ vũ khí quốc tế, thế giới nên có một bộ quy tắc ứng xử quốc tế trong không gian, bao gồm cả mục đích quân sự.
Có lẽ chúng ta chẳng cần phải đợi một cuộc tấn công nào từ những người ngoài hành tinh như trong các phim ảnh Mỹ, bởi vì kẻ thù đang lơ lửng trên đầu chúng ta.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161017-khong-gian-moi-hoa-mot-cuoc-chay-dua-vu-trang-moi
Bà Deborah Lee James, phụ trách mảng dân sự của US Air Force hồi trung tuần tháng 9/2016 có nêu lên vấn đề này : “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu như xung đột trên Trái Đất lan rộng ra cả không gian? Làm thế nào chúng ta bảo vệ được các vệ tinh của chúng ta?”
Mối lo đó của Hoa Kỳ không phải là vô cớ. Năm 2015, một vệ tinh của Nga có cách thức hoạt động bí ẩn đã làm dấy lên các tin đồn thổi cho rằng Matxcơva có thể đang phát triển một vệ tinh tấn công có khả năng di chuyển và hoạt động trong không gian để tiến gần đến vệ tinh khác.
Không giải thích cũng không một lời báo trước, vệ tinh bí ẩn của Nga đã được đặt giữa hai vệ tinh thương mại Intelsat trên quỹ đạo địa tĩnh trong nhiều ngày liền, rồi xích lại gần ít nhất là 10 km một trong hai vệ tinh trước khi rời đi.
rung Quốc những năm gần đây trỗi dậy để chứng tỏ vai trò cường quốc của mình trong lĩnh vực này. Năm 2013, Bắc Kinh phóng một vệ tinh nhỏ lên quỹ đạo thấp; có khả năng điều khiển một thiết bị không gian khác. Gây ấn tượng nhất là việc nước này trong cùng năm phóng thử một tên lửa tấn công vệ tinh nằm trên quỹ đạo địa tĩnh cách xa Trái Đất đến 36.000 km.
Trong bối cảnh đó, các vệ tinh của quân đội Mỹ có nguy cơ trở thành một mắt xích yếu. Lầu Năm Góc và một số chuyên gia sốt sắng cho rằng Hoa Kỳ nên thúc đẩy nhanh hơn nữa các nỗ lực quân sự trong không gian để bảo vệ các vệ tinh của mình.
Hoa Kỳ phải phát triển các loại thiết bị có năng lực phòng thủ “hiệu quả nhưng cũng có thể tấn công trong không gian, đặc biệt là những loại ‘vũ khí không động cơ đẩy như tia laze hay các thiết bị gây nhiễu sóng”, theo như giải thích của ông Elbridge Colby, thuộc trung tâm nghiên cứu Quốc Phòng CNAS tại Washington. Ông khẳng định: “Không gian sẽ bị quân sự hóa (…) Chúng ta phải thực tế”.
Một số chuyên gia khác thì tỏ ra chừng mực hơn khẳng định Hoa Kỳ có sẵn những khả năng tấn công mà Nga và Trung Quốc đang tìm cách sở hữu. Hiện Hoa Kỳ đã đưa lên quỹ đạo địa tĩnh bốn vệ tinh cho các hoạt động thăm dò và giám sát một vệ tinh khác. Từ năm 2004, Mỹ cũng đã đưa vào hoạt động một trạm gây nhiễu di động từ Trái
Đất có thể làm nhiễu sóng một vệ tinh. Và họ cũng đã tiến hành thử nghiệm phá hủy một vệ tinh bằng tên lửa.
Quy tắc ứng xử quốc tế
Dẫu sao thì cuộc chạy đua không gian giữa ba cường quốc đó chỉ mới dừng ở giới hạn phô diễn “công nghệ”. Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga rồi cũng sẽ bắt kịp được các tiến bộ của Hoa Kỳ như cảnh báo của Theresa Hitchens.
Tuy nhiên bà cũng lấy làm tiếc rằng trong mối nguy xảy ra cuộc chạy đua vũ trang không gian đó lại thiếu “các sáng kiến ngoại giao”. Một rủi ro cực kỳ cao cho nhân loại. Bà lo ngại xảy ra một cuộc chiến có sự can dự của các loại vũ khí “phá vệ tinh”, làm phát tán hàng loạt mảnh vỡ, “gây tổn hại không gian” và như vậy con người sẽ khó mà tiếp tục “khai thác các vệ tinh”.
Do đó, theo ông Michael Krepon, cựu chuyên gia Mỹ cho các cuộc đàm phán quốc tế về giải trừ vũ khí quốc tế, thế giới nên có một bộ quy tắc ứng xử quốc tế trong không gian, bao gồm cả mục đích quân sự.
Có lẽ chúng ta chẳng cần phải đợi một cuộc tấn công nào từ những người ngoài hành tinh như trong các phim ảnh Mỹ, bởi vì kẻ thù đang lơ lửng trên đầu chúng ta.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20161017-khong-gian-moi-hoa-mot-cuoc-chay-dua-vu-trang-moi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten