dinsdag 2 oktober 2018

Cộng đồng 60 ngàn người Việt ở Ba Lan có nhiều thiện cảm trong mắt người bản xứ + Ba Lan và bài học cải tổ chính trị hậu cộng sản + Vì sao người Việt vẫn... thích sang Ba Lan?

Người Việt ở Ba Lan trong mắt người bản xứ

  • 13 tháng 9 2018
Warsaw
Image caption Tường thành, nhà thờ và tháp chuông Thành Cổ Warsaw nhìn từ bờ sông Vistula
Với chừng 60 nghìn* người định cư tại Ba Lan, cộng đồng người Việt tại đây không lớn nhưng được dân bản xứ chú ý và có nhiều thiện cảm, theo giới nghiên cứu Ba Lan.
Trong luận án tiến sĩ viết năm 2002, bà Aleksandra Grzymala-Kazlowska ghi nhận:
"Dân nhập cư Việt Nam được người Ba Lan thừa nhận một cách bất ngờ, điều này khá ngạc nhiên, khi chúng ta xét đến sự ít quen thuộc với, và tính cách rất khác của dân tộc này [với người Ba Lan], cũng như khủng hoảng kinh tế, và thái độ thù ghét đối với người nhập cư nói chung."
Ba Lan và bài học cải tổ chính trị hậu cộng sản
Ba Lan: Tại sao người Việt lại phải 'rút dần đi'?
Bàn tròn: Chuyện cộng đồng và VN - cái nhìn từ Ba Lan
Bà Aleksandra Grzymala-Kazlowska kết luận rằng một trong những lý do cho sự đón nhận này là vì người Ba Lan đánh gía cao đóng góp của cộng đồng Việt cho kinh tế của nước họ vào thời điểm đang rất khó khăn ấy.
Giờ đây, 16 năm sau, người Ba Lan không chỉ thừa nhận đóng góp kinh tế của cộng đồng người Việt, mà còn chú ý đến sinh hoạt xã hội của họ, điển hình là nghiên cứu của Tiến sĩ xã hội học Grazyna Szymanska, thuộc Đại học Tổng hợp Warsaw.
Bên lề một Hội thảo mùa Hè này ở thủ đô Ba Lan vào trung tuần tháng Bảy, BBC Tiếng Việt có dịp chuyện trò với Tiến sĩ Grazyna Szymanska hôm 13 tháng Bảy, 2018, về công trình trình nghiên cứu của bà.
Thủ đô Warsaw
Image caption Thủ đô Warsaw: có những người Việt Nam từ nước khác sang Ba Lan để làm giấy tờ cư trú có giá trị trong khối Schengen
BBC:Bà có thể chia sẻ vài nét khái quát về công trình nghiên cứu về của sinh hoạt của cộng đồng người Việt tại Ba Lan mà bà đang thực hiện?
TS Szymanska: Hơn 10 năm qua, tôi đã và đang xây dựng công trình nghiên cứu về cộng đồng người Việt tại Ba Lan. Hiện nay tôi đang làm việc cho một dự án tập trung về vấn đề hoạt động xã hội của Cộng đồng người Việt hải ngoại. Trong nhiều năm làm việc với người Việt, tôi để ý thấy cộng đồng người Việt tại Ba Lan có rất nhiều nhà đấu tranh hoạt động ở nhiều lĩnh vực. Tôi thấy các thành viên của Cộng đồng người Việt hải ngoại luôn sẵn sàng tham gia vào các cuộc thảo luận hay tranh cãi về chính trị. Về các hoạt động từ thiện hướng về Việt Nam, họ cũng rất chủ động.
TS Grazyna Szymanska: Người Việt và người Ba Lan có nhiều điểm tương đồng, chẳng hạn cùng hướng về gia đìnhBản quyền hình ảnh Grazyna Szymanska
Image caption TS Grazyna Szymanska: Người Việt và người Ba Lan có nhiều điểm tương đồng, chẳng hạn 'cùng hướng về gia đình'
BBC: Động lực nào khiến bà theo đuổi đề tài này?
TS Szymanska: Tôi sinh hoạt với và nghiên cứu cộng đồng người Việt ở đây lâu rồi. Ở những nghiên cứu trước, tôi nghiên cứu về nhiều khía cạnh khác. Trước đó phần lớn là về mô hình di cư của người Việt sang Ba Lan. Tôi để ý thấy lý do nhiều người Việt sang Ba Lan định cư bắt nguồn từ lịch sử mối quan hệ sâu sắc giữa Ba Lan và Việt Nam, đó là kết quả của việc cả hai đất nước cùng theo chung một chủ nghĩa xã hội trước khi cộng sản Liên Xô sụp đổ. Và đó là căn nguyên tại sao việc nghiên cứu cộng đồng Việt được hình thành.
Tôi cũng nhận thấy vì có một lịch sử chung nên người Ba Lan chúng tôi và người Việt Nam có nhiều đặc tính chung, và các hoạt động của người Việt ở Ba Lan cũng giống hoạt động người bản xứ ở một số khía cạnh vì cả hai cùng đi lên từ một môi trường xã hội chủ nghĩa.
Tôi thấy tương đồng giữa hoạt động xã hội của người Ba Lan và người Việt Nam ở cả lĩnh vực chính trị và phi chính trị cũng rất thú vị. Và mối liên hệ giữa Cộng đồng người Việt ở đây với cộng đồng người Việt hải ngoại toàn cầu cũng là chủ đề đáng để tìm hiểu.
BBC:Bà đã bao giờ công bố kết quả nghiên cứu nào liên quan đến người Việt ở Ba Lan chưa?
TS Szymanska: Có. Tuy nhiên đề tài này, tuy không phải ở giai đoạn đầu, nhưng vẫn còn đang được thực hiện. Tôi đã từng công bố kết quả hai công trình nghiên cứu về các tổ chức của người Việt tại Ba Lan, về những nhận định của mình về gía trị và đóng góp của họ. Tôi nghĩ đó là những tài liệu ban đầu có ích.
BBC:Thườngthì giới nào đặc biệt quan tâm đến kết quả của nghiên cứu đề tài hoạt động xã hội của Cộng đồng người Việt hải ngoại, thưa bà?
TS Szymanska: Tôi giữ liên lạc với những học giả và chuyên gia trên toàn thế giới. Trong đó, những học giả ở Mỹ cũng nghiên cứu về hoạt động của giới đấu tranh người Việt ở hải ngoại, và những sự khác biệt giữa cộng đồng người Việt hải ngoại trên nhiều đất nước khác nhau. Những học giả người Đức, ở Đức cũng nghiên cứu về mối liên hệ giữa người Đức trước đây ở Đông Đức và người Việt. Bằng cách này hay cách khác, những nghiên cứu của chúng tôi có liên quan đến nhau.
Tôi cũng tin rằng kết quả nghiên cứu về các nhà hoạt động người Việt tại Ba Lan có thể sẽ thu hút sự chú ý của phần đông công chúng. Vì người Ba Lan chúng tôi hay nhiều người ở Đông Âu cảm thấy thú vị khi tìm được những điểm tương đồng cũng như khác biệt giữa những vùng và đất nước của chúng ta, trong bối cảnh cùng chung một di sản lịch sử.
Một trung tâm buôn bán tại Warsaw do một tổ hợp người Việt làm chủBản quyền hình ảnh BBC Vietnamese
Image caption Một trung tâm buôn bán tại Warsaw do một tổ hợp người Việt làm chủ
Người Việt buôn bán trong những trung tâm thương mại ở WarsawBản quyền hình ảnh BBC Vietnamese
Image caption Người Việt buôn bán trong những trung tâm thương mại ở Warsaw
Một cửa hàng của người Việt trong khu buôn bán tại WarsawBản quyền hình ảnh BBC Vietnamese
Image caption Một cửa hàng của người Việt trong khu buôn bán Warsaw
Thức ăn Việt được nhiều người bản xứ ưa thíchBản quyền hình ảnh BBC Vietnamese
Image caption Thức ăn Việt cũng được nhiều người Ba Lan ưa thích
BBC:Bà có thể nêu ra những điểm tương đồng và khác biệt giữa cộng đồng người Việt và người Ba Lan trong sinh hoạtđấu tranh không?
TS Szymanska: Để nói về vấn đề này, chúng ta phải nói về sự trùng hợp ngẫu nhiên là hai đất nước có chung di sản lịch sử, cùng thuộc nhóm những nước Cộng sản. Nhưng tất nhiên là tình hình của hai nước khác nhau. Ở Ba Lan, chế độ xã hội chủ nghĩa và Cộng sản được đưa vào Ba Lan hoàn toàn từ bên ngoài. Còn ở Việt Nam, vấn đề phức tạp ở chỗ xã hội chủ nghĩa lại được thiết lập liên quan đến việc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
Tuy nhiên, có một vài sự tương quan rất thú vị. Chẳng hạn như trong trường hợp Ba Lan, Liên Xô - hay hiện giờ là Nga - luôn luôn đóng vai trò người anh lớn, mà Ba Lan có một quan hệ phức tạp với. Còn đối với Việt Nam, tôi nhận định rằng Trung Quốc luôn là một hàng xóm mạnh mẽ, quyền lực, và luôn đóng một vai trò gây tranh cãi trong mối quan hệ với Việt Nam.
Giám mục Ba Lan: 'hãy để yên người quá cố'
Tết Mậu Thân: sỹ quan Ba Lan gặp ai ở Sài Gòn?
Ba Lan bắt người làm 17 hộ chiếu Việt Nam giả
Cực hữu biểu tình ở Ba Lan và Hungary
Dõi theo những hoạt động của Cộng đồng người Việt ở Ba Lan và cộng đồng người Việt hải ngoại tôi thấy nhiều điều đáng chú ý. Ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc tới Việt Nam, uy quyền Trung Quốc thể hiện với Việt Nam, và những động thái của chính phủ Việt Nam đáp trả Trung Quốc luôn luôn là đề tài nóng hổi nhất, tôi có thể nói như vậy. Đối với Ba Lan vào những năm 1980 cũng vậy, Liên Xô tất nhiên là có ảnh hưởng đến hệ thống chính trị Ba Lan, vì thế đề tài này cũng là tâm điểm bàn tán.
Đó là những điểm tương đồng ở thời điểm hiện tại. Tuy nhiên chúng ta cũng cần phải lưu ý rằng chúng ta đang sống trong kỷ nguyên khác - kỷ nguyên số hoá. Vì vậy, các hình thức hoạt động cũng khá mới mẻ, chẳng hạn qua mạng xã hội. Facebook hiện đóng vai trò quan trọng trong số các hình thức hoạt động.
BBC:Bà đã thực hiện nghiên cứu này như thế nào? Bà có học tiếng Việt, hay kết bạn với người Việt không?
TS Szymanska: Có chứ. Chuyến đi với mục đích nghiên cứu đầu tiên của tôi xảy ra mười năm trước. Tôi sống ở Hà Nội trong vòng một năm, và đã học tiếng Việt. Lúc đó, tôi nghiên cứu về sự thay đổi xã hội ở Việt Nam. Sau đó, tôi trở lại Ba Lan và giữ liên lạc với hội người Việt tại đây.
Ở những bước nghiên cứu tiếp theo, tôi dựa vào công trình nghiên cứu nhân chủng học và phương pháp nghiên cứu định tính, như thực hiện các cuộc phỏng vấn, đối thoại, quan sát hay tham dự vào những sự kiện của cộng đồng. Những hoạt động trên mạng Internet cũng là những mảng tôi nghiên cứu.
BBC:Trong lúc thực hiện nghiên cứu, có khám phá gì khiến bà thấy bất ngờ và không tiên đoán trước hay không?
TS Szymanska: Có đấy! Việc thanh niên Việt Nam dùng công nghệ số hiện đại làm cho tôi vô cùng bất ngờ. Mười năm trước, tôi đặt chân đến Việt Nam. Cùng lúc đó ở Ba Lan, việc truy cập Internet không nhiều. Còn ở Việt Nam, mặc dù kinh tế chưa phát triển, mà Internet vẫn có mặt khắp nơi. Và đó là yếu tố dẫn đường cho việc sử dụng mạng lưới Internet của các nhà hoạt động xã hội.
Hiện nay, chúng tôi ghi nhận hơn 50 triệu người dùng Facebook ở Việt Nam - một con số ấn tượng. Khi quan sát các hoạt động của Cộng đồng người Việt ở Ba Lan và trên toàn thế giới, tôi thấy các hội nhóm kín hay trang cá nhân của những nhà hoạt động chính trị trên Facebook được xem là "trung tâm" của sinh hoạt. Điều này hoàn toàn khác với Ba Lan và Đông Âu khi các nhà hoạt động nơi đây không chọn Facebook làm nơi hoạt động. Điều đó thực sự thú vị.
BBC: Bà có nói tiếng Việt và ăn được thức ăn Việt Nam không?
TS Szymanska: Tôi chưa nói được tiếng Việt chuẩn. Và vì vậy, nói bằng tiếng Anh thì tốt hơn nhưng mà tôi nghĩ rằng, biết tiếng Việt rất quan trọng để được tìm hiểu về văn hoá Việt Nam. Tôi có ăn thức ăn Việt Nam chứ. Tôi ăn chay, không ăn thịt. Vì vậy đậu phụ là món ăn tôi thích nhất. Tôi thích món đậu hũ sốt cà chua của người Việt.
'Tôi không nhập hàng Trung Quốc vào Ba Lan'
Người Việt và những án kinh tế lớn ở Ba Lan
Ba Lan: Nhiều người Việt đến làm giấy tờ EU
Tự do báo chí ở Ba Lan tụt hạng
BBC:Bà nghĩ thế nào về cộng đồng người Việt so với các cộng đồng dân tộc khác tại Ba Lan, nhất là về phương diện hội nhập?
TS Szymanska: Ba Lan là một đất nước khá thuần chủng và không được đa dạng lắm về các giống dân. Cộng đồng người Việt có mấy chục ngàn người, cũng không phải là một cộng đồng lớn. Tuy nhiên, cũng là một trong số cộng đồng thiểu số đến từ bên ngoài châu Âu thuộc hàng đông đảo nhất ở Ba Lan. Một số cộng đồng lớn khác như Ukraine hay Belarus đều có xuất phát điểm là những nước từng theo hệ thống xã hội chủ nghĩa. Cộng đồng Việt Nam tuy nhỏ bé nhưng là một cộng đồng không mờ nhạt chút nào. Đặc biệt là họ sống tập trung ở Warsaw và những vùng phụ cận, nên hợp được thành một khối rất rõ nét.
Về hội nhập, với thế hệ đầu tiên, chúng ta thường thấy là họ giữ sinh hoạt riêng biệt, cách sống riêng biệt. Họ có những quầy hàng nhỏ, trong những khu chợ lớn, buôn bán những món hàng nhập từ những nước Á Châu, và kinh doanh ngành ẩm thực, nhà hàng...
Người Việt đã có mặt ở Ba Lan từ thập niên 1950 về sau này và nay đã đến thế hệ hai, ba. Thế hệ thứ ba bây giờ cũng đã trưởng thành, họ hội nhập tốt và thích nghi rất nhanh với xã hội Ba Lan. Họ cũng có trình độ giáo dục tốt hơn hẳn so với người dân trung bình trong xã hội Ba Lan và tìm được việc làm trong nhiều lĩnh vực.
Có nhiều sinh viên Việt Nam đến Ba Lan vào những năm 60, 70 cưới vợ hay chồng Ba Lan, vì họ có dự định ở lại đây. Giờ thì tôi thấy có những đám cưới giữa những người trẻ liên dân tộc. Điều đó cũng khá bình thường đối với sinh viên của tôi. Một vài trong số họ là con cái của những gia đình đa chủng tộc, trong đó bố hoặc mẹ là người Việt.
Đi tìm thức ăn Việt trong một ngày mưa ở WarsawBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Người Việt tham dự Hội thảo đi tìm hương vị quê nhà ở Warsaw
Tô bún ốc giữa lòng WarsawBản quyền hình ảnh BBC Vietnamese
Image caption Tô bún ốc Việt ở Thủ Đô Ba Lan
Bún chả Đồng Xuân ở Ba LanBản quyền hình ảnh BBC Vietnamese
Image caption Bún chả Đồng Xuân ở Ba Lan cũng có
BBC:Theo bà, liệu sự khác biệt văn hóa có tạo ra sự khó khăn trong việc hoà nhập xã hội của cộng đồng Việt hay không?
TS Szymanska: Đây là một câu hỏi hay. Một mặt, người Ba Lan coi cộng đồng người Việt là 'di dân gương mẫu', nói theo cách nói của người Mỹ. Người Việt được đánh giá là rất chăm chỉ, quan tâm đến giáo dục và có tham vọng. Nói chung người Ba Lan không thấy phiền phức gì với sự có mặt của cộng đồng người Việt ở đây.
Mặt khác, người Việt bị "gắn mác" không hoà nhập tốt lắm, có nghĩa là hơi tách biệt khỏi xã hội dòng chính. Tuy nhiên, trước những vấn đề di dân tại châu Âu gần đây, đối với xã hội Ba Lan thì người Việt được xem là một ví dụ tốt của người nhập cư chăm chỉ và đôn đốc chuyện giáo dục con cái. Vì vậy cái nhìn của người Ba Lan về cộng đồng người VIệt ở đây nói chung rất tốt.
Sự khác biệt văn hoá, đặc biệt là vấn đề giao tiếp, dẫn đến việc người Ba Lan nghĩ người Việt không được cởi mở cho lắm. Nhưng nhìn rộng ra thì tôi nghĩ chúng ta có nhiều điểm tương đồng. Chẳng hạn như sự ưu tiên dành cho giá trị gia đình. Việc hướng về gia đình cũng là đặc trưng của xã hội Ba Lan. Điều này lại rất khác biệt với các nước Tây Âu. Chúng tôi và người Việt đều rất coi trọng giá trị gia đình trong việc kết nối các thế hệ.
BBC: Cộng đồng người Việt có thể làm gì để mối quan hệ cũng như cái nhìn của người bản xứ về cộng đồng tốt hơn nữa, theo bà?
TS Szymanska: Tôi nghĩ rằng hiện nay cộng đồng người Việt có rất nhiều chuyển biến tích cực. Có rất nhiều sự kiện - đặc biệt là liên quan đến văn hoá - được tổ chức. Mới tuần trước có chuỗi sự kiện được Quỹ hỗ trợ người Việt hội nhập tại Ba Lan liên kết với thành phố Warsaw tổ chức. Đây là tín hiệu đáng mừng.
Tôi nghĩ người Việt nên đặc biệt chú ý đến yếu tố địa phương. Ví dụ như tích cực tham gia các sự kiện của địa phương. Việc tham gia hòa mình như vậy sẽ giúp cải thiện nhận thức của người Ba Lan về người Việt. Họ sẽ không nghĩ rằng người Việt khép kín, tự tách mình ra khỏi xã hội Ba Lan nữa.
BBC: Bà nhận xét thế nào về ngày đầu của Hội thảoMùa hè (do nhóm Viet-Studies tổ chức) diễn ra ở đây năm nay ?
TS Szymanska: Tôi rất vui khi năm nay được tham dự Hội thảo Mùa Hè được tổ chức tại thành phố Warsaw? Warsaw là nơi đặc biệt với những thành viên của cộng đồng người Việt hải ngoại. Và họ hy vọng tất cả các khách mời tham dự sự kiện sẽ không chỉ tận hưởng không gian hội thảo, mà còn yêu thích thành phố Warsaw này, một thành phố rất đa dạng và có nhiều thứ để khám phá.
Tôi ấn tượng nhất là việc Cộng đồng người Việt hải ngoại ở đây đã tích cực hướng về và hành động nhiều hơn cho những diễn biến đang xảy ra ở Việt Nam. Điều này phản chiếu chính hình ảnh của Ba Lan. Trong những năm 70, 80 thì cộng đồng người Ba Lan hải ngoại cũng đóng góp đáng kể cho sự phát triển về những ý tưởng đổi mới tại Ba Lan. Vì thế tôi thấy có nhiều nét giống nhau. Chẳng hạn như quan tâm đến Trung Quốc là điều chung luôn được mang ra mổ xẻ.
* Hiện không có một con số chính xác về số người Việt định cư tại Ba Lan, các ước lượng nằm trong khoảng từ 35 ngàn đến 70 ngàn người.
---
Cuộc phỏng vấn với bà Grazyna Szymanska nằm trong loạt bài Global Vietnamese - Người Việt Nam Toàn Cầu của BBC Tiếng Việt.
Độc giả muốn chia xẻ những nét đặc thù của cộng đồng mình, xin liên lạc với BBC, email: vietnamese@bbc.co.uk hay với tác giả, email: tina.thanhha.vu@bbc.co.uk

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/45482296

Ba Lan và bài học cải tổ chính trị hậu cộng sản

  • 10 tháng 8 2018
Ba LanBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ba Lan đã trải qua gần ba thập niên chuyển đổi hậu thể chế cộng sản, với người dân ngày càng có nhiều quyền lên tiếng hơn
Ba Lan, quốc gia đã trải qua quá trình chuyển đổi và cải tổ hậu thể chế cộng sản và thể chế xã hội chủ nghĩa trong gần ba thập niên qua, đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng từ kinh tế đến chính trị và trong nâng cao vị thế quốc tế, theo một nhà xã hội học từ Đại học Warsaw.
Mặc dù có một số cấp độ chưa hài lòng với việc thụ hưởng, phân phối các thành tích của phát triển và tiến bộ, mà một biểu hiện dẫn đến hậu quả của chính quyền dân túy đang cầm quyền hiện nay, vẫn có thể có những bài học mà Việt Nam có thể học hỏi từ cách chuyển đổi, cải tổ của Ba Lan, Tiến sỹ Grazyna Szymanska-Matusiewicz nói với BBC Tiếng Việt bên lề một Hội thảo tư mùa hè này ở Warsaw.
Tôi từng ghét ‘bọn phản động Ba Lan’
Nói gì về CNXH đặc sắc của Trung Quốc?
Hậu Cộng sản - cuộc chuyển đổi 'chưa có điểm kết'
Việt Nam đang có những chuyển đổi có thể quan sát thấy, đặc biệt với các chuyển động của xã hội dân sự và Việt Nam có những tiềm năng lớn dẫn đến những thay đổi trong tương lai, vẫn theo nhà nghiên cứu này.
Trước hết, Tiến sỹ Grazyna Szymanska-Matusiewicz đưa ra cái nhìn tổng quan về ba thập niên chuyển đổi thể chế chính trị, kinh tế và xã hội ở Ba Lan, bà nói:
"Đã là khá lâu kể từ khi Ba Lan chuyển đổi từ một xã hội XHCN sang một xã hội hậu XHCN.
"Thời gian đã là gần 30 năm và trong giai đoạn này, đất nước và xã hội Ba Lan đã trải qua rất nhiều thay đổi trong nhiều khía cạnh bắt đầu từ kinh tế. Tất nhiên, với việc đưa kinh tế thị trường tự do vào và việc tham gia vào kinh tế toàn cầu, cho tới những thay đổi chính trị khi chúng tôi chuyển đổi sang nền dân chủ tự do.
"Tất nhiên, có thể nói tới các thay đổi diễn ra theo địa chính trị với sự gia nhập vào các cấu trúc của Liên minh Châu Âu, gia nhập vào khối Hiệp ước Liên minh Bắc Đại Tây Dương (NATO), mà đều là những thay đổi quan trọng đối với vị trí quốc tế của chúng tôi, đây là những chủ đề rất lớn."

Điểm tốt và chưa tốt?

Ba LanBản quyền hình ảnh Getty Images
Image caption Ba Lan hiện là một quốc gia thành viên có mức độ tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội khá tốt trong EU
Trước câu hỏi đâu có thể là điểm tốt và chưa tốt trong sự chuyển đổi này ở Ba Lan mà ngày nay có thể thấy được một cách rõ ràng nhất, nhà nghiên cứu xã hội học đáp:
Ba Lan: 'Băng đảng Việt chuyển hàng triệu euro'
Vì sao người Việt Nam vẫn sang Ba Lan?
"Nói chung, điều kiện của xã hội Ba Lan đã thay đổi mạnh qua các năm tháng đó.
"Bắt đầu từ những tiến bộ kinh tế, cho đến đạt được những thành tựu về nhân quyền và duy trì, đảm bảo được một số tiêu chuẩn của dân chủ.
"Tuy nhiên một số cấp độ chưa thỏa mãn vẫn tồn tại trong xã hội Ba Lan.
"Ví dụ trong một vài năm trở lại, điều này đã có hệ quả qua sự hình thành của một chính phủ mà vì lý do này khác có thái độ dân túy.
"Nhưng đó là một vấn đề chung với nhiều quốc gia khác ở Tây Âu, cũng như ở Mỹ.
"Tôi muốn nói lý do chính là sự bất mãn về bất bình đẳng ngày một gia tăng.
"Và sự thiếu vắng của một số kết quả của các tiến bộ mà một số tầng lớp trong xã hội có thể cảm thấy họ bị tụt hậu, bỏ lại trong quá trình chuyển đổi này từ một nhà nước xã hội chủ nghĩa sang một nhà nước dân chủ với nền kinh tế thị trường."
Bài học nào có thể rút ra?
Tiến sỹ Grazyna SzymanskaBản quyền hình ảnh BBC News Tiếng Việt
Image caption Tiến sỹ Grazyna Szymanska-Matusiewicz từ Viện Xã hội học, Đại học Warsaw (trái) cho rằng Việt Nam đang có những nhân tố tiềm năng có thể đưa tới thay đổi ở tương lai.
Hoàng Hưng: 'XH dân sự lớn mạnh nhờ mạng'
Ai đang muốn đưa Chủ nghĩa Toàn trị trở lại?
Chuyên đề về Ba Lan
Trả lời câu hỏi có thể nhìn nhận thế nào về Việt Nam ngày nay và Việt Nam có thể học được bài học gì từ sự chuyển đổi, cải cách của Ba Lan để cải thiện quá trình chuyển dịch kinh tế, xã hội nếu nước này mong muốn, nhà xã hội học Grazyna Szymanska-Matusiewicz nói:
"Tất nhiên tình hình của Việt Nam đương đại khác biệt rất nhiều khi so sánh với tình hình xảy ra ở Ba Lan trước chuyển đổi vì Việt Nam có thể được nhìn nhận như một quốc gia với chính quyền chuyên chế, độc đảng, nhưng mặt khác Việt Nam cũng đưa vào một số yếu tố của nền kinh tế thị trường tự do.
"Tuy nhiên chúng ta có thể quan sát, nhận thấy hệ thống chuyên chế, độc đảng này cũng giới hạn một số phát triển của quốc gia ở nhiều khía cạnh.
"Do đó tôi nhận thấy rằng trong thể chế độc tài, chuyên chính, chính quyền Việt Nam đang cố gắng đạt được sự phát triển kinh tế và một số chuẩn mực nhưng vẫn gắng duy trì quyền lực của chính thể.
"Tuy vậy điều đó có thể làm được không thì tôi không chắc chắn. Trong trường hợp của Ba Lan và các quốc gia ở Đông Âu và Trung Âu, quá trình dân chủ hóa đã xảy ra trước, đi trước thay đổi về kinh tế và điều này đã tỏ ra thành công với chúng tôi.
"Do vậy một số bài học từ Ba Lan về mặt phát triển của xã hội dân sự, lĩnh vực hoạt động xã hội, tôi nghĩ có thể có lợi cho xã hội Việt Nam, bởi vì ở Ba Lan, toàn bộ quá trình chuyển đổi, cải tổ đã bắt đầu từ phong trào xã hội.
"Chúng tôi đã có sự chuyển động to lớn từ Phong trào Công đoàn Đoàn kết, do đó quan sát sự chuyển vận trong trong xã hội dân sự và người dân Việt Nam ở trong nước hiện nay, tôi nghĩ có nhiều tiềm năng có thể đưa tới thay đổi trong tương lai," nhà nghiên cứu thuộc Viện Xã hội học, Đại học Warsaw nói với BBC Tiếng Việt.

Tin liên quan

https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-45132577

Vì sao người Việt Nam vẫn sang Ba Lan?

  • 21 tháng 9 2017
Cách đây khoảng 10 năm, Ba Lan quả là một miền đất hứa cho người Việt nhập cư.
Quán ở bờ biển Kolobrzeg
Image caption Quán ở bờ biển Kolobrzeg: cuộc sống của người Ba Lan ngày càng được cải thiện sau thay đổi thể chế
Sau nhiều biến đổi ở Đông Âu, đặc biệt sau cuộc thay đổi thể chế chính trị thành công ở Ba Lan, rồi khi quốc gia này được gia nhập NATO và Liên Âu, ở đây quả thực có rất nhiều phát triển vượt bậc trong mọi khía cạnh, không chỉ về chính trị mà cả kinh tế và xã hội.
Cuộc sống của người dân Ba Lan ngày càng được cải thiện, thu nhập trung bình và mức sống ngày càng cao, mặc dù vẫn chưa thể so sánh được với các quốc gia Tây Âu.
Ngay từ những năm 90, có thể nói là cộng đồng người Việt ở Ba Lan đã phát triển một cách cực kỳ nhanh chóng.
AGSBản quyền hình ảnh Van Long Vo
Image caption Quầy bán món ăn Việt Nam tại khu thương mại Wólka Kosowska
Trước đó, ở quốc gia này mỗi năm chỉ có vài chục sinh viên và nghiên cứu sinh Việt Nam sang học tập. Ba Lan không nhận công nhân Việt Nam vào các nhà máy làm việc hay đi học nghề.
10 người VN trốn lậu vào Ba Lan
Ba Lan muốn xóa hết tên tuổi 'cộng sản'
Ba Lan bắt người làm 17 hộ chiếu Việt Nam giả
Chỉ có một đoàn nhân viên (toàn nữ) duy nhất, khoảng vài chục người sang với danh nghĩa là học nghề, nhưng thực ra là để làm việc trong nhà máy dệt may ở Lodz, miền Trung Ba Lan.
ASGBản quyền hình ảnh Van Long Vo
Image caption Trung tâm ASG nằm về phía Nam của Warsaw có nhiều quầy hàng của người Việt Nam và Trung Quốc
Khi được tự do ở lại quốc gia này, những người này cùng nhiều người Việt Nam khác đã bắt đầu chọn nước Ba Lan của một thời đại mới là nơi sinh sống của mình từ những năm đó.
Rồi khi ở Ba Lan có một khu buôn bán lớn nhất Đông Âu, gọi là chợ trời Sân Vận động Mười Năm (Stadion Dziesieciolecia), thì con số người Việt sang Ba Lan sinh sống lên tới vài chục ngàn người.
Nguyễn Chí Thuật và Ngô Hoàng MinhBản quyền hình ảnh Ngo Hoang Minh
Image caption Ông Ngô Hoàng Minh (phải) trong một buổi sinh hoạt văn hóa của người Việt Nam tại Ba Lan
Không có số thống kê cụ thể, vì ở những thời trước, chuyện quản lý hộ khẩu và giấy tờ cư trú của chính quyền Ba Lan đối với người nước ngoài nói chung và người Việt nói riêng vẫn chưa bị kiểm soát chặt chẽ như hiện nay.
Người ta thường nhắc đến con số 50 ngàn, 70 ngàn và thậm chí có nguồn báo chí còn đưa tin là có khoảng 100 ngàn người Việt sinh sống ở Ba Lan.

Giấy tờ cư trú EU

Hiện nay tổng số người Việt sinh sống ở Ba Lan cũng chỉ còn khoảng 30 ngàn người, khi đã có những nghiên cứu tính toán khá cụ thể.
Hơn 10 ngàn người vẫn được Sở Ngoại kiều cấp lý thẻ cư trú (ngắn hạn hay dài hạn), khoảng 5 ngàn người đã được cấp quốc tịch Ba Lan, vài ngàn người sử dụng giấy tờ do các quốc gia khác trong Khối Schengen cấp (nhưng được sinh sống ở Ba Lan) và vài ngàn người vẫn chưa có thẻ cư trú ở Ba Lan, tức là vẫn đang sinh sống bất hợp pháp ở quốc gia này.
Chợ Việt Nam tại Ba LanBản quyền hình ảnh AFP
Image caption Nhiều người Việt Nam làm nghề buôn bán quần áo tại Ba Lan
Sở dĩ có sự thay đổi là vì ở Ba Lan đã không còn khu chợ trời lớn nhất kia, mà đã xây dựng được một vài khu trung tâm thương mại, bởi vì người Việt ở Ba Lan chỉ có nguồn thu nhập chính là buôn bán hàng vải và giày dép.
Một số người Việt khác kinh doanh nghề ẩm thực. Gần đây mới bắt đầu xuất hiện nghề nail. Chính quyền Ba Lan cũng ngày càng thắt chặt những chính sách đối với người nước ngoài, thường xuyên kiểm tra chuyện hợp pháp hóa cư trú và chuyện làm ăn thuế má ở những khu có nhiều người nước ngoài lao động.
Thành Cổ Warsaw
Image caption Một nhà hàng ở Thành Cổ Warsaw
Ngoài ra người Trung Quốc cũng dần dần chiếm lĩnh được thị trường buôn bán ở Ba Lan. Nghe nói họ đoàn kết với nhau, làm ăn với quy mô lớn, lâu dài và ổn định hơn.
Nhu cầu về hàng hóa buôn bán ở những khu trung tâm thương mại của người Việt thì ngày càng giảm.
Tình hình mưu sinh làm ăn để phục vụ cuộc sống ngày càng khó khăn hơn, do vậy đã có nhiều người Việt trở về quê hương Việt Nam sinh sống, hoặc đi tiếp sang các quốc gia Phương Tây khác để tìm miền đất hứa mới cho mình, cũng y như người Ba Lan (từ xưa tới nay người dân Ba Lan rời bỏ quê hương đi ra nước ngoài sinh sống vẫn khá đông, mà chưa thấy mấy ai hồi hương).
Chính quyền Ba Lan đã có 3 lần thoáng mở luật cư trú, tạo điều kiện cho những người nước ngoài có cơ hội hợp pháp hóa cư trú, cụ thể là họ đưa ra chính sách khoan hồng gọi là „cấp thẻ nhân đạo" (ân xá) cho những người đang sinh sống ở Ba Lan bất hợp pháp.
Đổi mới 30 năm, VN thu nhập vẫn thua Kosovo
Tỷ phú đô la và các doanh nhân từng du học Liên Xô
Bác sỹ người Việt tại Budapest nói về cuộc sống ở Hungary
Lần đầu là năm 2003 và lần thứ 3 là năm 2012. Hiện nay khó mà hy vọng là Ba Lan sẽ cho ra bộ luật nhân đạo thêm một lần nữa, bởi vì người ta không muốn có quá nhiều người dân Ấn Độ, Pakistan hay đặc biệt là những người theo đạo Hồi sang Ba Lan xin giấy tờ cư trú, nhân dịp có những lần khoan hồng như vậy.
Tuy nhiên, do nền kinh tế đang phát triển mạnh, Ba Lan lại đang cần thêm rất nhiều nhân công.
Người Ukraine đã và đang chuyển sang Ba Lan làm việc với số lượng đông đảo. Những chính sách xin/cấp giấy phép lao động (tương đương với việc cấp quyền cư trú) ở Ba Lan cũng có phần thoáng mở hơn.
Gần đây có một số lượng khá đông người Việt lại sang Ba Lan xin giấy tờ cư trú. Những người có visa Schengen được vào Ba Lan tự do, nếu xin được việc làm ở một công ty nào đó thì những người này được quốc gia này cấp cho giấy phép lao động và thẻ cư trú từ 1 đến 3 năm.
Cảnh sinh hoạt của người Ba Lan
Image caption Cảnh sinh hoạt của người Ba Lan
Sau 5 năm làm việc đàng hoàng, có đóng thuế và bảo hiểm đầy đủ và liên tục, người nước ngoài được cấp thẻ cư trú lâu dài, gọi là thẻ định cư.
Nhân dịp này có một số người Việt có lẽ chỉ sang Ba Lan để xin cấp thẻ cư trú, rồi lại trở về các nước khác sinh sống. Bởi vì là nguồn thu nhập ở Ba Lan vẫn chưa thể so sánh được với các quốc gia Tây Âu.
Một số khác có lẽ chỉ muốn kiếm cho mình tấm thẻ cư trú ở Châu Âu, kiếm được visa du lịch Schengen, rồi sang Ba Lan để xin cấp thẻ cư trú „để dành", chứ thực ra hiện nay vẫn đang còn có công việc, tức là đang sinh sống ở Việt Nam.
Nhưng thời gian chờ đợi ra được tấm thể cư trú ngày càng dài, lên đến vài tháng, vì người ta xem xét hồ sơ ngày càng kỹ hơn, xem người nộp đơn có nhu cầu sinh sống thực sự ở Ba Lan hay không.
Tranh cãi về trận Liên Xô đánh Ba Lan
Giám mục Ba Lan: 'hãy để yên người quá cố'
Ông Dzerzhinsky được dựng tượng ở VN là ai?
Ngoài ra Cục Biên phòng Ba Lan vẫn thường xuyên đi kiểm tra những nơi làm việc của người nước ngoài. Trong giấy phép lao động của người nước ngoài có thể ghi là người này có vị trí công việc là „chuyên viên bán hàng", vậy mà khi kiểm tra thì phát hiện ra là người nước ngoài đó đang làm việc trong tiệm sơn cắt móng tay.
Do vậy, quyết định cho pháp lao động và cư trú sẽ có thể bị thu hồi, vì làm việc không đúng mục đích ghi trong giấy phép.
Ngoài ra nhà chức trách còn phát hiện ra là có một số người nước ngoài sử dụng visa giả trong hộ chiếu, rồi nộp đơn xin thẻ cư trú ở Ba Lan.
Do vậy, có lẽ trong thời gian tới, chuyện xin được tấm thẻ cư trú ở Ba Lan lại sẽ không hề đơn giản.
Bởi vì theo Bộ luật về người nước ngoài của Ba Lan, người ta không thể chấp nhận những người xin cư trú mà đã có những hành vi gian trá trong các loại giấy tờ nộp kèm theo đơn và có gian trá nói dối khi bị phỏng vấn.
Vậy là Ba Lan vẫn không hề dễ dàng trong vấn đề nhập cư. Lực lượng Biên phòng Ba Lan vẫn làm việc rất tích cực. Khi phát hiện ra những người nhập biên trái phép từ phía Đông, họ thường tìm mọi cách trả lại ngay sang quốc gia bên kia biên giới.
Thủ đô Warsaw
Image caption Thủ đô Warsaw: có những người Việt Nam từ nước khác sang Ba Lan để làm giấy tờ cư trú có giá trị trong khối Schengen
Khi bắt giữ được người nước ngoài chưa có thẻ cư trú ở trong nội địa Ba Lan, người ta đưa những người này vào trại có canh gác, rồi tìm cách ép quốc gia xuất xứ nhận những người này hồi hương.
Hộ chiếu Việt 'yếu hơn hộ chiếu Cuba'
Bạn có thể mua được quốc tịch những nước nào?
Nhắc lại thời vào Mỹ không cần hộ chiếu
Thu nhập của người lao động ở Ba Lan ngày càng khá dần, nhưng không hề cao, do vậy khi những người Việt mới sang Ba Lan làm ăn thường gặp nhiều khó khăn, vì rào cản ngôn ngữ.
Mà thường thì tay nghề của người Việt cũng không cao, nên khó xin được việc làm theo đúng nghề nghiệp.
Cảnh trong khu thương mại ở Wólka KosowskaBản quyền hình ảnh Van Long Vo
Image caption Cửa tiệm bán lẻ quần áo của người Việt trong khu thương mại ở Wólka Kosowska, gần Warsaw
Đây là lý do đa số chỉ có cách là đi làm thuê cho những người Việt đã sinh sống nhiều năm ở Ba Lan, vì họ đã lập công ty buôn bán tư nhân riêng.
Nhiều người Việt trước đây đã có thu nhập khá tốt, cuộc sống đã ổn định, đã đầu tư mua được nhiều bất động sản, do vậy hiện nay họ không còn nhu cầu phải tiếp tục bươn chải trong chuyện nhập hàng hay là trực tiếp đi buôn bán nữa.
Có thể nói là nhiều người đã thành đạt, hiện nay có thời gian hưởng thụ những đồng tiền mình kiếm được, tích cực đi du lịch hay tham gia thể thao, bóng đá, tennis, golf, khi chuyện buôn bán đã không còn dễ dàng như xưa.
Thăm Thành Cổ mới nhất thế giới ở Ba Lan
Bị gọi lên đồn công an chỉ vì là cộng sản?
Khi Tổng Bí thư Đảng CS được dân mến
Có thêm một số người Việt sang Ba Lan xin cư trú, nhưng thỉnh thoảng vẫn có người bỏ sang nước khác sinh sống, do vậy có thể nói là con số khoảng 30 ngàn người Việt sinh sống ở Ba Lan sẽ không thay đổi trong một thời gian dài sắp tới.
Có điều đáng nhấn mạnh là cộng đồng người Việt ở Ba Lan khá thuần, chăm chỉ làm ăn, không gây nhiều phiền hà cho chính quyền nước sở tại, trẻ em chăm chỉ học hành, đạt nhiều thành tích.
Chính quyền Ba Lan chưa bao giờ kêu ca là tỷ lệ tội phạm của cộng đồng này là một con số đáng quan ngại.
Do vậy vấn đề người ta có gây khó khăn cho người Việt khi xin giấy phép cư trú hay không, cũng phụ thuộc vào chính người Việt.
Người Ba Lan sẽ xem xét kỹ là người Việt có nhu cầu thực sự sang lao động và sinh sống ở Ba Lan hay không, tức là cộng đồng này có mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và xã hội Ba Lan trong tương lai hay không.
Bài thể hiện quan điểm của tác giả Ngô Hoàng Minh, một phiên dịch viên tuyên thê làm việc cho Bộ Tư pháp Ba Lan. Ông sang Ba Lan du học từ 1980, tốt nghiệp ngành lập trình, khoa Tin học Đại học Bách khoa Wroclaw và hiện định cư ở Warsaw.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten