Philippines sẵn sàng tiếp đón thuyền nhân Miến Điện
Người tỵ nạn Rohingya trong trại tạm trú trên đảo Kuala Langsa - REUTERS /Beawiharta
Bị nhiều nước Đông Nam Á ruồng bỏ, thuyền nhân Miến Điện và Bangladesh có thể trông cậy vào lòng độ lượng của Philippines. Hôm nay 19/05/2015, Manila cho biết sẵn sàng cứu giúp thuyền nhân Rohingya như đã đón nhận hàng trăm ngàn người Việt Nam tỵ nạn sau tháng Tư năm 1975.
Trên đài truyền hình ANC của Philippines, phát ngôn viên bộ Ngoại giao Charles Jose tuyên bố Philippines có bổn phận phải cứu giúp di dân tỵ nạn mà trong số này có nhiều người bị đàn áp vì Philippines là thành viên ký kết Hiến chương của Liên Hiệp Quốc về người tỵ nạn năm 1951. Do vậy, Manila cam kết cũng như vì bổn phận phải cứu trợ nhân đạo những người tìm đường tỵ nạn.
Chính phủ Manila không cho biết rõ chi tiết kế hoạch cụ thể nhưng xác nhận tuyên bố trên là đường lối chính sách của nhà nước trước một thảm nạn đang gây xúc động trong công luận.
Nhắc lại một trường hợp tương tự cách nay ba, bốn thập niên, Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Charles Jose đương cử thảm nạn thuyền nhân Việt Nam sau chiến tranh 1975. Philippines không những đón tiếp những người Việt Nam vượt biển thẳng tới Philippines mà cả những người đã cập bến một nước khác.
Theo trang mạng internet của chính phủ Manila, khoảng 400.000 ngàn người Việt Nam đã tạm cư ở các trại tỵ nạn tại Philippines trong khi chờ đợi định cư ở một nước thứ ba như Hoa Kỳ, Canada, Tây Âu , Úc …
Được AFP đặt câu hỏi, phát ngôn viên Phủ tống thống Herminio Coloma cũng tuyên bố Philippines mở rộng vòng tay đón người tỵ nạn theo tinh thần vị tha và thương yêu đồng loại, những giá trị của Thiên chúa giáo. Ông giải thích : là một nước mà tín đồ Công giáo đông đảo nhất Đông Nam Á, Philippines có bổn phận phải cứu giúp những người cần được cứu giúp.
Trong tuần qua, khoảng 3.000 thuyền nhân Rohingya (Miến Điện) và Bangladesh, trôi dạt trong vùng biển Indonesia, Malaysia và Thái lan đã được ba nước này cứu trợ nhưng các con thuyền khác bị kéo ra khơi. Hiện còn khoảng 8.000 di dân vẫn lên đênh trên biển theo thẩm định của Liên Hiệp Quốc.
Theo AFP, khoảng 100 thuyền nhân đã tử vong trên một chiếc tàu bị đường dây buôn người bỏ rơi. Theo lời kể của các nạn nhân sóng sót, trong nỗi tuyệt vọng, hai nhóm di dân Rohingya và Bangladesh đã chém giết nhau bằng dao, búa.
http://vi.rfi.fr/20150519-manila-ty-nan//
Chính phủ Manila không cho biết rõ chi tiết kế hoạch cụ thể nhưng xác nhận tuyên bố trên là đường lối chính sách của nhà nước trước một thảm nạn đang gây xúc động trong công luận.
Nhắc lại một trường hợp tương tự cách nay ba, bốn thập niên, Phát ngôn viên bộ Ngoại giao Charles Jose đương cử thảm nạn thuyền nhân Việt Nam sau chiến tranh 1975. Philippines không những đón tiếp những người Việt Nam vượt biển thẳng tới Philippines mà cả những người đã cập bến một nước khác.
Theo trang mạng internet của chính phủ Manila, khoảng 400.000 ngàn người Việt Nam đã tạm cư ở các trại tỵ nạn tại Philippines trong khi chờ đợi định cư ở một nước thứ ba như Hoa Kỳ, Canada, Tây Âu , Úc …
Được AFP đặt câu hỏi, phát ngôn viên Phủ tống thống Herminio Coloma cũng tuyên bố Philippines mở rộng vòng tay đón người tỵ nạn theo tinh thần vị tha và thương yêu đồng loại, những giá trị của Thiên chúa giáo. Ông giải thích : là một nước mà tín đồ Công giáo đông đảo nhất Đông Nam Á, Philippines có bổn phận phải cứu giúp những người cần được cứu giúp.
Trong tuần qua, khoảng 3.000 thuyền nhân Rohingya (Miến Điện) và Bangladesh, trôi dạt trong vùng biển Indonesia, Malaysia và Thái lan đã được ba nước này cứu trợ nhưng các con thuyền khác bị kéo ra khơi. Hiện còn khoảng 8.000 di dân vẫn lên đênh trên biển theo thẩm định của Liên Hiệp Quốc.
Theo AFP, khoảng 100 thuyền nhân đã tử vong trên một chiếc tàu bị đường dây buôn người bỏ rơi. Theo lời kể của các nạn nhân sóng sót, trong nỗi tuyệt vọng, hai nhóm di dân Rohingya và Bangladesh đã chém giết nhau bằng dao, búa.
http://vi.rfi.fr/20150519-manila-ty-nan//
Indonesia và Malaysia tạm thời nhận người tị nạn
Một tàu cá chở dân nhập cư Rohingya và Bangladesh ở ngoài khởi Julok, tỉnh Aceh, Indonesia, ngày 20/05/2015REUTERS/Syifa/Antara Foto
Sau khi bị cộng đồng quốc tế lên án, Malaysia và Indonesia hôm nay 20/05/2015 loan báo sẽ chấm dứt việc xua đuổi các tàu của người tị nạn Đông Nam Á đang trôi dạt trên biển, và sẽ tạm cho trú ngụ tại nước mình. Ngoài ra ngư dân Indonesia cũng đã vớt được khoảng 400 người Rohingya đến từ Miến Điện.
Từ Bangkok, thông tín viên RFI Arnaud Dubus cho biết thêm chi tiết :
« Họ gồm có 426 người trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, mà sáng nay các ngư dân Indonesia đã cứu vớt được ở vùng biển gần tỉnh Aceh, cực bắc đảo Sumatra của nước này. Bị suy kiệt và trong tình trạng bị mất nước trầm trọng, những người Rohingya từ Miến Điện được tìm thấy trên một chiếc tàu trôi dạt, động cơ không còn hoạt động. Họ sẽ gia nhập vào số hàng trăm người Bangladesh và Rohingya đã được cứu vớt, hay bơi được đến bờ biển Indonesia trong những ngày gần đây.
Tuy vậy vẫn còn nhiều ngàn người tị nạn đang trôi dạt trên biển Andaman và eo biển Malacca. Chính là để thảo luận về các phương tiện đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực, mà các Ngoại trưởng Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã họp lại hôm nay, tại thủ đô hành chính Putrajaya của Malaysia. Sau cuộc họp, Malaysia và Indonesia cho biết sẵn sàng tiếp đón người nhập cư trên lãnh thổ của mình.
Sự vắng mặt đáng chú ý nhất tất nhiên là của Miến Điện, nơi xuất phát hầu hết những người nhập cư. Nhưng dưới áp lực mạnh của các nước khác trong khu vực, nước này bắt đầu có thái độ mềm mỏng hơn. Chính quyền Miến Điện hôm nay nói là sẵn sàng giúp đỡ cho những người đang lênh đênh trên biển cả ».
AFP nói thêm, trong cuộc họp báo chung, hai Ngoại trưởng Indonesia, Retno Marsudi và Malaysia, Anifah Aman kêu gọi các nước khác trong khu vực tham gia nỗ lực này, nói rằng có khoảng 7.000 người tị nạn ngoài biển. Ngoại trưởng Thái Lan Tanasak Patimapragorn tuy tham gia cuộc họp nhưng không dự họp báo, với lý do còn phải kiểm tra xem có phù hợp với luật pháp Thái hay không.
Hôm qua, Liên Hiệp Quốc báo động có ít nhất 2.000 người nhập cư trong đó có phụ nữ và trẻ em đang bị bỏ rơi trên năm chiếc tàu gần bờ biển Miến Điện và Bangladesh từ hơn 40 ngày qua, yêu cầu Thái Lan, Malaysia và Indonesia ưu tiên cứu người, tôn trọng nhân phẩm của họ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150520-indonesia-va-malaysia-se-tam-thoi-tiep-nhan-nguoi-ti-nan/-thoi-tiep-nhan-nguoi-ti-nan/
« Họ gồm có 426 người trong đó có nhiều phụ nữ và trẻ em, mà sáng nay các ngư dân Indonesia đã cứu vớt được ở vùng biển gần tỉnh Aceh, cực bắc đảo Sumatra của nước này. Bị suy kiệt và trong tình trạng bị mất nước trầm trọng, những người Rohingya từ Miến Điện được tìm thấy trên một chiếc tàu trôi dạt, động cơ không còn hoạt động. Họ sẽ gia nhập vào số hàng trăm người Bangladesh và Rohingya đã được cứu vớt, hay bơi được đến bờ biển Indonesia trong những ngày gần đây.
Tuy vậy vẫn còn nhiều ngàn người tị nạn đang trôi dạt trên biển Andaman và eo biển Malacca. Chính là để thảo luận về các phương tiện đối phó với cuộc khủng hoảng nhân đạo trong khu vực, mà các Ngoại trưởng Thái Lan, Malaysia và Indonesia đã họp lại hôm nay, tại thủ đô hành chính Putrajaya của Malaysia. Sau cuộc họp, Malaysia và Indonesia cho biết sẵn sàng tiếp đón người nhập cư trên lãnh thổ của mình.
Sự vắng mặt đáng chú ý nhất tất nhiên là của Miến Điện, nơi xuất phát hầu hết những người nhập cư. Nhưng dưới áp lực mạnh của các nước khác trong khu vực, nước này bắt đầu có thái độ mềm mỏng hơn. Chính quyền Miến Điện hôm nay nói là sẵn sàng giúp đỡ cho những người đang lênh đênh trên biển cả ».
AFP nói thêm, trong cuộc họp báo chung, hai Ngoại trưởng Indonesia, Retno Marsudi và Malaysia, Anifah Aman kêu gọi các nước khác trong khu vực tham gia nỗ lực này, nói rằng có khoảng 7.000 người tị nạn ngoài biển. Ngoại trưởng Thái Lan Tanasak Patimapragorn tuy tham gia cuộc họp nhưng không dự họp báo, với lý do còn phải kiểm tra xem có phù hợp với luật pháp Thái hay không.
Hôm qua, Liên Hiệp Quốc báo động có ít nhất 2.000 người nhập cư trong đó có phụ nữ và trẻ em đang bị bỏ rơi trên năm chiếc tàu gần bờ biển Miến Điện và Bangladesh từ hơn 40 ngày qua, yêu cầu Thái Lan, Malaysia và Indonesia ưu tiên cứu người, tôn trọng nhân phẩm của họ.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150520-indonesia-va-malaysia-se-tam-thoi-tiep-nhan-nguoi-ti-nan/-thoi-tiep-nhan-nguoi-ti-nan/
Indonesia cứu trợ thuyền nhân Bangladesh và Rohingya
Các thuyền nhân Rohingya tại một trại tỵ nạn tạm thời ở tỉnh Aceh, Indonesia, ngày 22/05/2015.REUTERS/Beawiharta
Trước sức ép của công luận quốc tế, Malaysia, Indonesia và Thái Lan phải ngừng xua đuổi tàu của người nhập cư Bangladesh và Rohingya và phải cứu trợ họ. Riêng tại cảng Langsa, thuộc tỉnh Aceh, Indonesia, từ thứ 6 vừa qua, đã có hơn một ngàn người được đưa vào bờ. Như vậy, từ hai tuần nay, trên toàn tỉnh này, đã có khoảng 1.400 người nhập cư đã được cứu trợ.
Thông tín viên Marie Dhumières tường trình từ Langsa, Indonesia :
« Được truyền dịch và ngồi trên ghế, một thanh niên nhập cư người Bangladesh đang ăn bát cơm. Người gầy và vẻ mặt mệt mỏi, anh ta vẫn bị thiếu nước và bị tiêu chảy một tuần sau khi được cứu sống. Tại Langsa, một trạm y tế dã chiến đã được dựng tạm trong một lán trại.
Một người phụ trách kể lại, khoảng 7 giờ sáng, nhận được thông báo của chính phủ, chúng tôi lập tức xuất phát. Và khi tới nơi, chúng tôi thấy rất nhiều người bị thiếu nước, chiếm khoảng 80% trong số họ, 20% còn lại bị thương vì ẩu đả trên tàu. Họ thiếu lương thực và nước uống. Trong suốt một tháng, họ không có gì để ăn và gần như không uống gì cả. Họ buộc phải uống nước tiểu của chính mình để sống sót. Tình trạng của họ vô cùng nguy kịch.
Rất nhiều người được truyền dịch. Những trường hợp nghiêm trọng được chuyển tới bệnh viện thành phố. Hôm kia, một bé trai ba tuổi đã chết. Trong trại, những người bị thương vì đánh nhau trên tàu ngày nào cũng tới bệnh viện để kiểm tra vết thương. Hôm nay, một cậu bé 11 tuổi tới tháo băng đầu, dưới lớp băng, người ta thấy có ba vết dao chém ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150522-indonesia-bangladesh-rohingya/
« Được truyền dịch và ngồi trên ghế, một thanh niên nhập cư người Bangladesh đang ăn bát cơm. Người gầy và vẻ mặt mệt mỏi, anh ta vẫn bị thiếu nước và bị tiêu chảy một tuần sau khi được cứu sống. Tại Langsa, một trạm y tế dã chiến đã được dựng tạm trong một lán trại.
Một người phụ trách kể lại, khoảng 7 giờ sáng, nhận được thông báo của chính phủ, chúng tôi lập tức xuất phát. Và khi tới nơi, chúng tôi thấy rất nhiều người bị thiếu nước, chiếm khoảng 80% trong số họ, 20% còn lại bị thương vì ẩu đả trên tàu. Họ thiếu lương thực và nước uống. Trong suốt một tháng, họ không có gì để ăn và gần như không uống gì cả. Họ buộc phải uống nước tiểu của chính mình để sống sót. Tình trạng của họ vô cùng nguy kịch.
Rất nhiều người được truyền dịch. Những trường hợp nghiêm trọng được chuyển tới bệnh viện thành phố. Hôm kia, một bé trai ba tuổi đã chết. Trong trại, những người bị thương vì đánh nhau trên tàu ngày nào cũng tới bệnh viện để kiểm tra vết thương. Hôm nay, một cậu bé 11 tuổi tới tháo băng đầu, dưới lớp băng, người ta thấy có ba vết dao chém ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150522-indonesia-bangladesh-rohingya/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten