Covid-19: Ba yếu tố giúp Đức chống dịch tốt hơn Pháp
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Pháp và Đức là hai nước châu Âu có số lượng ca nhiễm virus corona gần như nhau, nhưng số tử vong tại Đức chỉ bằng 1/4 số người chết tại Pháp. Trong thời gian qua, Pháp phải vất vả chống chọi với dịch bệnh, trong lúc Đức lại bình thản hơn, thậm chí còn có khả năng nhận cả trăm bệnh nhân Pháp trong tình trạng nguy kịch qua chữa trị tại các bệnh viện Đức.
Do đâu mà Đức lại có thể chống được dịch Covid-19 bệnh tốt hơn Pháp như vậy? Đây là một câu hỏi mà nhật báo Pháp Les Echos ngày 23/04 đã thử tìm cách trả lời và cho rằng kinh nghiệm thành công của Đức là một “bài học” mà Paris cần suy ngẫm.
Gần nhau về ca nhiễm nhưng khác xa nhau về ca tử vong
Khác biệt Pháp-Đức trong vấn đề chống dịch Covid-19 được thấy rõ qua những con số. Theo thống kê của trường Đại Học Mỹ Johns Hopkins, tính đến hết ngày 23/04, Pháp và Đức là hai nước thuộc diện bị virus tác hại nặng nề nhất, đứng thứ ba và thứ tư châu Âu (sau Tây Ban Nha và Ý). Về số lượng ca nhiễm, Pháp có gần 160.000 trường hợp cao hơn một chút so với Đức, có hơn 153.000 ca nhiễm.
Thế nhưng khi xét về số ca tử vong vì virus corona, tình hình ở Pháp tồi tệ hơn rất nhiều so với Đức. Tính đến ngày 23/04, Pháp đã ghi nhận 21.856 người chết, trong lúc ở Đức “chỉ” có 5.575 trường hợp.
Trong lúc hệ thống bệnh viện Pháp lâm vào tình trạng gần như là quá tải, với số giường hồi sức không đủ đáp ứng nhu cầu, thì sức chứa của các bệnh viện Đức cao hơn hẳn, và Berlin đã mở cửa đón nhận khoảng 200 bệnh nhân các nước láng giềng đang gặp khó khăn, trong đó có đến 130 bệnh nhân Pháp.
Ba yếu tố dẫn đến thành công
Các số liệu trên đây cho thấy rõ thực tế theo đó Đức đã thành công hơn Pháp trong việc khống chế dịch bệnh. Theo Les Echos, có ba yếu tố chủ chốt giải thích thành công của Đức:
1/ Dự đoán tốt hơn về nguy cơ đại dịch để sẵn sàng đối phó. Ngay khi những trường hợp tử vong đầu tiên xuất hiện tại Đức, chính quyền nước đã triển khai ngay lập tức một chiến lược truy tìm người nhiễm virus có hiệu quả, kềm hãm được đà lây lan trong dân chúng.
Một ví dụ cụ thể: Hiện nay, Đức đang thực hiện từ 300.000 đến 500.000 xét nghiệm mỗi tuần, so với không đầy 100.000 xét nghiệm tại Pháp tính đến cuối tháng 3.
2/ Chuyển ngay trọng tâm vào việc chế tạo trang thiết bị y tế. Tính linh hoạt cao của guồng máy sản xuất Đức, được các liên đoàn chuyên nghiệp điều phối kịp thời, đã cho phép nước Đức chuyển hướng nhanh chóng qua việc sản xuất với số lượng lớn các phương tiện xét nghiệm và các thiết bị hô hấp nhân tạo cần thiết cho việc chống Covid-19.
3/ Sự tồn tại của một hệ thống y tế vững chắc. Theo số liệu của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế OCDE, vào lúc dịch bệnh mới bùng lên, hệ thống bệnh viện ở Đức có đến 28.000 giường “hồi sức” (hay chăm sóc đặc biệt), trong lúc ở Pháp chỉ có khoảng 5.500 giường loại này. Chi phí bình quân theo đầu người về y tế tại Đức lên đến 6.000 đô la, trong lúc tại Pháp, con số này chỉ khoảng 5.000.
Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí
Đăng ký
Sự kết hợp của ba yếu tố kể trên là chìa khóa thành công của Đức, và đây không phải là lần đầu tiên mà Berlin chống chọi với khủng hoảng tốt hơn Pháp.
Đức có truyền thống đối phó với khủng hoảng tốt hơn Pháp
Theo Les Echos, trong cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro 2009-2012 chẳng hạn, Đức đã phục hồi nhanh hơn Pháp, nhanh chóng khống chế được thất nghiệp, có được thặng dư thương mại và duy trì được nợ công ở mức vừa phải. Ngược lại thì tại Pháp, cả nợ công lẫn thất nghiệp đều bùng nổ !
Đối với nhật báo Pháp, tuy chưa thể đưa ra tổng kết cuối cùng về các tác hại y tế và xã hội mà con virus corona chủng mới gây ra cho châu Âu, nhưng có thể cho rằng Đức sẽ vượt qua khủng hoảng nhanh chóng và mạnh mẽ hơn tất cả các láng giềng khác.
http://www.rfi.fr/vi/quốc-tế/20200424-covid-19-ba-yếu-tố-giúp-đức-chống-dịch-tốt-hơn-pháp
Covid-19 : Vì sao tỷ lệ tử vong tại Đức cực thấp ?
Đăng ngày: Sửa đổi ngày:
Với hơn 22.670 ca nhiễm, nước Đức đứng hàng thứ 4 trên thế giới bị ảnh hưởng nặng dịch virus corona đứng sau Trung Quốc, Ý và Tây Ban Nha. Nhưng ở Đức chỉ có 94 ca tử vong thấp hơn rất nhiều so với các nước láng giềng như Pháp (672 người), Ý (5.476), Tây Ban Nha (1.772) hay Trung Quốc (3.270). Chiến lược « chủ động đối mặt với dịch bệnh » đã giúp Đức tạm thời dễ dàng đối phó với dịch bệnh.
Nhìn những số liệu do Viện Sức Khỏe Cộng Đồng Robert-Koch của Đức công bố mỗi sáng, và so sánh với các nước bị dịch bệnh hoành hành nặng nề nhất, quả thật tỷ lệ tử vong vì virus corona mới tại Đức là cực thấp : 0,3% so với mức 3,6% ở Pháp, 4% tại Trung Quốc và 8,5% của Ý.
Vì sao như vậy ? Le Monde (21/03/2020) đưa ra ba giải thích chính.
Thứ nhất, Đức tiến hành chẩn đoán và xét nghiệm Covid-19 sớm theo đà lây lan của dịch bệnh. Chỉ riêng trong tuần 02/3, trong khi vẫn chưa có ca tử vong nào, Đức đã cho tiến hành xét nghiệm 35.000 người và hơn 100.000 người trong tuần kế tiếp. Giờ đây, theo viện trưởng viện Robert-Koch, nước Đức có thể tiến hành xét nghiệm 160 ngàn người/tuần, tương đương với con số tại Ý hiện nay.
Cách biệt về độ tuổi trung bình người bệnh là điểm khác biệt thứ hai so với Ý. Phần đông những bệnh nhân phát hiện dương tính ở Ý là người cao tuổi và đã có bệnh nền. Tại Đức, số người nhiễm bệnh trẻ tuổi hơn so với Ý và ít có vấn đề sức khỏe. Độ tuổi trung bình của người bệnh tại Ý là 63, trong khi ở Đức là 47. Phần lớn nạn nhân của virus corona là người già, do vậy việc phát hiện dương tính ở một số đông người trẻ tuổi cũng giải thích phần nào vì sao cho đến lúc này tỷ lệ tử vong vẫn cực thấp ở Đức.
Cuối cùng là tăng viện khả năng y tế. Trái với thái độ chủ quan và có phần xem nhẹ dịch bệnh như thừa nhận những ngày gần đây của một số chuyên gia của Pháp trên các kênh truyền thông, giới chức Y tế Đức hiểu rằng tỷ lệ tử vong vì dịch Covid-19 sẽ sớm tăng vọt, nhưng không biết sẽ tăng đến đâu. Chính vì vậy, chính quyền Berlin chủ động tăng cường thêm 28.000 giường bệnh, tức ở mức 6 giường/1.000 cư dân. Với tỷ lệ này, Đức xếp hàng thứ ba trên thế giới sau Nhật Bản và Hàn Quốc, bỏ xa Pháp (3,1/1.000 dân, xếp hàng thứ 19) hay Ý (2,6 cho 1.000 người, xếp thứ 24), đồng thời thông báo trưng dụng khách sạn hay các trung tâm hội nghị để thiết lập các cơ sở chăm sóc tăng cường.
Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí
Đăng ký
Chìa khóa quan trọng thứ hai trong bước cuối này là số lượng máy trợ thở. Chính phủ Đức đã chủ động đặt mua 10 ngàn máy. Chỉ có điều, lượng thiết bị này chủ yếu sẽ được giao dần vào cuối năm, đây chính là điểm khiến cho giới Y tế Đức băn khoăn.
Một bài học đáng suy ngẫm cho Pháp, Ý và Tây Ban Nha ?
http://www.rfi.fr/vi/quốc-tế/20200323-covid-19-vì-sao-tỷ-lệ-tử-vong-tại-đức-cực-thấp
Virus Corona : Châu Âu và những biện pháp phòng ngừa khác nhau
Đăng ngày:
Phần âm thanh 11:15
Ý là quốc gia đầu tiên tại châu Âu ban hành lệnh "phong tỏa" toàn quốc và đang lo ngại dịch tràn xuống miền nam. Tây Ban Nha và Pháp noi gương Roma. Đức từng bước đóng cửa với các nước láng giềng và tuyên chiến với virus corona trên mặt trận kinh tế. Anh Quốc bình tĩnh xử lý khủng hoảng. Còn tại Budapest, chính quyền vẫn cho rằng "người nhập cư mang bệnh đến cho Hungary".Anh Quốc bình tĩnh xử lý khủng hoảng
Tính đến ngày 17/03/2020, Anh Quốc có hơn 1.500 ca nhiễm, 53 người tử vong. Vào lúc nhiều quốc gia tại châu Âu đóng cửa biên giới, đóng cửa trường học cũng như các địa điểm công cộng, cấm các cuộc tụ họp, chính quyền Anh mới chỉ đưa ra các khuyến cáo tránh tụ tập và lui tới những nơi đông người. Luân Đôn vẫn cho phép tổ chức một số sự kiện thể thao.
Luật sư Hoàng Đức Thắng sống tại Anh Quốc cho biết, đến nay, phương pháp chống dịch của thủ tướng Boris Johnson và chính phủ được phần lớn công luận và giới khoa học ủng hộ. Trong cuộc sống hàng ngày, không có sự hốt hoảng hay dân chúng đua nhau đi mua nhu yếu phẩm tích trữ. Bài phỏng vấn thực hiện hôm 16/03/2020.
LS Hoàng Đức Thắng- Luân Đôn 18032020
Dân Ý làm quen với cảnh phải "xếp hàng"
Nhìn sang Ý, với hơn 2.000 người thiệt mạng và 28.000 ca nhiễm virus corona, từ hôm 11/03/2020, từ bắc chí nam đã bị đặt trong tình trạng "phong tỏa". Mọi di chuyển đều bị giới hạn tối đa. Anh Phạm Hoàng Dũng từ Romacho biết tình hình vẫn rất căng. Có thêm những vùng bị nhiễm và chính phủ đang lo dịch tràn xuống miền nam. Đây là vùng đất nông nghiệp nghèo, cơ sở hạ tầng y tế yếu kém. Một điểm khác khiến Roma lo ngại đó chính là "tác phong lè phè" của dân ở miền nam nước Ý.
Phạm Hoàng Dũng- Roma, ngày 18/03/2020
Budapest : Covid-19, "bệnh người nước ngoài đem vào cho Hungary"
Tại Hungary, đến nay có hơn 50 ca lây nhiễm, và một bệnh nhân thiệt mạng. Budapest đã rất sớm ban hành tình trạng khẩn cấp chống dịch nhưng các biện pháp ngăn ngừa không triệt để như tại nhiều nước ở Tây Âu. Thông tín viên Hoàng Nguyễn giải thích.
Hoàng Nguyễn-Budapest, ngày 18/03/2020
Hungary có lẽ là nước đầu tiên trong khu vực Trung Âu ban bố tình trạng khẩn cấp từ ngày 11/3, tức là cùng lúc với Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố Covid-19 là "đại dịch toàn cầu". Đây là điều mà như chính giới Hung khẳng định, chưa từng có trong lịch sử 30 năm nay, kể từ khi nước này thay đổi thể chế.
Cho tới nay, Hungary đã có 50 trường hợp lây nhiễm Covid-19, trong đó có 39 công dân Hungary, và 1 ca tử vong vì Coronavirus. Lãnh đạo nước này tuyên bố nước Hung chuyển sang giai đoạn thứ hai của dịch bệnh - giai đoạn lây nhiễm tập thể và nhiều khi sẽ không thể xác định chính xác ai gây nhiễm cho ai.
Từ 11/3 tới giờ, nội các Hungary cho thành lập Ban chỉ đạo Phòng chống Coronavirus, hoạt động gần như 24/24h hàng ngày, và mỗi buổi chiều lại có họp báo rất được công luận theo dõi. Nước này cũng đang gấp rút cho xây dựng một bệnh viện dã chiến, thiết lập các khoa Truyền nhiễm tại các cơ sở y tế trên toàn quốc.
Mặc dù "vào cuộc" sớm như vậy nhưng các biện pháp của Hungary lại mang tính "nhẹ nhàng": nước này chưa ban lệnh giới nghiêm (mà mới chỉ khuyến cáo các vị cao niên chớ ra đường), chưa đóng cửa các hàng quán, cửa hàng không thiết yếu (mà mởi chỉ hạn chế giờ mở cửa tới 15h), và mới hôm qua mới chỉ thị đóng biên giới.
Người dân Hungary, trong nhiều trường hợp cũng lao vào mua sắm các mặt hàng cần dùng cho đời sống thường nhật như gạo, thịt, bột, đường, giấy toilet... Khẩu trang và nước rửa tay đã hết từ lâu, cho dù chưa mấy người đeo khẩu trang. Đường sá vắng ngắt, nhưng hiện tượng hoảng loạn chưa thấy phổ biến.
Mục tiêu chính trị của Hungary
Cũng như ở một số nước Châu Âu, phân biệt đối xử, kỳ thị, hoặc ở mức nhẹ hơn là những hành động bất lịch sự, ác cảm với người Châu Á đã xảy ra tại Hungary hàng tháng trước, khi căn bệnh Covid-19 còn chưa xâm nhập vào Hung. Không có những trường hợp quá lớn, nhưng nhiều người Việt cho hay họ đã gặp phải.
Nhiều doanh nghiệp phải trương biển "Chúng tôi là người Việt Nam" để tránh sự phân biệt, kỳ thị dành cho người Hoa. Chính cộng đồng người Hoa tại Hungary cũng phải dấy lên một phong trào vận động những người Hoa có uy tín trong xã hội Hung, hãy lên tiếng để giải tỏa niều hiểu nhầm, tin thất thiệt và sự kỳ thị vô căn cứ.
Đồng thời, chính phủ của Thủ tướng Orbán Viktor, trong một số phát biểu, vẫn tiếp tục coi là có mối quan hệ giữa dân nhập cư và dịch bệnh, và rằng "người nhập cư đã mang bệnh tới Hungary". Ám chỉ việc một số bệnh nhân đầu tiên của dịch Covid-19 là các sinh viên Iran theo học tại Hungary. Nhiều sinh viên Iran đã bị trục xuất, vì bị coi là không hợp tác với các biện pháp của chính quyền.
Thư TinHãy nhận thư tin hàng ngày của RFI: Bản tin thời sự, phóng sự, phỏng vấn, phân tích, chân dung, tạp chí
Đăng ký
Đại diện của Tổ chức Ân xá Thế giới tại Hungary nhận xét: với việc ban bố tình trạng khẩn cấp, chính phủ Hung tiếp tục thâu tóm trong tay một quyền hành vô biên, mà thật ra không cần phải đến thế cũng có thể xử lý được tình trạng bệnh dịch. Đây rất có thể là một con bài trong tay nội các Hung, đê tiếp tục thi hành những bước đi phi dân chủ ở xứ này...
Người Việt tin tưởng vào hệ thống y tế của Đức
Sát cạnh với Pháp là Đức, nơi số ca nhiễm tăng nhanh trong những ngày gần đây : hơn 6.000 bệnh nhân dương tính với virus corona. Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp cấm lui tới các nơi công cộng. Cộng đồng người Việt tin tưởng vào hệ thống y tế rất tốt của Đức. Các hoạt động tại khu chợ Đồng Xuân ở Berlin suy giảm nhưng các doanh nghiệp vững tin vào chính sách hỗ trợ kinh tế của chính quyền Angela Merkel như trình bày của thông tín viên Lê Trung Khoa từ Berlin.
Lê Trung Khoa - Berlin, ngày 18/03/2020
http://www.rfi.fr/vi/quốc-tế/20200318-virus-corona-châu-âu-và-những-biện-pháp-phòng-ngừa-khác-nhau
Geen opmerkingen:
Een reactie posten