donderdag 4 oktober 2018

Sóng thần ở Indonesia + 'cơn thịnh nộ' của biển : "sóng thần tsunami" + Trận sóng thần nhấn chìm cả một hòn đảo

Chúng ta biết gì về 'cơn thịnh nộ' của biển?

Sóng thần là một trong những thiên tai có sức tàn phá khủng khiếp nhất trên Trái Đất. Chúng ta biết gì về những 'cơn thịnh nộ' của biển cả này?
Sóng thần không tạo ra bởi gió như sóng biển ta thường thấy. Sóng thần là một loạt các sóng biển gây ra bởi động đất dưới nước, lở đất, hoặc phun trào núi lửa, hiếm gặp hơn là do thiên thạch rơi xuống đại dương.
Sóng thần thường xảy ra ở khu vực Thái Bình Dương, có thể đạt tốc độ trên 800 km/giờ, tương đương máy bay chở khách.
Sóng thần lầu đầu tiên được ghi nhận trong lịch sử là vào năm 432 TCN tại Potidaea, Hy Lạp. Sử gia Herodotus ghi chép lại sự kiện này cho đây là do 'cơn thịnh nộ' của thần Poseidon.
Sóng thần ở Ấn Độ Dương năm 2004 là trận sóng thần 'chết chóc' nhất trong lịch sử khi đã cướp đi sinh mạng khoảng 228.000 người. Phần nhiều trong số này là người dân Indonesia.

Dấu hiệu có thể báo hiệu sắp xảy sóng thần?

Cảm nhận được động đất.
Nước biển rút một cách bất thường.

Nước có mùi trứng thối hay mùi xăng, dầu.
Một số quốc gia có cài hú cảnh báo sóng thần.
https://www.bbc.com/vietnamese/media-45715599

Nỗ lực tìm cứu nạn nhân động đất, sóng thần Indonesia

  • 1 tháng 10 2018
Máy của bạn không hỗ trợ nghe xem

Indonesia quake looter: 'We need to eat'

Người dân đi cướp ở các cửa hàng: "Chúng tôi cần ăn"
Bức tranh toàn cảnh về những thiệt hại to lớn đang dần hiện lên cả ở trong và ngoài thành phố Palu của Indonesia sau trận động đất và sóng thần hôm thứ Sáu.
Đã có ít nhất 844 người được xác nhận thiệt mạng, nhưng con số được trông đợi là sẽ tăng cao khi có tin tức gửi về từ các vùng hẻo lánh xa xôi.
Số người chết tăng cao sau động đất Indonesia
Hàng trăm người chết vì động đất và sóng thần ở Indonesia
Trận sóng thần nhấn chìm cả một hòn đảo
Giới chức nói họ sẽ bắt đầu chôn cất nạn nhân trong các hố chôn tập thể, và lo lắng là bệnh dịch có thể bắt đầu lan rộng.
Hàng chục người được cho là vẫn còn sống và mắc kẹt dưới đống đổ nát.
Tại Palu, các nhân viên cứu hộ đang chờ được cung cấp máy móc hạng nặng để tìm kiếm trong các đống đổ nát ở một khách sạn và một trung tâm mua sắm, bởi các cơn dư chấn khiến việc vào tìm kiếm lúc này là không đảm bảo an toàn.
"Việc thông tin liên lạc rất hạn chế, máy móc hạng nặng thì có hạn... không đủ để phục vụ tại các tòa nhà bị sập," Sutopo Purwo Nugroho, phát ngôn viên của Cơ quan Cứu hộ Thảm họa Quốc gia, nói.
Cảnh báo sóng thần đã được đưa ra sau khi có trận động đất 7.5 độ hôm thứ Sáu, nhưng không rõ nội dung cảnh báo này có còn đang được duy trì vào lúc các trận sóng ập xuống hay không.
Các đoạn video ghi được cảnh mọi người la hét khi những cột sóng cao tới 6 mét tấn công bãi biển, nơi đang chuẩn bị tổ chức một lễ hội, và cuốn trôi mọi thứ trên đường sóng đi.
Tổng thống Indonesia Joko Widodo đã tới thị sát khu vực và thúc giục hãy nỗ lực "đêm ngày" để cứu các nạn nhân.
Ông Widodo cũng đã đồng ý nhận hỗ trợ quốc tế, Thomas Lembong, người đứng đầu cơ quan đầu tư Indonesia viết trên Twitter hôm thứ Hai.
Bộ Nội vụ Indonesia nói có 1.200 phạm nhân đã trốn thoát khỏi ba trung tâm giam giữ khác nhau ở vùng Sulawesi sau trận động đất và sóng thần.

Công tác cứu hộ khó khăn

Các đường phố bị chặn, sân bay bị hư hỏng và hệ thống thông tin liên lạc bị gián đoạn, khiến việc tới vùng bị ảnh hưởng là rất khó khăn; thậm chí là không thể đối với các vùng xa xôi.
Workers assess a badly cracked road in Palu Bản quyền hình ảnhAFP
Image caption Các con đường bị phá hỏng
"Chúng tôi không rõ những tác động là thế nào," ông Nugroho nói.
Tường thuật địa phương nói rằng đã phát hiện thấy có tín hiệu điện thoại di động ở dưới đống đổ nát của khu mua sắm tại Palu, và người ta nghe thấy những tiếng hét bên dưới đống đổ nát của Khách sạn Roa Roa.
Rubble of the Roa Roa hotel in Palu Bản quyền hình ảnhEPA
Image caption Hàng chục người hiện vẫn mắc kẹt dưới đống đổ nát của khách sạn Roa Roa
Một tình nguyện viên, Thalib Bawano, nói với hãng tin AFP rằng đã có ba người được cứu ra từ khách sạn này, nơi có hơn 50 người khác có thể vẫn đang bị kẹt bên dưới.
"Chúng tôi cũng nghe thấy những tiếng nói từ một số điểm khác nhau, cả tiếng trẻ em nữa," ông nói.
"Họ kêu gào xin giúp, họ vẫn đang ở đó. Chúng tôi tiếp thêm tinh thần... để họ có thể vững tâm, bởi họ đang bị kẹt giữa sự sống và cái chết."
"Chúng tôi chuyển cho họ nước uống, đồ ăn, nhưng họ không cần những thứ đó, Họ muốn được thoát ra. 'Chúng tôi muốn được ra, ra, ra. Hãy giúp đỡ! Hãy giúp đỡ!' Họ cứ kêu gào. Đó là những gì chúng tôi nghe thấy. Một số người thì chỉ gõ gõ."
Tại Palu, người dân đã phải chịu cảnh màn trời chiếu đất, không dám trở về nhà thậm chí khi nhà của họ vẫn nguyên vẹn.
Palu map
Các bệnh viện bị hư hại, người bị thương phải nằm ngoài trời chờ chữa trị. Có ít nhất một bệnh viện dã chiến đã được dựng lên.
Quân đội đã kiểm soát sân bay để đưa hàng cứu trợ tới, và đưa người bị thương cùng những người cần sơ tán ra.
An injured man awaits evacuation at Palu airport, 30 September Bản quyền hình ảnhReuters
Image caption Phi cơ quân sự đưa đi sơ tán một số người bị thương
A shattered mosque in Palu, 30 September Bản quyền hình ảnhEPA
Image caption Một thánh đường Hồi giáo ở Palu bị san phẳng
Do hàng hóa chỉ có hạn nên người dân đã cướp phá các cửa hàng bị hư hại để lấy thực phẩm, nước uống và thuốc men.
"Chúng tôi không có lựa chọn nào khác, chúng tôi phải lấy thực phẩm," một người đàn ông nói với AFP.
Các mồ chôn tập thể đang được đào, mỗi hố sẽ đem chôn tới 300 thi thể.
Map showing population density in Sulawesi

Chủ đề liên quan


Tin liên quan

Trận sóng thần nhấn chìm cả một hòn đảo

  • 14 tháng 7 2018

Andre Seale / Alamy Stock Photo Bản quyền hình ảnhAndre Seale / Alamy Stock Photo

Cách đây khoảng 73.000 năm, một ngọn núi lửa đổ sụp vào lòng đại dương.
Pico do Fogo nằm trên đảo Fogo, thuộc quần đảo Cape Verde ngoài khơi bờ biển tây bắc của châu Phi. Khi đá núi lửa đập vào lòng biển, tác động của nó đã tạo ra cơn sóng thần dài 240 mét chồm lên đảo Santiago nằm cách đó 34 dặm.
Nếu bạn biết trước khi nào mình sẽ lìa đời
Sóng sát thủ nuốt chửng tàu thuyền trên đại dương
Cơn bão khởi đầu cho ngành khí tượng thế giới
Trận sóng thần này có thể là thảm họa cho bất cứ ai sống ở Santiago. May thay, quần đảo Cape Verde không có người ở mãi cho đến giữa thế kỷ thứ 15.

Những hòn đá kỳ lạ

Núi lửa Pico do Fogo vẫn còn hoạt động cho đến ngày nay, với khoảng mỗi 20 năm lại có một đợt phun trào.
Trường hợp đổ sụp như đã xảy ra 73.000 năm trước là cực kỳ hiếm, nhưng các nhà nghiên cứu có thể nhìn về quá khứ để hiểu về tác động của bất kỳ vụ sụp núi lửa nào có thể xảy ra trong tương lai.

Ricardo Ramalho Bản quyền hình ảnhRicardo Ramalho
Image caption Fogo phun trào khoảng 20 năm một lần
Nhà địa chất học Ricardo Ramalho tại Đại học Bristol ở Anh đã bắt đầu nghiên cứu về quần đảo Cape Verde vào năm 2005. Ông mau chóng nhận ra một loạt những hòn đá kỳ lạ trên đảo Santiago.
Mũi Siccar: Nơi lịch sử Trái Đất được viết lại
Lịch sử nhân loại dưới tán cây bồ đề
Những nơi nguy hiểm chết người nhất trên Trái Đất
Càng tìm hiểu nhiều chừng nào, ông càng phát hiện nhiều chừng đó. Cuối cùng ông đã tìm thấy hơn 40 tảng đá - mà có những tảng nặng trên 700 tấn. Kỳ lạ là những tảng đá này khổng lồ này trông rất khác với bất kỳ đá bụi núi lửa nào khác trên hòn đảo.
Ramalho đã phát hiện ra rằng chúng có thành phần giống như những hòn đá ở bờ biển của hòn đảo là kết quả của trận sóng thần ngày xưa.
Do những tảng đá này nằm ở mực nước biển, người ta đã cho rằng trận sóng thần tạo ra chúng là rất nhỏ.

Ricardo Ramalho Bản quyền hình ảnhRicardo Ramalho
Image caption Những tảng đá với kích thước khá nhau nằm rải rác trên đảo
Nghiên cứu mới nhất của Ramalho cho thấy đó là một trận sóng thần lớn.
Những tảng đá mà ông phân tích nằm ở độ cao 220 mét so với mực nước biển. Điều đó chỉ có thể có nghĩa là, ông giải thích, trận sóng thần do vụ sụp núi lửa Pico do Fogo tạo ra đủ sức mạnh để đẩy những tảng đá đi sâu như thế vào trong nội địa.

Có khả năng xảy ra lần nữa

"Sóng thần không phải là những cơn sóng vỗ vào bờ, chúng giống như cơn đại hồng thủy với lượng nước khổng lồ có thể cuộn cao lên núi," Ramalho nói.
Bằng cách xác định niên đại những tảng đá này, Ramalho và các cộng sự có thể hình dung ra trận sóng thần đã xảy ra khi nào. Kết quả của nghiên cứu này được đăng trên tạp chí Science Advances.

Ricardo Ramalho Bản quyền hình ảnhRicardo Ramalho
Image caption Lần cuối Foros phun trào là vào cuối năm 2014
Nhóm nghiên cứu cũng có thể ước tính kích thước của con sóng bằng cách tính toán năng lượng cần thiết để đưa những tảng đá đi sâu hơn 600 mét vào trong đất liền, mặc dù Ramalho thừa nhận rằng đó là 'ước tính sơ'.
Nhìn rộng hơn, công trình nghiên cứu đưa ra thêm bằng chứng cho thấy vụ sụp núi lửa lớn có thể làm phát sinh trận sóng thần khủng khiếp.

Ricardo Ramalho Bản quyền hình ảnhRicardo Ramalho
Image caption Những tảng đá như thế này là do bị sức tác động vô cùng lớn của một trận sóng thần
Mọi người đều biết rõ rằng các vụ sụt núi có thể gây ra những trận sóng thần nhỏ nhưng không ai biết chắc rằng liệu chúng có tạo ra những cơn sóng thần lớn hay không.
"Sụt sườn núi có thể xảy ra cực kỳ nhanh và gây ra thảm họa, và do đó có thể tạo ra những cơn sóng thần khồng lồ," Ramalho giải thích.
"Những điều này là có thật là có khả năng xảy ra một lần nữa," ông nói.

Ricardo Ramalho Bản quyền hình ảnhRicardo Ramalho
Image caption Fogo là một trong những núi lửa trên đảo lớn nhất và hoạt động tích cực nhất
"Bởi vì chúng có tác động lớn nên chúng ta nên cảnh giác. Chúng ta cần phải bắt đầu nghĩ về chúng ta có thể làm gì để cải thiện sự thích nghi trước một thảm họa như thế."
Những trận siêu sóng thần như thế có thể xảy ra mỗi 10.000 năm, ông Bill McGuire thuộc Đại học University College London, người không tham gia vào nghiên cứu, cho biết.
"Quy mô của những thảm họa như thế… và tác động tàn phá tiềm tàng của chúng khiến trở thành một mối nguy rõ ràng và nghiêm túc ở lòng đại dương vốn có những núi lửa đang hoạt động," McGuire nói.
Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Earth.

Chủ đề liên quan

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten