Tướng Trung Quốc về tuần tra Biển Đông : Mỹ thì được, Nhật thì không
Đá Vành Khăn mà Trung Quốc đang bồi đắp. Ảnh chụp từ một phi cơ quân sự của Philippines ngày 11/05/2015.Reuters
Trung Quốc không che giấu phản ứng cay cú sau khi Tokyo không ngần ngại tham gia tập trận cùng với Philippines tại Biển Đông, ngay gần khu vực mà Bắc Kinh đòi chủ quyền. Theo hãng truyền hình Mỹ NBC ngày 29/06/2015, một viên tướng Trung Quốc nổi tiếng là diều hâu vừa nhấn mạnh : không thể chấp nhận việc Nhật Bản tuần tra trên Biển Đông, cho dù có thể chấp nhận Mỹ.
Theo đài NBC, Tướng Chu Thành Hổ, Giáo sư về chiến lược tại Đại học Quốc phòng Trung Quốc, đã giải thích thái độ bên trọng bên khinh của ông bằng sự kiện Mỹ đã hiện diện từ lâu đời về mặt quân sự ở Đông Nam Á :
« Hoa Kỳ đã từng có căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, như ở Philippines và cả tại Việt Nam, đồng thời cũng có hợp tác quân sự với Singapore. Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông do đó là điều có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc."
Còn về Nhật Bản, viên tướng Trung Quốc cho rằng « Nhân dân và chính phủ Trung Quốc rất khó mà chấp nhận được sự hiện diện quân sự của Nhật Bản » tại Biển Đông.
Tokyo có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông, nhưng không hề có tranh chấp nào ở Biển Đông. Thế nhưng chính quyền Nhật Bản rất quan ngại trước sự hiện diện, cũng như ảnh hưởng càng lúc càng đáng kể của Hải quân Trung Quốc trong khu vực. Thái độ quan ngại lại càng tăng vào lúc Bắc Kinh tăng cường năng lực không chế Biển Đông bằng việc bối đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa, mà theo phía Mỹ, đã có thể dùng làm tiền đồn quân sự với vũ khí hạng nặng.
Theo các nhà quan sát, tuyên bố không chống Mỹ của tướng Chu Thành Hổ đã gây ngạc nhiên vì cho đến nay, nhân vật này nổi tiếng với những lời lẽ dao to búa lớn nhắm vào Hoa Kỳ.
Tuy nhiên thái độ gay gắt của nhân vật diều hâu này đối với Nhật Bản nằm trong một loạt những phản ứng dữ dội của Bắc Kinh đối với Tokyo trong những ngày gần đây, sau khi quân đội Nhật Bản tập trận chung với Philippines đã không ngần ngại cho trinh sát cơ bay lượn trên khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) nằm trong thềm lục địa của Philippines những bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150630-tuong-trung-quoc-ve-tuan-tra-bien-dong-my-thi-duoc-nhat-thi-khong/
« Hoa Kỳ đã từng có căn cứ quân sự ở Đông Nam Á, như ở Philippines và cả tại Việt Nam, đồng thời cũng có hợp tác quân sự với Singapore. Sự hiện diện quân sự của Mỹ ở Biển Đông do đó là điều có thể chấp nhận được đối với Trung Quốc."
Còn về Nhật Bản, viên tướng Trung Quốc cho rằng « Nhân dân và chính phủ Trung Quốc rất khó mà chấp nhận được sự hiện diện quân sự của Nhật Bản » tại Biển Đông.
Tokyo có tranh chấp chủ quyền với Bắc Kinh ở Biển Hoa Đông, nhưng không hề có tranh chấp nào ở Biển Đông. Thế nhưng chính quyền Nhật Bản rất quan ngại trước sự hiện diện, cũng như ảnh hưởng càng lúc càng đáng kể của Hải quân Trung Quốc trong khu vực. Thái độ quan ngại lại càng tăng vào lúc Bắc Kinh tăng cường năng lực không chế Biển Đông bằng việc bối đắp đảo nhân tạo ở Trường Sa, mà theo phía Mỹ, đã có thể dùng làm tiền đồn quân sự với vũ khí hạng nặng.
Theo các nhà quan sát, tuyên bố không chống Mỹ của tướng Chu Thành Hổ đã gây ngạc nhiên vì cho đến nay, nhân vật này nổi tiếng với những lời lẽ dao to búa lớn nhắm vào Hoa Kỳ.
Tuy nhiên thái độ gay gắt của nhân vật diều hâu này đối với Nhật Bản nằm trong một loạt những phản ứng dữ dội của Bắc Kinh đối với Tokyo trong những ngày gần đây, sau khi quân đội Nhật Bản tập trận chung với Philippines đã không ngần ngại cho trinh sát cơ bay lượn trên khu vực Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) nằm trong thềm lục địa của Philippines những bị Bắc Kinh đòi chủ quyền.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150630-tuong-trung-quoc-ve-tuan-tra-bien-dong-my-thi-duoc-nhat-thi-khong/
Trung Quốc lại đòi Nhật Bản tránh xa Biển Đông
Tổng thống Philippines Aquino họp báo chung với thủ tướng Nhật Abe ngày 04/06 tại Tokyo.Reuters
Sau cuộc tập trận song phương Nhật Bản-Philippines tai Biển Đông, Bắc Kinh liên tục nã pháo vào Tokyo. Động thái mới nhất diễn ra ngày 29/06/2015, khi nhân vật số bốn trong chính quyền Trung Quốc lên tiếng đòi Nhật Bản tránh xa hồ sơ Biển Đông. Cùng lúc, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra thông cáo yêu cầu Tokyo thận trọng khi xử lý các vấn đề an ninh, cũng như Biển Đông.
Theo hãng tin Nhật Bản Kyodo, nhân cuộc tiếp xúc với một phái đoàn nghị sĩ Nhật Bản ghé thăm Bắc Kinh, ông Du Chính Thanh (Yu Zhengsheng) Ủy viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc, đã cho rằng vấn đề Biển Đông « hoàn toàn không có liên quan gì đến Nhật Bản ».
Đối với nhân vật trên danh nghĩa là lãnh đạo đứng hàng thứ tư trong guồng máy lãnh đạo Bắc Kinh, việc Nhật Bản cùng với Mỹ đua nhau chỉ trích Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông, mà không nói gì đến Philippines và các nước tranh chấp khác, là một điều « không công bằng ».
Cũng trong chiến dịch phản công nhắm vào Nhật Bản, vào hôm qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm qua đã lên tiếng cảnh cáo Tokyo là nên thận trọng và có thái độ đúng đắn khi xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh quân sự và Biển Đông.
Phản ứng trên đây được đưa ra sau khi truyền thông Nhật Bản tiết lộ rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, khi nói chuyện với giới báo chí hồi đầu tháng Sáu, đã cho rằng các cải cách về an ninh mà Tokyo đang tiến hành đích thực nhắm vào Bắc Kinh và vấn đề Biển Đông.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, nếu các thông tin trên xác thực, thì giới lãnh đạo Nhật Bản phải có lời giải thích với Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150630-trung-quoc-lai-doi-nhat-ban-tranh-xa-bien-dong/
Đối với nhân vật trên danh nghĩa là lãnh đạo đứng hàng thứ tư trong guồng máy lãnh đạo Bắc Kinh, việc Nhật Bản cùng với Mỹ đua nhau chỉ trích Trung Quốc trong hồ sơ Biển Đông, mà không nói gì đến Philippines và các nước tranh chấp khác, là một điều « không công bằng ».
Cũng trong chiến dịch phản công nhắm vào Nhật Bản, vào hôm qua, Bộ Ngoại giao Trung Quốc vào hôm qua đã lên tiếng cảnh cáo Tokyo là nên thận trọng và có thái độ đúng đắn khi xử lý các vấn đề liên quan đến an ninh quân sự và Biển Đông.
Phản ứng trên đây được đưa ra sau khi truyền thông Nhật Bản tiết lộ rằng Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, khi nói chuyện với giới báo chí hồi đầu tháng Sáu, đã cho rằng các cải cách về an ninh mà Tokyo đang tiến hành đích thực nhắm vào Bắc Kinh và vấn đề Biển Đông.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh, nếu các thông tin trên xác thực, thì giới lãnh đạo Nhật Bản phải có lời giải thích với Bắc Kinh.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150630-trung-quoc-lai-doi-nhat-ban-tranh-xa-bien-dong/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten