Biển Đông : Vì sao Trung Quốc dịu giọng ?
Trong thời gian gần đây, Trung Quốc đã dịu giọng trên vấn đề Biển Đông, tuy rằng trên thực tế Bắc Kinh không hề thay đổi lập trường trên hồ sơ này.
Khi Philippines ngày 15/05/2014 công bố các hình ảnh cho thấy Bắc Kinh bắt đầu tiến hành bồi đắp, mở rộng các đảo đang tranh chấp của quần đảo Trường Sa trên Biển Đông, phát ngôn bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã trả lời thẳng thừng : « Trung Quốc có chủ quyền không thể tranh cãi trên quần đảo Nam Sa (Trường Sa), và các vùng biển xung quanh, bao gồm cả Xích Qua Tiêu ( Đá Gạc Ma ). Bất cứ công trình xây dựng nào của Trung Quốc trên đảo này là hoàn toàn thuộc chủ quyền Trung Quốc ».
Mười tháng sau đó, tháng 03/2015, bà Hoa Xuân Oánh cũng đã ra tuyên bố tương tự : « Những hoạt động xây dựng bình thường của Trung Quốc trên các đảo của chúng tôi và trên vùng biển của chúng tôi là hợp pháp, hợp lý và chính đáng ».
Tuy nhiên, trong bốn tháng gần đây, đã có thay đổi lớn trong cách mà Bắc Kinh nói về những hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Trước hết là ngày 09/04, cũng chính phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đã nêu rõ chi tiết các công trình xây dựng đảo nhân tạo để chứng minh mục đích « dân sự » của các công trình này. Tiếp đến, ngày 16/06, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lục Khảng thông báo việc bồi đắp đảo sắp kết thúc.
Theo trang mạng The Diplomat, các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ghi nhận rằng, trước khi thông báo sắp ngừng xây dựng đảo nhân tạo, Trung Quốc đã hoàn tất việc bồi đắp hai đảo Đá Gạc Ma và Đá Chữ Thập, và gần như đã hoàn tất các đảo khác.
Cho dù trên thực tế Trung Quốc vẫn sẽ thực hiện đến cùng những hoạt động xây dựng của họ trên Biển Đông, nhưng sự thay đổi giọng điệu nói trên cho thấy Bắc Kinh thấy rõ là nếu cứ khăng khăng « chủ quyền không thể tranh cãi », hay « hợp pháp, hợp lý », thì hình ảnh của nước này trên trường quốc tế và đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á sẽ bị tổn hại.
Cũng trên trang The Diplomat gần đây, một học giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định rằng tranh chấp Biển Đông có thể ảnh hưởng đến thành công của các dự án ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh, như dự án Con đường tơ lụa hàng hải. Dự án này rất cần sự hợp tác của các nước láng giềng trong khối ASEAN. Vị học giả này đề nghị Trung Quốc nên điều chỉnh các chính sách và chiến lược về Biển Đông.
Những thay đổi giọng điệu nói trên có thể là bước đầu của việc điều chỉnh chính sách về Biển Đông của Trung Quốc. Chiến lược của Bắc Kinh là vừa xác quyết chủ quyền trên Biển Đông, nhưng vừa duy trì quan hệ tốt với các nước tranh chấp, mà chủ yếu là dựa trên hợp tác kinh tế.
Nhưng như đã nói ở trên, Trung Quốc chỉ thay đổi giọng điệu chứ không hề thay đổi hành vi. Bắc Kinh vẫn dứt khoát không để mất một tấc lãnh thổ nào trên Biển Đông. Ấy là chưa kể, tuy xác nhận rằng các công trình xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa cũng nhằm mục đích quốc phòng, nhưng cho tới nay Trung Quốc không tiết lộ bất cứ điều gì về các kế hoạch quân sự hóa các đảo nhân tạo này, trong khi đây mới thật sự là điều gây lo ngại cho các nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
http://vi.rfi.fr/phan-tich/20150623-bien-dong-vi-sao-trung-quoc-diu-giong/
Mười tháng sau đó, tháng 03/2015, bà Hoa Xuân Oánh cũng đã ra tuyên bố tương tự : « Những hoạt động xây dựng bình thường của Trung Quốc trên các đảo của chúng tôi và trên vùng biển của chúng tôi là hợp pháp, hợp lý và chính đáng ».
Tuy nhiên, trong bốn tháng gần đây, đã có thay đổi lớn trong cách mà Bắc Kinh nói về những hoạt động của Trung Quốc trên Biển Đông. Trước hết là ngày 09/04, cũng chính phát ngôn viên bộ Ngoại giao Hoa Xuân Oánh đã nêu rõ chi tiết các công trình xây dựng đảo nhân tạo để chứng minh mục đích « dân sự » của các công trình này. Tiếp đến, ngày 16/06, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Lục Khảng thông báo việc bồi đắp đảo sắp kết thúc.
Theo trang mạng The Diplomat, các chuyên gia thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược ghi nhận rằng, trước khi thông báo sắp ngừng xây dựng đảo nhân tạo, Trung Quốc đã hoàn tất việc bồi đắp hai đảo Đá Gạc Ma và Đá Chữ Thập, và gần như đã hoàn tất các đảo khác.
Cho dù trên thực tế Trung Quốc vẫn sẽ thực hiện đến cùng những hoạt động xây dựng của họ trên Biển Đông, nhưng sự thay đổi giọng điệu nói trên cho thấy Bắc Kinh thấy rõ là nếu cứ khăng khăng « chủ quyền không thể tranh cãi », hay « hợp pháp, hợp lý », thì hình ảnh của nước này trên trường quốc tế và đặc biệt là trong khu vực Đông Nam Á sẽ bị tổn hại.
Cũng trên trang The Diplomat gần đây, một học giả thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc nhận định rằng tranh chấp Biển Đông có thể ảnh hưởng đến thành công của các dự án ưu tiên hàng đầu trong chính sách ngoại giao của Bắc Kinh, như dự án Con đường tơ lụa hàng hải. Dự án này rất cần sự hợp tác của các nước láng giềng trong khối ASEAN. Vị học giả này đề nghị Trung Quốc nên điều chỉnh các chính sách và chiến lược về Biển Đông.
Những thay đổi giọng điệu nói trên có thể là bước đầu của việc điều chỉnh chính sách về Biển Đông của Trung Quốc. Chiến lược của Bắc Kinh là vừa xác quyết chủ quyền trên Biển Đông, nhưng vừa duy trì quan hệ tốt với các nước tranh chấp, mà chủ yếu là dựa trên hợp tác kinh tế.
Nhưng như đã nói ở trên, Trung Quốc chỉ thay đổi giọng điệu chứ không hề thay đổi hành vi. Bắc Kinh vẫn dứt khoát không để mất một tấc lãnh thổ nào trên Biển Đông. Ấy là chưa kể, tuy xác nhận rằng các công trình xây đảo nhân tạo ở quần đảo Trường Sa cũng nhằm mục đích quốc phòng, nhưng cho tới nay Trung Quốc không tiết lộ bất cứ điều gì về các kế hoạch quân sự hóa các đảo nhân tạo này, trong khi đây mới thật sự là điều gây lo ngại cho các nước tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, đặc biệt là Việt Nam và Philippines.
http://vi.rfi.fr/phan-tich/20150623-bien-dong-vi-sao-trung-quoc-diu-giong/
Các nguy cơ xung đột trên Biển Đông là gì ?
Bãi Đá Vành Khăn trong quần đảo Trường Sa.@CSIS
Chưa bao giờ, các nước láng giềng Trung Quốc lại có lo ngại đến như vậy, trước các đòi hỏi lãnh thổ ngày càng quyết đoán của Bắc Kinh tại Biển Đông, đặc biệt là việc xây dựng ồ ạt các đảo nhân tạo.
Nhân chuyến công du Trung Quốc vừa qua, Ngoại trưởng Mỹ John Kerry đã bày tỏ sự quan ngại này. Tuy nhiên, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã đáp trả thẳng thừng là việc xây dựng nằm trong phạm vi lãnh thổ Trung Quốc và nhấn mạnh, không có gì lay chuyển nổi quyết tâm của Trung Quốc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Khẩu chiến giữa Trung Quốc và Mỹ về hồ này đã thu hút sự chú ý của báo Pháp Le Figaro, số ra ngày hôm nay (18/05/2015), với bài viết dưới dạng hỏi đáp « Các nguy cơ xung đột trên Biển Đông là gì ? » của Patrick Saint-Paul, thông tín viên của tờ báo tại Bắc Kinh
Quy mô xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông lớn đến đâu ?
Nhiều loạt ảnh vệ tinh chụp được từ hồi tháng Giêng năm nay cho thấy Trung Quốc xây dựng trên quy mô rộng lớn và nhanh chóng các đảo nhân tạo tại những vùng biển có tranh chấp.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế - CSIS - một cơ quan tham vấn của Hoa Kỳ - đã lập một website cho phép theo dõi tiến độ các hoạt động xây dựng. Theo đó, trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Trung Quốc đã tiến hành nạo vét và xây lên một đảo nhân tạo dài gần 3 km. Bắc Kinh đã xây một phi đạo trên đảo, mà Trung Quốc vốn không có trong vùng quần đảo này, trong khi tại đây một số các đối thủ của Trung Quốc thì lại có cơ sở hạ tầng này.
Trên Đá Vành Khăn (Mischief), Bắc Kinh đã xây các đảo nhân tạo bằng cách đổ cát trắng lên bề mặt bãi đá, sau đó gia cố bằng các kết cấu kiên cố. Các căn cứ hải quân đang trong quá trình xây dựng. Những căn cứ này sau đó có thể sẽ được Quân đội Giải phóng Nhân dân sử dụng như những tiền đồn để triển khai lực lượng trong giả thuyết có đối đầu quân sự. Các bức ảnh chụp cho thấy Trung Quốc đã xây một đảo nhân tạo gồm hai bờ kè, một cho nhà máy xi-măng và một làm bãi đáp trực thăng trên một mỏm đá thuộc Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef).
Các hình ảnh cũng cho thấy các công trình xây dựng tương tự trên những đảo nhỏ khác trong quần đảo Trường Sa, như Đá Lạc (Gaven) và Châu Viên (Cuarteron). Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong năm qua, Trung Quốc đã cải tạo mở rộng diện tích của những đảo nhỏ này từ 202 hecta lên thành 810 hecta. Trên các bản đồ chính thức của Trung Quốc có hình vẽ đường chín đoạn vạch ranh giới trên biển của quốc gia này, chiếm tới 90% diện tích Biển Đông. Bản đồ đường vạch đó được gọi là « lưỡi bò », do hình dạng của nó. Diện tích khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền tương đương với diện tích của Địa Trung Hải.
Tại sao căng thẳng lại gia tăng giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam ?
Vùng tranh chấp này có nhiều tiềm năng về dầu khí và cũng là nơi có các tuyến hàng hải rất quan trọng. Những yêu sách ngày càng cứng rắn của Trung Quốc có nguy cơ biến nơi đây thành lãnh hải của Bắc Kinh, có thể cản trở tự do lưu thông hàng hải. Nhiều quốc gia cũng có những yêu sách trong khu vực này. Việt Nam có tranh chấp với Trung Quốc ở rất nhiều nơi trong vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam cũng đã tiến hành xây dựng trên nhiều bãi đá ngầm; các cải tạo này dường như được tiến hành trước khi có các hoạt động xây lấp của Bắc Kinh, và ở quy mô nhỏ hơn, không thể so sánh được với Trung Quốc : chỉ có 8,4 hecta. Tương tự, Philippines cũng lao vào cuộc chạy đua xây dựng trên các bãi đá ở Trường Sa.
Vào năm 2014, việc Trung Quốc triển khai một dàn khoan thăm dò dầu khí ngay trong vùng biển mà Hà Nội khẳng định thuộc chủ quyền của mình, đã làm dấy lên nhiều vụ bạo động chống Trung Quốc tại Việt Nam. Tàu chiến Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên va chạm nhau và dùng vòi rồng xua đuổi các tàu đánh cá bị cáo buộc là đánh bắt trái phép trong vùng biển của nước kia.
Manila cũng tố cáo Bắc Kinh « kiểm soát trên thực tế » Biển Đông. Trong tuần vừa qua, tướng Gregorio Catapang, chỉ huy quân đội Philippines, đã cho chở bằng máy bay một nhóm phóng viên nước ngoài đến những hòn đảo mà Manila chiếm giữ, nằm trong vùng có tranh chấp. Tướng Catapang đã thanh sát các công trình xây dựng của Philippines trong khu vực. Sự việc này khiến cho Bắc Kinh nổi đóa, tố cáo Philippines đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Bắc Kinh lên án « hành động chiếm giữ bất hợp pháp lãnh thổ Trung Quốc trong quần đảo Nam Sa (tên gọi Trường Sa của Trung Quốc) », đồng thời yêu cầu Manila phải cho di tản dân chúng và tháo gỡ các cơ sở hạ tầng trong khu vực.
Liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, quan hệ với Nhật Bản đã yên dịu chưa ?
Từ vài tháng nay, Bắc Kinh và Tokyo đều cố làm dịu tình hình. Các tiếp xúc ở cấp cao nhất đã được nối lại. Trong tháng Ba (2015), một cuộc họp về an ninh giữa lãnh đạo số 2 ngành ngoại giao Nhật Bản, Shinsuke Sugiyama và đồng nhiệm Trung Quốc Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao), đã được tổ chức lần đầu tiên, kể từ 4 năm qua. Tuy nhiên, vẫn còn sự ngờ vực lẫn nhau.
Việc Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không, vào cuối năm 2013, tại biển Hoa Đông, đã gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Tokyo. Bởi vì Nhật Bản nằm trong tầm ngắm của hành động này : việc thiết lập vùng nhận diện phòng không bao gồm cả quần đảo Senkaku, hiện do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư.
Tuần trước, Nhật Bản đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân với Philippines tại Biển Đông, nhằm tăng cường hợp tác quân sự giữa các đồng minh của Hoa Kỳ, trước thái độ hung hăng của Trung Quốc ở trên biển. Trong một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tokyo và Washington đã thông báo tăng cường liên minh quân sự, đặc biệt là có tính tới việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và gần đây có những hành động biểu dương sức mạnh.
Liệu Washington có thể buộc Bắc Kinh phải lùi bước trong việc đưa ra các đòi hỏi lãnh thổ hay không ?
Trong tuần qua, giọng điệu giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới đã căng thẳng hơn. Hôm thứ Tư, 13/05/2015, quân đội Mỹ khẳng định là đang tính tới « các giải pháp », theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, qua đó, làm cho phía Trung Quốc hiểu là Washington không chấp nhận việc đã rồi tại Biển Đông. Một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, « chúng tôi đang xem xét các hành động nhằm bảo đảm tự do lưu thông tại một khu vực rất quan trọng đối với thương mại quốc tế ». Quân đội Mỹ dự tính điều hẳn tàu chiến đến các vùng biển cách các đảo nhỏ mà Trung Quốc chiếm giữ dưới 12 hải lý (19 km), có nghĩa là trong các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, đồng thời Hoa Kỳ cho các máy bay tuần duyên bay vào không phận các hòn đảo này, nhằm thể hiện rõ là Washington không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Trong một bản báo cáo gần đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá rằng Trung Quốc có thể sử dụng các cơ sở hạ tầng được xây cất trên các bãi đá này nhằm tăng cường các hoạt động tuần tra của hải quân ở trong vùng và sử dụng phi đạo nhằm áp đặt một vùng nhận diện phòng không. Hoa Kỳ coi khu vực này là vùng biển quốc tế. Phát biểu tại Thượng viện Hoa Kỳ, ông David Shear, phụ trách Châu Á trong nhóm cố vấn của Bộ trưởng Ashton Carter, đã nhận định : « Rất nhiều cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng trên các bãi đá chìm, nhưng đó không phải là cơ sở cho các đòi hỏi lãnh thổ. Khó thấy được Trung Quốc hành xử ra sao để phù hợp với luật pháp quốc tế ».
Về phần mình, Bắc Kinh tố cáo Manila và Washington cùng nhau hành động để « phóng đại mối đe dọa Trung Quốc ». Gần đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tố cáo các ý đồ của của Mỹ và khẳng định rằng « tự do lưu thông không có nghĩa là tàu chiến hoặc máy bay quân sự của một nước có thể tự ý xâm nhập vào lãnh hải và không phận của nước khác ». Năm 2013, Hoa Kỳ đã đáp trả việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông bằng cách cho máy bay B-52 bay vào khu vực này.
Có nguy cơ xẩy ra xung đột quân sự trong vùng này hay không ?
Hoa Kỳ gia tăng các cuộc tập trận quân sự với các đồng minh trong vùng. Mục đích là tăng cường khả năng phát hiện các tàu chiến Trung Quốc hiện diện khu vực có tranh chấp. Các chuyên gia về an ninh nhấn mạnh đến tính toán mạo hiểm của Washington khi đi xa hơn, dẫn đến mối nguy hiểm xẩy ra một cuộc xung đột quân sự có giới hạn, nhưng đối đầu trực tiếp. Nếu như các sáng kiến của Mỹ không thành công trong việc kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc, thì Washington sẽ phải đối mặt với một loạt các giải pháp tồi tệ : Hoặc là phải lùi bước và làm mất đi sự tin cậy của các đồng minh trong vùng hoặc là chấp nhận leo thang với nguy cơ lao vào xung đột công khai với Bắc Kinh.
Ông Kim Xán Vinh (Jin Canrong), chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh báo trước là nếu Hoa Kỳ đưa các tiêm kích và chiến hạm đến vùng 12 hải lý, điều này « sẽ buộc Quân đội Giải phóng Nhân dân tính tới một hành động quân sự để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông ». Cơn sốt mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ gây lo ngại là cuộc tranh đua giữa Washington và Bắc Kinh nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình trong vùng, sớm muộn gì cũng dẫn đến đối đầu.
Vào cuối tháng Tư vừa qua, Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN – đã nêu rõ trong thông cáo chung của hội nghị Thượng đỉnh thường niên. Bản thông cáo cảnh báo : « Chúng tôi chia sẻ quan ngại sâu sắc của một số lãnh đạo về việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150518-nguy-co-xung-dot-bien-dong/
Quy mô xây dựng của Trung Quốc tại Biển Đông lớn đến đâu ?
Nhiều loạt ảnh vệ tinh chụp được từ hồi tháng Giêng năm nay cho thấy Trung Quốc xây dựng trên quy mô rộng lớn và nhanh chóng các đảo nhân tạo tại những vùng biển có tranh chấp.
Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế - CSIS - một cơ quan tham vấn của Hoa Kỳ - đã lập một website cho phép theo dõi tiến độ các hoạt động xây dựng. Theo đó, trên Đá Chữ Thập (Fiery Cross), Trung Quốc đã tiến hành nạo vét và xây lên một đảo nhân tạo dài gần 3 km. Bắc Kinh đã xây một phi đạo trên đảo, mà Trung Quốc vốn không có trong vùng quần đảo này, trong khi tại đây một số các đối thủ của Trung Quốc thì lại có cơ sở hạ tầng này.
Trên Đá Vành Khăn (Mischief), Bắc Kinh đã xây các đảo nhân tạo bằng cách đổ cát trắng lên bề mặt bãi đá, sau đó gia cố bằng các kết cấu kiên cố. Các căn cứ hải quân đang trong quá trình xây dựng. Những căn cứ này sau đó có thể sẽ được Quân đội Giải phóng Nhân dân sử dụng như những tiền đồn để triển khai lực lượng trong giả thuyết có đối đầu quân sự. Các bức ảnh chụp cho thấy Trung Quốc đã xây một đảo nhân tạo gồm hai bờ kè, một cho nhà máy xi-măng và một làm bãi đáp trực thăng trên một mỏm đá thuộc Đá Tư Nghĩa (Hughes Reef).
Các hình ảnh cũng cho thấy các công trình xây dựng tương tự trên những đảo nhỏ khác trong quần đảo Trường Sa, như Đá Lạc (Gaven) và Châu Viên (Cuarteron). Theo một báo cáo của Bộ Quốc phòng Mỹ, trong năm qua, Trung Quốc đã cải tạo mở rộng diện tích của những đảo nhỏ này từ 202 hecta lên thành 810 hecta. Trên các bản đồ chính thức của Trung Quốc có hình vẽ đường chín đoạn vạch ranh giới trên biển của quốc gia này, chiếm tới 90% diện tích Biển Đông. Bản đồ đường vạch đó được gọi là « lưỡi bò », do hình dạng của nó. Diện tích khu vực mà Trung Quốc đòi hỏi chủ quyền tương đương với diện tích của Địa Trung Hải.
Tại sao căng thẳng lại gia tăng giữa Trung Quốc, Philippines và Việt Nam ?
Vùng tranh chấp này có nhiều tiềm năng về dầu khí và cũng là nơi có các tuyến hàng hải rất quan trọng. Những yêu sách ngày càng cứng rắn của Trung Quốc có nguy cơ biến nơi đây thành lãnh hải của Bắc Kinh, có thể cản trở tự do lưu thông hàng hải. Nhiều quốc gia cũng có những yêu sách trong khu vực này. Việt Nam có tranh chấp với Trung Quốc ở rất nhiều nơi trong vùng quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Việt Nam cũng đã tiến hành xây dựng trên nhiều bãi đá ngầm; các cải tạo này dường như được tiến hành trước khi có các hoạt động xây lấp của Bắc Kinh, và ở quy mô nhỏ hơn, không thể so sánh được với Trung Quốc : chỉ có 8,4 hecta. Tương tự, Philippines cũng lao vào cuộc chạy đua xây dựng trên các bãi đá ở Trường Sa.
Vào năm 2014, việc Trung Quốc triển khai một dàn khoan thăm dò dầu khí ngay trong vùng biển mà Hà Nội khẳng định thuộc chủ quyền của mình, đã làm dấy lên nhiều vụ bạo động chống Trung Quốc tại Việt Nam. Tàu chiến Việt Nam và Trung Quốc thường xuyên va chạm nhau và dùng vòi rồng xua đuổi các tàu đánh cá bị cáo buộc là đánh bắt trái phép trong vùng biển của nước kia.
Manila cũng tố cáo Bắc Kinh « kiểm soát trên thực tế » Biển Đông. Trong tuần vừa qua, tướng Gregorio Catapang, chỉ huy quân đội Philippines, đã cho chở bằng máy bay một nhóm phóng viên nước ngoài đến những hòn đảo mà Manila chiếm giữ, nằm trong vùng có tranh chấp. Tướng Catapang đã thanh sát các công trình xây dựng của Philippines trong khu vực. Sự việc này khiến cho Bắc Kinh nổi đóa, tố cáo Philippines đã xâm phạm chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc. Bắc Kinh lên án « hành động chiếm giữ bất hợp pháp lãnh thổ Trung Quốc trong quần đảo Nam Sa (tên gọi Trường Sa của Trung Quốc) », đồng thời yêu cầu Manila phải cho di tản dân chúng và tháo gỡ các cơ sở hạ tầng trong khu vực.
Liên quan đến quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, quan hệ với Nhật Bản đã yên dịu chưa ?
Từ vài tháng nay, Bắc Kinh và Tokyo đều cố làm dịu tình hình. Các tiếp xúc ở cấp cao nhất đã được nối lại. Trong tháng Ba (2015), một cuộc họp về an ninh giữa lãnh đạo số 2 ngành ngoại giao Nhật Bản, Shinsuke Sugiyama và đồng nhiệm Trung Quốc Lưu Kiến Siêu (Liu Jianchao), đã được tổ chức lần đầu tiên, kể từ 4 năm qua. Tuy nhiên, vẫn còn sự ngờ vực lẫn nhau.
Việc Trung Quốc lập vùng nhận diện phòng không, vào cuối năm 2013, tại biển Hoa Đông, đã gây ra một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng giữa Bắc Kinh và Tokyo. Bởi vì Nhật Bản nằm trong tầm ngắm của hành động này : việc thiết lập vùng nhận diện phòng không bao gồm cả quần đảo Senkaku, hiện do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh đòi hỏi chủ quyền và gọi là quần đảo Điếu Ngư.
Tuần trước, Nhật Bản đã tổ chức các cuộc tập trận hải quân với Philippines tại Biển Đông, nhằm tăng cường hợp tác quân sự giữa các đồng minh của Hoa Kỳ, trước thái độ hung hăng của Trung Quốc ở trên biển. Trong một chuyến viếng thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Tokyo và Washington đã thông báo tăng cường liên minh quân sự, đặc biệt là có tính tới việc Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và gần đây có những hành động biểu dương sức mạnh.
Liệu Washington có thể buộc Bắc Kinh phải lùi bước trong việc đưa ra các đòi hỏi lãnh thổ hay không ?
Trong tuần qua, giọng điệu giữa hai cường quốc hàng đầu thế giới đã căng thẳng hơn. Hôm thứ Tư, 13/05/2015, quân đội Mỹ khẳng định là đang tính tới « các giải pháp », theo lệnh của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter, qua đó, làm cho phía Trung Quốc hiểu là Washington không chấp nhận việc đã rồi tại Biển Đông. Một quan chức của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết, « chúng tôi đang xem xét các hành động nhằm bảo đảm tự do lưu thông tại một khu vực rất quan trọng đối với thương mại quốc tế ». Quân đội Mỹ dự tính điều hẳn tàu chiến đến các vùng biển cách các đảo nhỏ mà Trung Quốc chiếm giữ dưới 12 hải lý (19 km), có nghĩa là trong các vùng biển mà Trung Quốc tuyên bố thuộc chủ quyền của mình, đồng thời Hoa Kỳ cho các máy bay tuần duyên bay vào không phận các hòn đảo này, nhằm thể hiện rõ là Washington không thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc trong khu vực.
Trong một bản báo cáo gần đây, Bộ Quốc phòng Mỹ đánh giá rằng Trung Quốc có thể sử dụng các cơ sở hạ tầng được xây cất trên các bãi đá này nhằm tăng cường các hoạt động tuần tra của hải quân ở trong vùng và sử dụng phi đạo nhằm áp đặt một vùng nhận diện phòng không. Hoa Kỳ coi khu vực này là vùng biển quốc tế. Phát biểu tại Thượng viện Hoa Kỳ, ông David Shear, phụ trách Châu Á trong nhóm cố vấn của Bộ trưởng Ashton Carter, đã nhận định : « Rất nhiều cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc xây dựng trên các bãi đá chìm, nhưng đó không phải là cơ sở cho các đòi hỏi lãnh thổ. Khó thấy được Trung Quốc hành xử ra sao để phù hợp với luật pháp quốc tế ».
Về phần mình, Bắc Kinh tố cáo Manila và Washington cùng nhau hành động để « phóng đại mối đe dọa Trung Quốc ». Gần đây, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tố cáo các ý đồ của của Mỹ và khẳng định rằng « tự do lưu thông không có nghĩa là tàu chiến hoặc máy bay quân sự của một nước có thể tự ý xâm nhập vào lãnh hải và không phận của nước khác ». Năm 2013, Hoa Kỳ đã đáp trả việc Trung Quốc thiết lập vùng nhận diện phòng không ở biển Hoa Đông bằng cách cho máy bay B-52 bay vào khu vực này.
Có nguy cơ xẩy ra xung đột quân sự trong vùng này hay không ?
Hoa Kỳ gia tăng các cuộc tập trận quân sự với các đồng minh trong vùng. Mục đích là tăng cường khả năng phát hiện các tàu chiến Trung Quốc hiện diện khu vực có tranh chấp. Các chuyên gia về an ninh nhấn mạnh đến tính toán mạo hiểm của Washington khi đi xa hơn, dẫn đến mối nguy hiểm xẩy ra một cuộc xung đột quân sự có giới hạn, nhưng đối đầu trực tiếp. Nếu như các sáng kiến của Mỹ không thành công trong việc kiềm chế sự hung hăng của Trung Quốc, thì Washington sẽ phải đối mặt với một loạt các giải pháp tồi tệ : Hoặc là phải lùi bước và làm mất đi sự tin cậy của các đồng minh trong vùng hoặc là chấp nhận leo thang với nguy cơ lao vào xung đột công khai với Bắc Kinh.
Ông Kim Xán Vinh (Jin Canrong), chuyên gia về quan hệ quốc tế tại Đại học Nhân dân Bắc Kinh báo trước là nếu Hoa Kỳ đưa các tiêm kích và chiến hạm đến vùng 12 hải lý, điều này « sẽ buộc Quân đội Giải phóng Nhân dân tính tới một hành động quân sự để bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của Trung Quốc tại Biển Đông ». Cơn sốt mới giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ gây lo ngại là cuộc tranh đua giữa Washington và Bắc Kinh nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình trong vùng, sớm muộn gì cũng dẫn đến đối đầu.
Vào cuối tháng Tư vừa qua, Hiệp hội các nước Đông Nam Á - ASEAN – đã nêu rõ trong thông cáo chung của hội nghị Thượng đỉnh thường niên. Bản thông cáo cảnh báo : « Chúng tôi chia sẻ quan ngại sâu sắc của một số lãnh đạo về việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông, làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định ở Biển Đông ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150518-nguy-co-xung-dot-bien-dong/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten