Mỹ đưa một hải đội tới tập trận Biển Đông
Bản tin của Bộ Tư Lệnh Lực Lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương (PACOM) loan báo như vậy và nói rằng cuộc tập trận diễn ra trong vùng biển quốc tế trên Biển Đông nhưng không cho biết rõ rệt ở đâu. Tuy nhiên, bản thông cáo báo chí của PACOM cho biết cuộc tập trận bao gồm cả bắn đạn thật cũng như vận chuyển đơn vị tác chiến tấn công từ trên không bằng trực thăng.
Ngoài nhóm tàu tiếp liệu và vận chuyển lực lượng đổ bộ do chiến hạm USS Bonhomme Richard dẫn đầu, còn có sự tham dự của các khu trục hạm trang bị hỏa tiễn tấn công như USS Curtis Wilbur.
Theo nguồn tin này, trong tương lai các cuộc tập trận của những đội đặc nhiệm hải quân Hoa Kỳ sẽ có sự tham dự của các phi đội chiến đấu cơ tối tân nhất (F-35B Lightning II) có thể đáp xuống hay bay lên thẳng đứng như trực thăng mà không cần phải đà phóng như các loại máy bay khác trên các hàng không mẫu hạm.
Từ đầu năm đến nay, Mỹ chỉ cho một số chiến hạm đi biểu diễn “tự do hải hành” trên Biển Đông mà một đôi lần đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của một số đảo hoặc đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng ở quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, bắn tiếng cho biết không công nhận cái đường tuyên bố chủ quyền “Lưỡi Bò” của Trung Quốc. Đây là lần đầu tiên người ta thấy Hoa Kỳ tổ chức tập trận hải quân trên Biển Đông ngoài những lần tập trận hỗn hợp với lực lượng Philippines.
Trung Quốc đã nhiều lần tổ chức tập trận quy mô bắn đạn thật trên Biển Đông, diệu võ dương oai đe dọa các nước nhỏ phía nam tranh chấp chủ quyền biển đảo.
Giữa tháng 9, Trung Quốc và Nga tập trận hải quân hỗn hợp quy mô. Lúc đầu loan báo diễn ra trên Biển Đông nhưng sau đó thấy tập trận ở trên vùng biển Quảng Đông gần căn cứ Hải Quân Trạm Giang.
Nga quay lại Cam Ranh?
Trong khi đó, theo bản tin hãng Reuters thuật lại tin tức từ giới truyền thông Nga dẫn lời Thứ Trưởng Quốc Phòng Nikolai Pankov, nhà cầm quyền Moscow đang cân nhắc tái lập lại căn cứ quân sự tại cảng Cam Ranh và cả tại Cuba từng được họ sử dụng hồi còn chiến tranh lạnh giữa khối tự do và khối Cộng Sản.
Nga từng thuê căn cứ Cam Ranh của chế độ Hà Nội 25 năm nhưng trả lại từ năm 2002 vì bị đòi tiền thuê rất cao trong khi lúc đó Nga èo uột tài chính và cũng không có nhu cầu bành trướng ảnh hưởng quân sự chính trị như bây giờ.
Hiện nay Nga đã phục hồi rất nhiều về mặt kinh tế và quân sự nên đã “nghĩ lại” về những căn cứ cũ tại Việt Nam và Cuba. Tin tức truyền thông Nga cho hay như vậy nhưng không đưa thêm chi tiết nào.
Chế độ Hà Nội từng nhiều lần tuyên bố chính sách đối ngoại “không liên minh với nước này chống lại nước khác,” “không cho nước nào đặt căn cứ quân sự” để làm bàn đạp chống lại nước khác. Chỉ cho tàu các nước sử dụng cảng quốc tế tại căn cứ Cam Ranh để tiếp liệu hay sửa chữa.
Nếu Hà Nội cho Nga thuê lại hay sử dụng lại căn cứ quân sự họ từng đóng tại đó, Hà Nội như vậy đã tự xóa bỏ những lời tuyên bố trước đây từng được viết cả trong “sách trắng quốc phòng.” (TN)
http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/dua-mot-hai-doi-toi-tap-tran-bien-dong/
Chiến hạm Mỹ tập trận « diệt tàu ngầm và phòng không » tại Biển Đông
Chiến hạm Mỹ USS Bonhomme Richard (LHD-6) trên đường tới thăm cảng Hồng Kông, ngày 29/10/2012REUTERS/Tyrone Siu
Trong hai ngày 03 và 04/10 vừa qua, một đơn vị hải quân tác chiến Mỹ, gồm ba chiến hạm tối tân, đã tập trận bằng đạn thật tại Biển Đông. Mục tiêu là để chuẩn bị đưa vào khu vực một hạm đội đa năng « phòng không, diệt hạm, săn tàu ngầm ».
Theo tin từ bộ tư lệnh lực lượng Hoa Kỳ tại Thái Bình Dương, cuộc tập trận huy động khu trục hạm thuộc nhóm « xung kích viễn chinh ESG » USS Bonhomme Richard và hai chiến hạm trang bị tên lửa đẫn đường USS Spruance và USS Decatur thuộc « Lực lượng Hành động trên mặt biển SAG » của Hạm đội Thái Bình dương. Cuộc tập trận bằng đạn thật theo kịch bản chống chiến thuật tấn công từ dưới mặt biển và từ trên không của đối phương.
Theo giải thích của đô đốc Scott H.Smith, tư lệnh hạm đội 7, cuộc tập trận này « mở đường » cho kế hoạch bố trí một lực lượng hải chiến đa năng « diệt hạm, săn tàu ngầm và phòng không » đối phó với chiến thuật « ba mủi giáp công ».
Lực lượng đa năng sẽ được trang bị chiến đấu cơ F-35 lên thẳng có thể cất cánh, hạ cánh trên khu trục hạm. Bộ chỉ huy Lực lượng Thái Bình dương sẽ có trong tay vũ khí đa hiệu, uyển chuyển đương đầu với mọi tình huống.
Ngoài các chiến hạm, đơn vị « xung kích viễn chinh » còn có một số tàu đổ bộ « lội nước » và vận tải.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161007-chien-ham-my-tap-tran-%C2%AB-diet-tau-ngam-va-phong-khong-%C2%BB-tai-bien-dong
Theo giải thích của đô đốc Scott H.Smith, tư lệnh hạm đội 7, cuộc tập trận này « mở đường » cho kế hoạch bố trí một lực lượng hải chiến đa năng « diệt hạm, săn tàu ngầm và phòng không » đối phó với chiến thuật « ba mủi giáp công ».
Lực lượng đa năng sẽ được trang bị chiến đấu cơ F-35 lên thẳng có thể cất cánh, hạ cánh trên khu trục hạm. Bộ chỉ huy Lực lượng Thái Bình dương sẽ có trong tay vũ khí đa hiệu, uyển chuyển đương đầu với mọi tình huống.
Ngoài các chiến hạm, đơn vị « xung kích viễn chinh » còn có một số tàu đổ bộ « lội nước » và vận tải.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20161007-chien-ham-my-tap-tran-%C2%AB-diet-tau-ngam-va-phong-khong-%C2%BB-tai-bien-dong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten