1. Video Thánh Lễ Phong Thánh Mẹ Têrêsa Calcutta tại Roma - Duur: 2:33:21.

      • 11 uur geleden
      • 1.783 weergaven
      Gepubliceerd op 4 sep. 2016
      Holy Mass and Canonization of Mother Teresa of Calcutta - 04.09.2016
      Chúa Nhật 4.9.2016 - Đức Thánh Cha Phanxicô đã chủ sự Thánh lễ phong hiển thánh cho Mẹ Têrêsa. Mẹ Têrêsa qua đời ngày 5.9.1997 và đã được Thánh Giáo hoàng Gioan Phaolô phong chân phước vào ngày 19.10.2003. Dưới đây là một số hình ảnh Thánh Lễ Phong Thánh tại Quảng Trường Thánh Phêrô:
      • Nieuw
    2. Mẹ Teresa được phong thánh

      • 5 tháng 9 2016

      Image copyright Getty

      Mẹ Teresa, nổi tiếng vì giúp đỡ người nghèo ở Ấn Độ, được tuyên thánh tại buổi lễ ngày 4/9 ở Vatican.
      Hàng chục ngàn người có mặt ở quảng trường Thánh Peter để chứng kiến Giáo hoàng Francis chủ trì buổi lễ.
      Mẹ Teresa, một nữ tu Công giáo đã giúp đỡ dân nghèo ở thành phố Kolkata (Calcutta), đã được tặng giải Nobel Hòa bình.
      Bà mất năm 1997, thọ 87 tuổi, và được phong chân phước năm 2003, bước đầu tiên để được phong thánh.
      Đức Giáo Hoàng đã dọn đường cho việc phong thánh cho bà hồi năm ngoái khi ông công nhận một phép lạ thứ hai được cho là của Mẹ Teresa.

      Image copyright Getty
      Sinh năm 1910 trong gia đình có bố mẹ là người Albania, và tên khi sinh là Agnes Gonxha Bojaxhiu, bà lớn lên tại nơi nay trở thành thủ đô của Macedonia, thành phố Skopje, nhưng khi đó là một phần của Đế chế Ottoman.
      Năm 19 tuổi, bà theo dòng tu Loreto của Ireland và năm 1929 được cử đến Ấn Độ, nơi bà dạy tại một trường ở Darjeeling với tên Therese.
      Năm 1946, bà chuyển tới Kolkata để giúp người vô cùng nghèo khó và, sau một thập kỷ, bà lập một nhà tế bần và một nhà cho trẻ bị bỏ rơi.
      Bà lập Missionaries of Charity - Dòng Thừa Sai Bác Ái - năm 1950 và dòng này có tới 4.500 nữ tu trên khắp thế giới.

      Các nữ tu Dòng Thừa Sai Bác ÁiImage copyright AP
      Image caption Dòng Thừa Sai Bác Ái do Mẹ Teresa lập ra nay có tới 4.500 nữ tu trên khắp thế giới
      Bà được thế giới biết đến là nhờ những công việc bà làm tại các khu ổ chuột ở Kolkata, nhưng những người chỉ trích bà thì nói bà có đường lối Công giáo cứng rắn, có giao tiếp với các nhà độc tài và nhận tiền từ họ cho tổ chức từ thiện của bà.
      Năm năm sau khi bà qua đời, Giáo hoàng Gioan Phaolồ đệ nhị (John Paul II) cũng đã công nhận một phép lạ đầu tiên vẫn được gán cho Mẹ Teresa là xác thực, dẫn tới việc bà được phong chân phước vào năm 2003.
      Ngài nhận định rằng việc chữa trị cho một phụ nữ bộ tộc Bengali, Monica Besra, người bị một một khối u ở bụng, chính là kết quả từ khả năng siêu nhiên của bà.
      Một ủy ban của Tòa thánh Vatican thấy rằng việc phụ nữ này phục hồi là một điều kỳ diệu sau khi Dòng Thừa Sai Bác Ái cho biết người phụ nữ đó được chữa khỏi nhờ được đặt một bức ảnh của mẹ Teresa lên bụng. Phát hiện này bị chỉ trích là không có thật bởi nhóm duy lý ở Bengal.

