woensdag 22 april 2020

Xuất khẩu cá tra chịu thiệt hại nặng nề từ dịch COVID-19 + Sản lượng cá tra năm 2020 dự kiến không đổi: 6,6 nghìn ha.+ sản lượng 1,42 triệu tấn cá tra dự kiến đạt 1,9 tỉ USD

Xuất khẩu cá tra chịu thiệt hại nặng nề từ dịch COVID-19

15:30 | 23/03/2020


Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản, xuất khẩu thuỷ sản giảm gần 11% trong 2 tháng đầu năm do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Trong đó, xuất khẩu cá tra chịu thiệt hại nặng nề nhất.
Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thuỷ sản (VASEP), Trung Quốc là thị trường lớn nhất nhập khẩu cá tra Việt Nam, chiếm 35% xuất khẩu cá tra Việt Nam nên dịch COVID-19 gây ảnh hưởng rất lớn. Hệ thống bán lẻ, siêu thị đình trệ, hệ thống giao nhận bị tắc nghẽn nên xuất khẩu sang thị trường này bị sụt giảm mạnh 52% trong 2 tháng đầu năm. 
Tổng xuất khẩu cá tra 2 tháng đầu năm đạt 210 triệu USD, giảm 32%, không chỉ giảm mạnh tại Trung Quốc mà xuất sang Mỹ cũng giảm 27%, sang EU giảm 40%, các nước ASEAN giảm 19%.
Theo dự đoán của một số doanh nghiệp cá tra, sang tháng 4, xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc có thể phục hồi 50%, tháng 5 hồi phục 70% và đến tháng 6 mới có thể hồi phục hoàn toàn 100%.
Đối với thị trường châu Âu, chưa có tác động rõ ràng đối với kết quả 2 tháng đầu năm. Tuy nhiên, cá tra chủ yếu bán cho hệ thống bán lẻ chứ không phải là phân khúc dịch vụ thực phẩm, do đó thị trường là cơ hội cho ngành cá tra khôi phục lại, nhất là sau khi EVFTA có hiệu lực. 
Ngoài ra, ngành cá tra có thể tận dụng thực tế năm nay, cá minh thái pollock tăng giá tăng, các nhà máy chế biến EU có thể sẽ cân nhắc thay thế một phần cá thịt trắng bằng cá tra với điều kiện Việt Nam đẩy mạnh truyền thông, quảng bá mạnh để thay đổi ấn tượng về hình ảnh con cá tra trên thị trường EU để có thể cạnh tranh với cá pollock, thay thế một phần nguyên liệu cá thịt trắng khi mà thuế nhập khẩu giảm từ 5% xuống 0%. 
Ngoài ra sản phẩm cá tra nếu được kiểm soát chất lượng tốt, đẩy mạnh chế biến hàng giá trị gia tăng thì vẫn có thể có giá tốt trên thị trường châu Âu, khi kênh tiêu thụ tại một số thị trường hồi phục lại.
Tại thị trường Mỹ, giá cá tra bị ảnh hưởng do giá nguyên liệu xuống nhưng sản lượng tiêu thụ năm nay dự báo sẽ tốt hơn 2019 vì tồn kho đã hết. Dịch bệnh ở Mỹ dù lan rộng nhưng cá tra vẫn có thể đứng vững trên thị trường Mỹ. Nhà máy Trung Quốc bị đóng cửa, sản lượng cá pollock đưa sang Mỹ giảm, nên cá tra có cơ hội thay thế trên thị trường này
Diện tích nuôi giảm nên sản lượng cá tra năm 2020 có thể giảm 10 – 20%.  VASEP dự kiến xuất khẩu quý III, quý IV tăng nhẹ, nên có thể sẽ thiếu cá vào năm sau, đặc biệt là quý I/2021.
https://vietnambiz.vn/xuat-khau-ca-tra-chiu-thiet-hai-nang-ne-tu-dich-covid-19-20200323153048722.htm

Sản lượng cá tra năm 2020 dự kiến không đổi

16:03 | 26/12/2019

Tổng Cục Thủy sản dự kiến diện tích nuôi trồng cá tra khoảng 6,6 nghìn ha. Sản lượng cá tra đạt 1.420 nghìn tấn, bằng 100% so với ước thực hiện năm 2019.

Cơ hội từ các hiệp định thương mại tự do

Tại Hội nghị Tổng kết năm 2019 và Triển khai kế hoạch năm 2020, Tổng Cục Thủy sản cho biết trong năm 2020, Tổng Cục Thủy sản lạc quan trước nhiều tín hiệu tích cực đối với ngành cá tra. 

Sản lượng cá tra năm 2020 dự kiến không đổi - Ảnh 1.
Hội nghị Tổng kết năm 2019 và Triển khai kế hoạch năm 2020 Tổng Cục Thủy sản. Ảnh: Đức Quỳnh

Theo đó, kinh tế thế giới trên đà tăng trưởng trở lại, lợi thế từ việc tận dụng các ưu đãi của Hiệp định CPTTP và EVFTA, mức thuế chống bán phá giá vào thị trường Mỹ giảm.
Ngoài ra, Tổng Cục Thủy sản nhận định kết quả công nhận tương đương về hệ thống quản lí, kiểm soát an toàn thực phẩm trên cá tra và các sản phẩm cá da trơn do Bộ Nông nghiệp Mỹ công bố là cơ sở thuận lợi giúp cho sản phẩm thủy sản của Việt Nam cạnh tranh hơn, trong đó có việc mở lại thị trường Arab Saudi, đưa cá tra đến với thế giới Arab.
Tổng Cục Thủy sản dự kiến diện tích nuôi trồng cá tra khoảng 6,6 nghìn ha. Sản lượng cá tra đạt .420 nghìn tấn, bằng 100% so với ước thực hiện năm 2019

Một năm không vui của ngành cá tra

Theo Tổng Cục Thủy sản, năm 2019, ngành hàng cá tra đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như diện tích ương giống, nuôi thương phẩm ở một số địa phương tăng dẫn đến dư cung.
Kim ngạch xuất khẩu đi một số thị trường lớn như Mỹ, Trung Quốc bắt đầu giảm từ tháng 3. 
Arab Saudi vẫn đóng cửa đối với sản phẩm thủy sản Việt Nam, một số quốc gia lân cận đã phát triển nuôi cá tra... đã dẫn đến việc giá cá tra nguyên liệu đã giảm từ cuối tháng 3 đến nay, sau 2 năm tăng trưởng liên tục.
Trước tình hình đó, Tổng cục đã chỉ đạo các tỉnh triển khai một số giải pháp để duy trì mục tiêu tăng trưởng năm 2019, đồng thời phối hợp tăng cường kiểm tra điều kiện chế biến, xuất khẩu sản phẩm cá tra.
Bên cạnh đó, Tổng cục triển khai Đề án cá tra 3 cấp, hình thành các chuỗi liên kết sản xuất cá tra, thực hiện Đề án sản phẩm quốc gia cá da trơn. Nhiều doanh nghiệp, cơ sở nuôi đã chủ động điều chỉnh giảm mật độ thả nuôi, giảm lượng thức ăn. 
Với các biện pháp đó, sản lượng thu hoạch cá thương phẩm có xu hướng duy trì ở mức như năm 2018 trong khi diện tích tăng.
Bên cạnh đó, việc cơ quan thanh tra An toàn thực phẩm thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ chính thức công nhận hệ thống quản an toàn thực phẩm và kiểm soát sản phẩm cá và cá Siluriformes của Việt Nam là tương đương với hệ thống quản , kiểm soát an toàn thực phẩm của Mỹ đã tạo điều kiện cho việc xuất khẩu cá tra những tháng cuối năm 2019 và tạo tiền đề thuận lợi cho năm 2020.
Tổng diện tích nuôi cá tra năm 2019 dự kiến đạt 6,6 nghìn ha, tăng 22,2% so với năm 2018. 
Sản lượng đạt 1,42 triệu tấn, tương đương với năm 2018. Kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 1,9 tỉ USD, giảm khoảng 12% so với cùng kỳ 2018.
Cả nước hiện có 200 cơ sở sản xuất giống cá tra, 3.000 ha ương dưỡng cá giống, không đổi bằng 100% so với năm 2018), sản xuất được khoảng 21 tỉ cá tra bột, hơn 2,1 tỉ cá tra giống. 
Trong năm 2019, đã thay thế được 45.000 con cá bố mẹ chọn giống. Dự kiến trong năm 2020 sẽ thay thế hết 60.000 con cá bố mẹ.
Tuy nhiên, Tổng Cục Thủy sản nhận định chất lượng giống cá tra vẫn chưa được cải thiện rõ nét. Chất lượng cá giống thấp dẫn đến hệ lụy về sức cạnh tranh lâu dài của sản phẩm.
Kim ngạch xuất khẩu cá tra trong năm 2019 cũng không đạt được như kì vọng. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản (VASEP), tháng 11, xuất khẩu cá tra giảm 20% so với cùng kì năm 2018. 
Hầu hết thị trường xuất khẩu chính đều có giá trị giảm và Trung Quốc - Hong Kong là thị trường duy nhất trong top "cứu" không cho giá trị bị sụt giảm sâu thêm.
VASEP cũng cho biết tính tới hết tháng 11, tổng giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,81 tỉ USD, giảm 11% so với cùng kì năm trước.
VASEP nhận định kết thúc 11 tháng xuất khẩu năm 2019, cá tra Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi tăng trưởng âm so với cùng kì năm trước.
Năm nay, giá cá tra nguyên liệu tại ĐBSCL giảm mạnh và ở mức thấp. Điều này cũng tác động không nhỏ tới giá trị xuất khẩu của các doanh nghiệp.
https://vietnambiz.vn/san-luong-ca-tra-nam-2020-du-kien-khong-doi-20191226153811177.htm
H.Mĩ

Geen opmerkingen:

Een reactie posten