Mỹ -Nhật lên án Trung Quốc làm tổn hại an ninh Châu Á -Thái Bình Dương
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter trong phiên khai mạc "Đối thoại Sangri-La" tại Singapore, ngày 29/05/2015.REUTERS/Edgar Su
Tại diễn đàn « Đối thoại Sangri-La » được tổ chức hàng năm ở Singapore, Trung Quốc bị hai nước Mỹ và Nhật Bản gọi đích danh là thủ phạm đe dọa an ninh khu vực qua các hành vi xây dựng, lấn chiếm ở Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cam kết sẽ tiếp tục đưa thêm tàu chiến và máy bay vào vùng tranh chấp và yêu cầu Bắc Kinh ngưng « tức khắc » các công trình củng cố đảo nhân tạo.
Trong cuộc hội thảo tại Singapore quy tụ các lãnh đạo quốc phòng thế giới, trong đó có Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Carter tuyên bố « Trung Quốc không tuân thủ các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế » khi xây dựng các đảo nhân tạo, phi trường, trại lính trong quần đảo Trường Sa. " Chỉ trong vòng 18 tháng, Trung Quốc đã xây thêm 800 hecta nhiều hơn tổng cộng diện tích bồi đấp của tất cả các nước khác có tranh chấp và nhiều hơn cả suốt chiều dài lịch sử của khu vực ".
Nhìn nhận là các nước khác từ Việt Nam, Philippines, Malaysia cho đến Đài Loan đều có hành động xây dựng tiền đồn nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định " chỉ có Trung Quốc là nước xây dựng nhiều nhất và trong thời gian ngắn nhất ". Sau khi đặt câu hỏi « Ai biết được Trung Quốc muốn đi về đâu ? » Bộ trưởng Mỹ Ashton Carter nhấn mạnh « tất cả các bên phải tìm một giải pháp ôn hòa và ngưng ngay hành động xây dựng » tại Trường Sa.
Trong bối cảnh này Hoa Kỳ sẽ làm gì ? Bộ trưởng Ashton Carter cảnh cáo Trung Quốc " đừng coi thường vì tàu chiến và máy bay Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại Biển Đông, bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, như quân lực Mỹ đang làm ở khắp nơi trên thế giới ".
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakataki cũng tố cáo hành động Trung Quốc lấn chiếm tại Biển Đông có nguy cơ dẫn đến tình trạng bất ổn. Lãnh đạo quốc phòng Nhật kêu gọi các bên, nhất là Trung Quốc, phải có tinh thần trách nhiệm. Bộ trưởng Gen Nakataki e rằng nếu không có biện pháp đối phó với tình trạng mà ông gọi là vô luật pháp thì « trật tự sẽ biến thành rối loạn và hòa bình ổn định sẽ sụp đổ ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150530-my-nb-tq-an-ca-tbd/
Nhìn nhận là các nước khác từ Việt Nam, Philippines, Malaysia cho đến Đài Loan đều có hành động xây dựng tiền đồn nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ khẳng định " chỉ có Trung Quốc là nước xây dựng nhiều nhất và trong thời gian ngắn nhất ". Sau khi đặt câu hỏi « Ai biết được Trung Quốc muốn đi về đâu ? » Bộ trưởng Mỹ Ashton Carter nhấn mạnh « tất cả các bên phải tìm một giải pháp ôn hòa và ngưng ngay hành động xây dựng » tại Trường Sa.
Trong bối cảnh này Hoa Kỳ sẽ làm gì ? Bộ trưởng Ashton Carter cảnh cáo Trung Quốc " đừng coi thường vì tàu chiến và máy bay Mỹ sẽ tiếp tục hoạt động tại Biển Đông, bất cứ nơi nào mà luật quốc tế cho phép, như quân lực Mỹ đang làm ở khắp nơi trên thế giới ".
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Gen Nakataki cũng tố cáo hành động Trung Quốc lấn chiếm tại Biển Đông có nguy cơ dẫn đến tình trạng bất ổn. Lãnh đạo quốc phòng Nhật kêu gọi các bên, nhất là Trung Quốc, phải có tinh thần trách nhiệm. Bộ trưởng Gen Nakataki e rằng nếu không có biện pháp đối phó với tình trạng mà ông gọi là vô luật pháp thì « trật tự sẽ biến thành rối loạn và hòa bình ổn định sẽ sụp đổ ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150530-my-nb-tq-an-ca-tbd/
Trung Quốc cáo buộc Hoa Kỳ gây « hỗn loạn » tại Biển Đông
Ảnh chụp từ phi cơ trinh sát P-8A Poseidon của Hoa Kỳ cho thấy các xây dựng mới tại đá Chữ Thập (Trường Sa), 21/05/2015REUTERS/U.S. Navy/Handout via Reuters
Trung Quốc hôm qua 28/05/2015 lên án Hoa Kỳ đe dọa gây « hỗn loạn » tại châu Á-Thái Bình Dương, khi xúi giục các quốc gia đang tranh chấp đối đầu với Bắc Kinh. Đây là sự kiện mới nhất trong cuộc khẩu chiến Mỹ-Trung về Biển Đông.
Trung Quốc đang tăng tốc xây dựng các đảo nhân tạo tại quần đảo Trường Sa, và Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm thứ Tư 27/5 đã yêu cầu « chấm dứt ngay lập tức và dài hạn các hành động bồi đắp của bất kỳ bên nào ».
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói : « Nếu khu vực tăng trưởng chủ yếu của kinh tế thế giới bị rơi vào hỗn loạn, liệu có phục vụ cho lợi ích của phía Mỹ ? ».
Kêu gọi Washington « tránh mọi lời nói và hành động khiêu khích », bà cáo buộc : « Một vài nước tiếp tục khuấy động Biển Đông vì lợi ích riêng tư của họ, đụng chạm đến chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi trên biển của Trung Quốc, trong khi một số khác xúi giục họ hành động ».
Bắc Kinh yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng biển rất xa Hoa lục nhưng gần vùng duyên hải Việt Nam, Philippines và các nước láng giềng châu Á khác.
Tuần trước, quân đội Trung Quốc ra lệnh cho một phi cơ trinh sát P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ phải rời khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng phía Mỹ phớt lờ, khẳng định đang bay trên không phận quốc tế.
Chuẩn bị vòng công du châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter tuyên bố : « Trước tiên, chúng tôi mong muốn một giải pháp hòa bình cho mọi tranh chấp (…) Chúng tôi cũng phản đối mọi hành động quân sự hóa các địa điểm liên quan». Đây là chuyến công du thứ hai của ông Carter sau khi lên lãnh đạo Lầu Năm Góc, đi thăm Singapore, Việt Nam, Ấn Độ.
Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh ồ ạt bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo để áp đặt chủ quyền tại Trường Sa. Một số quốc gia cũng đã tiến hành bồi đắp tại những đảo đang trấn giữ, và Hoa Xuân Oánh lên án Hoa Kỳ « cố tình im lặng » đối với các hành động xây dựng trên « các lãnh thổ của Trung Quốc bị chiếm đóng bất hợp pháp ».
Bà ta tuyên bố : « Tôi xin nhắc lại rằng quy mô và tốc độ của các công trường xây dựng là tương xứng với các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc, với tư cách một nước lớn. Chính nhân dân Trung Quốc mới quyết định những gì phải làm, không một ai khác có quyền bảo Trung Quốc phải làm gì ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150529-trung-quoc-cao-buoc-hoa-ky-gay-%C2%AB-hon-loan-%C2%BB-tai-bien-dong/
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh nói : « Nếu khu vực tăng trưởng chủ yếu của kinh tế thế giới bị rơi vào hỗn loạn, liệu có phục vụ cho lợi ích của phía Mỹ ? ».
Kêu gọi Washington « tránh mọi lời nói và hành động khiêu khích », bà cáo buộc : « Một vài nước tiếp tục khuấy động Biển Đông vì lợi ích riêng tư của họ, đụng chạm đến chủ quyền lãnh thổ và quyền lợi trên biển của Trung Quốc, trong khi một số khác xúi giục họ hành động ».
Bắc Kinh yêu sách chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông, kể cả những vùng biển rất xa Hoa lục nhưng gần vùng duyên hải Việt Nam, Philippines và các nước láng giềng châu Á khác.
Tuần trước, quân đội Trung Quốc ra lệnh cho một phi cơ trinh sát P-8 Poseidon của Hải quân Mỹ phải rời khu vực quần đảo Trường Sa, nhưng phía Mỹ phớt lờ, khẳng định đang bay trên không phận quốc tế.
Chuẩn bị vòng công du châu Á, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Ashton Carter tuyên bố : « Trước tiên, chúng tôi mong muốn một giải pháp hòa bình cho mọi tranh chấp (…) Chúng tôi cũng phản đối mọi hành động quân sự hóa các địa điểm liên quan». Đây là chuyến công du thứ hai của ông Carter sau khi lên lãnh đạo Lầu Năm Góc, đi thăm Singapore, Việt Nam, Ấn Độ.
Trong những tháng gần đây, Bắc Kinh ồ ạt bồi đắp, xây dựng các đảo nhân tạo để áp đặt chủ quyền tại Trường Sa. Một số quốc gia cũng đã tiến hành bồi đắp tại những đảo đang trấn giữ, và Hoa Xuân Oánh lên án Hoa Kỳ « cố tình im lặng » đối với các hành động xây dựng trên « các lãnh thổ của Trung Quốc bị chiếm đóng bất hợp pháp ».
Bà ta tuyên bố : « Tôi xin nhắc lại rằng quy mô và tốc độ của các công trường xây dựng là tương xứng với các nghĩa vụ quốc tế của Trung Quốc, với tư cách một nước lớn. Chính nhân dân Trung Quốc mới quyết định những gì phải làm, không một ai khác có quyền bảo Trung Quốc phải làm gì ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150529-trung-quoc-cao-buoc-hoa-ky-gay-%C2%AB-hon-loan-%C2%BB-tai-bien-dong/
Geen opmerkingen:
Een reactie posten