dinsdag 26 mei 2015

Đông Nam Á củng cố hải quân trước căng thẳng Biển Đông

Thứ ba, 26/5/2015 | 14:15 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ ba, 26/5/2015 | 14:15 GMT+7

Đông Nam Á củng cố hải quân trước căng thẳng Biển Đông

Các nước Đông Nam Á đang ưu tiên củng cố sức mạnh của hải quân và tuần duyên, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.
imdex-asia-2015-international-maritime-d
Một tàu tuần tra (trái) và tàu tuần duyên của Singapore di chuyển gần nơi tổ chức IMDEX châu Á 2015. Ảnh: Reuters
Chi tiêu quốc phòng hàng năm ở khu vực Đông Nam Á dự báo sẽ đạt mức 52 tỷ USD đến năm 2020, từ mức dự kiến ​​42 tỷ USD năm nay, theo IHS Janes Defence Weekly.
10 quốc gia Đông Nam Á dự kiến sẽ chi 58 tỷ USD vào thiết bị quân sự mới trong vòng 5 năm tới, trong đó việc thu mua thiết bị hải quân sẽ chiếm phần nhiều. Phần lớn thiết bị này có khả năng được sử dụng tại và xung quanh Biển Đông, nơi Trung Quốc đang xây dựng các đảo nhân tạo, khiến một số nước châu Á lo ngại và làm dấy lên căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington.
"Khi sức mạnh trên biển của các nước được cải tiến, thì phạm vi và mức độ nguy hiểm của lực lượng tấn công Đông Nam Á cũng sẽ gia tăng", Tim Huxley, giám đốc điều hành Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế ở châu Á nói. "Nếu có đối đầu và leo thang căng thẳng, thì mức độ xung đột có thể sẽ ác liệt hơn".
Sự quan tâm của các nước với sức mạnh hải quân được thể hiện rõ ràng tại Triển lãm Phòng thủ Trên biển Quốc tế (IMDEX) châu Á, được tổ chức ở Singapore, nơi các tham mưu hải quân và quan chức phụ trách thu mua quốc phòng trong khu vực gặp gỡ nhà thầu đến từ Mỹ, châu Âu, Israel và các vùng khác ở châu Á.
Mô hình thử nghiệm tàu ngầm, tàu chiến, tuần tra, đổ bộ cũng như máy bay trinh sát và không người lái tối tân đã được trưng bày trong sự kiện.
"Tôi không có lúc nào rảnh. Không ít quan chức cấp cao đến thăm gian hàng của chúng tôi và rất quan tâm đến sản phẩm chúng tôi cung cấp", giám đốc điều hành một nhà thầu quốc phòng lớn của châu Âu cho biết.
Củng cố lực lượng
Tuy muốn nâng cao sức mạnh hải quân, ngân sách của các quốc gia Đông Nam Á còn khá hạn hẹp, ngoại trừ Singapore. "Nhân viên quân sự được yêu cầu sửa chữa và tiếp tục sử dụng những thiết bị đáng nhẽ nên được thay thế từ nhiều thập kỷ trước", một quan chức giấu tên nói bên lề IMDEX.
Một nguồn tin từ quân đội Indonesia cho biết chính quyền mới của Tổng thống Joko Widodo đang tập trung vào việc phòng thủ trên biển, nhưng việc củng cố lực lượng sẽ mất nhiều thời gian.
Các nước Đông Nam Á đã có những động thái có tính toán, để giúp hải quân hoạt động hiệu quả hơn trong các vùng ven biển. Sau khi Singapore cùng nhà thầu hải quân Pháp DCNS đóng 6 tàu khu trục lớp Formidable, các nước khác cũng làm theo, ông Richard Bitzinger, một chuyên gia an ninh tại Trường Nghiên cứu Quốc tế S.Rajaratnam ở Singapore nói.
Malaysia đặt mua 6 tàu hộ tống trị giá khoảng 2,5 tỷ USD từ DCNS. Indonesia, Việt Nam và Thái Lan cũng đang đàm phán với các nhà cung cấp từ Nga và châu Âu.
Việt Nam đặt hàng 6 tàu ngầm tấn công Kilo của Nga và đã nhận được 3 chiếc. Singapore, nước có 4 tàu ngầm cũ, đã đặt hàng thêm hai chiếc từ ThyssenKrupp Marine Systems của Đức. Indonesia cũng đặt hàng ba chiếc từ công ty đóng tàu Daewoo, Hàn Quốc.
"Sự phát triển của lực lượng tàu ngầm cho thấy hải quân các nước đang cảnh giác trước việc phô diễn sức mạnh hàng hải trong khu vực", Rukmani Gupta, nhà phân tích cấp cao tại IHS Janes nói.
Tàu đổ bộ cũng đang là thiết bị thịnh hành. Loại tàu này có thể chở xe tăng, máy bay trực thăng, quân đội, thực hiện sứ mệnh tìm kiếm và cứu hộ. ST Engineering của Singapore đang đóng 4 tàu lớp Endurance cho hải quân nước này và một chiếc cho Thái Lan, trong khi Indonesia và Philippines đang xem xét việc bổ sung các tàu tương tự vào hạm đội của mình.
"Các tàu đa mục đích có thể được sử dụng trong nhiều nhiệm vụ. Vì vậy, những tàu này là lựa chọn lý tưởng cho hải quân Đông Nam Á, nơi có ngân sách nhỏ nhưng lại có nhiều nhu cầu", Huxley nói.
Philippines hy vọng đến cuối năm sẽ nhận được 10 tàu bảo vệ bờ biển đầu tiên từ Nhật Bản. Tokyo cũng đang cung cấp tàu tuần tra cũ cho Việt Nam. Các nước cũng quan tâm đến máy bay cánh cố định, trực thăng và máy bay không người lái (UAV) để cải thiện khả năng tuần tra trên biển.
Đầu năm nay, tại một hội chợ quốc phòng Malaysia, Boeing đã giới thiệu máy bay trinh sát trên biển, có radar và cảm biến giống như P-8 Poseidon, máy bay trinh sát hiện đại nhất Mỹ đang sử dụng, nhưng không có khả năng chống ngầm.
"Khi lực lượng hải quân Đông Nam Á tăng cường khả năng chiến đấu thì bất kỳ cuộc xung đột nào trong tương lai ở khu vực cũng có thể đến nhanh hơn, ác liệt và nguy hiểm hơn, và vì vậy, có mức tàn phá cao hơn", Bitzinger viết.
Phương Vũ (Theo Reuters)

http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/tu-lieu/dong-nam-a-cung-co-hai-quan-truoc-cang-thang-bien-dong-3224021.html

Thứ bảy, 23/5/2015 | 07:04 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ bảy, 23/5/2015 | 07:04 GMT+7

40 nước khoe khí tài biển ở Singapore

Một triển lãm quốc phòng hàng hải quốc tế tuần qua diễn ra tại Singapore, trưng bày hàng loạt tàu chiến, vũ khí, khí tài biển tân tiến, với sự tham gia của hơn 180 công ty và phái đoàn.
Hơn 180 công ty và phái đoàn từ 40 nước tham gia triển lãm Quốc phòng Hàng hải Quốc tế (IMDEX) từ ngày 19 đến 21/5. Trong ảnh, hải quân Australia đi lại gần tàu khu trục nhỏ HMAS Perth lớp Anzac của nước này đỗ tại Singapore. Ảnh: Reuters
 
Trực thăng Harbin Z-9 của hải quân Trung Quốc trên tàu chiến CNS Yulin, trong một cuộc trưng bày tại căn cứ hải quân Changi, Singapore trước khi triển lãm diễn ra. Ảnh: Reuters
 
Một tàu tuần tra của hải quân Singapore (trái) và một tàu tuần duyên của cảnh sát di chuyển gần nơi tổ chức IMDEX Asia 2015. Ảnh: AFP
 
Hải quân Ấn Độ nói với báo chí trên tàu INS Satpura trong màn triển lãm các tàu chiến. Ảnh: Reuters
 
Hệ thống máy bay không người lái ScanEagle trưng bày tại triển lãm. Ảnh: Reuters
 
Thiết bị thăm dò đáy biển tại gian của ECA Robotics. Ảnh: Reuters
 
Một mô hình tàu ngầm HDW Lớp 216 của ThyssenKrupp Marine Systems tại triển lãm. 
 
Gian của Israel Aerospace Industries (IAI), với nhiều khách tham quan qua lại tại triển lãm. Ảnh: Reuters
 
Khách tham quan xem màn trình diễn tại gian của Israel Aerospace Industries (IAI). Ảnh: Reuters
 
Một sĩ quan hải quân Mỹ đi qua khẩu pháo 57 mm trên tàu chiến Fort Worth. Con tàu này trước đó lần đầu tiên thực hiện cuộc tuần tra ở vùng biển quốc tế gần quần đảo Trường Sa. Ảnh: Reuters
 
Một nhân viên hải quân Mỹ nói về công nghệ trong tàu USS Fort Worth (LCS-3). 
 
Nhân viên hải quân đứng cạnh máy bay không người người lái MQ-8B Fire Scout trên tàu Fort Worth. Ảnh: Reuters
 

Trọng Giáp

http://vnexpress.net/photo/the-gioi/40-nuoc-khoe-khi-tai-bien-o-singapore-3222559.html

Thứ năm, 16/4/2015 | 16:19 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ năm, 16/4/2015 | 16:19 GMT+7

Sức mạnh hai tàu chiến Nhật Bản vừa cập cảng Đà Nẵng

Tốc độ có thể đạt đến 60 km/h, hai tàu chiến của Lực lượng tự vệ bờ biển Nhật Bản được trang bị nhiều khí tài hiện đại, trong đó có tên lửa phòng không và ngư lôi chống tàu ngầm.
Trưa 16/4, hai tàu khu trục JS Kirisame (DD104) và JS Asayuki (DD132) thuộc Lực lượng tự vệ bờ biển Nhật Bản, đã cập cảng Tiên Sa (Đà Nẵng), bắt đầu chuyến thăm hữu nghị thành phố này trong 4 ngày.
 
Tàu JS Kirisame dài 151 m, rộng 17,4 m, mớn nước 5,2 m, lượng giãn nước tiêu chuẩn 4.500 tấn. Tàu thuộc lớp Murasame được phát triển từ tàu khu trục lớp Asagiri, hạ thủy năm 1996, có thể đạt được tốc độ khoảng 60 km/h, phạm vi hoạt động 4.500 hải lý. Ngay sau khi cập cảng, Lực lượng tự vệ bờ biển Nhật Bản đã mở cửa cho tham quan chiến hạm này.
 
Ụ pháo ở boong trước của tàu là cao xạ loại 76 mm, nhưng có khả năng hoạt động linh hoạt ở tầm cao và cả tầm thấp ngang mặt biển. Một phút, pháo có thế bắn ra 80 viên đạn, tầm bắn khoảng 16 km, tấn công mục tiêu trên mặt nước, trên không. Loại pháo này được sản xuất tại Italy. 
 
Sau khi radar (màu trắng) xác định mục tiêu tấn công, hệ thống pháo 20 mm phía dưới sẽ được kích hoạt với tầm bắn này khoảng 4,5 km.
 
Hệ thống bệ phóng ngư lôi đặt phía trước cabin điều khiển với 16 ống phóng thẳng đứng MK- 41, phục vụ cho mục đích săn ngầm, tác chiến trên biển.
 
18 ống phóng MK 48 chứa tên lửa phòng không tầm trung RIM-162 ESSM được đặt bên hông tàu.
 
Ở giữa thân tàu là 8 tên lửa chống hạm Type 90 (SSM-1B). Đại tá Sugimoto Masaharu, Chỉ huy trưởng Biên đội tàu hộ vệ số 12, cho biết sở dĩ Nhật Bản chọn Việt Nam làm điểm đến của chuyến thăm vì Lực lượng tự vệ bờ biển Nhật Bản luôn coi trọng mối quan hệ với Việt Nam, hai bên xác định mối quan hệ hợp tác trên nhiều lĩnh vực, trong đó có an ninh biển.
 
Trên chiến hạm này còn có máy bay trực thăng săn ngầm SH -60J, tốc độ khoảng 267 km/h, bay cao được 3.600 m, có thể quan sát mục tiêu trên biển, cứu nạn, cứu hộ.
 
Trên tàu Asayuki ngoài pháo hạm ở boong trước tương tự tàu Kirisame, còn có hệ thống rocket chống ngầm. Tàu thuộc lớp Hatsuyuki thuộc thế hệ khu trục hạm đa dụng thứ 3 của Lực lượng tuần duyên Nhật Bản, được hạ thủy năm 1983, có nhiệm vụ chính là tác chiến chống ngầm.
 
Chiến hạm này cũng được trang bị tên lửa phòng không tầm trung Sea Sparrow và tên lửa chống hạm Harpoon. DD 132 có lượng giãn nước tiêu chuẩn 3.050 tấn, dài 130 m, rộng 13,6 m, mớn nước 4,4 m, tốc độ tối đa 30 hải lý/h (56 km/h).
 
Trên hai chiến hạm này được trang bị nhiều xuồng cao tốc để phục vụ công tác huấn luyện, cứu hộ, cứu nạn trên biển. Riêng tàu Kirisame đã hai lần tham gia phòng chống cướp biển ở Somalia và năm ngoái từng có chuyến giao lưu trên biển với Hải quân Australia.
 

Nguyễn Đông

http://vnexpress.net/photo/thoi-su/suc-manh-hai-tau-chien-nhat-ban-vua-cap-cang-da-nang-3201709.html

Geen opmerkingen:

Een reactie posten