donderdag 13 oktober 2016

Cuộc đời Quốc vương Thái Bhumibol Adulyadej qua ảnh

Cuộc đời Quốc vương Thái Bhumibol Adulyadej qua ảnh

  • 9 giờ trước
Quốc vương Bhumibol Adulyadej của Thái Lan là vị quân vương trị vị lâu nhất thế giới người được cho là có ảnh hưởng giúp ổn định một đất nước đã trải qua không ít các cuộc đảo chính quân sự, 17 bản Hiến pháp và nhiều đời Thủ tướng.

Hoàng tử Thái Lan Bhumibol (trái) nay là Quốc vương Bhumibol Adulyadej cùng với anh trai - Hoàng tử Ananda - cựu Quốc vương Ananada Mahidol, tại sân trường ở Lausanne, Thụy Sĩ, tháng Ba năm 1935Image copyright AP

Quốc vương Bhumibol Adulyadej (trái) lên ngôi ngày 9/06/1946 sau khi anh trai, Quốc vương Ananda Mahidol (phải), chết trong một tai nạn vì súng không rõ lý do tại Cung điện Hoàng gia ở Bangkok. Ảnh chụp năm 1935 tại trường học ở Lausanne, Thụy Sĩ.

Quốc vương Bhumibol Adulyadej và vị hôn thê, Công chúa Sirikit tại Lausanne, Thụy Sĩ vào tháng Chín năm 1949 sau khi công bố đính hônImage copyright AP
Quốc vương Bhumibol Adulyadej sinh ở Cambridge, bang Massachusetts, Hoa kỳ, khi cha ông đang học tại đây, và sau đó ông đi học tại Thụy Sĩ. Ông gặp Hoàng hậu Sirikit khi đang ở châu Âu.

Hoàng gia Thái tại thêm Cung điện Chitralda ở Bangkok năm 1955Image copyright AP
Họ có bốn người con. Ảnh chụp năm 1955 với Hoàng tử Vajiralongkorn và Công chúa Ubol Ratana. Vị thế của chế độ quân chủ đã suy giảm kể từ khi chế độ quân chủ tuyệt đối được xóa bỏ vào năm 1932, và khi Quốc vương Prajadhipok, bác của Quốc vương Bhumibol, thoái vị năm 1935.

Tổng thống Dwight Eisenhower với Quốc vương King Bhumibol và phu nhân năm 1960Image copyright AP
Quốc vương Bhumibol đã xây dựng lại hình ảnh của chế độ quân chủ qua một loạt những chuyến đi tới các tỉnh thành và một loạt các dự án hoàng gia gắn liền với mối quan tâm suốt đời của ông về phát triển nông nghiệp. Quốc vương cũng được thấy hiện diện cùng các nhà lãnh đạo thế giới, như với Tổng thống Dwight Eisenhower của Mỹ trong một chuyến thăm cấp nhà nước tới Washington.

Người dân và cảnh sát đứng dưới trời mưa chào đón Quốc vương Bhumibol của Thái Lan và Nữ hoàng Anh khi họ đi từ Victoria tới Cung điện Buckingham ở đầu chuyến thăm Anh Quốc năm 1960Image copyright PA
Và đây là cùng với Nữ hoàng Elizabeth của Anh tại London năm 1960.

Nữ hoàng Elizabeth II của Anh đi cùng Quốc vương Bhumibol khi Nữ hoàng chuẩn bị lên máy bay ở sân bay Chiang Mai, Thailand, 1972Image copyright AP
Năm 1972 Nữ hoàng Anh đáp lễ bằng chuyến thăm tới Thái Lan trong năm ngày.

Adulyadej Bhumibol, Quốc vương Thái Lan, 1972Image copyright AP
Lần đầu tiên Quốc vương Bhumibol công khai can thiệp vào chính trường đầy biến động của Thái là vào năm 1973, khi những người biểu tình vì dân chủ bị quân đội nổ súng bắn và cho những người biểu tình được phép vào cung điện lánh nạn, một động thái đã dẫn tới sự sụp đổ của chính quyền Thủ tướng khi đó, Tướng Thanom Kittikachorn.

Quốc vương Bhumibol trò chuyện với Tướng Prem Tinsulanonda khi tới thăm họ tới thăm dự án thủy lợi ở miền bắc Thái Lan, 1981Image copyright AP
Năm 1981, Quốc vương Bhumibol đã chống lại một nhóm các sĩ quan quân đội làm đảo chính chống lại Thủ tướng khi đó vốn là một người bạn của Quốc vương, Tướng Prem Tinsulanond (trái). Các đơn vị trung thành với Quốc vương sau đó đã chiếm lại quyền kiểm soát Bangkok.

Quốc vương Bhumibol Adulyadej (phải) chơi cùng con trai, Thái tử Vajiralongkorn, và các nhạc công Thái khácImage copyright AP
Quốc vương Bhumibol có nhiều ham mê như nhiếp ảnh, chơi và sáng tác nhạc cho kèn saxophone, hội họa và viết lách. Trong ảnh có thể thấy Quốc vương (phải) đang chơi với con trai, Thái tử Vajiralongkorn, và các nhạc công Thái khác. Quốc vương cũng chơi với các tay nghệ sĩ nhạc jazz gạo cội như Benny Goodman, Stan Getz, Lionel Hampton và Benny Carter.

Quốc vương Bhumibol Adulyadej chuẩn bị phát biểu tại Lễ kỷ niệm 60 năm trị vì tại Sanam Luang ở Bangkok, 1996Image copyright AP
Khi cuộc khủng hoảng bùng nổ liên quan tới sự lãnh đạo của Thủ tướng Thaksin Shinawatra hồi năm 2006, Quốc vương thường xuyên được đề nghị can thiệp nhưng kiên quyết từ chối và nói can thiệp là việc không thích hợp. Cũng trong năm đó người dân được chứng kiến lễ kỷ niệm 60 năm trị vì.

Người dân Thái thắp nến bên ngoài Grand PalaceImage copyright AP
Một năm sau, ngày 5/12/2007 đất nước Thái Lan kỷ niệm ngày sinh lần thứ 80 của Quốc vương Bhumibol.

Ảnh Quốc vương Thai Bhumibol Adulyadej được chiếu trên màn hình lớnImage copyright

http://www.bbc.com/vietnamese/culture-social-37642705

Cuộc đời Quốc vương Bhumibol của Thái Lan

  • 9 giờ trước
Quốc vương Bhumibol của Thái LanImage copyright PORNCHAI KITTIWONGSAKUL
Image caption Quốc vương Bhumibol của Thái Lan
Quốc vương Bhumibol Adulyadej của Thái Lan là vị vua trị vì lâu nhất thế giới.
Ngài được coi như thế lực có ảnh hưởng, tạo sự ổn định tại đất nước vốn xảy ra nhiều cuộc đảo chính quân sự trong suốt thời gian Ngài ngự trên ngai vàng.
Dù được kính trọng như một vị cha hiền từ đứng trên các phe phái chính trị, nhưng Ngài đã có những lần can thiệp khi căng thẳng chính trị dâng cao.
Và cho dù Ngài ở ngôi vương trong quốc gia quân chủ lập hiến chỉ với những quyền hành hạn chế, đa phần người dân Thái Lan coi Ngài như á thánh.
Đức vua Bhumibol Adulyadej được sinh ra tại Cambridge, Massachusetts, vào ngày 5/12/1927.
Cha của Ngài, Hoàng tử Mahidol Adulyadej, khi đó đang theo học tại trường Harvard.
Sau đó, cả gia đình trở về Thái Lan, nơi thân phụ qua đời khi Ngài mới hai tuổi.
Bhumibol and SirikitImage copyright AP
Image caption Quốc vương đính hôn với bà Sirikit vào năm 1948
Sau cái chết của người cha, mẹ Ngài chuyển tới Thụy Sỹ, nơi hoàng tử bé theo học.
Thời trẻ, Ngài thích theo đuổi các hoạt động văn hóa như nhiếp ảnh, chơi và sáng tác các tác phẩm cho kèn saxophone, vẽ và viết lách.
Địa vị của Hoàng gia Thái Lan trở nên suy yếu kể từ sau viêc bãi bỏ chế độ quân chủ chuyên chế hồi năm 1932, và càng bị tổn hại sau khi Hoàng thúc của Ngài, Quốc vương Prajadhipok thoái vị vào năm 1935.
Việc truyền ngôi được trao cho hoàng huynh của Bhumibol, Ananda, khi đó lên chín tuổi.

'Làm vì'

Năm 1946, Vua Ananda tử nạn trong một vụ nổ súng cho đến nay vẫn là điều chưa thể giải thích tại hoàng cung ở Bangkok.
Bhumibol kế vị ngai vàng, khi đó Ngài 18 tuổi.
Trong những năm đầu, Thái Lan do một vị quan nhiếp chính cai quản, bởi Ngài trở lại Thụy Sỹ theo đuổi việc học.
Trong một chuyến tới Paris, Ngài đã gặp hoàng hậu tương lai, tiểu thư con gái vị đại sứ Thái Lan tại Pháp.
Hai người kết hôn ngày 28/4/1950, chỉ một tuần trước khi vị tân vương đăng quang tại Bangkok.
Bhumibol playing with Benny GoodmanImage copyright AP
Image caption Quốc vương là một nhạc công nhiệt thành. Trong hình là lúc Ngàii đang chơi nhạc với thủ lĩnh ban nhạc Benny Goodman
Trong bảy năm đầu tiên, kể từ khi Ngài lên ngôi, Thái Lan chịu sự điều hành như chế độ độc tài quân sự, và hoàng gia hầu như chỉ giữ vị trí 'làm vì'.
Vào tháng Chín 1957, Tướng Sarit Dhanarajata nắm quyền. Quốc vương ra chiếu chỉ phong cho vị tướng này là 'Sarit, Hộ vệ Đô thành'.
Dưới sự độc tài của Sarit, Bhumibol quyết làm sống lại vị trí vững mạnh của hoàng gia.
Ngài đã có một loạt các chuyến đi tới các tỉnh, và để tên mình được dùng trong một số các hoạt động phát triển, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp.
Về phần mình, Sarit đã lập lại thói quen theo đó mọi người phải khom mình bò bằng tay và đầu gối trước mặt nhà vua, và khôi phục một số các dịp nghi lễ hoàng gia vốn đã bị xếp lại từ nhiều năm.

Lật đổ

Quốc vương Bhumibol đã can thiệp một cách đầy kịch tính vào chính trị Thái hồi năm 1973, khi những người biểu tình đòi dân chủ bị binh lính nã súng vào.
Những người biểu tình được cho vào ẩn náu trong hoàng cung, bước đi đã dẫn tới sự sụp đổ của chính phủ của thủ tướng khi đó, Tướng Thanom Kittikachorn.
Nhưng nhà vua đã bất thành trong việc ngăn chặn vụ đàn áp các sinh viên tả khuynh do các thành viên thuộc lực lượng bán quân sự tiến hành ba năm sau đó, là lúc hoàng gia lo sợ sự lớn mạnh của lực lượng có cảm tình với những người cộng sản sau khi Cuộc chiến Việt Nam kết thúc.
Queen Elizabeth visited Thailand in 1972Image copyright AP
Image caption Nữ hoàng Anh Elizabeth có chuyến thăm cấp nhà nước tới Thái Lan hồi 1972
Đã có thêm những nỗ lực nhằm lật đổ chính quyền. Năm 1981, Đức vua đã dũng cảm đương đầu với một nhóm các sỹ quan quân đội, những người đã tiến hành đảo chính chống lại thủ tướng Prem Tinsulanond.
Những kẻ nổi loạn đã chiếm thành công thủ đô cho tới khi các đơn vị trung thành với nhà vua lấy lại được Bangkok.
Tuy nhiên, việc nhà vua có khuynh hướng ủng hộ chính phủ nắm quyền đã khiến một số người Thái đặt câu hỏi về sự công bằng của Ngài.
Bhumibol lại can thiệp vào năm 1992, khi hàng chục người biểu tình bị bắn sau khi phản đối việc một cựu lãnh đạo đảo chính, Tướng Suchinda Kraprayoon, muốn trở thành thủ tướng.

Ảnh hưởng

Quốc vương đã gọi Suchinda và lãnh đạo thiên dân chủ Chamlong Srimuang tới trước mặt Ngài, cả hai cùng quỳ gối theo đúng nghi thức diện kiến nhà vua.
Suchinda từ chức, và kỳ bầu cử sau đó đã được tổ chức, với kết quả là sự trở lại của một chính phủ dân sự dân chủ.
Trong cuộc khủng hoảng về vai trò lãnh đạo của Thủ tướng Thaksin Shinawatra hồi năm 2006, Quốc vương đã thường xuyên được đề nghị can thiệp, nhưng Ngài nói điều đó là không thích hợp.
Bhumibol cutting riceImage copyright AFP
Image caption Quốc vương ủng hộ mạnh mẽ ngành nông nghiệp của Thái Lan
Tuy nhiên, Ngài vẫn được coi là đã có ảnh hưởng to lớn trong kỳ bầu cử được tổ chức tháng Tư năm đó, với phần thắng thuộc về ông Thaksin. Kết quả bầu cử sau đó đã bị tòa tuyên là vô hiệu.
Ông Thaksin cuối cùng đã bị hạ bệ trong một cuộc đảo chính không đổ máu, trong sự kiện phe quân sự cam kết trung thành với Quốc vương.
Trong những năm sau đó, tên tuổi và hình ảnh của nhà vua đã được các phe phái, cả ủng hộ lẫn chống đối ông Thaksin, viện đến trong cuộc tranh giành quyền lực.
Cả nước đã có những buổi lễ ăn mừng sinh nhật xa hoa trong lần thứ 80 của Quốc vương Bhumibol vào năm 2008, cho thấy vị trí đặc biệt của Ngài trong xã hội Thái Lan.

Tôn kính

Tướng Prayuth Chan-ocha nắm quyền sau cuộc đảo chính hồi tháng Năm 2014, và được quốc hội do quân đội bổ nhiệm chỉ định vào vị trí thủ tướng vài tháng sau đó.
Ông cam kết cải tổ chính trị sâu rộng nhằm ngăn chặn tình trạng bất ổn trở lại như trong những năm gần đó.
Nhưng những người chỉ trích tỏ ý ngờ vực rằng mối ưu tiên thực sự của ông thực ra là nhằm phá hủy đảng của cựu thủ tướng Thaksin, và nhằm đảm bảo là sự kế vị ngai vàng diễn ra suôn sẻ.
The Thai royal family in 1999Image copyright Getty Images
Image caption Vị trí của hoàng gia Thái Lan đã trở nên vững mạnh hơn trong thời gian Ngài trị vì
Lòng tôn kính của dân chúng đối với Quốc vương Bhumibol là điều có thật, nhưng đó cũng là kết quả của sự nuôi dưỡng, phát triển cẩn trọng của bộ máy tuyên truyền khổng lồ chuyên lo về quan hệ công chúng của hoàng gia.
Thái Lan có bộ luật 'khi quân' hà khắc, theo đó bất kỳ chỉ trích nào nhắm vào hoàng gia đều bị trừng trị nặng nề, và hạn chế việc truyền thông cả trong nước lẫn nước ngoài đưa tin đầy đủ về nhà vua.
Trong thời gian trị vì dài lâu của mình, Quốc vương Bhumibol Adulyadej đã phải đối diện với một đất nước liên tục bị chao đảo bởi những biến động chính trị.
Có thể nói với những gì Ngài từng thể hiện trong kỹ năng ngoại giao và trong việc gần gũi thần dân, lúc băng hà, Quốc vương đã để lại cho hoàng gia một vị thế vững mạnh hơn nhiều so với thời điểm Ngài lên ngôi.

http://www.bbc.com/vietnamese/world-37623937

Geen opmerkingen:

Een reactie posten