maandag 25 mei 2015

Trung Quốc: Chiến tranh với Hoa Kỳ ở Biển Đông là ‘không thể tránh khỏi’ + Trung Quốc gửi công hàm sau khi Mỹ bay giám sát Biển Đông


Trung Quốc: Chiến tranh với Hoa Kỳ ở Biển Đông là ‘không thể tránh khỏi’


Trung Quốc: Chiến tranh với Hoa Kỳ ở Biển Đông là ‘không thể tránh khỏi’
Tàu chiến Trung Quốc phóng tên lửa trong một cuộc diễn tập quân sự ở Biển Đông. (Ảnh tư liệu).
Một tờ báo của nhà nước Trung Quốc hôm nay nói chiến tranh là “không thể tránh khỏi” giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc về vấn đề Biển Đông trừ phi Washington chấm dứt việc đòi hỏi Bắc Kinh ngưng xây đảo nhân tạo trong vùng biển tranh chấp.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo do Đảng Cộng sản Trung Quốc sở hữu, hôm 25 tháng 5 đăng bài xã luận, nêu lên quyết tâm của Trung Quốc trong việc hoàn tất các công trình xây cất mà họ mô tả là “lằn ranh cuối cùng quan trọng nhất” của quốc gia.
Bài xã luận được đăng tải giữa lúc căng thẳng đang lên cao về những dự án cải tạo đất tại quần đảo Trường Sa ở Biển Đông. Tuần trước, Trung Quốc nói họ “vô cùng bất bình” sau khi một máy bay trinh sát của Mỹ bay trên các khu vực gần các bãi cạn, và cả phía Mỹ lẫn Trung Quốc đều đổ lỗi cho nhau là gây mất ổn định trong khu vực.
Tờ Hoàn Cầu Thời Báo nói Trung Quốc phải “chuẩn bị kỹ lưỡng” để đề phòng khả năng xảy ra xung đột với Hoa Kỳ.
Những lời bình luận đó không phải là những tuyên bố chính thức về chính sách của Trung Quốc, nhưng đôi khi được coi là phản ánh tư duy của chính quyền ở Bắc Kinh.
Hoa Kỳ vẫn thường kêu gọi tất cả các bên tranh giành chủ quyền Biển Đông ngưng các hoạt động lắp đất xây dựng ở Trường Sa, nhưng tố cáo Trung Quốc là nước tiến hành các công trình xây cất quy mô lớn, vượt xa các hoạt động tương tự của các nước nhỏ khác.
Washington khẳng định sẽ tiếp tục các phi vụ và chuyến tàu tuần tra trên Biển Đông, giữa lúc một số chuyên gia về an ninh bày tỏ lo ngại rằng Trung Quốc có thể áp đặt những hạn chế trên biển và trên không ở quần đảo Trường Sa, một khi Bắc Kinh đã hoàn tất việc xây cất 7 đảo nhân tạo trong Biển Đông.
Trong một bài viết có tựa đề “Đã tới lúc Hoa Kỳ nên cứng rắn với Trung Quốc”, báo The National Interests của Mỹ viết rằng các nhà làm chính sách ở Hoa Kỳ đang cân nhắc làm thế nào để khẳng định quyền tự do đi lại trên biển, và quyền sử dụng không phận trên các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, dựa trên Công ước Quốc tế về Luật Biển mà Hoa Kỳ tuân thủ, nhưng không ký kết, trong khi ngược lại, Trung Quốc ký kết nhưng lại không tuân thủ.
2
Mỹ cho 2 máy bay ném bom B-52 bay qua khu vực phòng không Trung Quốc mới thiết lập tại quần đảo tranh chấp ở Biển Hoa Đông, tháng 11 năm 2013.
Tờ báo nói Washington dường như bị tê liệt tạm thời trong khi đang cân nhắc những sự rủi ro nếu Washington thách thức Bắc Kinh bằng cách đưa tàu vào vùng biển tranh chấp để thực thi quyền tự do hàng hải, hoặc mặc nhiên chấp nhận tham vọng bành trướng của Trung Quốc, mà không làm gì, ngoại trừ những lời “nói suông”.
Tờ báo khuyến cáo rằng nếu chọn giải pháp này, thì uy tín của Hoa Kỳ sẽ bị phương hại nghiêm trọng, đặc biệt là ở Bắc Kinh. Tác giả bài viết nói rằng vì lý do đó, có khả năng cao là trong những ngày sắp tới, Mỹ sẽ làm việc này, nhưng sẽ không làm lớn chuyện, mà với sự tự chế tối đa.
Tờ báo nhắc lại rằng, khi Trung Quốc đơn phương tuyên bố một khu nhận dạng phòng không trên biển Hoa Đông hồi tháng 11 năm 2013, Washington lập tức phản ứng bằng cách phái hai chiếc máy bay ném bom B-52 bay ngang qua không phận mà Trung Quốc tuyên bố là khu nhận dạng phòng không của họ, tuy rằng các máy bay thương mại của Mỹ được lệnh tạm lánh khu không phận này.
Trong khi đó, Tokyo chỉ thị cho các phi cơ quân sự cũng như thương mại của Nhật Bản hãy làm ngơ tuyên bố về khu nhận dạng phòng không của Trung Quốc.
1
Hàng không mẫu hạm USS Kitty Hawk của Hoa Kỳ.
Bài viết trên tờ The National Interests cho rằng Washington lẽ ra nên có phản ứng tương tự như hồi tháng Giêng năm 2008, khi Bắc Kinh phản đối hàng không mẫu hạm Kitty Hawk đi ngang qua Eo biển Đài Loan, Đô Đốc Timothy Keating đã trả lời rằng: “Chúng tôi không cần Bắc Kinh cho phép đi ngang qua eo biển Đài Loan. Chúng tôi thực thi quyền tự do đi lại eo biển này bất cứ khi nào chúng tôi cần, xin nói lại, bất cứ khi nào chúng tôi muốn.”
Cựu Phó Giám Đốc CIA Michael Morell nói với CNN rằng có nguy cơ rõ rệt Mỹ và Trung Quốc sẽ đối đầu nhau trong một cuộc chiến tranh. Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon cũng lên tiếng kêu gọi tất cả các bên liên hệ giải quyết các tranh chấp thông qua đối thoại, dựa trên luật pháp quốc tế.
Việt Nam một trong những nước ủng hộ mạnh nhất vai trò của Mỹ trong vấn đề Biển Đông, đang có dấu hiệu hoà dịu. Bài báo nói tuần trước, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hải Bình nói Việt Nam kêu gọi tất cả các bên hãy tôn trọng quyền của các nước ven biển theo luật quốc tế và đừng gây thêm phức tạp nguyên trạng ở Biển Đông. Phát biểu đó, theo tờ báo, phản ánh những lo ngại sâu sắc của Hà Nội là Việt Nam có thể bị kẹt giữa hai lằn đạn, nếu chiến tranh bùng nổ.
Nguồn: Gmanetwork.com, Reuters, The National Interests
Nguon: Theo VOA Tieng Viet

http://www.voatiengviet.com/content/trung-quoc-canh-bao-chien-tranh-voi-my-o-bien-dong/2789452.html
 http://www.datviet.com/trung-quoc-chien-tranh-voi-hoa-ky-o-bien-dong-la-khong-the-tranh-khoi/

Thứ hai, 25/5/2015 | 17:24 GMT+7

Trung Quốc gửi công hàm sau khi Mỹ bay giám sát Biển Đông

Trung Quốc cho biết đã gửi công hàm phản đối Mỹ về việc một phi cơ trinh sát của Washington bay trên Biển Đông, động thái sẽ làm gia tăng căng thẳng ngoại giao giữa hai cường quốc.
001372a9ae0514e1075501-8836-1432548383.j
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh. Ảnh: china.org.cn.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Doanh hôm nay cho biết công hàm có nội dung phản đối "hành vi khiêu khích" của Mỹ.
"Chúng tôi kêu gọi phía Mỹ sửa sai, duy trì tính hợp lý và dừng toàn bộ lời nói cũng như việc làm vô trách nhiệm", Reuters dẫn lời bà Hoa nói. "Tự do hàng hải và hàng không không có nghĩa là tàu chiến và phi cơ quân sự nước ngoài có thể bỏ qua quyền lợi chính đáng của quốc gia khác hay an toàn di chuyển".
Trung Quốc trước đó cho biết "rất không hài lòng" về những chuyến bay giám sát của quân đội Mỹ sau khi Washington hôm 20/5 điều một phi cơ P-8A Poseidon bay giám sát bên trên căn cứ đặt tại đảo nhân tạo mà Bắc Kinh phát triển từ một bãi đá ngầm trên Biển Đông. Hải quân Trung Quốc sau đó liên lạc với P-8A Poseidon bằng tiếng Anh và 8 lần yêu cầu máy bay "rời đi ngay".
Trung Quốc cũng lưu ý đến "những lời nói chói tai" từ nhiều người ở Mỹ về việc xây dựng ở các bãi đá.
Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, cảnh báo chiến tranh giữa Trung Quốc và Mỹ là "không thể tránh khỏi" trừ khi Washington dừng yêu cầu Bắc Kinh ngừng xây đảo nhân tạo. Theo đó, Trung Quốc quyết tâm hoàn tất xây dựng và gọi đây là "vấn đề cốt lõi của đất nước".
Tờ báo cho biết "rủi ro vẫn trong tầm kiểm soát" nếu Washington lưu tâm đến sự trỗi dậy hòa bình của Bắc Kinh. "Chúng tôi không muốn xung đột quân sự với Mỹ nhưng sẽ chấp nhận nếu nó xảy ra", tờ báo viết.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với phần lớn diện tích Biển Đông, nơi có lượng hàng hóa trị giá 5.000 tỷ USD được vận chuyển qua mỗi năm. Tuyên bố phi lý của Trung Quốc chồng lấn lên vùng biển của một số quốc gia như Việt Nam, Philippines.
Mỹ nhiều lần kêu gọi ngừng cải tạo đất ở Trường Sa, đồng thời tố Trung Quốc có quy mô xây dựng lớn. Washington cũng tuyên bố duy trì tuần tra trên không và trên biển tại Biển Đông trong không phận quốc tế. Các chuyên gia an ninh lo ngại Trung Quốc có thể áp đặt hạn chế quanh quần đảo Trường Sa một khi hoàn thành xây dựng trên 7 đảo nhân tạo.
Các bãi đá mà Trung Quốc đang bồi đắp và xây dựng nằm trong quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền của Việt Nam, bị Trung Quốc đánh chiếm trong quá khứ.
Như Tâm


http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-gui-cong-ham-sau-khi-my-bay-giam-sat-bien-dong-3223797.html

Thứ hai, 25/5/2015 | 17:24 GMT+7

Hải quân Trung Quốc 8 lần xua máy bay Mỹ ở Biển Đông

(Video: CNN)


http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/trung-quoc-gui-cong-ham-sau-khi-my-bay-giam-sat-bien-dong-3223797-p2.html

Thứ bảy, 23/5/2015 | 17:30 GMT+7

Trung Quốc bị tố làm nhiễu sóng UAV Mỹ gần Trường Sa

Một tờ báo dẫn lời quan chức Mỹ nói rằng Bắc Kinh cố tình làm nhiễu sóng máy bay không người lái của Washington trên Biển Đông.
Global-Hawk-1-5819-1432376899.jpg
Máy bay không người lái Global Hawk. Ảnh minh họa: af.mil
Máy bay không người lái Global Hawk bị làm nhiễu sóng ít nhất một lần gần quần đảo Trường Sa, nơi Trung Quốc đang xây dựng cơ sở quân sự trên đá Chữ Thập, Washington Free Beacon dẫn lời quan chức Mỹ, đưa tin. Trung Quốc chiếm giữ một số bãi đá ở quần đảo Trường Sa, thuộc chủ quyền Việt Nam và tiến hành hoạt động bồi đắp, cải tạo phi pháp.
Chi tiết vụ gây nhiễu hiện được giữ kín. Phát ngôn viên Sở chỉ huy Thái Bình Dương Chris Sims nói rằng ông không thể xác thực vụ gây nhiễu. Ông cho biết thêm rằng Trung Quốc không thực hiện vụ chặn máy bay không người lái nào của Mỹ gần vùng biển tranh chấp. 
Phát ngôn viên Không quân Thái Bình Dương Rebekah Clark từ chối bình luận về chuyến bay trinh sát của Global Hawk gần quần đảo Trường Sa vì "vấn đề an ninh". Global Hawk RQ-4 là máy bay không người lái tầm xa hàng đầu của không quân Mỹ, có thể trinh sát hơn 100,000 km2/ ngày.
Mỹ hôm 21/5 công bố video quay từ máy bay P-8A Poisendon, khi hải quân đang làm nhiệm vụ tuần tra phía trên các đảo nhân tạo Trung Quốc xây dựng ở Biển Đông. Trung Quốc đã 8 lần cảnh cáo và yêu cầu P-8A rời đi. Washington hôm qua khẳng định sẽ tiếp tục tuần tra gần các công trình bồi đắp và cải tạo của Trung Quốc, bất chấp Bắc Kinh phản đối.
Phương Vũ


Geen opmerkingen:

Een reactie posten