dinsdag 6 september 2016

Tổng thống Pháp Francois Hollande thăm Việt Nam : Việt Nam đặt mua 40 máy bay Airbus trị giá 6,5 tỉ đôla + Việt - Pháp mong đợi gì nhau ? + Duyên nợ..."bánh mì"

VN mua nhiều máy bay của Airbus

  • 35 phút trước
Image copyright AFP
Image caption Tổng Giám đốc điều hành của Airbus và Tổng giám đốc VietJet tại buổi lễ
Các hãng hàng không Việt Nam dự định đặt mua 40 máy bay Airbus trong các hợp đồng trị giá khoảng 6,5 tỉ đôla.
Loan báo đưa ra vào ngày đầu tiên Tổng thống Pháp Francois Hollande thăm Việt Nam.
Hàng không quốc gia Vietnam Airlines ký biên bản ghi nhớ đặt mua 10 máy bay A350-900 XWB trị giá 3,1 tỉ đôla.
Hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific, liên doanh giữa Vietnam Airlines và Tập đoàn Qantas (Australia), chính thức chốt hợp đồng mua 10 máy bay Airbus A320ceo giá 1 tỉ đôla.
Hãng máy bay tư nhân duy nhất, VietJet, đặt hàng 20 máy bay A321 giá 2,4 tỉ đôla.

http://www.bbc.com/vietnamese/business/2016/09/160906_viet_airlines_airbus

Việt - Pháp mong đợi gì ở nhau?

  • 9 giờ trước
Image copyright Getty
Image caption Đây là chuyến thăm Việt Nam đầu tiên của một Tổng thống Pháp sau 12 năm
Tổng thống Pháp Francois Hollande đến Hà Nội tối 5/9, bắt đầu chuyến thăm chính thức Việt Nam kéo dài đến 7/9.
Đây là lần thứ ba một tổng thống Pháp đến Việt Nam. Cũng đã 12 năm trôi qua, một tổng thống Pháp mới quay lại Việt Nam từ khi Tổng thống Jacques Chirac đến thăm hồi 2004.
Chuyên cơ của ông Hollande dự kiến đáp xuống sân bay Nội Bài vào lúc nửa đêm hôm 5/9.
Theo chương trình, tại Hà Nội hôm 6/9, ông sẽ gặp Tổng bí thư, Chủ tịch nước, Thủ tướng và Chủ tịch Quốc hội Việt Nam trước khi có bài phát biểu tại Đại học Quốc gia Hà Nội về quan hệ Việt - Pháp trong tương lai.
Tại TP. Hồ Chí Minh, dự kiến ông Hollande sẽ có cuộc gặp với Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng.

'Chỉ dấu'

Hôm 5/9, nhà báo tự do Võ Trung Dung, từ Pháp bay về Hà Nội để tường thuật về chuyến thăm của ông Hollande cho báo Pháp, nói với BBC: “Theo tôi, đây là chuyến đi nhiều lý thuyết hơn thực tế.”
Image copyright iStock
Image caption Thành phố Hà Nội có nhiều công trình được xây dựng từ thời Pháp thuộc
“Nhìn vào quy mô của chuyến thăm của một nguyên thủ, người ta sẽ thấy chỉ dấu về mức độ quan trọng.”
“Việt Nam có thể cần đến chuyến thăm của Tổng thống Pháp hơn ngược lại.”
“Trong phái đoàn của ông Hollande chỉ có một gương mặt đáng lưu ý là Bộ trưởng Kinh tế Pháp nhưng lại thiếu vắng Bộ trưởng Quốc phòng Pháp.”
“Tuy vậy, người ta cũng chờ đợi ông Hollande nhắc đến Biển Đông trong bài phát biểu trước sinh viên,” ông Dung cho biết thêm.
“Ngoài ra là việc ký kết hợp đồng mua máy bay của VietJet Air và ký hiệp ước dẫn giải tội phạm giữa hai nước trong chuyến thăm này.”
Nhà báo Võ Trung Dung cũng nhận định: “Việt Nam có vẻ muốn kéo Pháp và châu Âu vào thế đối trọng với Trung Quốc.”
Trong khi đó, ông Trần Bằng, thành viên Nhóm Biển Đông tại Pháp, nói với BBC về khả năng hợp tác an ninh, quốc phòng Việt-Pháp, nhất là trong bối cảnh căng thẳng Biển Đông, từ chuyến đi này.
“Chắc chắn vấn đề an ninh quốc phòng sẽ được bàn thảo ở mức độ nhất định, trong đó có vấn đề an ninh biển,” ông Trần Bằng nhận xét về những nội dung sẽ được hai bên nhắm tới trong chuyến thăm của Tổng thống Pháp.
Chuyên gia từ Nhóm Biển Đông nói rằng Pháp có thể cung cấp cho Việt Nam ba điều trong lĩnh vực an ninh quốc phòng, gồm trợ giúp về chính trị, hợp tác huấn luyện cũng như cách thức vận hành trong quân đội, và trang bị khí tài, “tùy thuộc vào yêu cầu của Việt Nam”.
Trong các lĩnh vực khác, ông Trần Bằng nhận xét: “Ngân sách văn hóa Pháp dành cho Việt Nam thuộc loại cao trong khu vực. Tuy nhiên, ảnh hưởng kinh tế của Pháp khá mờ nhạt.”
“Gần đây, Pháp mong muốn tham gia vào ba lĩnh vực, gồm hạ tầng cơ sở, môi trường và năng lượng. Giới quan sát sẽ chờ xem trong chuyến đi tới đây của ông Hollande, Pháp sẽ phát huy được năng lực cạnh tranh ở những lĩnh vực nào.”
Pháp hiện là đối tác thương mại lớn thứ 5 của Việt Nam trong Liên minh châu Âu (EU).
Kim ngạch thương mại hai chiều năm ngoái đạt 4,3 tỷ đôla. Về đầu tư, Pháp là nước đứng thứ ba châu Âu, và đứng thứ 16 trong các quốc gia, vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, với tổng vốn đăng ký hơn 3,4 tỷ USD.

http://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/09/160905_vn_french_president_visit

Bánh mì và duyên nợ Việt-Pháp

  • 5 tháng 9 2016
Image copyright Hoang Dinh Nam AFP
Image caption Bánh mì có mặt khắp nơi ở Hà Nội
Người Pháp đã rút khỏi Việt Nam hơn sáu chục năm nay nhưng dấu ấn mà họ để lại trong đất nước này chỉ cần nhìn quanh cũng thấy.
Hãng tin AFP vừa có bài về một nét ẩm thực Pháp đã ghi đậm dấu ấn ở Việt Nam - chiếc bánh mì mà người dân vẫn thường hay ăn sáng.
Ông Nguyễn Ngọc Hoan, chủ một cửa hàng bánh mì đông khách ở phố Trần Xuân Soạn, Hà Nội, nói: "Người Pháp rất tự hào về bánh mì. Tôi cho là ẩm thực Pháp ảnh hưởng rất mạnh tới ẩm thực Việt Nam".
Ông Hoan bắt đầu sản xuất bánh mì từ năm 1987 và sau 5 năm ông vào làm việc cho bộ phận bánh của khách sạn Metropole cũng do người Pháp xây dựng.
Cha ông Hoan cũng làm nghề sản xuất bánh mì nhưng không muốn ông theo chân mình. Ông Hoan nói "nghề này chọn ông" chứ ông không quyết theo nghề này.
Thoạt tiên ông làm bánh mì kiểu Việt Nam, vỏ giòn, ruột rỗng; nhưng sau đó ông chuyển sang làm bánh kiểu Pháp ruột đặc hơn.
Cửa hàng của ông hiện giờ mỗi ngày bán ra hàng nghìn chiếc bánh nóng giòn, cả bánh sừng bò, kem caramel và patê nữa.

'Petit pain'

Image copyright Hoang Dinh Nam AFP
Image caption Người Việt Nam ăn bánh mì với đủ thứ bên trong: patê, dăm bông, xúc xích
Petit pain, hay bánh mì, được người Pháp mang vào Việt Nam lần đầu để phục vụ binh lính trong suốt thời gian Pháp đô hộ Đông Dương từ 1858 tới 1954.
Tuy nhiên các lò bánh mì ở Việt Nam đa phần thuê thợ người bản địa hoặc Trung Quốc vì người Pháp không muốn làm công việc vất vả mà lại ít tiền thế này.
Erica Peters, một cây viết chuyên về ẩm thực Việt Nam, nói vào khoảng năm 1910 petit pain được bán ngoài phố và người Việt hay mua trên đường đi làm để ăn sáng.
Sau đó người bán bắt đầu kẹp nhân vào bên trong bánh và ngày nay, bánh mì kẹp thịt hay patê được bán khắp nơi trong thành phố.
Ngoài bánh mì, người Pháp cũng mang lại nhiều nét ẩm thực khác nữa. Thí dụ như món quốc hồn quốc tuý của Việt Nam là món phở, có người cũng cho rằng bắt nguồn từ việc các đầu bếp địa phương tận dụng xương và thịt vụn mà hàng thit người Pháp bỏ lại để nấu. Rồi cà phê, rồi kem caramel (người miền Nam gọi là bánh flan) cũng có xuất xứ từ ẩm thực Pháp.
Không chỉ Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cũng đầy các quán cà phê bán bánh kẹp croque monsieur và bánh ngọt macaron, giá cả không kém gì ở Paris.
Thế nhưng chiếc bánh mì kẹp nhân khiêm tốn giá chưa đầy 1 đôla vẫn là thứ phổ biến nhất ở Hà Nội. Nó thông dụng tới nỗi nhiều người không biết xuất xứ của nó là từ đâu.
Nguyễn Thị Đức Hạnh, một phụ nữ bán bánh mì trên phố, nói: "Tôi không biết và cũng chẳng quan tâm bánh mì là của Pháp hay của Việt Nam, tôi chỉ biết bán bánh".
Mỗi ngày chị Hạnh bán hàng trăm chiếc, nào là kẹp patê, kẹp thịt rồi bánh mì sốt vang.
Một trong các khách hàng của chị Hạnh, ông Nguyễn Văn Bình, nói ông ăn bánh mì cả 50 năm nay. "Đúng nó là của người Pháp mang đến, nhưng ở đây nó đã được thay đổi cho hợp gu của người Việt rồi".
Image copyright Hoang Dinh Nam AFP
Image caption Người Hà Nội không ai là không quen với chiếc bánh mì

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten