Friday, June 05, 2015 11:17:53 AM
Bài liên quan
- Việt Nam mua vũ khí là ‘bình thường’
- Việt Nam mua vũ khí Nga đứng hạng ba thế giới
- Bộ Trưởng Carter thăm Việt Nam, loan báo tài trợ mua tàu cao tốc
HÀ NỘI (NV) - Việt Nam đang thảo luận với các nhà cung cấp ở Âu Châu và Mỹ để mua máy bay chiến đấu, máy bay tuần tra biển và cả máy bay không người lái không võ trang.
Một số nguồn tin cho hãng thông tấn Reuters hay như vậy về nhu cầu của Hà Nội cần cải tiến khả năng cho không quân khi các hành động bá quyền bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông ngày một dữ dằn hơn, khó đối phó hơn.
Hơn một năm qua, Việt Nam đã tiếp nhận của Nga 3 chiếc tàu ngầm lớp Kilo và còn 3 chiếc nữa sẽ nhận từ năm nay tới cuối năm tới hoặc sang năm 2017 trong góp hợp đồng $2.6 tỉ USD hai bên đã thỏa thuận từ năm 2009.
Nếu Không quân của Việt Nam có thêm nhiều máy bay trang bị tối tân thích hợp cho chiến tranh cần nhiều võ khí điện tử như hiện nay, Hà Nội sẽ trở nên một trong những nước có lực lượng quân sự vững vàng nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Theo tin của Reuters thuật theo những người có hiểu biết trực tiếp với các cuộc tiếp xúc, thời gian vừa qua, Hà Nội đã âm thầm thảo luận với đại diện của nhà thầu quốc phòng Saab ở Thụy Điển, liên doanh sản xuất máy bay Âu châu Eurofighter, bộ phận sản xuất trang bị quốc phòng của tập đoàn Airbus Group, và các đại công ty Mỹ như Lockheed Martin Corp, Boeing.
Những tháng gần đây, người ta thấy nhiều đoàn nhà thầu quốc phòng ngoại quốc đến Việt Nam chào hàng. Đặc biệt, chính phủ Mỹ tổ chức cho một đoàn cả chục công ty thầu quốc phòng nổi tiếng tới Hà Nội chào hàng hồi tháng qua. Tuy chưa có hợp đồng nào được ký, nhưng nguồn tin cho biết các cuộc thảo luận vẫn đang tiếp diễn.
Nguồn tin thuật lời từ một nhà thầu quốc phòng Tây phương cho hay Hà Nội muốn hiện đại hóa không quân để thay thế cho hơn 100 chiếc chiến đấu cơ Mig-21 do Nga cung cấp nay đã quá cũ. Hà Nội cũng muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp trang bị Quốc phòng để khỏi bị lệ thuộc vào một nguồn cung cấp nào, như hiện nay là phần lớn từ Nga.
Mấy năm gần đây, Việt Nam đã mua từ Nga 24 chiến đấu cơ đa năng Sukhoi SU-30MK2 và trong tương lai gần sẽ nhận thêm 12 chiếc nữa cùng với một số chiến đấu cơ Sukhoi SU-27, khoảng 13 chiếc.
Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đến Hà Nội cách đây ít ngày, người ta chỉ thấy ông đề cập đến gói viện trợ cấp cho Việt Nam 18 triệu đô la để mua một số tàu tuần cao tốc nhỏ do công ty Metal Shark ở Louisiana đóng theo thiết kế của Hòa Lan. Bộ Quốc Phòng Mỹ cho hay ông cũng thảo luận với Hà Nội về khả năng liên doanh sản xuất võ khí Mỹ tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu các cuộc thương thảo với các đại công ty như Boeing và Lockheed Martin dẫn đến các kết quả cụ thể, đây là những thương vụ sẽ có giá trị lớn gấp nhiều lần.
Hoa Kỳ mới chỉ gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam từ Tháng 10 năm 2014, mà như hiện nay chỉ giới hạn ở lãnh vực cải thiện khả năng phòng vệ biển.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters, công ty Boeing cho hay một cách tổng quát qua điện thư rằng họ tin là họ có khả năng cung cấp cho Việt Nam các máy bay trinh sát, cảnh báo sớm và tuần tra thích hợp với nhu cầu hiện đại hóa của Việt Nam.
Một số nguồn tin cho hãng thông tấn Reuters hay như vậy về nhu cầu của Hà Nội cần cải tiến khả năng cho không quân khi các hành động bá quyền bành trướng của Bắc Kinh trên Biển Đông ngày một dữ dằn hơn, khó đối phó hơn.
Máy bay cảnh báo sớm của Airbus. (Hình:Internet)
|
Hơn một năm qua, Việt Nam đã tiếp nhận của Nga 3 chiếc tàu ngầm lớp Kilo và còn 3 chiếc nữa sẽ nhận từ năm nay tới cuối năm tới hoặc sang năm 2017 trong góp hợp đồng $2.6 tỉ USD hai bên đã thỏa thuận từ năm 2009.
Nếu Không quân của Việt Nam có thêm nhiều máy bay trang bị tối tân thích hợp cho chiến tranh cần nhiều võ khí điện tử như hiện nay, Hà Nội sẽ trở nên một trong những nước có lực lượng quân sự vững vàng nhất tại khu vực Đông Nam Á.
Theo tin của Reuters thuật theo những người có hiểu biết trực tiếp với các cuộc tiếp xúc, thời gian vừa qua, Hà Nội đã âm thầm thảo luận với đại diện của nhà thầu quốc phòng Saab ở Thụy Điển, liên doanh sản xuất máy bay Âu châu Eurofighter, bộ phận sản xuất trang bị quốc phòng của tập đoàn Airbus Group, và các đại công ty Mỹ như Lockheed Martin Corp, Boeing.
Những tháng gần đây, người ta thấy nhiều đoàn nhà thầu quốc phòng ngoại quốc đến Việt Nam chào hàng. Đặc biệt, chính phủ Mỹ tổ chức cho một đoàn cả chục công ty thầu quốc phòng nổi tiếng tới Hà Nội chào hàng hồi tháng qua. Tuy chưa có hợp đồng nào được ký, nhưng nguồn tin cho biết các cuộc thảo luận vẫn đang tiếp diễn.
Nguồn tin thuật lời từ một nhà thầu quốc phòng Tây phương cho hay Hà Nội muốn hiện đại hóa không quân để thay thế cho hơn 100 chiếc chiến đấu cơ Mig-21 do Nga cung cấp nay đã quá cũ. Hà Nội cũng muốn đa dạng hóa nguồn cung cấp trang bị Quốc phòng để khỏi bị lệ thuộc vào một nguồn cung cấp nào, như hiện nay là phần lớn từ Nga.
Mấy năm gần đây, Việt Nam đã mua từ Nga 24 chiến đấu cơ đa năng Sukhoi SU-30MK2 và trong tương lai gần sẽ nhận thêm 12 chiếc nữa cùng với một số chiến đấu cơ Sukhoi SU-27, khoảng 13 chiếc.
Khi Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ash Carter đến Hà Nội cách đây ít ngày, người ta chỉ thấy ông đề cập đến gói viện trợ cấp cho Việt Nam 18 triệu đô la để mua một số tàu tuần cao tốc nhỏ do công ty Metal Shark ở Louisiana đóng theo thiết kế của Hòa Lan. Bộ Quốc Phòng Mỹ cho hay ông cũng thảo luận với Hà Nội về khả năng liên doanh sản xuất võ khí Mỹ tại Việt Nam.
Tuy nhiên, nếu các cuộc thương thảo với các đại công ty như Boeing và Lockheed Martin dẫn đến các kết quả cụ thể, đây là những thương vụ sẽ có giá trị lớn gấp nhiều lần.
Hoa Kỳ mới chỉ gỡ bỏ một phần lệnh cấm bán võ khí sát thương cho Việt Nam từ Tháng 10 năm 2014, mà như hiện nay chỉ giới hạn ở lãnh vực cải thiện khả năng phòng vệ biển.
Trả lời phỏng vấn của hãng tin Reuters, công ty Boeing cho hay một cách tổng quát qua điện thư rằng họ tin là họ có khả năng cung cấp cho Việt Nam các máy bay trinh sát, cảnh báo sớm và tuần tra thích hợp với nhu cầu hiện đại hóa của Việt Nam.
Chiến đấu cơ do hãng Saab của Thụy Điển sản xuất. (Hình: Internet)
|
Trong số các loại máy bay đang được thảo luận với phía Việt Nam là chiến đấu cơ đa năng thế hệ thứ tư Gripen E của Saab và máy bay bán phản lực Saab 340 hoặc 2000 hai động cơ trang bị các hệ thống cảnh báo sớm.
Việt Nam cũng thảo luận để mua chiến đấu cơ Typhoon của liên doanh Eurofighter cũng như chiến đấu cơ F/A-50 liên doanh sản xuất giữa Hàn Quốc với hãng Lockheed của Mỹ, theo nguồn tin trên cho hay.
Riêng hãng Lockheed Martin thì có cuộc thảo luận để bán máy bay tuần tra biển Sea Hercules vốn cải biến từ máy bay vận tải quân sự C-130. Thêm vào đó, hãng Boeing đề nghị bán cho Việt Nam loại máy bay tuần tra biển tối tân nhất của họ là Poseidon P-8 nhưng lại không chịu bán với trang bị chống tàu ngầm.
Ngoài ra Hà Nội cũng để ý đến các loại máy bay trinh sát không người lái không võ trang do các hãng Tây Phương và Á Châu chế tạo.
Những năm gần đây, người ta thấy Hà Nội có dấu hiệu không còn muốn tùy thuộc hoàn toàn vào một nguồn cung cấp trang bị an ninh quốc phòng. Việt Nam mua 6 máy bay Twin Otter, gồm cả thủy phi cơ, của Canada vừa là tuần tra biển, vừa vận chuyển người hay hàng hóa đến Trường Sa
Việt Nam đã mua máy bay vận tải quân sự C-295 và máy bay tuần tra biển Casa C-212 của Airbus. Theo nguồn tin trên Việt Nam cũng thảo luận với Airbus về máy bay cảnh báo sớm đặt trên sườn máy bay vận tải C-295. Bộ phận chế tạo trực thăng quân sự của Airbus cũng đang đàm phán với phía Việt Nam.
Nguồn tin trên cho rằng, dù mối quan hệ quốc phòng giữa Washington và Hà Nội ngày càng nồng ấm hơn, nhưng những mối hoài nghi sâu xa để lại từ cuộc chiến bên cạnh bóng đè quá lớn của phương Bắc sẽ làm Hà Nội phải đắn đo nhiều khi muốn mua nhiều hàng của Mỹ. Do vậy, Thụy Điển có cơ hội bán hàng tốt hơn.
“Chiến đấu cơ Gripen E là giải pháp tiết kiệm tiền nhiều hơn. Thêm vào đó, Saab có thể đề nghị bán một gói gồm cả máy bay tuần tra biển và máy bay cảnh báo sớm”. Nguồn tin trên nói.
Tuy nhiên, một nguồn tin người Mỹ thân cận với mục tiêu của Việt Nam thì cho rằng Hà Nội nhìn Washington như một đối tác tin cậy hơn nếu chẳng may các căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông cứ tiếp tục leo thang.
“Việt Nam muốn xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ nhưng lại không muốn chọc tức Trung Quốc”, nguồn tin dấu tên nói với hãng tin Reuters. “Tuy nhiên họ đang cố giữ thăng bằng hay tiếp cận từng bước, từng giai đoạn”. (T.N)
Việt Nam cũng thảo luận để mua chiến đấu cơ Typhoon của liên doanh Eurofighter cũng như chiến đấu cơ F/A-50 liên doanh sản xuất giữa Hàn Quốc với hãng Lockheed của Mỹ, theo nguồn tin trên cho hay.
Riêng hãng Lockheed Martin thì có cuộc thảo luận để bán máy bay tuần tra biển Sea Hercules vốn cải biến từ máy bay vận tải quân sự C-130. Thêm vào đó, hãng Boeing đề nghị bán cho Việt Nam loại máy bay tuần tra biển tối tân nhất của họ là Poseidon P-8 nhưng lại không chịu bán với trang bị chống tàu ngầm.
Ngoài ra Hà Nội cũng để ý đến các loại máy bay trinh sát không người lái không võ trang do các hãng Tây Phương và Á Châu chế tạo.
Những năm gần đây, người ta thấy Hà Nội có dấu hiệu không còn muốn tùy thuộc hoàn toàn vào một nguồn cung cấp trang bị an ninh quốc phòng. Việt Nam mua 6 máy bay Twin Otter, gồm cả thủy phi cơ, của Canada vừa là tuần tra biển, vừa vận chuyển người hay hàng hóa đến Trường Sa
Việt Nam đã mua máy bay vận tải quân sự C-295 và máy bay tuần tra biển Casa C-212 của Airbus. Theo nguồn tin trên Việt Nam cũng thảo luận với Airbus về máy bay cảnh báo sớm đặt trên sườn máy bay vận tải C-295. Bộ phận chế tạo trực thăng quân sự của Airbus cũng đang đàm phán với phía Việt Nam.
Nguồn tin trên cho rằng, dù mối quan hệ quốc phòng giữa Washington và Hà Nội ngày càng nồng ấm hơn, nhưng những mối hoài nghi sâu xa để lại từ cuộc chiến bên cạnh bóng đè quá lớn của phương Bắc sẽ làm Hà Nội phải đắn đo nhiều khi muốn mua nhiều hàng của Mỹ. Do vậy, Thụy Điển có cơ hội bán hàng tốt hơn.
“Chiến đấu cơ Gripen E là giải pháp tiết kiệm tiền nhiều hơn. Thêm vào đó, Saab có thể đề nghị bán một gói gồm cả máy bay tuần tra biển và máy bay cảnh báo sớm”. Nguồn tin trên nói.
Tuy nhiên, một nguồn tin người Mỹ thân cận với mục tiêu của Việt Nam thì cho rằng Hà Nội nhìn Washington như một đối tác tin cậy hơn nếu chẳng may các căng thẳng với Trung Quốc trên Biển Đông cứ tiếp tục leo thang.
“Việt Nam muốn xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Hoa Kỳ nhưng lại không muốn chọc tức Trung Quốc”, nguồn tin dấu tên nói với hãng tin Reuters. “Tuy nhiên họ đang cố giữ thăng bằng hay tiếp cận từng bước, từng giai đoạn”. (T.N)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=208301&zoneid=1#.VXNb9umJi70
Geen opmerkingen:
Een reactie posten