      Mẹ Teresa và Đức giáo Hoàng Gioan Phaolo II tại KolkataImage copyright AFP
      Tháng 12 năm 2015, Đức Giáo Hoàng Francis đã công nhận phép lạ thứ hai, khi một người đàn ông Brazil với một vài khối u não đã được chữa lành bệnh vào năm 2008. Danh tính của người đàn ông này đã không được tiết lộ nhưng ông này được cho là đã bất ngờ khỏi bệnh sau khi linh mục cầu nguyện để có được sự can thiệp của Mẹ Teresa với Chúa Trời.
      Thường phải mất nhiều thập kỷ trước khi một người có thể được phong thánh sau khi qua đời, nhưng việc phong chân phước cho bà đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II thông qua rất nhanh và Đức Giáo Hoàng Francis được biết là rất muốn hoàn thành quá trình này trong Năm Thánh của Giáo Hội, sẽ kết thúc vào tháng 11 năm 2016.

      Tin liên quan

    3. http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/09/160904_mother_teresa_saint_vatican
    4. Mẹ Teresa được phong thánh

      04/09/2016 17:02 GMT+7
      TTO - Sáng 4-9 (giờ châu Âu) trong buổi lễ có hàng ngàn người tham dự tại Vatican, Giáo hoàng Francis I đã phong thánh cho Mẹ Teresa, người cống hiến cả đời cho những người nghèo khó.
      Mẹ Teresa được phong thánh
      Bức ảnh Mẹ Teresa được treo ở mặt tiền nhà thờ Thánh Peter - Ảnh: REUTERS
      Giáo dân khắp thế giới đã đổ về Vatican để tham dự buổi lễ phong thánh cho Mẹ Teresa, một bức ảnh lớn của Mẹ Teresa được treo trước nhà thờ Thánh Peter.
      Hãng CNN cho biết hàng ngàn người tập trung ở quảng trường trước nhà thờ Thánh Peter tại Vatican đã vỗ tay vui mừng khi nghe Giáo hoàng Francis I phong thánh cho Mẹ Teresa, một ngày trước kỷ niệm 19 năm ngày mất của bà. 
      Mẹ Teresa được phong thánh
      Giáo hoàng Francis I (giữa) phong thánh cho Mẹ Teresa - Ảnh: REUTERS
      Mẹ Teresa sinh năm 1910 tại Albania, với tên Agnes Gonxha Bojaxhiu và bắt đầu tham gia Hội truyền giáo từ thiện tại Kolkata, Ấn Độ từ năm 1950.
      Ở đây, bà giúp đỡ những người nghèo khó trong suốt gần nửa thế kỷ. Hình ảnh nhỏ bé của Mẹ Teresa trong bộ trang phục sari giản dị màu trắng xanh trở nên nổi tiếng khắp thế giới. Bà mất tại Kolkata vào ngày 5-9-1997, thọ 87 tuổi.
      Mẹ Teresa còn được biết đến với tên "Thánh của người bần cùng" vì lao động miệt mài, không mệt mỏi cho người nghèo.
      Năm 1979, Ủy ban Nobel Na Uy trao giải Nobel Hòa Bình cho bà kèm nhận định rằng tinh thần và sự tôn trọng bà dành cho giá trị, nhân phẩm con người đã tạo hứng khởi cho những nỗ lực đẩy lùi nghèo đói.
      Quá trình phong thánh cho Mẹ Teresa cũng diễn ra rất nhanh, nếu biết rằng theo giáo quy của Vatican, hầu hết các thánh chỉ được phong thánh sau khi chết nhiều thập kỷ, thậm chí vài thế kỷ.
      Ngay sau khi Mẹ Teresa qua đời, giáo dân toàn cầu đã yêu cầu phong thánh cho bà, buộc Giáo hoàng khi đó John Paul II phá lệ, bắt đầu xét phong thánh vào năm 1999.
      Năm 2002, Giáo hoàng John Paul II đẩy nhanh quá trình khi công nhận một phép mầu được cho là của Mẹ Teresa.
      Khi đó, một phụ nữ 30 tuổi người Ấn Độ tên Monica Bersa đã cầu xin Mẹ Teresa vì bị khối u trong bao tử và đã hết bệnh.
      Tháng 10-2002, Ủy ban Vatican khẳng định không thể dùng bằng chứng khoa học để chứng minh việc khỏi bệnh của Monica Bersa.
      Đến tháng 3-2016, Giáo hoàng Francis I công nhận một phép mầu của Mẹ Teresa khi một người đàn ông Brazil bị u não đột nhiên khỏi bệnh nhờ gia đình cầu nguyện Mẹ Teresa. Ngay sau khi công nhận phép mầu này, Giáo hoàng Francis I cho biết sẽ phong thánh cho Mẹ Teresa.
      Mẹ Teresa được phong thánh
      Hàng ngàn giáo dân tập trung trước quảng trường nhà thờ Thánh Peter - Ảnh: REUTERS
      Đ.K.L.

      http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160904/me-teresa-duoc-phong-thanh/1165912.html

       

      Khám phá cuộc đời của Mẹ Têrêsa thành Calcutta - Duur: 2:28.

      • 4 dagen geleden
      • 24 weergaven
      Mẹ Teresa còn được gọi là Mẹ Teresa Calcutta (26 tháng 8, 1910 – 5 tháng 9, 1997) là nữ tu Công giáo Rôma người Albania, ...
      • Nieuw
    5. những giây phút xúc động khi Mẹ Têrêsa qua đời - Duur: 4:17.

      • 1 week geleden
      • 138 weergaven
      Mẹ Teresa (Tiếng Albania: Agnes Gonxha Bojaxhiu, tiếng Macedonia: Агнес Гонџа Бојаџиу, Latinic: Agnes Gondža Bojadžiu; ...
      • Nieuw
    6. Đức Thánh Cha Phanxicô ấn định ngày tôn phong 5 Vị Hiển Thánh - Duur: 0:54.

      • 5 maanden geleden
      • 550 weergaven
      Mẹ Têrêsa Calcutta sẽ được Đức Thánh Cha Phanxicô tôn phong hiển thánh vào Chúa Nhật 04.09 tới đây. Mẹ Têrêsa sáng lập ...
    7. Thế Giới Nhìn Từ Vatican 17/12 – 23/12/2015: Đức Thánh Cha tiếp kiến Giáo Triều Rôma - Duur: 39:58.

      • 8 maanden geleden
      • 5.474 weergaven
      Đức Thánh Cha tiếp kiến Giáo Triều Roma • Đức Thánh Cha Phanxicô đã cho phép Bộ Phong thánh công bố sắc lệnh nhìn nhận ...
    8. Mẹ Teresa sắp được phong thánh - Duur: 1:26.

      • 8 maanden geleden
      • 889 weergaven
      Tòa thánh Vatican hôm 18/12 thông báo mẹ Teresa của Calcutta, Ấn Độ, người đạt giải Nobel Hòa bình vì những cống hiến và ...
      • CC
    9. Nhật Ký Mẹ Têrêsa Calcutta - Audiobook - Duur: 5:57:15.

      • 1 week geleden
      • 173 weergaven
      Nhật Ký Mẹ Têrêsa Calcutta - Audiobook Mẹ Teresa còn được gọi là Mẹ Teresa Calcutta (26 tháng 8, 1910 – 5 tháng 9, 1997) là ...
    1. Hiện tượng siêu tự nhiên trong Lễ Phong Chân Phước cho Đức TGM Oscar Romero - Duur: 2:32.

      • 1 jaar geleden
      • 39.501 weergaven
      Khi thánh tích Đức Tổng Giám Mục Oscar Romero, là chiếc áo sơ mi vấy máu mà ngài mặc khi bị bắn chết được rước lên, và cộng ...
    2. Tôn phong Hiển Thánh 117 Chân Phước Tử Đạo Việt Nam 19.6.1988 - Duur: 8:48.

      • 9 maanden geleden
      • 934 weergaven
      Ngày 19-6-1988 - Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolo II đã tôn phong Hiển Thánh cho các vị Tử Đạo Việt Nam ...
    3. Thánh Edith Stein: Ban đầu là người vô thần nhưng đã chết như một nữ tu ở trại Auschwitz - Duur: 2:33.

      • 3 weken geleden
      • 62 weergaven
      Rome Reports nhận định, sự thinh lặng trong chuyến thăm của Đức Thánh Cha đến trại tập trung Đức quốc xã Auschwitz hôm ...
    4. Giáo Hội sắp có thêm 5 vị Hiển Thánh được tôn phong trong năm 2016 - Duur: 2:39.

      • 2 maanden geleden
      • 603 weergaven
      VATICAN. Giáo Hội sắp có thêm 5 vị Hiển Thánh được tôn phong vào chúa nhật 16-10 năm nay. Lúc 10 giờ sáng 20-6-2016, ...
    5. Tôn kính Thánh Tích Tân Hiển Thánh Mẹ Teresa Calcutta - Duur: 2:32.

      • 3 weken geleden
      • 6 weergaven
      Cung nghinh tại Cơ sở bảo trợ trẻ em khuyết tật , Dòng Nữ Trợ Thế Thánh Tâm Chúa Giê-su , Tu viện Đức Mẹ La Vang, Biên Hòa ...
    6. Phim Công Giáo: Thánh Giuse Desa - Tập 1 - Duur: 54:22.

      • 1 jaar geleden
      • 5.172 weergaven
      Phim Công Giáo: Thánh Giuse Desa - Tập 1 Giuse Desa sinh ngày 17 tháng 6 năm 1603 tại Cupertino, Naples nước Ý. Mồ côi ...

Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ và Nghi thức phong thánh cho Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta
Vũ Văn An9/4/2016
Pdf Email cho bạn bè In Ra Tăng Cỡ Chữ Giảm Cỡ Chữ Cỡ Chữ Ban Đầu

Đức Giáo Hoàng Phanxicô, vào ngày Chúa Nhật, đã cử hành nghi lễ phong thánh cho Mẹ Têrêsa Calcutta, một Thánh Lễ trọng thể được cử hành tại công trường Nhà Thờ Thánh Phêrô.

Trong bài giảng, Đức Thánh Cha nói, "Trong tất cả các khía cạnh của cuộc sống ngài, Mẹ Têrêsa là một người phân phối rộng rãi lòng thương xót của Thiên Chúa, làm cho mình sẵn sàng có đó cho mọi người qua việc chào đón và bảo vệ sự sống con người, các trẻ chưa sinh và những người bị bỏ rơi và bị loại bỏ".

Với các tình nguyện viên có mặt tại Rôma tham dự Năm Thánh cho các Tình Nguyện Viên và Người Làm Việc cho Lòng Thương Xót, Đức Giáo Hoàng Phanxicô đề xuất Thánh Têrêsa Calcutta như một "mô hình thánh thiện."

Dưới đây, là trọn bản văn bài giảng soạn sẵn của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ phong thánh của Thánh Têrêsa Calcutta:

Bài giảng của Đức Giáo Hoàng Phanxicô trong Thánh Lễ và Nghi thức phong thánh cho Chân phước Mẹ Têrêsa Calcutta, tại Công Trường Nhà Thờ Thánh Phêrô, ngày 04 tháng 9 năm 2016.

"Nào ai có thể hiểu được ý định của Thiên Chúa?" (Kn 9:13). Câu hỏi từ Sách Khôn Ngoan mà chúng ta vừa nghe trong bài đọc thứ nhất này cho thấy: cuộc sống của chúng ta là một mầu nhiệm, và chúng ta không có chìa khóa để hiểu nó. Luôn có hai nhân vật chủ đạo trong lịch sử: Thiên Chúa và con người. Nhiệm vụ của chúng ta là nhận ra tiếng gọi của Thiên Chúa và sau đó làm theo ý Người. Nhưng để làm theo ý của Người, chúng ta phải tự hỏi mình, "đâu là ý của Thiên Chúa trong cuộc sống của tôi?"

Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong cùng một đoạn văn của Sách Khôn Ngoan: "Con người đã được dạy những gì làm vui lòng Ngài" (Kn 9:18). Để xác định tiếng gọi của Thiên Chúa, chúng ta phải tự hỏi mình và hiểu điều gì đẹp lòng Thiên Chúa. Trong nhiều trường hợp, các tiên tri đã loan báo những gì làm đẹp lòng Thiên Chúa. Sứ điệp của họ tìm được một sự tổng hợp tuyệt vời trong các lời "Ta muốn lòng thương xót, chứ không phải lễ hy sinh" (Hs 6: 6; Mt 09:13). Thiên Chúa được hài lòng bởi mọi hành động thương xót, bởi vì trong anh chị em mà chúng ta giúp đỡ, chúng ta nhận ra khuôn mặt của Thiên Chúa, khuôn mặt mà không ai có thể nhìn thấy (xem Ga 1:18). Mỗi lần chúng ta cúi xuống các nhu cầu của anh chị em chúng ta, chúng ta dâng cho Chúa Giêsu một cái gì đó để ăn và uống; chúng ta mặc áo, chúng ta giúp đỡ, và chúng ta thăm viếng Con Thiên Chúa (x Mt 25:40).

Do đó, chúng ta được mời gọi chuyển dịch thành hành động cụ thể những gì chúng ta khẩn nài trong kinh nguyện và tuyên xưng trong đức tin. Không có gì thay thế cho lòng bác ái: những người đã dấn thân phục vụ người khác, ngay cả khi họ không biết điều đó, đều là những người yêu mến Thiên Chúa (x 1 Ga 3: 16-18; Gc 2: 14-18). Tuy nhiên, đời sống Kitô hữu không chỉ đơn thuần là mở rộng một bàn tay trong lúc thiếu thốn. Nếu chỉ là điều này, chắc chắn nó có thể là một biểu hiện đáng yêu của tình liên đới nhân ái nhằm cung cấp các phúc lợi tức khắc, nhưng nó cằn cỗi vì thiếu gốc rễ. Bổn phận Chúa trao cho chúng ta, trái lại, là ơn gọi bác ái trong đó mỗi môn đệ Chúa Kitô dâng toàn bộ cuộc sống của mình để phục vụ, nhờ thế mỗi ngày mỗi lớn lên trong tình yêu.

Chúng ta đã nghe trong Tin Mừng, "Đám đông lớn đã đi với Chúa Giêsu" (Lc 14:25). Hôm nay, "đám đông" này được nhìn thấy trong số rất đông các tình nguyện viên đã cùng nhau tới đây dự Năm Thánh Thương Xót. Anh chị em là đám đông đã đi theo Thầy và làm cho hiển hiện tình yêu cụ thể của Người dành cho mỗi người. Tôi lặp lại với anh chị em những lời sau đây của Thánh Tông Đồ Phaolô: "Tôi đã thực sự nhận được nhiều niềm vui và an ủi từ tình yêu của anh chị em, bởi vì trái tim của các thánh đã được làm tươi mát nhờ anh chị em" (Plm 1: 7). Biết bao trái tim đã được an ủi bởi các tình nguyện viên! Biết bao bàn tay họ đã nắm lấy; biết bao nước mắt họ đã lau khô; biết bao tình yêu đã được biểu lộ cách kín đáo, khiêm tốn và vị tha! Việc phục vụ đáng khen ngợi này đem lại tiếng nói cho đức tin và nói lên lòng thương xót của Chúa Cha, Đấng kéo những người túng thiếu lại gần.

Theo chân Chúa Giêsu là một trách vụ nghiêm túc, và, đồng thời, là một trách vụ tràn đầy niềm vui; cần một thứ táo bạo và can đảm nào đó mới có thể nhận ra Thầy chí thánh trong những người nghèo nhất trong số các người nghèo và hiến mình phục vụ họ. Để làm được như thế, các tình nguyện viên, những người, vì tình yêu đối với Chúa Giêsu mà phục vụ người nghèo và người túng thiếu, không mong đợi bất cứ lời cám ơn hay phần thưởng nào; đúng hơn, họ từ bỏ tất cả những thứ ấy vì họ đã khám phá được tình yêu đích thực. Chúa đã đến gặp tôi và đã cúi xuống cùng bình diện với tôi trong lúc tôi túng thiếu thế nào, thì tôi cũng phải đi gặp Người, cúi xuống những người đã mất đức tin hoặc sống như thể Thiên Chúa không hiện hữu, cúi xuống những người trẻ không có giá trị hoặc lý tưởng, những gia đình gặp khủng hoảng, những người bệnh và những người bị cầm tù, những người tị nạn và di dân, những người yếu đuối và không thể tự vệ cả trong cơ thể lẫn trong tinh thần, những trẻ em bị bỏ rơi, những người cao niên phải tự lo liệu một mình như thế. Bất cứ nơi nào, có người đưa tay ra, xin một bàn tay giúp đỡ để có thể đứng dậy, thì đó là nơi sự hiện diện của chúng ta - và sự hiện diện của Giáo Hội, nhằm nâng đỡ và đem lại hy vọng - phải có măt.

Trong mọi khía cạnh của cuộc sống ngài, Mẹ Têrêsa là một người phân phối rộng rãi lòng thương xót của Thiên Chúa, tự làm cho mình có sẵn đó cho mọi người qua việc chào đón và bảo vệ sự sống con người, các trẻ chưa sinh và những người bị bỏ rơi và bị loại bỏ. Mẹ đã dấn thân bảo vệ sự sống, không ngừng tuyên bố rằng "trẻ chưa sinh là những người yếu đuối nhất, nhỏ nhoi nhất, dễ bị tổn thương nhất". Mẹ đã gập người trước những ai đã kiệt sức, để mặc cho chết trên lề đường, ở trong họ, Mẹ nhìn thấy phẩm giá Thiên Chúa ban cho họ; Mẹ làm cho tiếng nói của Mẹ được các cường quốc trên thế giới nghe thấy, ngõ hầu họ nhận ra phần lỗi của họ trong tội nghèo đói mà chính họ đã tạo ra. Đối với Mẹ Têrêsa, lòng thương xót là "muối" đem hương vị đến cho việc làm của mình, là "ánh sáng" tỏa chiếu trong bóng tối của rất nhiều người đã không còn nước mắt để tuôn ra vì cảnh nghèo và đau khổ của họ.

Đối với chúng ta ngày nay, sứ mệnh của Mẹ đối với các khu ngoại vi của đô thị và của hiện sinh, vẫn mãi là một nhân chứng hùng hồn cho sự gần gũi của Thiên Chúa đối với những người nghèo nhất trong những người nghèo. Hôm nay, tôi chuyển giao hình tượng đầy tính biểu tượng về nữ tính và đời sống thánh hiến này cho cả thế giới các tình nguyện viên: Uớc mong Mẹ là mô hình thánh thiện cho các anh chị em! Ước mong người lao công không biết mệt mỏi này của lòng thương xót giúp chúng ta ngày càng hiểu rằng tiêu chuẩn duy nhất để chúng ta hành động là tình yêu nhưng không, thoát khỏi mọi ý thức hệ và mọi trói buộc, được cung cấp miễn phí cho mọi người không phân biệt ngôn ngữ, văn hóa, chủng tộc hay tôn giáo. Mẹ Têrêsa thích nói: "Có lẽ tôi không nói được ngôn ngữ của họ, nhưng tôi có thể mỉm cười". Chúng ta hãy mang nụ cười của Mẹ trong trái tim chúng ta và hiến tặng nó cho những người chúng ta gặp dọc hành trình của chúng ta, đặc biệt là những người đau khổ. Bằng cách này, chúng ta sẽ mở ra nhiều cơ hội hân hoan và hy vọng cho các anh chị em của chúng ta, những người đang chán nản và đang cần được hiểu biết và âu yếm.

http://www.vietcatholic.net/News/Html/189853.htm

See Also

9/3/2016
Vũ Văn An
9/3/2016
Bùi Hữu Thư
9/3/2016
Vũ Văn An
9/2/2016
Lm Francis Lý văn Ca
9/2/2016
Nguyễn Việt Nam
9/2/2016
Nguyễn Việt Nam
9/2/2016
Đặng Tự Do
9/2/2016
Đặng Tự Do
9/2/2016
Hồng Thủy
9/2/2016
LM Đaminh Nguyễn Ngọc Long
9/2/2016
Lê Đình Thông
9/2/2016
J.B. Đặng Minh An dịch
9/1/2016
Vũ Văn An
9/2/2016
Đặng Tự Do
9/1/2016
Lm. Trần Đức Anh OP
8/31/2016
Vũ Văn An
8/31/2016
Giuse Thẩm Nguyễn
8/31/2016
Lm. Trần Đức Anh OP
8/31/2016
Lm. Trần Đức Anh OP
8/31/2016
Lm. Trần Đức Anh OP