dinsdag 16 juni 2015

Hàng không 20 năm tới: Thị trường rộng mở cho Airbus và Boeing, lên tới 32.600 chiếc máy bay với tổng giá trị khoảng 4.900 tỷ đô la.


Quốc tếHàng khôngAirbusBoeingThị trường

Hàng không 20 năm tới: Thị trường rộng mở cho Airbus và Boeing


mediaChiếc Boeing 787-9 Dremliner theo đơn đặt của Hàng khoogn Việt Nam đang thực hiện bài bay biểu diễn cất cánh thẳng đứng tại triển lãm hàng không Bourget ngày 15/06/2015.REUTERS/Pascal Rossignol
Tại triển lãm quốc tế hàng không Bourget, Pháp, hai hãng chế tạo máy bay lớn nhất thế giới Airbus và Boeing, sau ngày đầu thu được hàng loạt đơn đặt hàng, đều tỏ ra lạc quan về tăng trưởng của ngành hàng không thế giới trong 2 thập kỷ tới, theo đó nhu cầu có thể lên tới 32.600 chiếc máy bay với tổng giá trị khoảng 4.900 tỷ đô la.
Dự báo của Airbus trong ngày khai mạc triển lãm Bourget là : « Trong vòng 20 năm tới, việc đi lại của hành khách trên thế giới sẽ tăng theo nhịp độ 4,6% năm ». Con số này có nghĩa là ngành hàng không thế giới sẽ phải cần thêm khoảng 32.600 máy bay có sức chở từ 100 khách trở nên.
Ông John Leahy, giám đốc thương mại của AirBus giải thích thêm: « Khu vực châu Á – Thái Bình Dương sẽ dẫn đầu về giao thông hàng không từ nay đến năm 20034 và Trung Quốc sẽ là thị trường hàng không lớn nhất thế giới trong 10 năm tới ».  Ông cho biết thêm, Airbus « đang tăng nhịp độ sản xuất loại máy bay A350 XWB (phiên bản máy bay đường dài mới nhất) , đồng thời hãng đang nghiên cứu khả năng tăng mức sản xuất loại máy bay tầm trung A320 lên trên 50 chiếc/ tháng để đáp ứng nhu cầu đang tăng này ».
Các số liệu của Airbus cũng giống với dự báo của nhà chế tạo Boeing. Đối thủ cạnh tranh của Airbus đưa ra mức tăng trưởng 4,9% với con số cụ thể là 38.050 máy bay các loại. Tuy nhiên Boing tỏ ra không mấy lạc quan về loại máy bay đường dài có sức chuyên chở lớn như A380 và Boeing 747-800. Theo Boeing, thị trường tăng trưởng này có giá trị 5.600 tỷ đô la. Airbus dự tính nhu cầu sẽ là 31.800 máy bay chở khách và 800 máy bay chở hàng . Từ nay đến năm 2034, đội bay vận tải hàng hóa của thế giới sẽ tăng gấp đôi từ 19.000 chiếc lên 38.500 chiếc.
Theo nhà chế tạo máy bay châu Âu, sẽ có 13.100 chiếc được thay thế bằng các loại máy bay tiết kiệm nhiên liệu hơn.
Airbus dựa trên các dự báo tăng trưởng hàng không ở những nước mới trỗi dậy. ở các nước này mức tăng trưởng hàng không đạt nhịp độ 5,8% / năm trong khi tây Âu và Bắc Mỹ chỉ ước tính đạt tăng trưởng 3,8%. Airbus cũng dự báo xu hướng sử dụng máy bay để di chuyển sẽ tăng : Hiện tại 25% dân số của các nước có nền kinh tế đang trỗi dậy mỗi năm ít nhất dùng máy bay một lần. Đến năm 2034 con số này sẽ lên tới 74%.
Ngoài ra cũng cần phải tính đến tốc độ đô thị hóa trên thế giới. Đến năm thế giơi sẽ có 91 khu đô thị cực lớn ( mega-cité) thay vì 47 như hiện tại. Số lượng hành khách sử dụng máy bay đường dài từ các khu đô thị siêu lớn sẽ tăng từ 900 nghìn người mỗi ngày hiện nay lên 2,3 triệu người vào năm 2034.
Từ lâu nay, Airbus vẫn cố gắng chứng minh chương trình chế tạo A380 là do nhu cầu vận chuyển với số lượng lớn khách. Trong khi đó Boeing có cách tính toán ngược lại, đặc biệt nhắm vào các loại máy bay đường dài với khả năng chở khách trung bình, như loại 787 Dremliner hay Boeing 777.
Ông John Leahy qura quyết phiên bản A380 neo, tiết kiệm nhiên liệu, đang thu hút sự quan tâm của nhiều hãng hàng không. Airbus dự trù trong vòng 20 năm tới sẽ nhận được khoảng 9600 đơn đặt hàng cho các máy bay đương dàu và vận tải hàng với trị giá khoảng 2700 tỷ đô la và tăng 70% đơn hàng cho loại máy bay tầm trung phiên bản A 320 neo.

http://vi.rfi.fr/quoc-te/20150616-hang-khong-trong-20-nam-toi-thi-truong-rong-mo-cho-airbus-va-boeing/



Geen opmerkingen:

Een reactie posten