Liên Hiệp Châu Âu giúp người Việt hồi hương tự nguyện
Phiên dịch Ngô Văn Tưởng phát biểu tại phiên họp do Bộ Nội vụ Ba Lan tổ chức. DR
Rất nhiều người Việt cơ nhỡ ở nước ngoài không biết đến chương trình của Liên hiệp châu Âu giúp hồi hương tự nguyện, tặng vé, đưa đón, và tài trợ để tái hội nhập và lập nghiệp ở quê nhà. Sống trong hoàn cảnh khó khăn về tài chính và thiếu thông tin từ chính đồng hương hay sứ quán là một trong số những lý do khiến họ không nghĩ đến chuyện về nước, hoặc khi muốn về phải tốn kém rất nhiều. Đó là một vài vấn đề được trình bày tại phiên họp tổng kết vừa được Bộ nội vụ Ba Lan tổ chức cùng cơ quan quốc tế về di dân IOM.Từ Vacxava, thông tín viên Lê Hải gởi về bài tường thuật.
Lê Hải: Sứ quán Việt Nam không có mặt trong cuộc họp tại Bộ nội vụ Ba Lan mà chỉ cử người đến dự tiệc rượu vào buổi tối. Hầu hết các nước có liên quan đều cử người ở cấp thấp nhất là lãnh sự đến nghe, và một số nước đăng ký phát biểu. Đại sứ Phillippines cho biết kiểu dân là một trong số những vấn đề được họ quan tâm nhất, bởi vì trong số 100 triệu dân Phillippines thì có đến 10 triệu người đang lao động ở nước ngoài và đem về cho đất nước 23 tỷ USD hàng năm.
Vì vậy mà họ phối hợp với tất cả các chương trình có liên quan đến di dân, mà trọng tâm là chống buôn người, và thông qua các tổ chức cộng đồng để giúp đỡ lẫn nhau, tạo ra giá trị bản sắc cho người Phillippines. Trên trang nhà của sứ quán Phillippines luôn cập nhật các thông tin mới nhất và trong cuộc họp còn có lãnh sự và tham tán của họ lắng nghe và ghi chép. Phía cộng đồng người Việt ở Ba Lan thì không thấy có các lãnh đạo cộng đồng tham gia mà chỉ có một số phiên dịch viên từng có mặt trong các vụ việc riêng lẻ, đến để góp ý kiến giúp chương trình hoạt động hiệu quả hơn trong thời gian tới.
RFI: Với người di cư bất hợp pháp thì biện pháp thông thường là trục xuất và đó là sự răn đe mang tính pháp lý, tại sao lại cần đến chương trình hồi hương tự nguyện?
Lê Hải: Trưởng phòng đối ngoại của Biên phòng Ba Lan là đại tá Andrzej Jakubaszek cho biết xu hướng hiện nay đang thay đổi từ biện pháp hành chính sang việc đối thoại với di dân để tìm ra giải pháp tốt nhất cho cuộc sống của họ, và tránh cho họ phải chịu những cú đập tâm lý, vốn bản thân đã đau khổ nhiều trên đường vượt biên vào Châu Âu.
Nhìn rộng ra từ góc cạnh kinh tế thì khi di dân tự về nước sẽ không tốn tiền cho hai người đi áp tải và số tiền đó có thể giúp họ sửa chữa nhà cửa ở quê và học nghề hay có vốn để lập nghiệp trở lại. Lãnh đạo biên phòng là thiếu tướng Andrzej Pilaszkiewicz cho biết các khảo sát tại địa phương cho thấy gần như toàn bộ người tự nguyện quay về đều yên tâm sinh sống, không tiếp tục vượt biên quay trở lại như các trường hợp bị trục xuất.
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Ba Lan Piotr Stachańczyk trong phần phát biểu cũng thể hiện một sự thay đổi rõ ràng về chính sách đối với người di dân của Ba Lan, trong tư cách là thành viên của Liên hiệp châu Âu. Hiện nay xu thế là quản trị luồng di dân, cho nên người ta tránh việc trục xuất mà bàn đến chuyện giúp di dân quay trở về quê hương. Đại diện tổ chức di dân quốc tế tại Ba Lan IOM, bà Anna Rostocka nhấn mạnh đến khía cạnh nhân đạo của câu chuyện này, rằng di dân nhập cư trái phép cũng cần được đối xử như con người, và khi về nước cần được tạo điều kiện để giữ thể diện, có uy tín để tái hội nhập ở quê nhà.
RFI: Đánh giá hiện nay của người Việt ở Ba Lan và các nước Liên hiệp châu Âu đối với chương trình này như thế nào?
Lê Hải: Những người đã chọn con đường hồi hương tự nguyện với sự giúp đỡ của IOM đều hài lòng, và họ được trợ giúp không chỉ ở Warszawa mà về đến sân bay Nội Bài cũng có nhân viên của IOM ở Việt Nam tiếp đón và hỗ trợ. Tuy nhiên, đó chỉ là những người đã biết về chương trình này, chứ vẫn còn nhiều người không hề có thông tin, phải tự về tốn kém vào số tiền đã dành dụm được, và cũng gặp rất nhiều khó khăn trên đường do thiếu hiểu biết về thủ tục giấy tờ hay đường đi.
Ví dụ như đơn giản khi xin hộ chiếu tại sứ quán Việt Nam thì phải mất khoản lệ phí không nhỏ, trong khi IOM có thể giúp chi trả số tiền đó hoặc giúp lấy giấy thông hành nhanh chóng. Hay là đi trong chương trình hồi hương tự nguyện còn được tặng khoảng 200 USD ở sân bay để mua quà cho người thân ở nhà. Đó là những chuyện rất nhỏ nhưng tác động rất lớn đối với tâm lý của di dân, giúp họ tự tin hơn khi xây dựng lại cuộc sống mới của mình trên quê nhà.
Thế nhưng những thông tin này không hề thấy được dán ở đại sứ quán Việt Nam, hay các văn phòng của các hội đoàn người Việt ở Ba Lan. Và một số trường hợp còn tệ hơn, là có người cố ý tháo tờ thông báo về chương trình hồi hương tự nguyện hay thông tin di trú miễn phí cho người Việt, bởi vì đụng chạm đến công việc kinh doanh của họ.
Đây là những vấn đề mà chính bản thân cộng đồng người Việt ở Ba Lan phải tự giải quyết trong nội bộ của mình, và chịu trách nhiệm lớn nhất chính là các lãnh đạo hội đoàn hiện nay. Các đại diện từ các cộng đồng di dân có mặt trong cuộc họp rất khâm phục tinh thần cộng đồng của di dân người Phillippines, thực sự chia sẻ thông tin và giúp đỡ nhau nơi đất khách quê người. Một số ý kiến cũng đánh giá cao ý thức cá nhân của di dân Ukraina, biết tự mình tìm hiểu pháp luật của nước sở tại qua các nguồn thông tin miễn phí và cũng qua đó biết tìm đên những con đường có lợi nhất cho mình.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20150626-lhca-vn-ty-nan/
Úc trả gần 50 người tỵ nạn Việt Nam về nước
Tàu HMAS Choules của Úc đậu ngoài khơi bờ biển Việt Nam trong khuôn khổ chiến dịch trao trả thuyền nhân Việt Nam về nước.@wikimedia
Báo chí Úc hôm nay, 17/04/2015, loan tin chính quyền Úc vừa cho một chiến hạm đưa thẳng hàng chục thuyền nhân Việt Nam về nước. Theo The West Australian, toàn bộ chiến dịch đưa người Việt Nam trở về tốn kém khoảng 1,4 tỷ đô la Úc (tương đương 1 triệu đô la Mỹ).
Những thuyền nhân Việt Nam nói trên đã được hải quan và hải quân Úc tìm thấy hồi tháng trước tại ngoài khơi phía bắc nước Úc. Trả lời AFP, người phát ngôn của cơ quan nhập cư Úc, Peter Dutton, nói có biết về thông tin này, nhưng từ chối bình luận về « các hoạt động đang diễn ra ».
Báo The West Australian không nói rõ những người được đưa về đã được trao lại cho chính quyền địa phương Việt Nam hay chưa.
Kể từ tháng 9/2013, Canberra đã có 15 đợt trả người xin tỵ nạn về nước « với những hình thức khác nhau », ttheo một thông báo của chính quyền hồi tháng 01/2015. Chính phủ Úc từ chối cho biết chi tiết về các chiến dịch do bộ Quốc phòng chỉ huy, ngăn chặn tàu thuyền chở người xin tỵ nạn nhập cư bất hợp pháp vào Úc.
Việc tàu hải quân Úc xâm nhập lãnh hải Indonesia để đưa người nhập cư bất hợp pháp về nước hồi năm ngoái đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Jakarta và Canberra.
Liên Hiệp Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã nhiều lần chỉ trích chủ trương của chính quyền Úc giam giữ các thuyền nhân tại một số đảo ngoài nước Úc, trong những điều kiện hết sức tồi tệ. Kể từ tháng 7/2013, Úc đưa rất nhiều thuyền nhân bị bắt tới một số trại tại đảo Manus của Papua New Guinea và Nauru. Những người này bị từ chối quyền nhập cư vào Úc, cho dù họ là những người tỵ nạn thực sự.
Tòa án tối cao Úc cách nay ít tháng đã ra phán quyết khẳng định việc Caberra giam giữ 157 thuyền nhân Sri Lanka trong nhiều tuần hồi tháng 6/2014 là hợp pháp. Đề nghị tỵ nạn của 157 thuyền nhân nói trên có thể đã được đưa đến Nauru.
Theo chính quyền Úc, chính sách ngăn cản người tỵ nạn bằng thuyền gần đây là cần thiết. Trước khi có chính sách này, gần như ngày nào cũng có thuyền nhập cư lậu đưa người vào Úc. Thuyền bè được sử dụng thường bằng gỗ và không bảo đảm an toàn. Hàng trăm người tỵ nạn đã bỏ mạng trên đường vượt biển.
http://vi.rfi.fr/20150417-vn-uc//
Báo The West Australian không nói rõ những người được đưa về đã được trao lại cho chính quyền địa phương Việt Nam hay chưa.
Kể từ tháng 9/2013, Canberra đã có 15 đợt trả người xin tỵ nạn về nước « với những hình thức khác nhau », ttheo một thông báo của chính quyền hồi tháng 01/2015. Chính phủ Úc từ chối cho biết chi tiết về các chiến dịch do bộ Quốc phòng chỉ huy, ngăn chặn tàu thuyền chở người xin tỵ nạn nhập cư bất hợp pháp vào Úc.
Việc tàu hải quân Úc xâm nhập lãnh hải Indonesia để đưa người nhập cư bất hợp pháp về nước hồi năm ngoái đã gây căng thẳng trong quan hệ giữa Jakarta và Canberra.
Liên Hiệp Quốc và các tổ chức bảo vệ nhân quyền đã nhiều lần chỉ trích chủ trương của chính quyền Úc giam giữ các thuyền nhân tại một số đảo ngoài nước Úc, trong những điều kiện hết sức tồi tệ. Kể từ tháng 7/2013, Úc đưa rất nhiều thuyền nhân bị bắt tới một số trại tại đảo Manus của Papua New Guinea và Nauru. Những người này bị từ chối quyền nhập cư vào Úc, cho dù họ là những người tỵ nạn thực sự.
Tòa án tối cao Úc cách nay ít tháng đã ra phán quyết khẳng định việc Caberra giam giữ 157 thuyền nhân Sri Lanka trong nhiều tuần hồi tháng 6/2014 là hợp pháp. Đề nghị tỵ nạn của 157 thuyền nhân nói trên có thể đã được đưa đến Nauru.
Theo chính quyền Úc, chính sách ngăn cản người tỵ nạn bằng thuyền gần đây là cần thiết. Trước khi có chính sách này, gần như ngày nào cũng có thuyền nhập cư lậu đưa người vào Úc. Thuyền bè được sử dụng thường bằng gỗ và không bảo đảm an toàn. Hàng trăm người tỵ nạn đã bỏ mạng trên đường vượt biển.
http://vi.rfi.fr/20150417-vn-uc//
Geen opmerkingen:
Een reactie posten