Trung Quốc và Úc ký thỏa thuận trao đổi thương mại tự do
Thủ tướng Úc Tony Abbott và bộ trưởng Thương mại Trung Quốc Cao Hổ Thành 17/06/2015 - REUTERS / Penny Bradfield
Theo AFP, hôm nay 17/06/2015, Canberra và Bắc Kinh đã ký kết một thỏa thuận thương mại tự do, kết quả của mười năm đàm phán căng thẳng. Thỏa thuận này đặc biệt liên quan đến các lĩnh vực kinh tế chủ chốt như khoáng sản, nông nghiệp, hàng điện tử hay đầu tư.
Giới chủ Úc hy vọng nhờ thỏa thuận nói trên có thể cạnh tranh lại với Châu Âu và Hoa Kỳ, trong khi đó các nghiệp đoàn lo ngại làn sóng lao động nhập cư người Trung Quốc với tiền công rẻ mạt sẽ tràn ngập thị trường nước này.
Thủ tướng Úc Tony Abbott vui mừng ghi nhận, đây là « một ngày lịch sử » đối với hai quốc gia, « tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước chúng ta vào thị trường của nhau ». Bộ trưởng Thương mại Úc Andrew Robb và đồng cấp Trung Quốc Cao Hổ Thành (Gao Hucheng) đã ký văn bản thỏa thuận trao đổi thương mại tự do trong một nghi thức diễn ra tại thủ đô Úc.
Hiện tại Trung Quốc là đối tác thương mại số một của Úc, với trao đổi song phương hơn 160 tỷ đô la Úc (tương đương 110 tỷ euro)/năm, và nền kinh tế số hai thế giới đã trở thành quốc gia đầu tư số một vào Úc, vượt qua Hoa Kỳ. Thỏa thuận nói trên cho phép hơn 85% hàng xuất khẩu Úc vào Trung Quốc được miễn, giảm thuế, trong đó có phần lớn của các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng, rượu vang, thịt bò, cá và các sản phẩm sữa - các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Úc. Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu số một thế giới những hàng hóa nói trên.
Theo thỏa thuận này, các sản phẩm sữa của Úc sẽ được giảm thuế nhập khẩu, đến mức miễn hoàn toàn trong vòng 11 năm nữa. Riêng sữa cho trẻ em sẽ được miễn thuế trong vòng bốn năm tới. Cũng tương tự, thuế thịt bò của Úc vào Trung Quốc sẽ được xóa bỏ trong vòng chín năm, thuế gia súc sẽ chấm dứt trong vòng bốn năm.
Đổi lại, Úc sẽ phải dỡ bỏ sắc thuế đánh vào các đồ điện tử và đồ điện gia dụng từ Trung Quốc. Đầu tư Trung Quốc vào Úc cũng sẽ được tạo điều kiện dễ dàng. Các quỹ đầu tư tư nhân có thể đưa vào Úc đến một tỷ đô la Úc, mà không cần phải thông qua cơ quan kiểm soát đầu tư nước ngoài, trừ một số ngoại lệ như các dự án trên đất nông nghiệp hay doanh nghiệp thực phẩm. Bất đồng về những hạn chế đối với đầu tư, liên quan đến các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc, từng là một trở ngại cơ bản trong việc đi đến thỏa thuận này.
Chính phủ Canberra hy vọng thỏa thuận này sẽ cho phép vực dậy nền khai khoáng Úc đang xuống dốc, do giá nguyên liệu và nhu cầu từ Trung Quốc sụt giảm. Giới chủ Úc vui mừng vì sẽ có được lợi thế cạnh tranh đáng kể so với Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và Canada. Doanh nghiệp sữa của Úc sẽ có cơ may đè bẹp được đối thủ New Zearland nhờ ở các ưu đãi vừa có được.
Tuy nhiên, giới nghiệp đoàn Úc phản ứng dữ dội. Tổng thư ký nghiệp đoàn Electrical Traders Union (bao gồm các doanh nghiệp ngành điện tử và viễn thông) lên án : « Thỏa thuận này là một sự hổ nhục », « một ngày đen tối » với người lao động Úc. Các công đoàn Úc rất lo ngại làn sóng nhân công được trả lương thấp từ Trung Quốc với các dự án đầu tư hơn 150 triệu đô la Úc sẽ tràn sang, đe dọa việc làm tại Úc.
Trước Trung Quốc, Úc đã có được hai thỏa thuận tương tự với Nhật Bản và Hàn Quốc. Mục tiêu sắp tới của Canberra là một thỏa thuận với Ấn Độ. Xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm một nửa lượng xuất khẩu của Úc, theo Bộ trưởng Thương mại nước này. Về phần mình, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cho rằng thỏa thuận song phương này đi theo hướng Khu vực trao đổi tự do xuyên Thái Bình Dương (FTAAP), một dự án bao gồm một khu vực địa lý rộng hơn, nhưng ít tham vọng hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP, do Hoa Kỳ dẫn đầu, nhưng không bao gồm Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150617-trung-quoc-va-uc-ky-thoa-thuan-trao-doi-thuong-mai-tu-do/
Thủ tướng Úc Tony Abbott vui mừng ghi nhận, đây là « một ngày lịch sử » đối với hai quốc gia, « tạo điều kiện thuận lợi cho hai nước chúng ta vào thị trường của nhau ». Bộ trưởng Thương mại Úc Andrew Robb và đồng cấp Trung Quốc Cao Hổ Thành (Gao Hucheng) đã ký văn bản thỏa thuận trao đổi thương mại tự do trong một nghi thức diễn ra tại thủ đô Úc.
Hiện tại Trung Quốc là đối tác thương mại số một của Úc, với trao đổi song phương hơn 160 tỷ đô la Úc (tương đương 110 tỷ euro)/năm, và nền kinh tế số hai thế giới đã trở thành quốc gia đầu tư số một vào Úc, vượt qua Hoa Kỳ. Thỏa thuận nói trên cho phép hơn 85% hàng xuất khẩu Úc vào Trung Quốc được miễn, giảm thuế, trong đó có phần lớn của các sản phẩm của ngành công nghiệp năng lượng, rượu vang, thịt bò, cá và các sản phẩm sữa - các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Úc. Trung Quốc cũng là thị trường nhập khẩu số một thế giới những hàng hóa nói trên.
Theo thỏa thuận này, các sản phẩm sữa của Úc sẽ được giảm thuế nhập khẩu, đến mức miễn hoàn toàn trong vòng 11 năm nữa. Riêng sữa cho trẻ em sẽ được miễn thuế trong vòng bốn năm tới. Cũng tương tự, thuế thịt bò của Úc vào Trung Quốc sẽ được xóa bỏ trong vòng chín năm, thuế gia súc sẽ chấm dứt trong vòng bốn năm.
Đổi lại, Úc sẽ phải dỡ bỏ sắc thuế đánh vào các đồ điện tử và đồ điện gia dụng từ Trung Quốc. Đầu tư Trung Quốc vào Úc cũng sẽ được tạo điều kiện dễ dàng. Các quỹ đầu tư tư nhân có thể đưa vào Úc đến một tỷ đô la Úc, mà không cần phải thông qua cơ quan kiểm soát đầu tư nước ngoài, trừ một số ngoại lệ như các dự án trên đất nông nghiệp hay doanh nghiệp thực phẩm. Bất đồng về những hạn chế đối với đầu tư, liên quan đến các doanh nghiệp Nhà nước Trung Quốc, từng là một trở ngại cơ bản trong việc đi đến thỏa thuận này.
Chính phủ Canberra hy vọng thỏa thuận này sẽ cho phép vực dậy nền khai khoáng Úc đang xuống dốc, do giá nguyên liệu và nhu cầu từ Trung Quốc sụt giảm. Giới chủ Úc vui mừng vì sẽ có được lợi thế cạnh tranh đáng kể so với Liên Hiệp Châu Âu, Hoa Kỳ và Canada. Doanh nghiệp sữa của Úc sẽ có cơ may đè bẹp được đối thủ New Zearland nhờ ở các ưu đãi vừa có được.
Tuy nhiên, giới nghiệp đoàn Úc phản ứng dữ dội. Tổng thư ký nghiệp đoàn Electrical Traders Union (bao gồm các doanh nghiệp ngành điện tử và viễn thông) lên án : « Thỏa thuận này là một sự hổ nhục », « một ngày đen tối » với người lao động Úc. Các công đoàn Úc rất lo ngại làn sóng nhân công được trả lương thấp từ Trung Quốc với các dự án đầu tư hơn 150 triệu đô la Úc sẽ tràn sang, đe dọa việc làm tại Úc.
Trước Trung Quốc, Úc đã có được hai thỏa thuận tương tự với Nhật Bản và Hàn Quốc. Mục tiêu sắp tới của Canberra là một thỏa thuận với Ấn Độ. Xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm một nửa lượng xuất khẩu của Úc, theo Bộ trưởng Thương mại nước này. Về phần mình, Bộ trưởng Thương mại Trung Quốc cho rằng thỏa thuận song phương này đi theo hướng Khu vực trao đổi tự do xuyên Thái Bình Dương (FTAAP), một dự án bao gồm một khu vực địa lý rộng hơn, nhưng ít tham vọng hơn so với Hiệp định Đối tác Kinh tế Xuyên Thái Bình Dương TPP, do Hoa Kỳ dẫn đầu, nhưng không bao gồm Trung Quốc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150617-trung-quoc-va-uc-ky-thoa-thuan-trao-doi-thuong-mai-tu-do/
Canberra và Bắc Kinh ký thỏa thuận thương mại tự do
Tony Abbott và Tập Cận Bình : Trao đổi thương mại Úc-Trung lên đến 130 tỷ đôla Mỹ mỗi năm - REUTERS /Michael Bowers
Sau 9 năm thương lượng gay go, Úc và Trung Quốc đã ký một hiệp ước thương mại có thể mở rộng cửa thị trường Hoa lục cho hàng hóa xuất khẩu của Úc trong bối cảnh « thời vàng son » của tài nguyên thiên nhiên, quặng mỏ sắp tàn.
Thỏa thuận mậu dịch tự do được hai bên ký kết vào ngày hôm nay 17/11/2014, nhân chuyến viếng thăm nước Úc của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, tới Brisbane dự thượng đỉnh G20. Lãnh đạo Trung Quốc ca ngợi « một đối tác chiến lược mới , một thị trường rộng lớn, và điều kiện thuận lợi hơn ».
Thủ tướng Tony Abbott nhấn mạnh đến viễn ảnh « 95% hàng xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc sẽ được miễn thuế, đem về hàng tỷ đôla và tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống dân chúng ».
Từ nay cho đến khi hiệp ước được áp dụng toàn diện, Trung Quốc sẽ mở thị trường cho các mặt hàng quan trọng nhất của Úc. Sữa bò và thịt, một số tài nguyên thiên nhiên và hoa quả cho đến sản phẩm chế biến, đầu tư, dịch vụ sẽ được điều kiện thuận lợi tại Hoa lục.
Đổi lại, các nhà đầu tư tư nhân của Trung Quốc có thể đưa vào Úc một tỷ đô la Úc mà không cần đèn xanh của Ủ ban theo dõi đầu tư nước ngoài trừ hai lãnh vực nông nghiệp và nông phẩm. Theo AFP, Trung Quốc là bạn hàng số một của Úc mà doanh số trao đổi thương mại lên đến 130 tỷ đôla Mỹ mỗi năm.
Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Úc, nhất là than đá, không còn đóng vai trò quan trọng nhất mang lại nguồn ngoại tệ và nước Úc đang tìm động lực mới cho tăng trưởng kinh tế.
Nhiều nhà phân tích hoài nghi về hiệu năng của hiệp ước mậu dịch tự do Úc-Trung Quốc. Văn kiện này còn phải được Quốc hội Úc chấp thuận mới được thi hành.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141117-canberra-va-bac-kinh-ky-thoa-thuan-thuong-mai-tu-do/
Thủ tướng Tony Abbott nhấn mạnh đến viễn ảnh « 95% hàng xuất khẩu của Úc sang Trung Quốc sẽ được miễn thuế, đem về hàng tỷ đôla và tạo thêm công ăn việc làm, cải thiện đời sống dân chúng ».
Từ nay cho đến khi hiệp ước được áp dụng toàn diện, Trung Quốc sẽ mở thị trường cho các mặt hàng quan trọng nhất của Úc. Sữa bò và thịt, một số tài nguyên thiên nhiên và hoa quả cho đến sản phẩm chế biến, đầu tư, dịch vụ sẽ được điều kiện thuận lợi tại Hoa lục.
Đổi lại, các nhà đầu tư tư nhân của Trung Quốc có thể đưa vào Úc một tỷ đô la Úc mà không cần đèn xanh của Ủ ban theo dõi đầu tư nước ngoài trừ hai lãnh vực nông nghiệp và nông phẩm. Theo AFP, Trung Quốc là bạn hàng số một của Úc mà doanh số trao đổi thương mại lên đến 130 tỷ đôla Mỹ mỗi năm.
Tuy nhiên, tài nguyên thiên nhiên của Úc, nhất là than đá, không còn đóng vai trò quan trọng nhất mang lại nguồn ngoại tệ và nước Úc đang tìm động lực mới cho tăng trưởng kinh tế.
Nhiều nhà phân tích hoài nghi về hiệu năng của hiệp ước mậu dịch tự do Úc-Trung Quốc. Văn kiện này còn phải được Quốc hội Úc chấp thuận mới được thi hành.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20141117-canberra-va-bac-kinh-ky-thoa-thuan-thuong-mai-tu-do/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten