Monday, December 23, 2013 3:41:16 PM
Bài liên quan
MOSCOW (NV) .- Trong giai đoạn từ 2013 đến 2016, CSVN trở thành khách hàng lớn thứ ba trong các giao dịch vũ khí giữa Nga với những quốc gia khác.
Dẫn đầu danh sách mua vũ khí của Nga trong giai đoạn vừa kể là Ấn Độ, kế đó là Iraq. Trung Quốc từ vị trí khách hàng lớn thứ hai trong giai đoạn từ 2005 – 2013, đã tụt xuống vị trí thứ tư trong giai đoạn từ 2013 – 2016.
Trong một tài liệu công bố hồi tuần trước, Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí Thế giới (Centre for Analysis of World Arms Trade) nhận định, tiền mà Ấn Độ, Iraq và Việt Nam chi ra để mua vũ khí của Nga chiếm khoảng 52% tổng doanh thu xuất cảng vũ khí của Nga. Trong đó, Ấn Độ đóng góp 33%, Iraq đóng góp 10% và Việt Nam đóng góp 9%.
Ở giai đoạn từ 2005-2012, tiền mua vũ khí từ Nga của Việt Nam chỉ chiếm chừng 5% tổng doanh thu xuất cảng vũ khí của Nga và mới là khách hàng lớn thứ năm. Các chuyên gia cho rằng, lý do Việt Nam tăng chi tiêu trong mua sắm vũ khí, đặc biệt là vũ khí của Nga vì thái độ hung hăng của Trung Quốc.
Đặc biệt là từ năm 2009, khi Trung Quốc công bố yêu sách về chủ quyền, theo đó, đòi độc chiếm gần như toàn bộ biển Đông. Cho đến nay, gần như toàn bộ các loại vũ khí, phương triện chiến tranh mà Việt Nam hỏi mua từ Nga là nhằm phòng thủ vùng biển.
Đầu tháng trước, Việt Nam và Nga vừa ký các tài liệu liên quan đến việc giao nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên. Theo dự kiến, tháng tới, chiếc tàu ngầm này mới cập cảng Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Nga, dù có tàu ngầm nhưng hai năm nữa Hải quân Việt Nam mới có thể sử dụng thành thạo loại tàu ngầm Kilo. Phía Nga cũng cho biết, họ sẽ giao thêm cho Việt Nam một chiếc tàu ngầm nữa vào đầu 2014 và chiếc thứ ba cũng sẽ được bàn giao trong cùng năm.
Năm 2009, Việt Nam và Nga ký thỏa thuận thực hiện “Dự án Varshavyanka”. “Dự án Varshavyanka” là tên gọi kế hoạch đặt mua 6 tàu ngầm loại Varshavyanka, lớp Kilo của Nga cho Hải quân Việt Nam, vởi tổng giá trị của cả lô hàng là hai tỉ đô la.
Ngoài việc cung cấp tàu ngầm, Nga còn nhận đào tạo đội ngũ sử dụng tàu ngầm Kilo cho Hải quân Việt Nam. Hai bên đã cùng xây dựng “Trung tâm đào tạo nhân lực điều khiển tàu ngầm Kilo” tại Cam Ranh. Hồi đầu tháng này, “Trung tâm đào tạo nhân lực điều khiển tàu ngầm Kilo” đã bắt đầu huấn luyện 40 người để sử dụng những tàu ngầm Kilo sắp nhận từ Nga.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, quan hệ Nga – Việt chựng lại, không nồng thắm và nhiệt thành như trước đó. Mãi đến năm 2001, Việt Nam và Nga mới trở thành “đối tác chiến lược”. Từ khi Trung Quốc gia tăng các hoạt động nhằm khẳng định yêu sách của họ về chủ quyền trên biển Đông, Nga là một trong những quốc gia mà Việt Nam mong muốn “thắt chặt quan hệ”. Năm 2012, quan hệ Nga – Việt đã được nâng lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”.
Giữa tháng 10 năm nay, Nga và Việt Nam đạt được một thỏa thuận, theo đó, hai bên sẽ cùng tăng việc hợp tác kỹ thuật quân sự như một giải pháp thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương. Đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự được hai bên xác định là một phần quan trọng trong việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược.
Trong quan hệ với Nga, những thỏa thuận hợp tác về quân sự, nhằm tăng cường khả năng quốc phòng của Việt Nam đã đạt một số kết quả cụ thể. Chẳng hạn, nhờ quan hệ này, Việt Nam sẽ có một công xưởng hải quân ở Cam Ranh vào năm 2015 để sửa chữa và bảo dưỡng toàn bộ các chiến hạm mà Liên Xô (trước đây) và Nga (hiện nay) cung cấp cho Việt Nam.
Bên cạnh các chiến hạm mới mua từ Nga, đến nay, Hải quân Việt Nam vẫn còn sử dụng các chiến hạm loại Svetlyak, Molniya mua từ Nga hồi thập niên 1990.
Trong thập niên vừa qua, ngoài việc đặt mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo, Việt Nam còn mua thêm 4 chiến hạm lớp Gepard trang bị hỏa tiễn cho hải quân, 20 chiến đấu cơ Su-30MK2 cho không quân, hệ thống hỏa tiễn địa - không S-300, hệ thống hỏa tiễn hải – không Bastion và hỏa tiễn địa - không Igla để trang bị cho quân chủng phòng không – không quân.
Gần đây, Việt Nam còn hỏi mua từ Nga tổ hợp Gefest/Hephaestus của công ty Aqua-Servis. Tổ hợp Gefest/Hephaestus là thiết bị mô phỏng để huấn luyện ứng phó trong các tình huống khẩn cấp trên biển. Theo dự kiến, tổ hợp Gefest/Hephaestus sẽ được Nga giao cho Việt Nam vào cuối năm nay và Hải quân Việt Nam sẽ lắp đặt tổ hợp này tại trung tâm huấn luyện ở Cam Ranh. (G.Đ)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=179537&zoneid=1#.VXNdDemJi70
Tàu ngầm Kilo do Nga sản xuất. Loại tàu ngầm này được ví von là “hố đen trong đại dương” vì rất khó phát giác khi chúng di chuyển bên dưới mặt nước. (Hình: RIA Novesti)
|
Trong một tài liệu công bố hồi tuần trước, Trung tâm Phân tích thương mại vũ khí Thế giới (Centre for Analysis of World Arms Trade) nhận định, tiền mà Ấn Độ, Iraq và Việt Nam chi ra để mua vũ khí của Nga chiếm khoảng 52% tổng doanh thu xuất cảng vũ khí của Nga. Trong đó, Ấn Độ đóng góp 33%, Iraq đóng góp 10% và Việt Nam đóng góp 9%.
Ở giai đoạn từ 2005-2012, tiền mua vũ khí từ Nga của Việt Nam chỉ chiếm chừng 5% tổng doanh thu xuất cảng vũ khí của Nga và mới là khách hàng lớn thứ năm. Các chuyên gia cho rằng, lý do Việt Nam tăng chi tiêu trong mua sắm vũ khí, đặc biệt là vũ khí của Nga vì thái độ hung hăng của Trung Quốc.
Đặc biệt là từ năm 2009, khi Trung Quốc công bố yêu sách về chủ quyền, theo đó, đòi độc chiếm gần như toàn bộ biển Đông. Cho đến nay, gần như toàn bộ các loại vũ khí, phương triện chiến tranh mà Việt Nam hỏi mua từ Nga là nhằm phòng thủ vùng biển.
Đầu tháng trước, Việt Nam và Nga vừa ký các tài liệu liên quan đến việc giao nhận chiếc tàu ngầm đầu tiên. Theo dự kiến, tháng tới, chiếc tàu ngầm này mới cập cảng Việt Nam. Tuy nhiên, theo các chuyên gia Nga, dù có tàu ngầm nhưng hai năm nữa Hải quân Việt Nam mới có thể sử dụng thành thạo loại tàu ngầm Kilo. Phía Nga cũng cho biết, họ sẽ giao thêm cho Việt Nam một chiếc tàu ngầm nữa vào đầu 2014 và chiếc thứ ba cũng sẽ được bàn giao trong cùng năm.
Năm 2009, Việt Nam và Nga ký thỏa thuận thực hiện “Dự án Varshavyanka”. “Dự án Varshavyanka” là tên gọi kế hoạch đặt mua 6 tàu ngầm loại Varshavyanka, lớp Kilo của Nga cho Hải quân Việt Nam, vởi tổng giá trị của cả lô hàng là hai tỉ đô la.
Ngoài việc cung cấp tàu ngầm, Nga còn nhận đào tạo đội ngũ sử dụng tàu ngầm Kilo cho Hải quân Việt Nam. Hai bên đã cùng xây dựng “Trung tâm đào tạo nhân lực điều khiển tàu ngầm Kilo” tại Cam Ranh. Hồi đầu tháng này, “Trung tâm đào tạo nhân lực điều khiển tàu ngầm Kilo” đã bắt đầu huấn luyện 40 người để sử dụng những tàu ngầm Kilo sắp nhận từ Nga.
Sau khi Liên Xô sụp đổ, quan hệ Nga – Việt chựng lại, không nồng thắm và nhiệt thành như trước đó. Mãi đến năm 2001, Việt Nam và Nga mới trở thành “đối tác chiến lược”. Từ khi Trung Quốc gia tăng các hoạt động nhằm khẳng định yêu sách của họ về chủ quyền trên biển Đông, Nga là một trong những quốc gia mà Việt Nam mong muốn “thắt chặt quan hệ”. Năm 2012, quan hệ Nga – Việt đã được nâng lên thành “đối tác chiến lược toàn diện”.
Giữa tháng 10 năm nay, Nga và Việt Nam đạt được một thỏa thuận, theo đó, hai bên sẽ cùng tăng việc hợp tác kỹ thuật quân sự như một giải pháp thắt chặt hơn nữa quan hệ song phương. Đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật quân sự được hai bên xác định là một phần quan trọng trong việc phát triển quan hệ đối tác chiến lược.
Trong quan hệ với Nga, những thỏa thuận hợp tác về quân sự, nhằm tăng cường khả năng quốc phòng của Việt Nam đã đạt một số kết quả cụ thể. Chẳng hạn, nhờ quan hệ này, Việt Nam sẽ có một công xưởng hải quân ở Cam Ranh vào năm 2015 để sửa chữa và bảo dưỡng toàn bộ các chiến hạm mà Liên Xô (trước đây) và Nga (hiện nay) cung cấp cho Việt Nam.
Bên cạnh các chiến hạm mới mua từ Nga, đến nay, Hải quân Việt Nam vẫn còn sử dụng các chiến hạm loại Svetlyak, Molniya mua từ Nga hồi thập niên 1990.
Trong thập niên vừa qua, ngoài việc đặt mua của Nga 6 tàu ngầm lớp Kilo, Việt Nam còn mua thêm 4 chiến hạm lớp Gepard trang bị hỏa tiễn cho hải quân, 20 chiến đấu cơ Su-30MK2 cho không quân, hệ thống hỏa tiễn địa - không S-300, hệ thống hỏa tiễn hải – không Bastion và hỏa tiễn địa - không Igla để trang bị cho quân chủng phòng không – không quân.
Gần đây, Việt Nam còn hỏi mua từ Nga tổ hợp Gefest/Hephaestus của công ty Aqua-Servis. Tổ hợp Gefest/Hephaestus là thiết bị mô phỏng để huấn luyện ứng phó trong các tình huống khẩn cấp trên biển. Theo dự kiến, tổ hợp Gefest/Hephaestus sẽ được Nga giao cho Việt Nam vào cuối năm nay và Hải quân Việt Nam sẽ lắp đặt tổ hợp này tại trung tâm huấn luyện ở Cam Ranh. (G.Đ)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=179537&zoneid=1#.VXNdDemJi70
Geen opmerkingen:
Een reactie posten