Friday, May 22, 2015 2:46:48 PM
HÀ NỘI (NV) - Đó là đề nghị của Liên Đoàn Quốc Tế Vì Nhân Quyền (FIDH) - FIDH bao gồm khoảng 180 tổ chức hoạt động cho nhân quyền ở hàng trăm quốc gia, nhân dịp ông Ban Ki-moon thăm Việt Nam.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam. (Hình: Tuổi Trẻ)
Ông Ban Ki-moon, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc được chủ tịch nhà nước Việt Nam mời đến thăm Việt Nam trong hai ngày 22 và 23 tháng 5, 2015. Theo dự kiến, trong chuyến thăm Việt Nam, ông Ban Ki-moon sẽ hội kiến với ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nhà nước Việt Nam. Chào xã giao ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng CSVN và ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam. Gặp gỡ các nhân viên Liên Hiệp Quốc đang đang làm việc tại Việt Nam. Hội đàm với ông Phạm Bình Minh, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam và tham dự vài hoạt động khác.
Khi trò chuyện với VOA về sự kiện ông Ban Ki-moon đến thăm Việt Nam, ông Andrea Giorgetta, giám đốc khu vực Châu Á của FIDH, nhận định, sẽ rất đáng thất vọng nếu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc không đề cập đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong lần gặp gỡ này.
Ông Giorgetta hy vọng, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sẽ khuyến cáo chế độ Hà Nội cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vì nhân quyền tại Việt Nam chưa đạt được tiêu chuẩn căn bản của thế giới. Đồng thời cũng cần phải nhắc nhở nhà cầm quyền CSVN là cộng đồng quốc tế không bỏ qua các vi phạm nhân quyền đang xảy ra tại Việt Nam.
Giám đốc khu vực Châu Á của FIDH nói thêm, dẫu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam để thảo luận về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu hay Biển Đông thì ở cương vị của mình, ông Ban Ki-moon còn có nghĩa vụ phải gửi thêm một thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ về nhân quyền, bởi một trong những vai trò chính của Liên Hiệp Quốc là cổ vũ cho nhân quyền trên toàn cầu.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nên vận dụng thẩm quyền đạo đức của Liên Hiệp Quốc để yêu cầu chính quyền Việt Nam phải giải quyết ngay những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền. Ông Giorgetta tiết lộ rằng FIDH đã gửi cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc một thỉnh nguyện thư, trước khi ông Ban Ki-moon lên đường sang thăm Việt Nam.
Nội dung của thỉnh nguyện thư nhấn mạnh, tuy Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng Liên Hiệp Quốc không có nhiều cơ hội giao tiếp với Việt Nam về vấn đề nhân quyền. FIDH đề nghị tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sử dụng cơ hội sang thăm Việt Nam lần này để yêu cầu chính quyền Việt Nam ưu tiên thực hiện ít nhất ba vấn đề có liên quan đến nhân quyền: (1) Hủy bỏ những điều khoản nhân danh an ninh quốc gia để đàn áp giới bất đồng chính quyền. (2) Phóng thích tù nhân lương tâm. (3) Chấm dứt các hành động sách nhiễu, hành hung những cá nhân mà hoạt động chỉ nhằm bảo vệ nhân quyền.
Ngoài thỉnh nguyện thư gửi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, FIDH còn phổ biến một thông cáo báo chí, bày tỏ sự lo ngại về tệ nạn bạo hành của công an Việt Nam và việc xâm hại quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.
FIDH tố cáo chính quyền Việt Nam đang tiếp tục sách nhiễu, sử dụng du đãng tấn công những nhân vật bất đồng chính kiến. Chưa kể tự do tôn giáo tại Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng qua dự luật về tôn giáo và tín ngưỡng mà mục tiêu là kiểm soát sinh hoạt của các tôn giáo chặt chẽ hơn. (G.Đ)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=207675&zoneid=1#.VWB4ZumJi70
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam. (Hình: Tuổi Trẻ)
Ông Ban Ki-moon, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc được chủ tịch nhà nước Việt Nam mời đến thăm Việt Nam trong hai ngày 22 và 23 tháng 5, 2015. Theo dự kiến, trong chuyến thăm Việt Nam, ông Ban Ki-moon sẽ hội kiến với ông Trương Tấn Sang, chủ tịch nhà nước Việt Nam. Chào xã giao ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư Đảng CSVN và ông Nguyễn Tấn Dũng, thủ tướng Việt Nam. Gặp gỡ các nhân viên Liên Hiệp Quốc đang đang làm việc tại Việt Nam. Hội đàm với ông Phạm Bình Minh, phó thủ tướng kiêm ngoại trưởng Việt Nam và tham dự vài hoạt động khác.
Khi trò chuyện với VOA về sự kiện ông Ban Ki-moon đến thăm Việt Nam, ông Andrea Giorgetta, giám đốc khu vực Châu Á của FIDH, nhận định, sẽ rất đáng thất vọng nếu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc không đề cập đến tình trạng nhân quyền tại Việt Nam giới lãnh đạo cao cấp của Việt Nam trong lần gặp gỡ này.
Ông Giorgetta hy vọng, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sẽ khuyến cáo chế độ Hà Nội cải thiện tình trạng nhân quyền tại Việt Nam vì nhân quyền tại Việt Nam chưa đạt được tiêu chuẩn căn bản của thế giới. Đồng thời cũng cần phải nhắc nhở nhà cầm quyền CSVN là cộng đồng quốc tế không bỏ qua các vi phạm nhân quyền đang xảy ra tại Việt Nam.
Giám đốc khu vực Châu Á của FIDH nói thêm, dẫu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc đến Việt Nam để thảo luận về phát triển bền vững, biến đổi khí hậu hay Biển Đông thì ở cương vị của mình, ông Ban Ki-moon còn có nghĩa vụ phải gửi thêm một thông điệp rõ ràng, mạnh mẽ về nhân quyền, bởi một trong những vai trò chính của Liên Hiệp Quốc là cổ vũ cho nhân quyền trên toàn cầu.
Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc nên vận dụng thẩm quyền đạo đức của Liên Hiệp Quốc để yêu cầu chính quyền Việt Nam phải giải quyết ngay những vi phạm nghiêm trọng về nhân quyền. Ông Giorgetta tiết lộ rằng FIDH đã gửi cho tổng thư ký Liên Hiệp Quốc một thỉnh nguyện thư, trước khi ông Ban Ki-moon lên đường sang thăm Việt Nam.
Nội dung của thỉnh nguyện thư nhấn mạnh, tuy Việt Nam là thành viên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc nhưng Liên Hiệp Quốc không có nhiều cơ hội giao tiếp với Việt Nam về vấn đề nhân quyền. FIDH đề nghị tổng thư ký Liên Hiệp Quốc sử dụng cơ hội sang thăm Việt Nam lần này để yêu cầu chính quyền Việt Nam ưu tiên thực hiện ít nhất ba vấn đề có liên quan đến nhân quyền: (1) Hủy bỏ những điều khoản nhân danh an ninh quốc gia để đàn áp giới bất đồng chính quyền. (2) Phóng thích tù nhân lương tâm. (3) Chấm dứt các hành động sách nhiễu, hành hung những cá nhân mà hoạt động chỉ nhằm bảo vệ nhân quyền.
Ngoài thỉnh nguyện thư gửi tổng thư ký Liên Hiệp Quốc, FIDH còn phổ biến một thông cáo báo chí, bày tỏ sự lo ngại về tệ nạn bạo hành của công an Việt Nam và việc xâm hại quyền tự do tôn giáo tại Việt Nam.
FIDH tố cáo chính quyền Việt Nam đang tiếp tục sách nhiễu, sử dụng du đãng tấn công những nhân vật bất đồng chính kiến. Chưa kể tự do tôn giáo tại Việt Nam đang bị đe dọa nghiêm trọng qua dự luật về tôn giáo và tín ngưỡng mà mục tiêu là kiểm soát sinh hoạt của các tôn giáo chặt chẽ hơn. (G.Đ)
http://www.nguoi-viet.com/absolutenm2/templates/viewarticlesNVO.aspx?articleid=207675&zoneid=1#.VWB4ZumJi70
Geen opmerkingen:
Een reactie posten