maandag 15 juni 2015

Khánh Ly đi qua Đà Lạt, Hà Nội, Huế, Sài Gòn và Cần Thơ kể chuyện đời

Thứ sáu, 15/5/2015 | 12:44 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ sáu, 15/5/2015 | 12:44 GMT+7

Khánh Ly ôn lại kỷ niệm ở Đà Lạt

11258652-1091102334240314-2.jpg
Khánh Ly trầm ngâm tìm lại những góc xưa ở đồi thông.
11272262-1091102320906982-1.jpg
Đà Lạt là nơi nữ danh ca gắn bó một thời tuổi trẻ.
11119587-1091451294205418-1.jpg
Khánh Ly có nhiều bạn bè và kỷ niệm với phố núi.
11225504-1091114750905739-1.jpg
Ở tuổi 70, nữ ca sĩ vẫn giữ gìn vóc dáng, phong thái của người phụ nữ thanh lịch. Bà diện áo dài để quay những cảnh phim tư liệu tại Đà Lạt, chuẩn bị cho liveshow "Gọi tên bốn mùa".
11253775-1091115307572350-1.jpg
Khánh Ly bên hồ Xuân Hương.
11256407-1091109370906277-1.jpg
Khánh Ly tại Nhà thờ Con Gà.
11263772-1091114190905795-8.jpg
Nữ ca sĩ bất ngờ khi có một khán giả lớn tuổi đến bên tặng bà đóa hồng nhung. "Tôi yêu tiếng hát Khánh Ly đã rất lâu. Giờ không ngờ có dịp diện kiến cô bằng xương bằng thịt", nam khán giả bày tỏ.
11117644-1091105770906637-1.jpg
Khánh Ly thưởng thức món quà quê của Đà Lạt.
11125243-1091106144239933-7.jpg
Nhiều khán giả ở chợ Đà Lạt nhận ra bà và quây quanh hỏi han, chuyện trò. Nhiều người trẻ cho biết họ thích nghe Khánh Ly hát. Điều này làm bà rất hạnh phúc.
11212334-1091113484239199-4.jpg
Khán giả chụp ảnh kỷ niệm khi bắt gặp Khánh Ly ở hồ Xuân Hương.
Ảnh: Quang Thành

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/khanh-ly-tim-lai-nhung-goc-quen-da-lat-sau-gan-50-nam-3218684-p3.html

Thứ sáu, 5/6/2015 | 10:48 GMT+7

Khánh Ly đi qua bốn thành phố kể chuyện đời

Nữ danh ca giao lưu, chia sẻ với độc giả tại Hà Nội, Huế, TP HCM và Cần Thơ về những câu chuyện xung quanh tùy bút "Đằng sau những nụ cười".
Gần nửa thế kỷ ca hát, đây là lần đầu tiên Khánh Ly ngồi lại trò chuyện với độc giả trong nước không phải trong vai trò ca sĩ mà là tác giả của một ấn phẩm. Chuỗi giao lưu ra mắt sách này diễn ra từ ngày 12 đến 15/6, mở đầu là ở Hà Nội và kết thúc tại Cần Thơ.
Ngồi lại bên người đọc, bà hy vọng có nhiều điều kể về chuyện đời, chuyện nghề vốn trải qua nhiều thăng trầm. Khánh Ly cũng tâm sự các câu chuyện âm nhạc và những nhạc sĩ bà yêu quý. Ngoài cuốn sách mới, bà cũng ra mắt 5 CD (Bên đời hiu quạnh, Hạ Trắng, Biển nhớ, Tình nhớ, Chủ nhật buồn) tập hợp những bản ghi âm các ca khúc nổi tiếng của mình. Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng nhận xét: "Khi nghe Khánh Ly hát tôi luôn có cảm giác cô ấy hát không phải chỉ cho tôi mà dường như Khánh Ly hát cho chính sự oan trái của đời mình, hát cho số phận mình. Các ca sĩ sau này ít ai hỏi tôi vì sao tôi viết như thế, câu này có nghĩa gì, có lẽ sự khác biệt là ở đó".
Bìa cuốn "Đằng sau những nụ cười".
Bìa cuốn "Đằng sau những nụ cười". Chương trình giao lưu sách Khánh Ly do Phương Nam Books tổ chức.
Ngoài ca hát là đam mê, từ thời trẻ, Khánh Ly rất mê đọc sách. Thời gian sau này, dù có tuổi, mỗi lần về nước, bà thường dành thời gian đến nhà sách tìm mua tác phẩm ưng ý để dành đọc. Khi đi diễn, bà cũng thường mang theo sách để tranh thủ thời gian tiếp cận tác phẩm. Nữ danh ca luôn tự giễu mình là người học không cao. Nhưng bù lại, tố chất của người ham học hỏi và nhạy cảm với đời giúp bà học được nhiều điều từ cuộc sống, từ những người bà gặp gỡ.
Từ mê đọc, Khánh Ly cũng thích viết. Cuốn Đằng sau những nụ cười là tuyển tập những bài viết tản mạn của bà về chuyện đời, chuyện mình hàng chục năm qua. Có nhiều bài trong cuốn sách được bà viết từ lâu, được độc giả đón nhận nhờ giọng văn nhẹ nhàng, sâu lắng và không kém hài hước. Có nhiều bài bà viết mới gần đây, nhất là sau khi chồng bà - nhà báo Nguyễn Hoàng Đoan qua đời - bà lại càng viết nhiều hơn. Có khi ngồi trên những chuyến bay, bà vẫn viết để giữ lại những cảm xúc, kỷ niệm.
Trong Đằng sau những nụ cười, Khánh Ly đề cập ít nhiều về cuộc sống riêng khi bà phải làm mẹ đơn thân từ khi còn rất trẻ. Sách chỉ là những dòng tản mạn, không phải là hồi ký xuyên suốt đời nữ ca sĩ, chính vì thế, cuộc đời bà chưa được thể hiện trọn vẹn qua cuốn sách. Tuy vậy, những lầm lỡ ngày tuổi xanh, những tình yêu, đam mê dành cho nghề ca hát được bà bộc lộ thẳng thắn.
Tháng 5, Khánh Ly về nước chuẩn bị cho hai đêm liveshow tại Hà Nội và Hải Phòng, chủ đề "Gọi tên bốn mùa". Tuy vậy, chỉ mới diễn được một đêm 22/5 tại ở thủ đô, bà hủy chương trình tại thành phố hoa phượng đỏ trong đêm 23/5. Lý do của việc hủy show đột ngột là do nữ danh ca tắm khuya, bất ngờ bị cảm nước, mất giọng.
Thoại Hà

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/khanh-ly-di-qua-bon-thanh-pho-ke-chuyen-doi-3229278.html

Chủ nhật, 14/6/2015 | 13:04 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Chủ nhật, 14/6/2015 | 13:04 GMT+7

Khánh Ly mất bình tĩnh trước khán giả Huế

Sự chào đón nồng nhiệt của khán giả, độc giả cố đô khiến nữ danh ca có lúc nghẹn ngào không nói nên lời ở buổi ra mắt cuốn sách mới tại Huế.
Chiều 13/6, Khánh Ly có buổi giao lưu ra mắt sách mới Đằng sau những nụ cười của bà tại thành phố Huế. Buổi gặp diễn ra ở Nhà sách Phương Nam nằm cạnh bờ sông Hương thơ mộng, thu hút khoảng 400 khán giả.
Khi Khánh Ly vừa xuất hiện, mọi người dành cho bà tiếng vỗ tay nồng nhiệt. Nhà văn Bửu Ý chia sẻ: "Suốt mấy chục năm chúng tôi chờ đợi Khánh Ly trở về Huế. Hôm nay chúng tôi đến đây từ rất sớm để được gặp gỡ chị, để nghe chị kể chuyện và hát thật nhiều".
Nhà văn Bửu Ý thay độc giả Huế bày tỏ tình cảm với nữ danh ca. Ảnh: quang Thành
Nhà văn Bửu Ý thay độc giả Huế bày tỏ tình cảm với nữ danh ca. Ảnh: Quang Thành
Trước tình cảm của độc giả, Khánh Ly xúc động bày tỏ: "Tôi chẳng phải là nhà văn cũng chẳng có bằng cấp gì nhưng giờ tôi được ra mắt cuốn sách đầu tay, lại rong ruổi ba miền giới thiệu sách mới. Thật là hạnh phúc trong mơ. Thường thì tôi chỉ biết hát, nay còn có dịp kể chuyện đời mình, lại được nhiều người yêu thương, ủng hộ như thế. Tình cảm của quý vị khiến tôi mất bình tĩnh và đôi lúc nghẹn ngào không nói được nên lời".
Sau khi giao lưu, Khánh Ly còn hòa giọng với mọi người nhạc phẩm Nối vòng tay lớn, Huế - Sài Gòn - Hà Nội của Trịnh Công Sơn. Bà dành nhiều thời gian để ký tặng sách cho đến người cuối cùng.
Độc giả Huế chen nhau xin chữ ký của Khánh Ly.  Ảnh: Quang Thành
Độc giả Huế chen nhau xin chữ ký của Khánh Ly. Ảnh: Quang Thành
Dù thời gian lưu lại Huế rất ngắn ngủi, nữ danh ca vẫn dành thời gian ghé lại căn gác nhỏ, nơi ngày xưa bà và Trịnh Công Sơn hay ngồi, để tìm lại kỷ niệm của một thời. Bà còn đến viếng một ngôi chùa nhỏ ở Huế, thăm đường mang tên Trịnh Công Sơn.
Theo nguyện vọng của Khánh Ly, công ty Phương Nam trích số tiền từ việc phát hành sách và CD để tặng cho quỹ học bổng cho trẻ em nghèo hiếu học miền Trung, và tặng tủ sách cho các xã nghèo ở miền Tây.
Sáng 13/6, Khánh Ly rất xúc động khi trở lại Huế. Bà bày tỏ: "Lần cuối cùng tôi hát ở Huế là vào năm 1974, đến nay, tôi mới có được buổi gặp gỡ với khán giả Huế. Tôi xin gặp mọi người với tấm lòng tri ân, lời tạ ơn với nơi này. Nơi này đặc biệt với tôi vì là quê hương của Trịnh Công Sơn - người cho tôi biết ý nghĩa của cuộc sống. Tôi luôn xem Trịnh Công Sơn như người cha, người anh, người ơn suốt đời. Tôi chỉ được mọi người biết đến và yêu thương từ khi hát nhạc của ông".
Sau một ngày lưu lại Huế, Khánh Ly bay về TP HCM để kịp gặp gỡ, giao lưu với khán giả vào 16h chiều 14/6 tại Nhà sách Phương Nam.
Gần nửa thế kỷ ca hát, đây là lần đầu tiên Khánh Ly ngồi lại trò chuyện với độc giả trong nước không phải trong vai trò ca sĩ mà là tác giả của một ấn phẩm. Chuỗi giao lưu ra mắt sách này diễn ra từ ngày 12 đến 15/6, mở đầu là ở Hà Nội và kết thúc tại Cần Thơ.
Thất Sơn

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/khanh-ly-mat-binh-tinh-truoc-khan-gia-hue-3233636.html

Thứ hai, 15/6/2015 | 11:53 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ hai, 15/6/2015 | 11:53 GMT+7

Khánh Ly không lẻ loi khi Kim Cương, Ngọc Giàu bên cạnh

Tại buổi giao lưu giới thiệu sách "Đằng sau những nụ cười" ở TP HCM, hai nữ Nghệ sĩ nhân dân chia sẻ khoảnh khắc cùng Khánh Ly đồng hành hoạt động từ thiện.
Buổi giao lưu, giới thiệu sách mới của Khánh Ly diễn ra tại TP HCM vào chiều 14/6.
Buổi giao lưu, giới thiệu sách mới của Khánh Ly diễn ra tại TP HCM vào chiều 14/6. Hàng trăm khán giả có mặt từ rất sớm để giữ chỗ trong buổi giao lưu sách đầu tiên với bà. Di chuyển liên tục mấy ngày qua, từ Hà Nội đến Huế và nay là TP HCM, nữ ca sĩ 71 tuổi vẫn nhiệt tình chia sẻ về trang viết, về những con người gần gũi, gắn bó với bà trong suốt một thời gian dài. Ảnh: Xuân Hòa
Nghe si Kim Cuong trao lang hoa chúc mùng nguoi em ket nghĩa Khanh Ly thanh cong
Nghệ sĩ Nhân dân Kim Cương mang đến lẵng hoa to chúc mừng Khánh Ly. Bà chia sẻ, muốn xuất hiện tại buổi giao lưu để bày tỏ tình cảm với Khánh Ly, không muốn Khánh Ly cảm thấy lẻ loi. Thời gian qua, Khánh Ly đồng hành với Kim Cương trong chương trình giúp bệnh nhân nghèo mổ mắt. Cả hai xem nhau chị em kết nghĩa. "Nghệ sĩ Kim Cương là người lấy nước mắt của tôi nhiều nhất từ trước đến nay.  Cũng nhờ ca sĩ Quang Thành làm cầu nối mà cuối cùng tôi hội ngộ cùng chị và nghệ sĩ Ngọc Giàu - hai người tôi rất yêu quý về đức và tài", nữ danh ca nói.
Nghệ sĩ Nhân Dân Ngọc Giàu dù bận bịu vẫn không vắng mặt trong chương trình của Khánh Ly.
Nghệ sĩ Nhân dân Ngọc Giàu dù bận bịu vẫn không vắng mặt trong chương trình của Khánh Ly. Ảnh: Xuân Hòa
Nghe sy Ngọc giàu chúc mùng Cs Khanh ly bang bai " Da co hoài lang " cho lan tro ve cua Cs Khanh Ly
Khán giả vỗ tay nồng nhiệt khi Ngọc Giàu hát "Dạ cổ hoài lang" cho lần trở về này của nữ danh ca hải ngoại. Trong sách của mình, Khánh Ly dành nhiều dòng viết trân trọng dành cho hai nghệ sĩ lớn.
Dai dien cho ca sy mot thoi voi Khanh ly . Cs Elvis phuong chia se nhung ky niem cua hai nguoi gan bo may chúc nam trên nhung neo duong Luu dien tai hoài ngoai
Nam ca sĩ Elvis Phương chia sẻ với khán giả nhiều kỷ niệm trên những nẻo đường lưu diễn với Khánh Ly tại hải ngoại.
Nhiếp anh gia noi tieng Nick Út va Dong dao pv bao chi truyền thong tham du cung voi hon gan 500 đọc gia den du
Nhiếp ảnh gia Nick Út (trái) góp mặt tại chương trình.
Bà và ca sĩ Quang Thành hát nhạc phẩm "Quê hương" (Thơ: Đỗ Trung Quân, nhạc: Giáp Văn Thạch)
Bà và ca sĩ Quang Thành hát nhạc phẩm "Quê hương" (Thơ: Đỗ Trung Quân, nhạc: Giáp Văn Thạch).
Phai mat nhieu gio dong ho , Cs Khanh ly moi ky sach va chụp hình lụu niem voi khan có cua minh
Khoảng 500 khán giả có mặt để gặp gỡ và xin chữ ký Khánh Ly vào sách "Đằng sau những nụ cười".
Ngay trong sáng 15/6
Ngay trong sáng 15/6, Khánh Ly cùng ca sĩ Quang Thành và ê-kíp của công ty sách Phương Nam về Cần Thơ chuẩn bị cho buổi giao lưu với khán giả Tây Đô, diễn ra vào chiều cùng ngày. Nữ danh ca tâm sự khoảng 50 năm trước, bà và nhạc sĩ Trịnh Công Sơn từng mong muốn có hành trình Huế - Sài Gòn - Hà Nội để hát cho mọi người nghe. "Giờ tôi đã phần nào chạm tay được vào ước muốn này. Khi tôi đi qua bốn thành phố để giao lưu sách, tôi cũng muốn mang nhạc Trịnh cùng theo", bà nói.
Thất Sơn
Ảnh: Quang Thành

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/khanh-ly-khong-le-loi-khi-kim-cuong-ngoc-giau-ben-canh-3233926.html

Thứ bảy, 23/5/2015 | 10:42 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ bảy, 23/5/2015 | 10:42 GMT+7

Khánh Ly nhớ chồng trong liveshow 'Gọi tên bốn mùa'

Trong liveshow tối 22/5 ở Hà Nội, nữ danh ca có lúc hát trật nhịp vì quá xúc động. Bà vừa trình diễn, vừa làm MC để tâm sự về cuộc đời thăng trầm của mình.
Đêm nhạc "Gọi tên bốn mùa" của nữ danh ca hải ngoại diễn ra ở Hà Nội. Trong chương trình, bà cùng bốn ca sĩ Ánh Tuyết, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Uyên Linh mang đến một câu chuyện âm nhạc đong đầy cảm xúc.
Đêm nhạc diễn ra đúng như phong cách của Khánh Ly lâu nay - vừa sâu lắng, tĩnh tại cũng vừa dạt dào những tình cảm với đời, với người. Bà vẫn cho thấy cách xử lý ca khúc thông minh, chất giọng đậm tính tự sự. Qua âm nhạc, bà ý nhị trò chuyện cùng khán giả về cuộc đời và nhân sinh quan của mình.
adfggf-8839-1432346632.jpg
Khánh Ly lần thứ ba về Hà Nội trong đêm nhạc tối 22/5.
Ở tuổi 70, trải qua rất nhiều thăng trầm, vui buồn, Khánh Ly đứng trên sân khấu Hà Nội với hình ảnh "người đàn bà hát". Bà dường như nén nỗi buồn của mình trong dáng đi chậm rãi, trong mái tóc ánh màu muối tiêu và bộ áo dài đen tuyền. Những nét nhăn trên khuôn mặt càng in hằn hơn khi Khánh Ly cất tiếng hát. Cả show diễn, Khánh Ly mặc hai bộ áo dài - màu đen và màu tím - theo đúng di nguyện của chồng. Ông từng dặn bà đừng mặc áo hoa, chỉ nên mặc áo đơn sắc. Bà đã chọn màu đen để dành tưởng nhớ ông, còn màu tím là tượng trưng cho sự chung thủy trong tình yêu và âm nhạc.
"Con người ta tưởng đi được vách sầu này là hết nhưng cuối cùng lại gặp một phải vách sầu khác", lời nói mở đầu cho ca khúc Đời đá vàng như nói hộ những đau thương của nữ ca sĩ đang nặng trĩu trong lòng. Trong buổi họp báo trước chương trình, Khánh Ly từng nhắc về người chồng cùng thói quen mỗi chiều ngồi chờ ông trở về nơi cửa nhà, dù ông không còn. Nỗi niềm này gợi ý tưởng cho bà hát về cuộc đời của mình, về những vòng xoay bốn mùa sắp tới khi không còn người yêu thương nhất bên cạnh. "Cho tôi được xin, xin với đất trời, hát những ca khúc về mỗi mùa", danh ca giãi bày.
fhjd-8684-1432346632.jpg
Khánh Ly vừa hát vừa tâm tình với khán giả.
Đêm nhạc mở màn bằng năm ca khúc của Trịnh Công Sơn: Gọi tên bốn mùa, Mưa hồng, Chiếc lá thu phai, Dấu chân địa đàngBiết đâu nguồn cội. So với hai lần trước hát ở Hà Nội, ở phần đầu chương trình, giọng Khánh Ly phần nào bớt đi nội lực. Nguyên nhân là do âm thanh có lẫn tạp âm và cũng một phần do  sức khỏe của bà đã sụt giảm trông thấy. Thậm chí, bởi quá xúc động, ban đầu bà hát trật nhạc và phải xin lỗi ban nhạc cũng như khán giả ngay khi ca khúc kết thúc.
Càng về sau, danh ca lấy lại phong độ, hát nhuần nhị và thấm hơn. Đến cuối chương trình, Khánh Ly thực sự thăng hoa.  Giữa những luyến láy, Khánh Ly đủng đỉnh "chơi" lối hát nói đặc trưng - xuống hẳn âm thanh để nhiều lời hát trở thành câu nói nhưng vẫn giữ được nhịp điệu của ca khúc.
Nữ nghệ sĩ dẫn dắt đêm nhạc bằng những mẩu chuyện nhỏ qua chất giọng thủ thỉ. Khi vừa ra sân khấu, bà nghẹn ngào: "Tôi không nghĩ là tôi trở về Hà Nội sớm như vậy. Về đây lần này, tôi cảm thấy được an ủi bởi tấm lòng của các anh chị, các bạn trẻ. Những an ủi hỏi han rất ân cần khi thấy tôi đến Hà Nội một mình. Tôi tin một điều, tấm lòng tất cả anh chị hôm nay sẽ làm cho trái tim của tôi ấm áp. Tôi rất mong được trở lại và được hát để thấy mùa thu Hà Nội đẹp như thế nào, như những nhạc sĩ đã viết về Hà Nội cách đây 50 hay 60 năm...".
Dấu ấn về tuổi tác, về những hoài niệm của đời người cũng được bà kể lại. Trong những dòng tâm sự đó, bà không quên kỷ niệm đẹp với người tri kỷ trong âm nhạc - Trịnh Công Sơn.
"Có những lúc, nửa đêm thức dậy, tôi chợt thấy mình đã già. Ai cũng rồi đến tuổi đó. Đó là nơi chúng ta sẽ gặp nhau khi tóc đã bạc. Ở công viên, đặc biệt vắng người, có những đôi tình nhân tóc bạc phơ ngồi lặng im cạnh nhau đến khi chiều xuống. Tôi thường nhìn theo hai bóng đó đi dần xa. Trong tôi chỉ còn lại hình ảnh một ngày nào đó chỉ còn lại một mình mình, tóc bạc trắng, đi một mình trong chiều để nhìn những lá thu rơi phai tàn trên hè phố. Có lẽ nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cũng yêu mùa thu và ông cũng cảm nhận thấy, một lúc tóc ông sẽ bạc như thế, tóc tôi cũng sẽ bạc như thế và hai anh em sẽ chẳng bao giờ còn có những giây phút đi cùng với nhau trong mùa thu".
Ngoài các ca khúc của Trịnh Công Sơn, Khánh Ly dành không ít thời gian thể hiện ca khúc nổi tiếng của những nhạc sĩ tên tuổi Phú Quang, Lam Phương, Phạm Duy, Vũ Thành An...
ga-6893-1432346633.jpg
Khánh Ly hát cùng bốn ca sĩ đàn em - Uyên Linh, Mỹ Linh, Hồng Nhung, Ánh Tuyết - trong tiết mục "Gọi tên bốn mùa".
Đêm nhạc mang nhiều màu sắc hơn khi bốn ca sĩ thế hệ đàn em của Khánh Ly lần lượt xuất hiện trên sân khấu. Trong số khách mời, Uyên Linh trẻ nhất nên được chọn tượng trưng cho mùa xuân. Cô xuất hiện trên sân khấu ngay sau Khánh Ly và hát những tình khúc nồng nàn như Yêu của Văn Phụng, Xin thời gian qua mau của Lam Phương.
Mỹ Linh và Hồng Nhung hát những ca khúc về mùa hạ và mùa thu. Mỹ Linh thể hiện ca khúc Rừng xưa đã khép và bản nhạc kinh điển Tình ca của cố nhạc sĩ Phạm Duy. Còn Hồng Nhung khoe chất giọng khỏe khoắn, tràn đầy cảm xúc khi trình diễn những bản nhạc làm nên tên tuổi của cô trong dòng nhạc Trịnh Công Sơn như: Hạ trắng, Ru tìnhRu em từng ngón xuân nồng. Trong các bản nhạc này, cô đều thể hiện kỹ thuật ngân giọng ở những nốt luyến rất dài và thanh.
Ánh Tuyết xuất hiện cuối cùng. Chị đại diện cho hình ảnh mùa đông qua các nhạc phẩm: Niệm khúc cuối, Trăm nhớ ngàn thươngÔ mê ly. Ánh Tuyến tạo phong cách rất riêng trên sân khấu, khi man mác buồn, da diết, khi linh hoạt biến hóa. Cuối chương trình, Khánh Ly và bốn khách mời hòa ca trong Gọi tên bốn mùa của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn.
Ca khúc kinh điển cùng tên của nhạc sĩ họ Trịnh  được chọn mở đầu và kết thúc show diễn ngụ ý về vòng tuần hoàn của trời đất và sự hòa hợp của tình yêu. 
Vũ Văn Việt
Ảnh: Giang Huy

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/nhac/cam-xuc-am-nhac/khanh-ly-nho-chong-trong-liveshow-goi-ten-bon-mua-3222770.html

Thứ năm, 28/5/2015 | 07:40 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ năm, 28/5/2015 | 07:40 GMT+7

Khánh Ly viết về 'những cú tát' trong đời

Trong sách đầu tay, danh ca không giấu việc bà từng bị nói xấu, gièm pha, mắng mỏ...  Bà chọn thái độ sống im lặng, chăm chỉ làm việc để đối đầu thị phi.
Tên sách: Đằng sau những nụ cười
Tác giả: Khánh Ly
Nhà xuất bản Văn học, Phương Nam Book
Cuốn Đằng sau những nụ cười của Khánh Ly tập hợp những trang tản mạn của nữ danh ca hàng chục năm qua. Cuốn sách theo thể loại tản văn, tuy vậy, đây gần như là những ghi chép mang tính tự truyện về cuộc đời Khánh Ly. Chân dung "người đàn bà hát" hiện rõ qua từng trang sách, từ tính cách đến các sự kiện, nhân vật quan trọng xoay quanh cuộc đời đầy thăng trầm của bà.
Khánh Ly tự giễu mình là người ít học. Tuy nhiên, đó chỉ là sự học trong trường lớp. Bà học được nhiều hơn từ đời sống, từ thế thái nhân tình, từ những lần vấp ngã đau đớn và những phút thăng hoa. Các bài học xương máu lẫn quả ngọt đến từ nghiệp ca hát góp phần hình thành nên diện mạo một nhân vật thú vị của làng âm nhạc Việt Nam.
Bìa sách "Đằng sau những nụ cười" của Khánh Ly.
Bìa sách "Đằng sau những nụ cười" của Khánh Ly.
Nhiều khán giả nhận xét Khánh Ly có một chất giọng liêu trai, ma mị. Đọc sách bà viết, có thể hiểu thêm, ở một khía cạnh nào đó, ngoài thiên phú, giọng hát xuất phát từ con người có cuộc đời nhiều ngang trái, nhiều nỗi buồn, buộc bà phải chọn cho mình một thái độ sống riêng. Chính điều này làm hình thành nên giọng hát nặng trĩu nỗi buồn của một thời nhưng cũng nhẹ tênh, tha thiết và không kém phần thanh lịch của người trải đời.
Khánh Ly sinh ra ở Hà Nội, rồi cùng gia đình vào Sài Gòn, Đà Lạt sinh sống. 16 tuổi, bà theo nghiệp ca hát, bắt đầu hành trình "lang bạt" để sinh tồn trong cuộc đời. Sớm mất người cha mình yêu thương và không gần gũi được với mẹ ruột, bà miêu tả mình qua trang viết như một người luôn giữ nỗi cô đơn thường trực trong lòng. Bà sớm đối mặt với lầm lỡ trong tình yêu, làm mẹ đơn thân. Rồi bà chọn xứ người để định cư, tiếp tục theo đuổi sự nghiệp ca hát. 
Trên cuộc đời thăng trầm đó, Khánh Ly tâm sự: "Tôi cũng từng lãnh những cú... tát trái, tát phải, những cú đấm nghìn cân, những nắm bùn vứt vào mặt tôi ở đằng sau những nụ cười. Nhưng có sao đâu. Thế mới là đời... Cứ bình thản trước mọi việc là câu trả lời đúng nhất. Im lặng cũng là một cách sống...", đó là lời tâm sự của Khánh Ly. Cũng ở một bài viết khác, Khánh Ly giãi bày về sự nghiệt ngã của thị phi dành cho mình: "Cái mặt tôi đây, ai muốn chửi, thích chửi thì xin mời. Chỉ biết một điều là bao giờ tôi cũng đứng thẳng, nhìn thẳng và đi ngay. Nếu có một điều gì cần phải chứng minh thì tôi chỉ chứng minh với bản thân mình mà thôi".
Từ nỗi buồn của cuộc đời người đàn bà có số phận truân chuyên, Khánh Ly còn viết về nỗi buồn của đời người hạn hữu, của những mùa xuân trôi tuột qua mang theo dấu mốc tuổi tác. "Mấy ai có thể thực sự hiểu được, nhìn thấu được nỗi bi thương luôn luôn được giấu kín đằng sau nụ cười" (bài viết Nơi chốn bình yên).
Chuyện Khánh Ly bàn đến trong sách còn là những câu chuyện nhỏ về âm nhạc. Bài viết đầu tiên của cuốn sách - Vì sao tôi hát nhạc Tiền chiến? - thể hiện sự trân trọng của Khánh Ly dành cho một dòng nhạc quan trọng của Việt Nam. Từ lời kể của bà, một giai đoạn khá đặc biệt trong lịch sử âm nhạc đương đại Việt Nam được phác họa.
Từ năm 1969 đến năm 1975 là khoảng thời gian cực thịnh của những bài tình ca lãng mạn, trữ tình. Tác giả thương yêu tác phẩm của họ, thường xuyên liên lạc và gắn bó với ca sĩ để đích thân tập cho họ hát. Từ đó làm nảy sinh những tình cảm thầy trò, anh em kéo dài mãi cho đến sau này. Và đó cũng là lời giải thích cho mối dây liên hệ của giọng hát Khánh Ly với nhiều nhạc sĩ, trong đó có người tri kỷ của bà, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cứ 100 bài thì có đến 99 bài là do chính Trịnh Công Sơn tập cho Khánh Ly hát.
Từ Trịnh và Vũ Thành An đến Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng..., tên tuổi Khánh Ly đến với người nghe nhạc Việt trên toàn thế giới. Niềm đam mê hát của bà được đúc kết qua lời tự sự: "Nỗi sợ không còn được hát lớn hơn nỗi sợ chết".
Những cực nhọc của của những chuyến bay show dọc ngang ở môi trường âm nhạc hải ngoại lắm bi hài, như chuyện bị bầu show quỵt tiền hay "đem con bỏ chợ" cũng được Khánh Ly kể lại qua giọng điệu hài hước. Những câu chuyện kể này có thể giúp người đọc hình dung phần nào môi trường sinh hoạt văn nghệ của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài.
Một phần quan trọng trong sách, Khánh Ly viết về người chồng quá cố - ông Nguyễn Hoàng Đoan. Đó không phải là người chồng đầu tiên của bà nhưng là người gắn bó với bà gần 40 năm, trải qua bao cay đắng ngọt bùi. Đọc sách, có thể hình dung, Khánh Ly ngày càng yêu chồng hơn theo thời gian, và cay đắng nhất là khi ông qua đời, bà lại càng nhận ra tình yêu ấy mãnh liệt hơn bao giờ hết. "Hình như chưa bao giờ mình nói yêu nhau. Nếu bây giờ em nói, có kịp không", là lời tâm sự giấu nước mắt bên trong của bà.
Những trang viết của Khánh Ly có chỗ trau chuốt, mượt mà như chất nhạc và lời ca của Trịnh Công Sơn thấm đẫm trong tâm hồn bà. Bà cũng thường trích dẫn những lời nhạc của Trịnh trên trang viết của mình. Nhưng cũng nhiều chỗ, văn của bà xù xì, thô mộc như tính cách ngang tàng ở người đàn bà trải nhiều sương gió trong cuộc đời.
Gần 40 năm sống nơi xứ người, nhập quốc tịch Mỹ, Khánh Ly vẫn mê mải với mắm, muối dưa cà, với nỗi hoài hương không bao giờ giấu giếm. Qua sách, bà còn chia sẻ với mọi người hoài bão dành quãng cuối của cuộc đời cùng bạn  bè tri kỷ thực hiện nhiều việc thiện nguyện. Bà cho rằng đó là cách để mình đi tìm niềm vui, hạnh phúc.
"Đằng sau những nụ cười" phát hành vào ngày 2/6.
Thoại Hà

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/khanh-ly-viet-ve-nhung-cu-tat-trong-doi-3222300.html

Chủ nhật, 24/5/2015 | 01:39 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Chủ nhật, 24/5/2015 | 01:39 GMT+7

Khánh Ly đột ngột hủy liveshow ở Hải Phòng do đuối sức

Dốc sức lực cho đêm nhạc "Gọi tên bốn mùa" ở Hà Nội, nữ danh ca đổ bệnh và không thể tiếp tục đến với khán giả thành phố hoa phượng đỏ trong đêm 23/5.
Trưa 23/5, ban tổ chức liveshow Khánh Ly chủ đề "Gọi tên bốn mùa" quyết định hoàn tiền cho khán giả đã mua vé chương trình tại Hải Phòng - dự kiện diễn ra tối cùng ngày. Lý do của việc hủy show đột ngột là do nữ danh ca tắm khuya, bất ngờ bị cảm nước, mất giọng.
Khánh Ly trong đêm nhạc "Gọi tên bốn mùa" ở Hà Nội tối 23/5. bà mời bốn giọng ca nam: Tấn Minh, Quang Thành, Hà Anh Tuấn và Hoài Lâm.
Khánh Ly trong đêm nhạc "Gọi tên bốn mùa" ở Hà Nội tối 22/5. 
Ông Cao Trung Hiếu - đạo diễn liveshow- cho biết: "Theo kịch bản chương trình, số lượng ca khúc Khánh Ly thể hiện trong đêm ở Hải Phòng còn nhiều hơn ở Hà Nội. Do bất ngờ đổ bệnh, bà khó hoàn thành trọn vẹn đêm diễn thứ hai. Bà gửi lời hẹn trở lại với khán giả vào một ngày gần nhất. Ban tổ chức cũng đang nỗ lực xin dời giấy phép liveshow ở Hải Phòng sang thời điểm khác".
Ca sĩ Quang Thành - người quản lý các hoạt động của Khánh Ly tại Việt Nam - chia sẻ, những ngày qua, vừa từ Mỹ bay về Việt Nam, Khánh Ly di chuyển liên tục đến TP HCM, Hà Nội, Đà Lạt trong điều kiện thời tiết thay đổi nhiệt độ. Ngoài ra, bà còn tham gia các công tác xã hội của nhà thờ, chuẩn bị cho việc ra mắt cuốn sách tùy bút đầu tay Đằng sau những nụ cườibộ album nhạc gồm năm CD. 
"Dù show lớn, show nhỏ gì, bất cứ ca sĩ nào cũng đều mong muốn cống hiến hết mình cho khán giả. Lần này, Khánh Ly phải hoãn show là điều hết sức khó khăn đối với bà. Nhưng đây là lần đầu tiên Khánh Ly đến với khán giả Hải Phòng, bà chỉ mong muốn được hát với phong độ tốt nhất để không phụ lòng khán giả", Quang Thành nói.
Trưa 24/5, Khánh Ly sẽ quay về Mỹ. 
Từ trái qua: Uyên Linh, Mỹ Linh, Khánh Ly và
Từ trái qua: Uyên Linh, Mỹ Linh, Khánh Ly, Hồng Nhung và Ánh Tuyết tại đêm diễn ở Hà Nội tối 22/5.
Trước đó, trong đêm diễn tối 22/5 tại Hà Nội, ở phần đầu chương trình nữ danh ca vài lần hát trật nhạc. Càng về sau, bà hát càng phong độ và chinh phục khán giả qua 12 nhạc phẩm của các tác giả: Trịnh Công Sơn, Phú Quang, Lam Phương, Phạm Duy, Vũ Thành An... Bà không chỉ hát mà còn trực tiếp làm MC, dẫn chuyện kết nối cho các tiết mục suốt show diễn.
Ở tuổi hơn 70, lại vừa trải qua nỗi đau mất chồng, nữ danh ca khá xúc động khi bước lên sân khấu. Dù vậy, Khánh Ly cùng bốn khách mời Mỹ Linh, Hồng Nhung, Ánh Tuyết và Uyên Linh đã tạo nên một đêm nhạc đẹp, trọn vẹn cảm xúc. Sau đêm này, bà về khách sạn và bị cảm khi tắm khuya.
Thoại Hà

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/nhac/lang-nhac/khanh-ly-dot-ngot-huy-liveshow-o-hai-phong-do-duoi-suc-3223050.html

Thứ năm, 28/5/2015 | 07:40 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ năm, 28/5/2015 | 07:40 GMT+7

Khánh Ly viết về 'những cú tát' trong đời

Trong sách đầu tay, danh ca không giấu việc bà từng bị nói xấu, gièm pha, mắng mỏ...  Bà chọn thái độ sống im lặng, chăm chỉ làm việc để đối đầu thị phi.
Tên sách: Đằng sau những nụ cười
Tác giả: Khánh Ly
Nhà xuất bản Văn học, Phương Nam Book
Cuốn Đằng sau những nụ cười của Khánh Ly tập hợp những trang tản mạn của nữ danh ca hàng chục năm qua. Cuốn sách theo thể loại tản văn, tuy vậy, đây gần như là những ghi chép mang tính tự truyện về cuộc đời Khánh Ly. Chân dung "người đàn bà hát" hiện rõ qua từng trang sách, từ tính cách đến các sự kiện, nhân vật quan trọng xoay quanh cuộc đời đầy thăng trầm của bà.
Khánh Ly tự giễu mình là người ít học. Tuy nhiên, đó chỉ là sự học trong trường lớp. Bà học được nhiều hơn từ đời sống, từ thế thái nhân tình, từ những lần vấp ngã đau đớn và những phút thăng hoa. Các bài học xương máu lẫn quả ngọt đến từ nghiệp ca hát góp phần hình thành nên diện mạo một nhân vật thú vị của làng âm nhạc Việt Nam.
Bìa sách "Đằng sau những nụ cười" của Khánh Ly.
Bìa sách "Đằng sau những nụ cười" của Khánh Ly.
Nhiều khán giả nhận xét Khánh Ly có một chất giọng liêu trai, ma mị. Đọc sách bà viết, có thể hiểu thêm, ở một khía cạnh nào đó, ngoài thiên phú, giọng hát xuất phát từ con người có cuộc đời nhiều ngang trái, nhiều nỗi buồn, buộc bà phải chọn cho mình một thái độ sống riêng. Chính điều này làm hình thành nên giọng hát nặng trĩu nỗi buồn của một thời nhưng cũng nhẹ tênh, tha thiết và không kém phần thanh lịch của người trải đời.
Khánh Ly sinh ra ở Hà Nội, rồi cùng gia đình vào Sài Gòn, Đà Lạt sinh sống. 16 tuổi, bà theo nghiệp ca hát, bắt đầu hành trình "lang bạt" để sinh tồn trong cuộc đời. Sớm mất người cha mình yêu thương và không gần gũi được với mẹ ruột, bà miêu tả mình qua trang viết như một người luôn giữ nỗi cô đơn thường trực trong lòng. Bà sớm đối mặt với lầm lỡ trong tình yêu, làm mẹ đơn thân. Rồi bà chọn xứ người để định cư, tiếp tục theo đuổi sự nghiệp ca hát. 
Trên cuộc đời thăng trầm đó, Khánh Ly tâm sự: "Tôi cũng từng lãnh những cú... tát trái, tát phải, những cú đấm nghìn cân, những nắm bùn vứt vào mặt tôi ở đằng sau những nụ cười. Nhưng có sao đâu. Thế mới là đời... Cứ bình thản trước mọi việc là câu trả lời đúng nhất. Im lặng cũng là một cách sống...", đó là lời tâm sự của Khánh Ly. Cũng ở một bài viết khác, Khánh Ly giãi bày về sự nghiệt ngã của thị phi dành cho mình: "Cái mặt tôi đây, ai muốn chửi, thích chửi thì xin mời. Chỉ biết một điều là bao giờ tôi cũng đứng thẳng, nhìn thẳng và đi ngay. Nếu có một điều gì cần phải chứng minh thì tôi chỉ chứng minh với bản thân mình mà thôi".
Từ nỗi buồn của cuộc đời người đàn bà có số phận truân chuyên, Khánh Ly còn viết về nỗi buồn của đời người hạn hữu, của những mùa xuân trôi tuột qua mang theo dấu mốc tuổi tác. "Mấy ai có thể thực sự hiểu được, nhìn thấu được nỗi bi thương luôn luôn được giấu kín đằng sau nụ cười" (bài viết Nơi chốn bình yên).
Chuyện Khánh Ly bàn đến trong sách còn là những câu chuyện nhỏ về âm nhạc. Bài viết đầu tiên của cuốn sách - Vì sao tôi hát nhạc Tiền chiến? - thể hiện sự trân trọng của Khánh Ly dành cho một dòng nhạc quan trọng của Việt Nam. Từ lời kể của bà, một giai đoạn khá đặc biệt trong lịch sử âm nhạc đương đại Việt Nam được phác họa.
Từ năm 1969 đến năm 1975 là khoảng thời gian cực thịnh của những bài tình ca lãng mạn, trữ tình. Tác giả thương yêu tác phẩm của họ, thường xuyên liên lạc và gắn bó với ca sĩ để đích thân tập cho họ hát. Từ đó làm nảy sinh những tình cảm thầy trò, anh em kéo dài mãi cho đến sau này. Và đó cũng là lời giải thích cho mối dây liên hệ của giọng hát Khánh Ly với nhiều nhạc sĩ, trong đó có người tri kỷ của bà, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn. Cứ 100 bài thì có đến 99 bài là do chính Trịnh Công Sơn tập cho Khánh Ly hát.
Từ Trịnh và Vũ Thành An đến Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng..., tên tuổi Khánh Ly đến với người nghe nhạc Việt trên toàn thế giới. Niềm đam mê hát của bà được đúc kết qua lời tự sự: "Nỗi sợ không còn được hát lớn hơn nỗi sợ chết".
Những cực nhọc của của những chuyến bay show dọc ngang ở môi trường âm nhạc hải ngoại lắm bi hài, như chuyện bị bầu show quỵt tiền hay "đem con bỏ chợ" cũng được Khánh Ly kể lại qua giọng điệu hài hước. Những câu chuyện kể này có thể giúp người đọc hình dung phần nào môi trường sinh hoạt văn nghệ của kiều bào Việt Nam ở nước ngoài.
Một phần quan trọng trong sách, Khánh Ly viết về người chồng quá cố - ông Nguyễn Hoàng Đoan. Đó không phải là người chồng đầu tiên của bà nhưng là người gắn bó với bà gần 40 năm, trải qua bao cay đắng ngọt bùi. Đọc sách, có thể hình dung, Khánh Ly ngày càng yêu chồng hơn theo thời gian, và cay đắng nhất là khi ông qua đời, bà lại càng nhận ra tình yêu ấy mãnh liệt hơn bao giờ hết. "Hình như chưa bao giờ mình nói yêu nhau. Nếu bây giờ em nói, có kịp không", là lời tâm sự giấu nước mắt bên trong của bà.
Những trang viết của Khánh Ly có chỗ trau chuốt, mượt mà như chất nhạc và lời ca của Trịnh Công Sơn thấm đẫm trong tâm hồn bà. Bà cũng thường trích dẫn những lời nhạc của Trịnh trên trang viết của mình. Nhưng cũng nhiều chỗ, văn của bà xù xì, thô mộc như tính cách ngang tàng ở người đàn bà trải nhiều sương gió trong cuộc đời.
Gần 40 năm sống nơi xứ người, nhập quốc tịch Mỹ, Khánh Ly vẫn mê mải với mắm, muối dưa cà, với nỗi hoài hương không bao giờ giấu giếm. Qua sách, bà còn chia sẻ với mọi người hoài bão dành quãng cuối của cuộc đời cùng bạn  bè tri kỷ thực hiện nhiều việc thiện nguyện. Bà cho rằng đó là cách để mình đi tìm niềm vui, hạnh phúc.
"Đằng sau những nụ cười" phát hành vào ngày 2/6.
Thoại Hà

http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/sach/lang-van/khanh-ly-viet-ve-nhung-cu-tat-trong-doi-3222300.html

Thứ sáu, 22/5/2015 | 09:15 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ | Print
Thứ sáu, 22/5/2015 | 09:15 GMT+7

Khánh Ly ôm Mỹ Linh, Hồng Nhung khi hội ngộ

Danh ca xúc động khi gặp lại những người bạn cũ trong buổi tổng duyệt chương trình tối 21/5.
Tối qua, Khánh Ly có mặt tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) để tổng duyệt liveshow Gọi tên bốn mùa. Vừa nhìn thấy bóng người quen, ca sĩ Ánh Tuyết đang tập hát lập tức chạy đến ôm chầm lấy Khánh Ly.
 
Bên cạnh Ánh Tuyết, gặp lại những người quen cũ như Mỹ Linh, Hồng Nhung, nữ danh ca cũng không giấu nổi sự xúc động.
 
Khánh Ly và Hồng Nhung tranh thủ nắm tay trò chuyện trước khi bước vào chương trình.
 
Danh ca từng tâm sự, Hồng Nhung và Mỹ Linh là những người bà rất yêu mến. "Cô Bống" từng một thời ngủ chung phòng với bà trong các chuyến lưu diễn. Trong khi đó, Mỹ Linh lại gây nhiều cảm tình với Khánh Ly khi trò chuyện.
 
Ca sĩ Uyên Linh cũng có mặt trong buổi tập từ sớm. Cô là người duy nhất Khánh Ly chưa quen biết trước đây.
 
Khánh Ly cho biết, bà chỉ thấy Uyên Linh qua các chương trình truyền hình. Tuy vậy, tài năng của một người trẻ như quán quân Vietnam Idol 2010 khiến bà muốn gặp gỡ và học hỏi rất nhiều.
 
Đã 70 tuổi nhưng Khánh Ly không hề mệt mỏi khi phải đứng tập lâu với đồng nghiệp. Bà gần như không bỏ sót bài nào suốt buổi tập.
 
Sức làm việc của danh ca khiến các đàn em không khỏi khâm phục.
 
Ảnh: Minh Loo

http://giaitri.vnexpress.net/photo/lang-nhac/khanh-ly-om-my-linh-hong-nhung-khi-hoi-ngo-3222157.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten