Ai sẽ cho em sự sống
Thanh Trúc, phóng viên RFA
2015-06-25
2015-06-25
Con bị Aplastic Anemia, cái tủy của con không làm việc bình thường, con nghĩ học ba bốn tuần rồi. Con nhớ con thích đi học. Con muốn làm bác sĩ mắt tại vì con thấy người ta mù thì không thấy, con thấy tội.
Đó là Trish Trần Thùy Trang khi em được ba mẹ cho phép nói chuyện với Thanh Trúc. Chúa Nhật ngày 21 vừa qua, một buổi ghi danh tình nguyện hiến tủy cứu bệnh nhân ung thư máu, còn gọi là bệnh hoại huyết, diễn ra trước cửa một đài phát thanh của người Việt trong thành phố San Jose, tiểu bang California. Chị Hoàng Mộng Thu, người khởi xướng buổi ghi danh, cho biết không chỉ để giúp riêng Trish Trần Quỳnh Trang mà còn nhằm tìm kiếm người có tủy bào phù hợp với hai bệnh nhân khác ngay tại San Jose:
Tại thành phố này có hai em, một em 14 tuổi, một em 16 tuổi, đang bị hoại huyết và cần thay tủy bào. Đài Việt Today có cho em một chỗ trước cửa để kêu gọi đồng bào tới.
Chương trình Ai Sẽ Cho Em Sự Sống
Chương trình Ai Sẽ Cho Em Sự Sống mà chị Hoàng Mộng Thu, được coi là một nhà hoạt động xã hội, kêu gọi trên hai đài Việt TV 26.5 và Việt Shopping TV 26.6, được sự hưởng ứng của đông đảo bà con vùng San Jose. Điều kiện ghi danh là những người trong độ tuổi 18 đến 44, điền vào tờ đơn chứng thực mình đầy đủ sức khỏe và sẵn sàng sàng hiến cho bất cứ bệnh nhân nào cần:
Tôi tên Lê Thị Thúy Nga, tuổi của tôi cao hơn 44, tiếc quá. Khi đi tôi có cầu nguyện cho tôi match với cháu, thấy tội quá. Bây giờ tôi mong ước cầu xin dù ít dù nhiều trong số người này có thể giúp cháu để cháu có đời sống.
Từ năm 2005 đến giờ, Hội Hiến Tủy Châu Á, phần đảm trách người Việt Nam, đã cứu được mạng sống của 26 bệnh nhân ung thư máu cần ghép tủyEm tên Phương Triểu, đang giúp công việc ghi danh hiến tủy bào để cứu bé Trish Trần Quỳnh Trang, bị bệnh Aplastic Anemia và đã nhập viện gần một tháng. Em đã ghi danh và hy vọng có cơ hội match với một người nào đó để có thể cứu sống một mạng người. Đó là điều cần thiết cơ bản mình phải làm thôi.
Tôi là Ken và bà xã tên Thảo, tình cờ coi một chương trình trên TV thấy cảm động, nghĩ rằng cháu bé thì cũng như con mình thôi. Hai vợ chồng đến đây với hy vọng có thể giúp được gì, nếu cho một chút mà cứu được cháu thì rất tốt.
Coi chương trình TV thì lúc đầu cũng sợ tại mình không hiểu, nhưng mà tới khúc cuối nghe bác sĩ giải thích thì mình cũng nghĩ không đến nỗi nào.
Có người đến với buổi vận động hiến tủy hôm 21 vừa qua vì tò mò, có người không muốn thử và không muốn ghi tên dù được giải thích kỹ. Điển hình một bà mẹ vội vã kéo con đi khi bạn trẻ này tỏ ý muốn điền đơn. Nhưng cũng có một ông bố dẫn cả hai con gái đến ghi tên cầu may vì theo ông cứu người như cứu hỏa:
Tôi là Lai Nguyễn, chở hai đứa con đến thử, hy vọng hợp để giúp giùm cho em bé đó. Mơ ước là cộng đồng đến nhiều chừng nào tốt chừng đó. Hồi nãy đi trên xe em cũng có giải thích chuyện này cho hai đứa con, nó nghe rồi nó đồng ý thôi.
Tưởng cần nhắc lại trong lãnh vực khoa học, phương pháp dùng tế bào mầm trong tủy xương để cứu sống bệnh nhân bị ung thư máu đã có từ cuối thập niên 1950. Điều quan trọng nhất là tìm cho ra người có tế bào mầm thích hợp với người bệnh.
Số liệu từ American Cancer Society,Hiệp Hội Nghiên Cứu Ung Thư Mỹ, cho thấy cứ 10 bệnh nhân cần tế bào mầm thì khả năng 5 người có tế bào mầm thích hợp và sẵn sàng cho. Tuy nhiên trong các cộng đồng thiểu số như Việt Nam thì sác xuất chỉ có ít hơn 1.
Từ San Jose, tiến sĩ y khoa bệnh học Nguyễn Thượng Vũ, chuyên nghiên cứu về tế bào gốc, nhận định rằng trong khi những quảng cáo sai lạc về ứng dụng tế bào gốc liên quan đến các sản phẩm thương mại được phổ biến rầm rộ trong cộng đồng người Việt thì ngược lại những thông tin chính xác, vô vị lợi về hiệu quả thực sự của tế bào gốc trong y khoa như hiến tế bào mầm của máu để cứu sống bệnh nhân bị ung thư máu lại chưa đến với đồng hương một cách rộng rãi và có hiệu quả:
Khi người ta nghe đến chữ hiến tủy người ta sợ lắm, người ta nghĩ là mình sẽ lấy tủy từ xương sống ra nhưng mà không phải như vậy. Theo sự tiến triển của khoa học, nếu gặp được người mà đã trùng hợp rồi thì họ sẽ lấy máu từ cánh tay ra, lọc lấy căn bào gốc cho người bệnh, cho nên là không có đau đớn gì cảViệc tặng tế bào mầm của máu mình để cứu sống người khác là một vinh dự, tuy nhiên người muốn hiến tặng đôi khi cảm thấy lưỡng lự vì còn ấn tượng cũ là việc lấy mẫu tế bào để thử cho biết có hợp không hoặc việc lấy tủy là khó khăn và phức tạp.
bà Nguyễn Chử Hoàng Anh
Thật sự với những tiến bộ vượt bực về nghiên cứu tế bào gốc trong những năm gần đây đã khiến việc hiến tế bào mầm của máu trở nên đơn giản. Người muốn cho tế bào mầm chỉ cần đến các trạm hiến, nhân viên chỉ dùng một que bông gòn quẹt lên da miệng và chỉ một ít tế bào dính trên que là đủ cho chuyên viên phòng thí nghiệm lấy mẫu DNA và dùng phương pháp PCR để xác định cac loại kháng nguyên bạch cầu của người cho.
Các kết quả này sẽ được lưu trữ trong ngân hàng máu để so sánh với kết quả nơi người bệnh ung thư máu. Nếu hợp thì người cho sẽ được mời đến để hiến tế bào mầm. Tế bào mầm với đặc tính mang nhiều kháng nguyên CD34 cho nên sẽ được lựa chọn ra từ máu bằng máy chứ không cần phải lấy tủy. Tóm lại, với kỹ thuật mới về ứng dụng thực sự của tế bào gốc trong y khoa, chúng ta sẽ có nhiều cơ hội hơn để có được vinh dự là người hiến tế bào mầm.
Đó là chuyện ở nước Mỹ, còn ở Việt Nam thì sao. Bác sĩ Nguyễn Huy Du, chuyên gia y tế của UNICEF Việt Nam:
Ở Việt Nam phong trào hiến máu nhân đạo thì rất phổ biến nhưng việc hiến tủy không thành một phong trào. Thông thường và trước tiên là người ta tìm người thân trước. Cũng rất khó khăn vì công việc tìm kiếm ra ngoài nó chưa được phổ biến, người dân không có những cái gọi là hiểu biết nhiều lắm. Chương trình hiến tủy theo tôi biết thì chưa được rộng, nhưng bệnh viện thì có thể người ta có hệ thống thí dụ như bệnh viện ung thư lớn ở Hà Nội hoặc là bệnh viện dành cho trẻ em chẳng hạn, người ta có thể giới thiệu hoặc có kênh liên lạc để biết và kiếm những nguồn hỗ trợ.
Bác sĩ Phạm Nhật An, nguyên phó giám đốc kiêm trưởng Khoa Truyền Nhiễm Bệnh Viện Nhi Trung Ương, hiện là giảng viên cấp cao Đại Học Y Hà Nội, nói về chuyện ghép tủy để cứu bệnh nhân ung thu máu mà ông gọi là bạch cầu cấp:
Bạch cầu cấp, ung thư máu, điều trị bằng thuốc, bằng hóa chất là cũng tương đối ổn. Có những thể đặc biệt có nguy cơ rất lớn thì trường hợp đấy là phải ghép thôi, không phải 100% bách cầu cấp là phải ghép hết đâu. Nhưng phải tìm và phải thuyết phục và như tôi nói hầu hết là những người ở trong gia đình, việc vẫn có thể thực hiện được. Ở những bệnh viện lớn thì việc ghép đã thành . Ở đây thì Viện Huyết Học, Viện Máu Trung Ương, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện 108 vân vân. . việc ghép tủy không phải là cái gì quá cao siêu đâu.
Cái muốn chia xẻ ở đây là thực ra ở Việt Nam vấn đề quan trọng hơn ở chỗ là phải có nguồn kinh phí. Để thực hiện kỹ thuật ghép tủy cũng tốn tiền, cần rất nhiều các trang thiết bị cũng như máy móc, bảo hiểm cũng không chi trả được hết từng ấy. Mỗi cuộc ghép tủy có thể là hai ba trăm triệu tiền Việt Nam, 10.000 hay 15.000 Đô gì thôi, nhưng ở Việt Nam thế là lớn đối với người bình thường không có tiền.
Hiến tủy rất đơn giản không đau không nguy hiểm
Trở lại chuyện hiến tủy, tức hiến tế bào mầm cho người bị ung thư máu hay bạch cầu cấp trong cộng đống gốc Châu Á, đặc biệt là Việt Nam ở Hoa Kỳ. Từ 2005, bà Nguyễn Chử Hoàng Anh của Hội Hiến Tủy Châu Á:
Khi người ta nghe đến chữ hiến tủy người ta sợ lắm, người ta nghĩ là mình sẽ lấy tủy từ xương sống ra nhưng mà không phải như vậy. Theo sự tiến triển của khoa học, nếu gặp được người mà đã trùng hợp rồi thì họ sẽ lấy máu từ cánh tay ra, lọc lấy căn bào gốc cho người bệnh, cho nên là không có đau đớn gì cả.
Khi mình đã cho mọi người biết là lấy từ cánh tay ra, không nghĩ đến chữ tủy nữa, nên họ cho rất nhiều.
Để tránh cái tâm lý sợ hãi, ngay cả trong cộng đồng giòng chính thì tên gọi National Marrow Donor Program sau này cũng được đổi lại một cách nhẹ nhàng hơn là Be The Match:
Có nhiều nhà thương vẫn xin tủy, nhưng người cho có thể nói tôi không muốn cho tủy từ xương chậu ra mà tôi muốn cho căn bào gốc lấy từ cánh tay ra. Khi thử thì chỉ lấy que gạc thấm vào nước miếng mà thôi, không có thử máu như ngay xưa nữa cho nên không đau đớn gì cả.
Trong suốt 4 năm Michelle không tìm được người match tủy bào thì cháu qua đời. Trước giờ phút cuối cùng cháu nhắm mắt thì cháu nói” Mẹ đừng có điên, mẹ giúp những người bệnh nhân khác điTừ năm 2005 đến giờ, Hội Hiến Tủy Châu Á, phần đảm trách người Việt Nam, đã cứu được mạng sống của 26 bệnh nhân ung thư máu cần ghép tủy:
chị Hoàng Mộng Thu
Năm 2010 chúng tôi kiếm được tủy cho em Mathew Nguyễn, 28 tuổi, bị ung thư máu. Chúng tôi kiếm được một em tên là Diệp ở Arizona. Khi cho tủy thì cô Diệp không biết mình cho ai, cậu Mathew cũng không biết người này ở đâu ra. Một năm sau, Mathew được cho tủy và đã lành bệnh rồi, chúng tôi tổ chức cho họ gặp nhau . Buổi gặp gỡ đó TV và báo chí đã đăng rất nhiều, rất cảm động và rất đông người đi tham dự.
Ngoài ra chúng tôi cũng có một cô bé 4 tuổi ở California. Chúng tôi đi xuống Texas thì cũng có nhiều người ghi danh. Mấy tháng sau chúng tôi gọi cô Phương Mai nói cô hợp với một đứa bé 4 tuổi thì cô ấy rất mừng và đã cho căn bào gốc cho cô bé 4 tuổi này. Một năm sau thì hai người được gặp nhau tại California. Cho nên khi người Việt Nam mình bắt đầu hiểu rõ về tình trạng cho căn bào gốc hay tế bào gốc, cũng như mình vẫn dùng chữ cho tủy đó, thì họ không sợ nữa.
Hiện tại bà Hoàng Anh đang có mặt tại vùng DC để mong giúp một bệnh nhân 12 tuổi, em Carly Nguyễn, khỏi căn bệnh ung thư máu.
Để vận động mọi người hiến tủy bào mẩm cho Carly Nguyễn, một buổi ghi danh hiến tủy sẽ diễn ra tại Nhà Việt Nam ngày Chúa Nhật tới đây với sự yểm trợ của Hội Hiến Tủy Á Châu:
Tôi là nha sĩ Nguyễn Anh Thi, xin kêu gọi quí đồng bào đến Nhà Việt Nam ghi danh hiến tủy để giúp bé Carly Bảo Hân Nguyễn, 17 tuổi. Hiện tại bé đang làm chemo nhưng bác sĩ nói không đủ và cần một người phù hợp tế bào máu của em. Rất cần người Á Châu vì cơ hội thích hợp máu của em rất là ít.
Nếu vấn đề hiến tủy bào mầm, một khi thích hợp, có thể tạo phép lạ cho những người bị căn bệnh ung thứ máu hiểm nghèo, thì phép lạ đó đã không xảy đến với chị Hoàng Mộng Thu, người đang kêu gọi đồng hương hiến tủy để cứu cháu Trish Trần Thùy Trang. Bốn năm trước, con gái đấu lòng của chị là Michelle đã không qua khỏi căn bệnh quái ác này:
Lúc 26 tuổi bác sĩ cho biết cháu bị bệnh hoại huyết, có thể là ung thư máu cấp tính. Cháu vừa ra trường UC Berkeley và đi làm. Lúc đó cách giải quyết duy nhất là chemo, qua tháng thứ bảy thì nó phản ứng mạnh hơn nữa. Điều cuối cùng bác sĩ nói phải đi tìm người cho cái tủy bào. Lúc đó trong cộng đồng của mình chỉ có 0.3% nằm trong database của cộng đồng gốc Á Châu. Trong suốt 4 năm Michelle không tìm được người match tủy bào thì cháu qua đời. Trước giờ phút cuối cùng cháu nhắm mắt thì cháu nói” Mẹ đừng có điên , mẹ giúp những người bệnh nhân khác đi” .
Từ đó, suốt 4 năm nay rồi, chúng tôi vẫn thường kiên trì đi những nơi có cộng đồng mình để tổ chức những buổi ghi danh cho tế bào mầm. Bất cứ nơi nào có bệnh nhân kêu thì chúng tôi đến. Trong tuần qua thì bệnh nhân 12 tuổi ở Sacramento, đang bị bệnh hoại huyết và cần chúng tôi giúp đỡ phổ biến tin của em ra ngoài cộng đồng của mình.
Chúa Nhật 28 tới đây Mộng Thu có xin được cái địa điểm trước cửa văn phòng của công ty LaBelle Cosmeceuticals để đồng bào mình đến ghi danh cho tế bào mầm cho bé Trish Trần Thùy Trang. Hiện tại Trish Thùy Trang đang trong điều dưỡng hóa trị, em bị nhiều phản ứng phụ , bị ảnh hưởng tới thận. Thành ra việc kêu gọi người ghi danh cho tủy bào rất là cấp bách không những cho bé Trish Thùy Trang mà còn rất nhiều bệnh nhân đang cần tủy bào.
Thanh Trúc xin tạm ngưng mục Đời Sống Người Việt Khắp Nơi. Hẹn quý vị thứ Năm tuần tới.
Liên lạc góp ý với Thanh Trúc: nguyent@rfa.org
Geen opmerkingen:
Een reactie posten