Biển Đông sẽ lại khuấy động hợp tác Việt-Trung
Tàu Trung Quốc (trái) dùng vòi rồng tấn công tàu cảnh sát biển Việt Nam trong vụ đưa giàn khoan 981 vào thềm lục địa Việt Nam hôm 3/5/2015.REUTERS/Vietnam Marine Guard/Handout via Reuters
Trong hai ngày, kể từ ngày mai, 17/06/2015, hai phái đoàn cấp cao Việt Nam và Trung Quốc sẽ lại gặp nhau tại Bắc Kinh trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 8 của Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Trung-Việt. Đại diện Việt Nam sẽ là Ngoại trưởng Phạm Bình Minh, trong lúc trưởng đoàn Trung Quốc sẽ là Ủy viên Quốc vụ Trung Quốc Dương Khiết Trì. Như thông lệ từ hai năm nay, hồ sơ nổi cộm vẫn là căng thẳng giữa hai nước trên vấn đề Biển Đông.
Hội nghị hợp tác Việt-Trung mở ra lần này trong bối cảnh có thể nói là Trung Quốc đang gồng mình chống lại những lời chỉ trích của cả khu vực lẫn quốc tế sau những hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo tại vùng Trường Sa đang tranh chấp với các láng giềng, bị cho là nhằm thay đổi hiện trạng, đe dọa quyền tự do hàng không và hàng hải trong khu vực Biển Đông.
Dù Trung Quốc ra sức biện bạch, đồng thời lên tiếng cứng rắn, nhưng những phản ứng bất đồng tình đến từ nhóm G7 của khối nước công nghiệp hàng đầu trên Thế giới, của Liên Hiệp Châu Âu, Mỹ, Nhật hay Úc cho thấy là Bắc Kinh bị cô lập trên vấn đề Biển Đông. Ở trong khu vực Đông Nam Á, ngay cả một nước như Malaysia, xưa nay rất dè dặt kín đáo, cũng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc thâm nhập vùng mà Kuala Lumpur cho là thuộc chủ quyền Malaysia.
Các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang thực hiện tại Trường Sa, nhất là thông tin về việc Bắc Kinh đã đưa vũ khí lên đảo mà họ mới bồi đắp, đặt lính Việt Nam đồn trú ở một đảo lân cận trong tầm ngắm, chắc chắn sẽ nổi cộm trong chương trình nghị sự của hai bên, cùng với chuyến du lịch Trường Sa mở ra cho công chúng vào ngày 22/06 tới đây, được Việt Nam loan báo trong những ngày qua.
Hồ sơ Hoàng Sa cũng là một vấn đề nóng, với một loạt vụ tàu công vụ Trung Quốc bị tố cáo là bao vây, và tấn công và cướp phá tàu cá Việt Nam hoạt động trong khu vực, vừa được báo chí Việt Nam nhất loạt tố cáo trong những ngày gần đây.
Điểm đáng chú ý là các vụ tàu cá và ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc sách nhiễu ở vùng Hoàng Sa là chuyện rất thường xẩy ra, nhưng lần này đã được báo chí Việt Nam tập trung đưa tin rộng rãi.
Đối với chuyên gia phân tích Shannon Tiezzi trên tờ báo mạng Nhật Bản The Diplomat vào hôm nay, phải gắn liền việc báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về các hành vi của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa với cuộc họp của Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt-Trung mở ra ngày mai.
Quan điểm của Việt Nam là muốn Trung Quốc công nhận rằng giữa hai nước, thực sự có vấn đề tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, điều mà Bắc Kinh cho đến nay luôn luôn bác bỏ. Từ năm 1974 đến nay, Trung Quốc đã chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa sau khi đánh bật lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ trên đó.
Nhìn chung, hồ sơ tranh chấp Biển Đông có khả năng đẩy các vấn đề hợp tác khác giữa Việt Nam và Trung Quốc xuống hàng thứ yếu, tương tự như hai lần gần đây nhất.
Vào tháng 06/2014, đang lúc căng thẳng do việc Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào cắm sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, chính ông Dương Khiết Trì đã đến Hà Nội để đồng chủ trì Họi nghị về hợp tác. Do thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, cuộc họp được đánh giá là không suôn sẻ lắm.
Sau đó hai tháng, và sau khi Trung Quốc cho rút giàn khoan đi, người nắm ngành ngoại giao của Trung Quốc lại quay lại Hà Nội lần thứ hai. Lần này, quan hệ đã trở thành hòa hoãn hơn, và cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều cam kết là nỗ lực giải quyết các bất đồng trên biển.
Thực tế ngoài Biển Đông cho thấy là bất đồng Việt -Trung còn lâu mới được giải quyết.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150616-hoi-nghi-hop-tac-viet-trung-lai-bi-cang-thang-bien-dong-khuay-dong/
Dù Trung Quốc ra sức biện bạch, đồng thời lên tiếng cứng rắn, nhưng những phản ứng bất đồng tình đến từ nhóm G7 của khối nước công nghiệp hàng đầu trên Thế giới, của Liên Hiệp Châu Âu, Mỹ, Nhật hay Úc cho thấy là Bắc Kinh bị cô lập trên vấn đề Biển Đông. Ở trong khu vực Đông Nam Á, ngay cả một nước như Malaysia, xưa nay rất dè dặt kín đáo, cũng đã lên tiếng phản đối Trung Quốc thâm nhập vùng mà Kuala Lumpur cho là thuộc chủ quyền Malaysia.
Các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo mà Trung Quốc đang thực hiện tại Trường Sa, nhất là thông tin về việc Bắc Kinh đã đưa vũ khí lên đảo mà họ mới bồi đắp, đặt lính Việt Nam đồn trú ở một đảo lân cận trong tầm ngắm, chắc chắn sẽ nổi cộm trong chương trình nghị sự của hai bên, cùng với chuyến du lịch Trường Sa mở ra cho công chúng vào ngày 22/06 tới đây, được Việt Nam loan báo trong những ngày qua.
Hồ sơ Hoàng Sa cũng là một vấn đề nóng, với một loạt vụ tàu công vụ Trung Quốc bị tố cáo là bao vây, và tấn công và cướp phá tàu cá Việt Nam hoạt động trong khu vực, vừa được báo chí Việt Nam nhất loạt tố cáo trong những ngày gần đây.
Điểm đáng chú ý là các vụ tàu cá và ngư dân Việt Nam bị Trung Quốc sách nhiễu ở vùng Hoàng Sa là chuyện rất thường xẩy ra, nhưng lần này đã được báo chí Việt Nam tập trung đưa tin rộng rãi.
Đối với chuyên gia phân tích Shannon Tiezzi trên tờ báo mạng Nhật Bản The Diplomat vào hôm nay, phải gắn liền việc báo chí Việt Nam đồng loạt đưa tin về các hành vi của Trung Quốc đối với ngư dân Việt Nam tại Hoàng Sa với cuộc họp của Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác Song phương Việt-Trung mở ra ngày mai.
Quan điểm của Việt Nam là muốn Trung Quốc công nhận rằng giữa hai nước, thực sự có vấn đề tranh chấp quần đảo Hoàng Sa, điều mà Bắc Kinh cho đến nay luôn luôn bác bỏ. Từ năm 1974 đến nay, Trung Quốc đã chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa sau khi đánh bật lực lượng quân đội Việt Nam Cộng Hòa trấn giữ trên đó.
Nhìn chung, hồ sơ tranh chấp Biển Đông có khả năng đẩy các vấn đề hợp tác khác giữa Việt Nam và Trung Quốc xuống hàng thứ yếu, tương tự như hai lần gần đây nhất.
Vào tháng 06/2014, đang lúc căng thẳng do việc Trung Quốc mang giàn khoan HD-981 vào cắm sâu trong vùng thềm lục địa của Việt Nam, chính ông Dương Khiết Trì đã đến Hà Nội để đồng chủ trì Họi nghị về hợp tác. Do thái độ hung hăng của Trung Quốc tại Biển Đông, cuộc họp được đánh giá là không suôn sẻ lắm.
Sau đó hai tháng, và sau khi Trung Quốc cho rút giàn khoan đi, người nắm ngành ngoại giao của Trung Quốc lại quay lại Hà Nội lần thứ hai. Lần này, quan hệ đã trở thành hòa hoãn hơn, và cả Hà Nội lẫn Bắc Kinh đều cam kết là nỗ lực giải quyết các bất đồng trên biển.
Thực tế ngoài Biển Đông cho thấy là bất đồng Việt -Trung còn lâu mới được giải quyết.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150616-hoi-nghi-hop-tac-viet-trung-lai-bi-cang-thang-bien-dong-khuay-dong/
Trung Quốc liên tục tấn công tàu cá Việt Nam gần Hoàng Sa
Căng thẳng tại Biển Đông, nơi tàu Trung Quốc thường xuyên tấn công tàu cá Việt Nam.Reuters
Vào lúc lãnh đạo Hà Nội và Bắc Kinh đàm phán cải thiện quan hệ thì tại Biển Đông ngư dân Việt Nam liên tục bị Trung Quốc tấn công cướp bóc. Hãng tin Bloomberg chú ý đến những vụ xảy ra trong tuần qua. Gần đây chính quyền Việt Nam nới lỏng kiểm duyệt loại thông tin được xem là nhạy cảm này.
Hai vụ gần nhất xảy ra trong tuần lễ vừa qua. Nhiều tàu cảnh sát biển Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam bằng vòi rồng ngày 07/06/2015 và sau đó ba ngày, một tàu đánh cá khác của Việt Nam gần quần đảo Hoàng Sa, bị Trung Quốc đánh chiếm vào năm 1974.
Bloomberg cũng cho biết trong tháng 5, cảnh sát biển Trung Quốc nhiều lần dùng vòi rồng đánh đuổi ngư dân Việt Nam hoạt động trong ngư trường truyền thống.
Không những tấn công ngư dân Việt Nam, chính quyền Trung Quốc còn đưa giàn khoan thăm dò dầu khí vào khu vực và tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, gây bất bình trong công luận Việt Nam, mà hệ quả là xảy ra biểu tình chống Trung Quốc vào tháng 5 năm 2014.
Hành động Trung Quốc tiếp tục uy hiếp cướp bóc ngư dân Việt Nam trên biển vẫn xảy ra thường xuyên cho dù chính quyền hai nước tuyên bố nỗ lực cải thiện bang giao. Ngày 13/06 vừa qua, hãng tin Vietnam News loan tin Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sang Bắc Kinh gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao).
Được Bloomberg đặt câu hỏi về tình trạng ngư dân Việt Nam bị tấn công, một giáo sư đại học ở Sài Gòn nhận định : Đây là thái độ cố hữu của Trung Quốc tại Hoàng Sa, nơi mà họ có sức mạnh áp đảo. Các vụ việc này đã liên tục xảy ra từ lâu nay, nhưng sở dĩ bây giờ được báo chí tường thuật là vì chính quyền Việt Nam muốn chứng tỏ họ đang phản đối Trung Quốc và cố gắng bảo vệ ngư dân.
Hàng không mẫu hạm USS Reagan về Châu Á-Thái Bình Dương
Trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng vì tham vọng thống trị của Trung Quốc, Hoa Kỳ thông báo đưa hàng không mẫu hạm USS Reagan về vùng Châu Á. Trên danh nghĩa, tàu sân bay tối tân này sẽ được bố trí tại Yokohama, Nhật Bản, thay thế USS Washington cũ kỹ.
Theo Bangkok Post, sự kiện Hoa Kỳ đưa hàng không mẫu hạm nguyên tử này vào vùng là để tăng cường hỏa lực bảo vệ Nhật Bản trong khuôn khổ hiệp định quốc phòng song phương. Tuy nhiên, nhật báo Thái Lan cho rằng tình hình Biển Đông có thể là động cơ chính.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150615-trung-quoc-lien-tuc-tan-cong-tau-ca-viet-nam-gan-hoang-sa/
Bloomberg cũng cho biết trong tháng 5, cảnh sát biển Trung Quốc nhiều lần dùng vòi rồng đánh đuổi ngư dân Việt Nam hoạt động trong ngư trường truyền thống.
Không những tấn công ngư dân Việt Nam, chính quyền Trung Quốc còn đưa giàn khoan thăm dò dầu khí vào khu vực và tuyên bố chủ quyền trên hầu hết diện tích Biển Đông, gây bất bình trong công luận Việt Nam, mà hệ quả là xảy ra biểu tình chống Trung Quốc vào tháng 5 năm 2014.
Hành động Trung Quốc tiếp tục uy hiếp cướp bóc ngư dân Việt Nam trên biển vẫn xảy ra thường xuyên cho dù chính quyền hai nước tuyên bố nỗ lực cải thiện bang giao. Ngày 13/06 vừa qua, hãng tin Vietnam News loan tin Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải sang Bắc Kinh gặp Phó Chủ tịch Trung Quốc Lý Nguyên Triều (Li Yuanchao).
Được Bloomberg đặt câu hỏi về tình trạng ngư dân Việt Nam bị tấn công, một giáo sư đại học ở Sài Gòn nhận định : Đây là thái độ cố hữu của Trung Quốc tại Hoàng Sa, nơi mà họ có sức mạnh áp đảo. Các vụ việc này đã liên tục xảy ra từ lâu nay, nhưng sở dĩ bây giờ được báo chí tường thuật là vì chính quyền Việt Nam muốn chứng tỏ họ đang phản đối Trung Quốc và cố gắng bảo vệ ngư dân.
Hàng không mẫu hạm USS Reagan về Châu Á-Thái Bình Dương
Trong bối cảnh Biển Đông căng thẳng vì tham vọng thống trị của Trung Quốc, Hoa Kỳ thông báo đưa hàng không mẫu hạm USS Reagan về vùng Châu Á. Trên danh nghĩa, tàu sân bay tối tân này sẽ được bố trí tại Yokohama, Nhật Bản, thay thế USS Washington cũ kỹ.
Theo Bangkok Post, sự kiện Hoa Kỳ đưa hàng không mẫu hạm nguyên tử này vào vùng là để tăng cường hỏa lực bảo vệ Nhật Bản trong khuôn khổ hiệp định quốc phòng song phương. Tuy nhiên, nhật báo Thái Lan cho rằng tình hình Biển Đông có thể là động cơ chính.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150615-trung-quoc-lien-tuc-tan-cong-tau-ca-viet-nam-gan-hoang-sa/
Video tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam gây phẫn nộ
Tàu cá Việt Nam bị tàu Trung Quốc đâm chìm (DR)
Hãng tin AFP hôm nay 06/06/2014 đưa tin Việt Nam đã công bố các hình ảnh đầy kịch tính cho thấy các tàu Trung Quốc truy đuổi, đâm vào và làm đắm một tàu cá Việt Nam gần giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 do Trung Quốc đặt trái phép gần Hoàng Sa. Tính chất dã man của vụ này đã gây phẫn nộ trong dư luận.
Theo AFP, hai nước láng giềng cộng sản đổ lỗi cho nhau về vụ đắm tàu hôm 26/5. Hà Nội tố cáo « hành động vô nhân đạo » của Trung Quốc, được chứng minh qua một video do một tàu Việt Nam gần đó ghi lại được.
Các hình ảnh trong clip video này cho thấy một chiếc tàu lớn của Trung Quốc không ngừng truy đuổi rồi hung hăng đâm thẳng vào một tàu cá vỏ gỗ Việt Nam, khiến chiếc tàu này bị lật úp và chìm hẳn. Mười ngư dân trên tàu bị rơi xuống biển, được các tàu gần đó cứu sống. Vụ tấn công này diễn ra ở cách giàn khoan khoảng 12 hải lý.
Chiếc tàu bị đâm chìm, hư hại nặng nề đã được kéo về đảo Lý Sơn thuộc Quảng Ngãi, và theo báo chí Việt Nam thì được đề nghị trưng bày tại bảo tàng Hoàng Sa. Ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã trục vớt sửa chữa tàu Bắc Mỹ An nhận định : « Chỉ có cố tình sát hại người khác mới có những cú đâm như vậy rồi bỏ đi. Nếu ngư dân Việt không bình tĩnh thì đã có nhiều người thương vong ».
(Video)
Sự kiện Trung Quốc ngang nhiên cho đặt giàn khoan khổng lồ ngay tại vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông vào đầu tháng Năm đã làm tình hình thêm nghiêm trọng, xung quanh quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh đã dùng vũ lực chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa năm 1974.
Hôm qua, phía Việt Nam thông báo tàu Trung Quốc đã làm 12 ngư dân Việt bị thương và làm thiệt hại 24 tàu chấp pháp, 12 tàu cá Việt Nam kể từ đầu tháng Năm. Ông Ngô Ngọc Thu, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định : « Mỗi ngày, có khoảng 30 đến 137 tàu Trung Quốc bao quanh giàn khoan, trong đó có sáu chiến hạm. Việt Nam hết sức kiên trì, kiềm chế…cố tránh các tàu Trung Quốc cố tình đâm vào ».
Cục phó Kiểm ngư, ông Hà Lê nói rằng : « Tàu Trung Quốc rất manh động, thể hiện rõ mục đích đâm chìm tàu Việt Nam. ». Còn ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nhấn mạnh : « Nghiêm trọng hơn, tàu Trung Quốc còn ngăn cản việc cứu hộ ngư dân trên tàu cá này ».
Dư luận hết sức phẫn nộ trước cách hành xử thô bạo này. AFP nhắc lại phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, rằng việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan đến quần đảo Hoàng Sa đã « đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình ».
Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và trong những năm gần đây càng tỏ ra hung hăng hơn với việc cho tàu ngang dọc khắp vùng biển này, tự ý ra lệnh cấm đánh bắt hải sản, bên cạnh đó còn đe dọa, cướp phá tàu ngư dân Việt – theo như phía Việt Nam tố cáo.
Hà Nội cho biết hàng trăm tàu cá đã bị Trung Quốc bắt giữ trái phép trong vài năm gần đây. Về phía Bắc Kinh nói rằng trên 11.000 ngư dân Trung Quốc bị tàu nước ngoài tấn công, trấn lột hay bắt giữ từ 1989 đến 2010.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140606-video-tau-trung-quoc-dam-tau-viet-nam-gay-phan-no/
Các hình ảnh trong clip video này cho thấy một chiếc tàu lớn của Trung Quốc không ngừng truy đuổi rồi hung hăng đâm thẳng vào một tàu cá vỏ gỗ Việt Nam, khiến chiếc tàu này bị lật úp và chìm hẳn. Mười ngư dân trên tàu bị rơi xuống biển, được các tàu gần đó cứu sống. Vụ tấn công này diễn ra ở cách giàn khoan khoảng 12 hải lý.
Chiếc tàu bị đâm chìm, hư hại nặng nề đã được kéo về đảo Lý Sơn thuộc Quảng Ngãi, và theo báo chí Việt Nam thì được đề nghị trưng bày tại bảo tàng Hoàng Sa. Ông Nguyễn Văn Sỹ, Phó chủ nhiệm Hợp tác xã trục vớt sửa chữa tàu Bắc Mỹ An nhận định : « Chỉ có cố tình sát hại người khác mới có những cú đâm như vậy rồi bỏ đi. Nếu ngư dân Việt không bình tĩnh thì đã có nhiều người thương vong ».
(Video)
Sự kiện Trung Quốc ngang nhiên cho đặt giàn khoan khổng lồ ngay tại vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam ở Biển Đông vào đầu tháng Năm đã làm tình hình thêm nghiêm trọng, xung quanh quần đảo Hoàng Sa mà Bắc Kinh đã dùng vũ lực chiếm từ tay Việt Nam Cộng Hòa năm 1974.
Hôm qua, phía Việt Nam thông báo tàu Trung Quốc đã làm 12 ngư dân Việt bị thương và làm thiệt hại 24 tàu chấp pháp, 12 tàu cá Việt Nam kể từ đầu tháng Năm. Ông Ngô Ngọc Thu, Tham mưu trưởng Cảnh sát biển Việt Nam khẳng định : « Mỗi ngày, có khoảng 30 đến 137 tàu Trung Quốc bao quanh giàn khoan, trong đó có sáu chiến hạm. Việt Nam hết sức kiên trì, kiềm chế…cố tránh các tàu Trung Quốc cố tình đâm vào ».
Cục phó Kiểm ngư, ông Hà Lê nói rằng : « Tàu Trung Quốc rất manh động, thể hiện rõ mục đích đâm chìm tàu Việt Nam. ». Còn ông Trần Duy Hải, Phó chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia nhấn mạnh : « Nghiêm trọng hơn, tàu Trung Quốc còn ngăn cản việc cứu hộ ngư dân trên tàu cá này ».
Dư luận hết sức phẫn nộ trước cách hành xử thô bạo này. AFP nhắc lại phát biểu của Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng, rằng việc Trung Quốc đơn phương đưa giàn khoan đến quần đảo Hoàng Sa đã « đe dọa nghiêm trọng đến hòa bình ».
Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, và trong những năm gần đây càng tỏ ra hung hăng hơn với việc cho tàu ngang dọc khắp vùng biển này, tự ý ra lệnh cấm đánh bắt hải sản, bên cạnh đó còn đe dọa, cướp phá tàu ngư dân Việt – theo như phía Việt Nam tố cáo.
Hà Nội cho biết hàng trăm tàu cá đã bị Trung Quốc bắt giữ trái phép trong vài năm gần đây. Về phía Bắc Kinh nói rằng trên 11.000 ngư dân Trung Quốc bị tàu nước ngoài tấn công, trấn lột hay bắt giữ từ 1989 đến 2010.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20140606-video-tau-trung-quoc-dam-tau-viet-nam-gay-phan-no/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten