maandag 5 september 2016

Thượng đỉnh G20 Hàng Châu (Trung Quốc) bàn về kinh tế toàn cầu + Kinh tế Trung Quốc tiếp tục chững lại

Thượng đỉnh G20 bàn kinh tế toàn cầu

  • 4 tháng 9 2016
Image copyright AFP
Image caption Lãnh đạo 20 nền kinh tế chủ chốt của thế giới nhóm họp ở thành phố Hàng Châu của Trung Quốc nơi đang đăng cai hội nghị thượng đỉnh G20 năm nay.
Các nhà lãnh đạo thế giới đang nhóm họp tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Trung Quốc, thảo luận các chính sách thúc đẩy kinh tế thế giới.
Các nhà lãnh đạo dự lễ khai mạc hội nghị thượng đỉnh kinh tế hàng năm, lần đầu tiên được tổ chức ở Trung Quốc.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kêu gọi các nhà lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới tránh "nói chuyện trống rỗng" khi họ cùng tìm cách vực dậy tăng trưởng kinh tế.
Cũng là chủ đề thảo luận còn là cuộc khủng hoảng toàn cầu về thép, các cuộc đàm phán Brexit (ra khỏi EU) của Vương quốc Anh và thuế với các công ty đa quốc gia như Apple.
Khai mạc hội nghị thượng đỉnh tại thành phố Hàng Châu của Trung Quốc, Chủ tịch Tập Cận Bình nói kinh tế thế giới đang hồi phục nhưng phải đối mặt với nhiều thách thức về tài chính, thương mại và đầu tư.
"Chống lại các rủi ro và thách thức đối với nền kinh tế thế giới, cộng đồng quốc tế có những kỳ vọng cao đối với nhóm G20 tại thượng đỉnh Hàng Châu," ông nói.
Trước cuộc họp, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cảnh báo định chế này có khả năng sẽ hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu một lần nữa trong năm nay.
IMF đã giảm triển vọng toàn cầu của mình sau khi cuộc bỏ phiếu Brexit diễn ra, cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP của thế giới tới 3,1% cho năm 2016 và 3,4% trong năm 2017.

‘Ý nghĩa của Brexit’

Image copyright Getty
Image caption Thủ tướng Anh Theresa May và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại thượng đỉnh G20 ở Hàng Châu, Trung Quốc.
Đây là hội nghị thượng đỉnh G20 cuối cùng mà Tổng thống Mỹ Barack Obama tham dự và là lần đầu tiên Thủ tướng Anh Theresa May tham gia.
Tại một cuộc họp báo chung, Tổng thống Obama nói rằng sứ mạng đầu tiên của nước Anh sau cuộc trưng cầu về EU là "xác định ‎ Brexit có ý nghĩa thế nào liên quan tới châu Âu".
Ông nói thêm rằng Hoa Kỳ sẽ ưu tiên cho các đàm phán thương mại với EU, mà Hiệp định Đối tác Thương mại và Đầu tư xuyên Đại Tây Dương (TTIP) là một nội dung đã biết, trước các cuộc đàm phán với nước Anh.
Thủ tướng Anh, Theresa May sẽ đưa ra giải thích trước hội nghị thượng đỉnh quyết định của nước Anh rời khỏi EU và các vấn đề kéo theo.
Nhà lãnh đạo của Anh đang bảo vệ quyết định gây ngạc nhiên của bà khi đình hoãn dự án điện hạt nhân Hinkley Point có trị giá 18 tỉ bảng Anh, nói rằng bà sẽ xem xét thêm các luận chứng liên quan.
"Tôi đã rất rõ ràng rằng tôi sẽ làm việc đó và sẽ đưa ra quyết định vào một thời điểm nào đó trong tháng này," bà nói thêm.
Thủ tướng Anh sẽ thảo luận về dự án với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao gia tăng xung quanh quan ngại của lãnh đạo Anh về việc Trung Quốc tham gia trong dự án Hinkley Point.
Image copyright EPA
Image caption Hội nghị thượng đỉnh G20 tại Hàng Châu diễn ra trong hai ngày 4-5/09/2016.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/09/160904_g20_discuss_global_economy

Kinh tế Trung Quốc tiếp tục chững lại

  • 12 tháng 8 2016
Image copyright Other
Dữ liệu kinh tế mới ra từ Trung Quốc cho thấy thêm chỉ dấu rằng nền kinh tế lớn thứ hai thế giới vẫn còn trong tình trạng ảm đạm.
Cả sản lượng công nghiệp và doanh số bán lẻ không đạt được mong đợi trong tháng Bảy.
Số liệu cho thấy khó khăn của nền kinh tế trong nỗ lực dịch chuyển khỏi hoạt động sản xuất và xuất khẩu.
Đầu tuần này, số liệu thương mại mới nhất của Trung Quốc cũng cho thấy có thêm suy giảm.
Một phát ngôn viên của Cơ quan Thống kê Quốc gia cho biết hôm thứ Sáu rằng nền kinh tế của nước này vẫn còn trong giai đoạn điều chỉnh và đối mặt với áp lực bị chững lại.
Doanh số bán lẻ tăng 10,2% trong tháng Bảy so với một năm trước đó – là mức dưới ngưỡng dự báo và giảm từ mức tăng 10,6% trong tháng Sáu.
Sản lượng công nghiệp tăng 6% so với cùng kỳ năm trước và và cũng yếu hơn so với giới phân tích đã dự kiến.
Chi tiêu cơ sở hạ tầng tính theo đầu tư tài sản cố định cũng giảm so với dự báo.
Cơ quan Thống kê Quốc gia nói lũ lụt và thời tiết nóng là một phần của lý do.
Mục đích của Bắc Kinh nhằm tái cân bằng kinh tế theo hướng tiêu dùng trong nước đã dẫn đến những thách thức lớn đối với các ngành chế tạo có qui mô vì phải giảm biên chế, đặc biệt là trong các khu vực của nhà nước tuyển dụng nhiều nhân viên như trong ngành công nghiệp thép.
Vào tuần trước, số liệu cho thấy xuất khẩu của Trung Quốc bị sụt giảm thêm nữa trong tháng bảy, gây lo ngại thêm về triển vọng kinh tế toàn cầu.
Vì Trung Quốc là động lực quan trọng của nền kinh tế trên toàn cầu, dữ liệu này được xem như là bức tranh hiện tại của triển vọng kinh tế toàn cầu.
Xuất khẩu của nước này đã giảm trong 12 trên tổng số 13 tháng qua.
Bất ổn toàn cầu thể hiện từ giá nguyên nhiên liệu cho tới với cuộc khủng hoảng nợ của EU, Anh bỏ phiếu rời EU và các hoạt động kinh tế trên thế giới chững lại.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten