woensdag 20 mei 2015

Biển Ðông : Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào?

Hồ sơ đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa:

Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào?

(TNO) Những thực thể Trung Quốc chiếm được một cách phi pháp ở Trường Sa của Việt Nam chỉ là những bãi, đá chìm. Tuy nhiên, với tốc độ bồi đắp chóng mặt của Trung Quốc hiện nay, những thực thể đó đang trở thành đảo nhân tạo có diện tích lớn hơn nhiều tất cả các đảo/đá tự nhiên ở Trường Sa, phá vỡ tình trạng tự nhiên và gia tăng thêm căng thẳng trên Biển Đông.

Các công trình Trung Quốc đang được xây dựng trái phép trên nền đảo nhân tạo trên bãi Châu Viên thuộc Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Asahi Shimbun.
Ngày 29.2.1932, trong một công hàm của phái đoàn ngoại giao Trung Quốc gửi Bộ Ngoại giao Pháp, công sứ quán Trung Quốc đã thừa nhận nhận thức của Trung Quốc rằng Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ của Trung Quốc.
Sau khi Pháp chiếm hữu và tuyên bố chủ quyền trên 7 cụm đảo thuộc quần đảo Trường Sa, trong một báo cáo mật ngày 1.9.1933, Hội đồng quân sự Trung Quốc cũng thừa nhận rằng, dựa trên thông tin mà tất cả các địa lý gia cung cấp, Trường Sa nằm ngoài lãnh thổ của Trung Quốc, và rằng hoàn toàn không có bằng chứng gì về việc Trung Quốc thực thi chủ quyền trên quần đảo Trường Sa trước đó, ngoại trừ duy nhất hoạt động của ngư dân Hải Nam.

Theo luật quốc tế hiện đại, việc thực thi chủ quyền chỉ có giá trị khi đó là hành động của nhà nước hay xuất phát từ đại diện cho nhà nước.

Phải mãi đến năm 1988, Trung Quốc mới bắt đầu đặt chân tới Trường Sa, sau các cuộc thảm sát đẫm máu lính Việt Nam để chiếm đoạt phi pháp các bãi, đá thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam.

Hiện nay, với tốc độ bồi đắp chóng mặt, những thực thể là bãi, đá chìm mà Trung Quốc đang chiếm có thể biến thành những đảo nhân tạo có diện tích lớn hơn nhiều tất cả các đảo/đá tự nhiên còn lại ở Trường Sa chỉ trong vòng vài tháng, phá vỡ tình trạng tự nhiên của các thực thể và tăng thêm căng thẳng trên Biển Đông.
Ảnh vệ tinh chụp bãi đá Châu Viên vào tháng 11.2014 - Ảnh: CSIS
Bắc Kinh đang đạt được điều này bằng cách sử dụng tàu cuốc có tên Tian Jing Hao để cắt san hô. Các nhà phân tích của IHS Maritime tin rằng đây là tàu cuốc lớn nhất châu Á. Chiếc tàu có tổng trọng lượng 6.017 tấn, dài 127 mét, có chức năng cắt, hút, nạo vét ở biển. Tàu được cấp giấy phép đóng tại nhà máy đóng tàu China Merchants Heavy Industry ở Thâm Quyến.

Tian Jing Hao hoạt động bằng cách triển khai một máy cắt xuống đáy biển và bồi đắp đất thông qua một đường ống dẫn từ trên bờ hoặc thông qua sà lan phễu để xả đất ra ngoài biển. Chiếc máy cắt có thể xuống tới độ sâu 30 mét, có tốc độ hút 4.500 m3/một giờ, lý tưởng cho các hoạt động nạo vét quy mô lớn.

Để có thể theo dõi quá trình này một cách có hệ thống, được sự đồng ý của dự án Đại Sự Ký Biển Đông, Thanh Niên Online xin giới thiệu phần tư liệu do tổ chức này và cộng tác viên tổng hợp.
Kỳ 1: Những đảo nhân tạo... khổng lồ
Bãi Chữ Thập (Fiery Cross Reef)
Cận cảnh Trung Quốc xây đảo nhân tạo - Ảnh: CSIS
Chữ Thập (tên quốc tế là Fiery Cross Reef hay North West Investigator Reef) nằm ở tọa độ (9°35’ Bắc 112°54’ Đông), trải dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam. Bãi có chiều dài 14 hải lý và bề rộng tối đa 4 hải lý, tổng diện tích khoảng 110 km², là một trong những thực thể địa lý lớn nhất ở Trường Sa .

Theo Hancox và Prescott (1995) và Hàng hải chỉ nam của Cục Tình báo Địa vệ tinh Quốc gia (National Geospatial-Intelligence Agency) thuộc Quân đội Mỹ (2014), bãi Chữ Thập chìm dưới nước khi triều lên, ngoại trừ một mỏm đá cao 1m ở phía tây nam .

Trong phân loại của Robert Beckman và Clive Schofield dựa trên sự kết hợp thông tin của các khảo sát trước đây không cho bãi Chữ Thập là đảo, và cũng không có sự thống nhất rằng bãi Chữ Thập chắc chắn là đá.

Theo lời đại tá Phạm Duy Tam, vào năm 1983 khi ông quay lại Trường Sa trinh sát thì vẫn thấy bia chủ quyền của Việt Nam ở đây.
Ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy công trình xây dựng trái phép một đường băng sắp hoàn thành của Trung Quốc  tại bãi Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Reuters
Cuối tháng 1.1988, Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng phi pháp bãi Chữ Thập sau khi cho 4 tàu chiến ngăn cản tàu chở lực lượng và vật liệu xây dựng của Việt Nam tiếp cận bãi.

Bãi Chữ Thập được Trung Quốc coi là “trụ sở chỉ huy chính”. Cho đến năm 2014, nơi đây mới chỉ có một trạm đồn trú của thủy quân lục chiến Trung Quốc, cùng với một số thiết bị radar và giám sát, và một nhà trồng rau xanh, một sân bay trực thăng, một số bệ súng và pháo ở ven biển, hệ thống súng phóng lựu chống biệt kích DP-65.

Trung Quốc chỉ bắt đầu hoạt động xây đảo nhân tạo từ tháng 8.2014. Chỉ trong vòng 3 tháng, Trung Quốc đã bồi đắp được một bãi đất dài khoảng 3.000 mét và rộng 200 – 300 mét. Ảnh vệ tinh mới nhất vào tháng 2.2015 cho thấy diện tích đảo nhân tạo trên bãi Chữ Thập đã lên tới 2,65 km2, gấp đảo Ba Bình (được coi là đảo tự nhiên lớn nhất ở Trường Sa) ít nhất 3 lần.

Báo cáo của Ủy ban Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ - Trung cũng như nhiều nhà phân tích quốc tế khác dự đoán với kích thước hiện tại của đảo nhân tạo, Trung Quốc sẽ xây một đường băng trên đảo đủ khả năng phục vụ hầu hết các máy bay chiến đấu của quân đội Trung Quốc.
Ảnh vệ tinh Bãi Chữ Thập ngày 14.2.2015 - Ảnh: Victor Robert Lee và Digital Globe
2. Châu Viên (Cuarteron Reef)
Bãi đá Châu Viên (tên tiếng Anh là Cuarteron Reef) là một bộ phận của cụm Trường Sa (London Reefs), nằm ở phía đông nam của quần đảo Trường Sa, tại tọa độ 8°53′ Bắc và 112°51′05 Đông. Theo Hancox và Prescott (1995), Châu Viên có chiều dài tính theo trục đông - tây là 3 hải lý (5,56 km) và diện tích đạt 8 km2.

Trừ một số hòn đá nổi lên ở phía bắc với độ cao 1,6m so với mặt biển thì đa phần đá Châu Viên chìm dưới nước. Trong phân loại của Robert Beckman và Clive Schofield dựa trên sự kết hợp thông tin của các khảo sát trước đây cũng xếp Châu Viên là đá, nghĩa là chỉ được hưởng tối đa 12 hải lý lãnh hải theo UNCLOS.

Theo lời đại tá Phạm Duy Tam, vào năm 1983 khi ông quay lại Trường Sa trinh sát thì vẫn thấy bia chủ quyền của Việt Nam ở đây. Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng phi pháp bãi này vào ngày 18.2.1988 sau khi sử dụng tàu quân sự ngăn cản tàu vận tải chở vật liệu xây dựng của Việt Nam tiếp cận thực thể.
Ảnh vệ tinh chụp bãi đá Châu Viên vào tháng 10.2.2015 - Ảnh: Victor Robert Lee và Airbus Defense Airspace
Kể từ khi bị Trung Quốc chiếm đóng, Châu Viên đã trở thành tiền đồn xa nhất của Trung Quốc ở phía nam và phía tây quần đảo Trường Sa.
Theo các báo cáo từ phía Philippines, trước năm 2013, các công trình nhân tạo được Trung Quốc cho xây dựng trên bãi Châu Viên chỉ bao gồm căn cứ và một hệ thống khí tài được gia cố có khả năng chịu được sức gió lên đến 130 km/giờ. Hệ thống này được trang bị thiết bị liên lạc UHF/VHF, radar dò tìm, súng phòng không và súng máy. Căn cứ này có thể sử dụng làm nơi neo đậu cho các tàu tuần tra cỡ nhỏ của Trung Quốc.
Quá trình xây dựng đảo nhân tạo tại Châu Viên nhiều khả năng đã bắt đầu từ tháng 3.2014. Theo dữ kiện giám sát tàu thuyền AISLive của tạp chí quốc phòng IHS Jane’s, đăng vào tháng 6.2014, tàu cuốc Tian Jing Hao đã xuất hiện tại bãi Châu Viên ít nhất 3 lần (lần lượt vào tháng 9.2013, ngày 10.4 và 22.5.2014).
Theo hãng tin Philstar, vào ngày 13.6.2014, phía Philippines cũng phát hiện một tàu cuốc có trang bị vòi rồng cỡ lớn bắt đầu bơm các vật liệu xây đắp thềm đảo trên một phạm vi rộng lớn. Hồi tháng 5.2014, máy bay tuần tra của quân đội Philippines cũng đã xác định được một số tàu chiến Trung Quốc xuất hiện gần khu vực bãi Châu Viên.
Cận cảnh các công trình đang được xây dựng phi pháp trên nền đảo nhân tạo trên bãi Châu Viên thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam - Ảnh: Asahi Shimbun
Ngày 13.9.2014, truyền thông nhà nước của Trung Quốc công bố các hình ảnh chụp các công trình được xây dựng trên bãi Châu Viên, tương tự như những gì Trung Quốc đã xây dựng tại Gạc Ma. Theo đó, trên Châu Viên đã xuất hiện các nhà máy khử muối, cần cẩu, máy khoan, cùng với rất nhiều vật liệu xây dựng .
Theo Ethan Rosen, tính đến tháng 1.2015, Trung Quốc đã cải tạo thêm được 0,3 đến 0,4 km2 đất mới. Đảo nhân tạo mới này bao gồm một bức tường biển, một tiền đồn quân sự quy mô nhỏ, một bãi đậu trực thăng, một hải cảng nhân tạo, và một bến cảnh.
Các hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều công trình vẫn đang được xây dựng. Tuy nhiên, các hình ảnh vẫn không đủ rõ ràng để xác định công trình gì đang được xây dựng.
Đại Sự Ký Biển Đông
(cùng các cộng tác viên: Cái Ngọc Thiên Hương, Lê Thanh Danh, Kevin Bùi)

http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/trung-quoc-dang-xay-dung-phi-phap-o-truong-sa-nhu-the-nao-559647.html

Hồ sơ đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng phi pháp ở Trường Sa:

Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình

(TNO) Tương tự Chữ Thập, Châu Viên, những Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma thuộc Trường Sa của Việt Nam đang oằn mình gánh những khối đất, đá, bê tông cốt thép được Trung Quốc đổ lên mỗi ngày trong mưu đồ thay đổi hiện trạng biển Đông.

Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 1Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 1
9
Ảnh vệ tinh đảo nhân tạo trên Bãi Tư Nghĩa tháng 11.2014. Nguồn: CSIS
Trung Quốc luôn nói rằng họ có chủ quyền trên quần đảo Trường Sa từ lâu đời, và các hoạt động xây đảo nhân tạo là nằm trong chủ quyền hợp pháp của Trung Quốc. Tuy nhiên, những tài liệu ngoại giao và nội bộ của Trung Quốc trong những năm 1932 - 1933 đã cho thấy tới tận thời điểm đó, Trung Quốc vẫn chưa có hiểu biết về quần đảo Trường Sa.

Việc thảm sát những công binh hầu như không có vũ khí của Hải quân Việt Nam trên Gạc Ma để chiếm đóng bãi này đã không tạo được danh nghĩa chủ quyền hợp pháp cho Trung Quốc, và sẽ không một quốc gia nào được phép công nhận sự chiếm đóng này là hợp pháp.

Việc dùng tàu chiến ngăn chặn tàu vận tải của Việt Nam và chiếm đóng các bãi chìm hay bãi nửa nổi nửa chìm nằm trong lãnh hải của những đảo mà Việt Nam đã chiếm đóng trước đó cũng có thể coi là một hành động đe dọa sử dụng vũ lực và trái với luật quốc tế.
Bãi Ga Ven (Gaven Reefs)
Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 2Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 2
9
Ảnh vệ tinh Gaven ngày 31.3.2014, vẫn chưa có dấu hiệu Trung Quốc xây đảo - Nguồn: CSIS

Ga Ven (tên tiếng Anh là Gaven Reefs) nằm ở tọa độ 10°12’Bắc, 114°13’Đông, bao gồm hai rạn đá ngầm “nửa chìm nửa nổi” (chìm dưới nước khi thủy triều lên) là đá Ga Ven ở phía bắc và đá Lạc ở phía nam, nằm trong lãnh hải của đảo Nam Yết và cách đảo Nam Yết 7 hải lý về phía đông và 8,5 hải lý về phía đông đông bắc. Đảo Nam Yết đã được Việt Nam đóng giữ từ trước khi Trung Quốc dùng tàu chiến tới chiếm đóng ở bãi Ga Ven.

Theo khảo sát của Hancox và Prescott (1995), rạn đá Ga Ven ở phía bắc rộng khoảng 0,86 km2 và có một tảng đá lớn nổi trên mặt  nước 1,9 mét khi thủy triều lên. Mỏm đá này đã không được ghi nhận trong các tài liệu hàng hải chỉ nam của Anh và Mỹ.

Tuy nhiên, mặc dù những tài liệu hàng hải miêu tả rạn đá này chìm dưới mặt nước khi thủy triều lên, một tài liệu của Cục Bản đồ thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ năm 1994 ghi nhận thông tin rằng, rạn đá này được đánh dấu bằng một cồn cát trắng cao 1,8 m. Một hướng dẫn hoa tiêu vào năm 1967 của Văn phòng Hải dương học của Hải quân Mỹ cũng đề cập đến một “cồn cát trắng nhỏ” ở rạn đá này. Đá Lạc ở phía Nam nhỏ hơn, có diện tích 0,67 km2
Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 3Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 3
9
Ảnh vệ tinh Gaven ngày 7.8.2014. Chỉ trong vòng 4 tháng, một đảo nhân tạo với diện tích 0.114 km2 đã được tạo ra trên bãi Gaven. Nguồn: CSIS.

Một báo cáo của Philippines cho rằng bãi Ga Ven nửa nổi nửa chìm (low-tide elevation), không được hưởng quy chế lãnh hải hay vùng đặc quyền kinh tế riêng. Trong phân loại của Robert Beckman và Clive Schofield cũng không cho bãi Ga Ven là đảo và các khảo sát còn mâu thuẫn lẫn nhau để có thể kết luận chắc chắn Ga Ven là đá.

Trung Quốc chiếm đóng đá Ga Ven vào tháng 2.1988 trong chiến dịch dùng tàu chiến ngăn cản tàu vận tải Việt Nam tiếp cận và đổ bộ lên khu vực này. Tiếp sau đó, Trung Quốc xây mốc chủ quyền trên đá Lạc vào ngày 6.7.1992.

Trung Quốc đã có một phân đội và lực lượng quân nhu đồn trú tại đây từ năm 2003. Trung Quốc đã xây dựng tại phía Tây của rạn một bãi lớn bằng bê tông với bến tàu cùng với nhiều ụ súng, radar và các thiết bị thông tin liên lạc khác.

Tuy nhiên, hình ảnh vệ tinh ngày 31.3 và ngày 7.8.2014 cho thấy rằng từ trong khoảng thời gian giữa tháng 4 và tháng 8.2014, Trung Quốc đã đào một kênh tại trung tâm của đá Ga Ven để lấy đất bồi thành một hòn đảo hình chữ nhật với kích thước xấp xỉ 300 m x 250 m. Dọc theo một mũi đất nhỏ dẫn đến kênh này, khoảng 0,114 km2 đất mới đã được tạo ra . 
Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 4Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 4
9
Ảnh vệ tinh chụp Gaven ngày 20.2.2015. Nguồn: Victor Robert Lee và Digital Globe

Công trình xây dựng mới trên đá Ga Ven được cho là gần như giống hệt với công trình trên bãi Tư Nghĩa, gồm một tòa nhà chính hình vuông với một thực thể được cho là tháp phòng không. Những hình ảnh từ vệ tinh vào ngày 31.1 cho thấy Trung Quốc ngoài việc xây dựng đường liên kết các công trình xây dựng mới với đầu công trình cũ tại đá Gaven, còn xây ít nhất một bãi đỗ trực thăng tại đây.

Tại đá Ga Ven, có bằng chứng cho thấy Trung Quốc đã sử dụng ba tàu hút bùn và một tàu kéo biển. Một trong ba tàu hút bùn này, được xác định là Tian Jing Hao, đã triển khai một ống dài để hút cát từ đáy biển và bồi đắp lại vào khu vực khai hoang. Tian Jing Hao là tàu hút bùn lớn nhất hiện nay tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương với chiều dài 127 mét và tải trọng 6.017 tấn .

Báo cáo trước đó của IHS Jane’s cũng đã nói rằng tàu hút bùn Tian Jing Hao đã có mặt tại Ga Ven từ 24.5 đến 15.6.2014 . Một tàu hút bùn khác là Nina Hai Tuo cũng đã được nhìn thấy đang làm việc tại một khu vực khác của đá Ga Ven.

Tư Nghĩa (Hughes Reef)
Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 5Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 5
9
Ảnh vệ tinh đảo nhân tạo trên bãi Tư Nghĩa ngày 14.2. Nguồn: Victor Robert Lee và Airbus Defense & Space.

Bãi Tư Nghĩa (tên quốc tế là Hughes Reef) nằm ở tọa độ 9°55’Bắc, 114°30’Đông, thuộc cụm đảo Sinh Tồn (Union Banks) và nằm trong lãnh hải của đảo Sinh Tồn mà Việt Nam đã quản lý từ những năm 1970, trước khi Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng ở Trường Sa. Theo Valencia cùng cộng sự (1999), bãi chỉ nổi khỏi mặt nước khi triều thấp (low-tide elevation).  Trung Quốc chiếm bãi vào tháng 2.1988, trong chiến dịch chiếm đóng một loạt thực thể ở Trường Sa bằng tàu chiến và hỏa lực.

Trước khi hoạt động xây đảo nhân tạo diễn ra ở đây, trên bãi Tư Nghĩa chỉ có một công trình kiên cố có diện tích 380 m2. Hoạt động xây đảo ra xung quanh công trình nhân tạo này bắt đầu được phát hiện vào khoảng giữa tháng 8.2014, thông qua ảnh vệ tinh chụp ngày 14.8.2014. Đã có một bến tàu được xây ở phía đông của đảo nhân tạo mới trong khi một khu căn cứ mới và lớn hơn cũng đang được xây dựng.
Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 6Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 6
9
Thiết kế của công trình xây dựng trên Ga Ven, Tư Nghĩa và Gạc Ma đều tương đối giống nhau. Nguồn: Victor Robert Lee và Digital Globe, Airbus Defense & Space
Diễn tiến xây dựng diễn ra mạnh mẽ trong khoảng từ 15.11 tới 12.12.2014. Theo báo cáo của IHS Jane’s, những căn cứ xây mới và trang thiết bị trên bãi Tư Nghĩa cũng gần giống với những công trình trên bãi Ga Ven, bao gồm một khu nhà chính hình vuông và một tháp phòng không. Điều này cho thấy Trung Quốc có một quy trình xây dựng trên đảo nhân tạo đã được tiêu chuẩn hóa.

Tới ngày 24.1, đảo nhân tạo đã rộng tới 75.000 m2, gấp 200 lần so với công trình nhân tạo mà Trung Quốc xây trên đó 10 năm về trước. Các hoạt động xây dựng một khu căn cứ lớn vẫn đang diễn ra.

Gạc Ma (Johnson South Reef)
Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 7Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 7
9
Không ảnh chụp Gạc Ma vào năm 1995. Nguồn: AFP

Gạc Ma (tên quốc tế là Johnson South Reef) nằm ở tọa độ 9°42’ Bắc, 114°17’ Đông, là một rạn đá ngầm màu nâu được bao quanh bởi vành đai san hô trắng. Một số tảng đá lớn ở phía đông nam của rạn nổi lên trên mặt nước khi thủy triều lên cao trong đó tảng lớn nhất cao 1,2 m còn các phần khác của rạn thì chìm dưới nước. Đây được xem là điểm đầu mút về phía đông nam của cụm đảo Sinh Tồn với diện tích khoảng 7 km2.

Theo nhiều nghiên cứu, Gạc Ma không phải là đảo, tiêu biểu như trong phân loại của Robert Beckman và Clive Schofield hay trong các nghiên cứu của Văn phòng Thủy văn Vương quốc Anh và Cục tình báo Địa - Không gian Hoa Kỳ. Trong đệ trình lên Tòa án trọng tài, Philippines đề nghị tòa phán quyết Gạc Ma là đá.

Trung Quốc bắt đầu chiếm đóng Gạc Ma từ ngày 14.3.1988 sau khi dùng hỏa lực để thảm sát lực lượng công binh của Việt Nam đã tới đó trước một ngày và đang cắm cờ trên bãi, khiến 64 công binh không vũ khí của Hải quân Việt Nam tử trận. 
Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 8Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 8
9
Trung Quốc đang xây dựng đảo nhân tạo với quy mô lớn ở Gạc Ma - Ảnh: Mai Thanh Hải

Ban đầu, các công trình xây dựng của Trung Quốc tại đây chỉ là vài kết cấu hình bát giác xây trên cọc gỗ. Đến năm 1989, tại đây đã xuất hiện thêm hai tháp xi-măng tròn ở phía cuối một ngôi nhà hai tầng cũng bằng xi-măng dùng để chống với một ăng-ten liên lạc vệ tinh cao 2,5m liền kế bên một cột ăng-ten cao 2,4 m.

Cho đến thời điểm đầu năm 2014, các công trình nhân tạo trên đá Gạc Ma chỉ là một bãi nhỏ bằng bê tông được trang bị một số phương tiện thông tin liên lạc UHF/VHF, các radar tìm kiếm, súng phòng không cùng với một bến tàu.

Từ cuối năm 2013, các hình ảnh vệ tinh đã cho thấy sự hiện diện của tàu Tian Jing Hao tại khu vực đá Gạc Ma, mở đầu cho các hoạt động biến đá này thành đảo nhân tạo. Ngày 26.2.2014, các hoạt động cải tạo đất tại đá Gạc Ma đã được phát hiện ra thông qua các ảnh chụp vệ tinh.

Ảnh vệ tinh chụp đá Gạc Ma vào tháng 7.2014 cho thấy Trung Quốc đã xây thêm một cầu tàu mới, trồng cây dừa cùng với cơ sở hạ tầng mới khác như đường giao thông và các tòa nhà, biến đá này từ một rạn san hô chỉ toàn đá và cát thành một hòn đảo trắng hình quả táo. 
Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 9Trung Quốc đang xây dựng phi pháp ở Trường Sa như thế nào? - Kỳ 2: Ga Ven, Tư Nghĩa, Gạc Ma oằn mình - ảnh 9
9
Tàu Hộ vệ HQ-011 Đinh Tiên Hoàng thực hiện tuần tra tại khu vực quần đảo Trường Sa của Việt Nam và chuyển hướng đi sát  Gạc Ma phía trước (bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép từ 14.3.1988) - Ảnh: Mai Thanh Hải

Ảnh chụp từ vệ tinh ngày 14.8.2014 cho thấy Trung Quốc đã tiếp tục tiến hành xây dựng nhiều công trình xây dựng mới trên đá Gạc Ma. Từ một tòa nhà hai tầng, đá này đã được cải tạo thành một hòn đảo nhân tạo với diện tích khoảng 0,1 km2 và bề rộng khoảng 400 mét tại điểm rộng nhất.

Trung Quốc đã xây dựng một đê chắn sóng tăng cường xung quanh toàn bộ đá Gạc Ma. Ngoài ra còn có hai bãi đỗ tàu tự động và một cầu tàu ở phía tây bắc. Ngoài các thực thể được xác định là máy bơm khử muối, một nhà máy bê tông, và một bãi chứa nhiên liệu thì một nền móng cho một công trình khác có thể là một tòa nhà lớn đã được nhìn thấy ở phía tây nam của đá Gạc Ma.

Những cải tạo đáng kể tại khu vực này có thể được thực hiện trong khoảng thời gian từ ngày 15.11 đến ngày 12.12.2014, trong đó có việc xây dựng các tòa nhà mới. Hiện đã có một số suy đoán rằng Bắc Kinh có thể xây dựng một đường băng trên đá Gạc Ma mặc dù các chuyên gia cho rằng một đường băng tại đây có kích thước quá nhỏ để có thể dẫn đến một tác động chiến lược quan trọng.

(Còn tiếp…)
Đại Sự Ký Biển Đông
(cùng các cộng tác viên: Cái Ngọc Thiên Hương, Lê Thanh Danh, Kevin Bùi)

http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/trung-quoc-dang-xay-dung-phi-phap-o-truong-sa-nhu-the-nao-ky-2-ga-ven-tu-nghia-gac-ma-oan-minh-561294.html


Geen opmerkingen:

Een reactie posten