dinsdag 9 augustus 2016

Ngoại trưởng Nhật cảnh báo quan hệ với Trung Quốc "xấu đi nghiêm trọng" vì tàu Trung Quốc liên tục..."xâm nhập" khu vực tranh chấp giữa hai nước ở vùng biển Hoa Đông

Quan hệ Nhật-Trung xấu đi vì biển đảo

  • 45 phút trước

Fumio KishidaImage copyright AP
Image caption Ngoại trưởng Nhật triệu tập đại sứ Trung Quốc hồi sáng sớm thứ Ba, ngày 9/8, cảnh báo quan hệ hai nước xấu đi vì hành động của Trung Quốc trên biển Hoa Đông

Ngoại trưởng Nhật cảnh báo quan hệ với Trung Quốc "xấu đi nghiêm trọng" vì tàu Trung Quốc liên tục đi vào khu vực tranh chấp giữa hai nước ở vùng biển Hoa Đông.
Ngoại trưởng Nhật Fumio Kishida nói đã triệu tập đại sứ Trung Quốc để phản đối sự "xâm nhập" này.
Vào ngày thứ Sáu, khoảng 230 thuyền đánh cá và tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đi vào khu vực đảo mà hai nước cùng tuyên bố chủ quyền.
Hiện Bắc Kinh đang ngày càng hung hăng trên các vùng biển mà họ cho là lãnh hải Trung Quốc.
Tranh chấp chủ quyền lâu năm giữa hai nước xảy ra xung quanh hòn đảo không người sống, hiện thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản, được gọi là đảo Senkaku theo tiếng Nhật bản và đảo Điếu Ngư theo tiếng Trung.
Cảnh sát biển Nhật Bản nói vào ngày thứ hai, có khoảng 13 tàu hải tuần Trung Quốc, một con số cao hơn thông thường, trong đó một số thuyền được trang bị vũ trang, đã có mặt ở gần hòn đảo tranh chấp giữa hai nước.

SenkakuImage copyright AP
Image caption Hòn đảo Senkaku (hay Điếu Ngư) không có người ở, hiện thuộc quyền kiểm soát của Nhật Bản, nhưng vẫn tranh chấp với Trung Quốc
Chinese sea guard vesselImage copyright AP
Image caption Trong ảnh do phía Nhật cung cấp, tàu cảnh sát biển Trung Quốc đã đi vào vùng biển tranh chấp vào thứ Bảy ngày 6/8 vừa qua
"Quan hệ Nhật-Trung đang xấu đi trầm trọng," Ngoại trưởng Nhật Kishida nói với ông Trình Vĩnh Hoa, đại sứ của Bắc Kinh ở Tokyo, theo thông cáo trên trang điện tử của Bộ Ngoại giao Nhật Bản.
"Chúng tôi không thể chấp nhận việc Trung Quốc đang có những hành động đơn phương làm gia tăng căng thẳng".
Ông Kishida liên tục đưa ra cảnh báo phản đối hành động của Trung Quốc từ hôm thứ Sáu về việc "xâm nhập và vi phạm chủ quyền lãnh thổ của chúng tôi".
Ông nói phía Trung Quốc nên rút toàn bộ tàu thuyền của mình ra khỏi khu vực ngay lập tức.
Tại buổi gặp này, đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa nhắc lại lập trường Trung Quốc, dẫn lời ông nói với phóng viên, và yêu cầu hai nước tiếp tục đối thoại.
Ông Trình nói thêm nguyên nhân gia tăng số lượng tàu hải tuần Trung Quốc tại khu vực tranh chấp là để kiểm soát việc đánh bắt cá ngày càng tăng của tàu Trung Quốc, theo hãng tin AP.
"Xin hiểu rằng đây là nỗ lực của Trung QUốc để tránh những hệ lụy phức tạp của tình hình hiện tại", hãng AP dẫn lời ông Trình.

south china sea
Image caption Vùng biển đang tranh chấp giữa nhiều nước ASEAN và Trung Quốc
Vào tháng Bảy vừa qua, Trung Quốc phủ nhận phán quyết của Tòa trọng tài Quốc tế rằng tuyên bố chủ quyền của nước này không có giá trị pháp lý ở Biển Đông.
Điều này làm gia tăng căng thẳng với các nước láng giềng cùng có tranh chấp tại khu vực nói trên.
Vụ kiện này do Philippines đề xuất lên Tòa Trọng tài Quốc tế tại La Haye. Philippines là quốc gia có tranh chấp với Trung Quốc tại Bãi cạn Scarborough và khu vực quần đảo Trường Sa (tên quốc tế là Spratlys).
Phía Trung Quốc tuyên bố sẵn sàng đối thoại song phương với phía Philippines ngoài phạm vi Tòa án quốc tế để giải quyết tranh chấp.
Vào thứ Ba, đương kim Tổng thống Rodrigo Duterte cử cựu tổng thống Philippines ông Fidel Ramos làm sứ giả phụ trách việc mở đường cho các cuộc hội đàm giữa Philippines và Trung Quốc. Hiện ông Ramos đang ở Hongkong để gặp gỡ với đầu mối liên lạc của Bắc Kinh.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/08/160809_japan_china_tie_worsen_dispute_islands

Đội tàu 230 chiếc của TQ áp sát Senkaku của Nhật

  • 6 tháng 8 2016

Image copyright AP

Nhật Bản nói Trung Quốc đã đưa đội tàu gồm hơn 230 chiếc, hầu hết là tàu đánh cá, vào sát vùng nước do Nhật kiểm soát ở Biển Hoa Đông.
Tokyo nói trong đội tàu có sáu chiếc tàu tuần duyên, trong đó có vẻ như ba chiếc có vũ trang.
Nhật đã triệu các quan chức ngoại giao Trung Quốc tới để phản đối.
Trong những năm gần đây, Bắc Kinh ngày càng gia tăng đòi hỏi chủ quyền đối với các vùng biển mà nước này cho là thuộc về Trung Quốc.
Trong vụ việc mới nhất này, các tàu Trung Quốc đã áp sát khu vực quần đảo Senkaku, mà phía Trung Quốc gọi là Điếu Ngư.
Đây là nơi Nhật hiện đang kiểm soát, nhưng Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền.

Image copyright AP
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật Bản nói rằng việc gửi đội tàu tới nơi là hành vi đơn phương gây leo thang căng thẳng trong khu vực.
Chưa đầy một thập niên trước, Tokyo và Bắc Kinh đã thảo luận về việc cùng chung khai thác các nguồn tài nguyên ở Biển Hoa Đông, là vùng biển nằm giữa hai quốc gia.
Nhưng kể từ đó, căng thẳng đã gia tăng, nhất là quanh khu vực Senkaku có tranh chấp, nơi không có người ở.
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã cử ngày càng nhiều tàu bè tới quần đảo này, dường như để thử 'nắn gân' xem Nhật sẽ phản ứng ra sao.
Bắc Kinh cũng ngày càng gia tăng các hành vi nhằm khẳng định chủ quyền đối với Biển Đông.
Hồi tháng trước, Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) tại The Hague đã ra phán quyết nói hầu hết các đòi hỏi của Bắc Kinh tại Biển Đông là không có cơ sở pháp lý.
Trung Quốc nói họ phớt lờ phán quyết của PCA.

Tin liên quan

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2016/08/160806_chinese_fleet_sails_near_senkaku

Nhật 'phát hiện radar của Trung Quốc' gần vùng biển tranh chấp


Tàu tuần duyên Trung Quốc gần vùng lãnh hải tranh chấp ở biển Hoa Đông hôm 6/8.
Tàu tuần duyên Trung Quốc gần vùng lãnh hải tranh chấp ở biển Hoa Đông hôm 6/8.
Tokyo hôm 7/8 phản đối Bắc Kinh sau khi "phát hiện Trung Quốc lắp đặt thiết bị radar trên một giàn khoan thăm dò khí đốt" gần vùng tranh chấp trên biển Hoa Đông.
Truyền thông Nhật Bản đưa tin, radar đó thuộc loại thường dùng để lắp trên các tàu tuần tra, và không cần thiết cho một dự án về khí đốt.
Báo chí xứ sở mặt trời mọc bày tỏ nghi ngờ rằng Trung Quốc có thể dùng giàn khoan thăm dò trên làm tiền đồn phục vụ cho mục đích quân sự.
Theo phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nhật, Tokyo phát hiện radar vào cuối tháng Sáu, và đã chính thức phản đối thông qua đại sứ quán của nước này ở Trung Quốc hôm 5/8, đồng thời yêu cầu Bắc Kinh giải thích rõ mục đích của thiết bị này.
Cũng trong ngày 7/8, tin cho hay, một số lượng kỷ lục các tàu tuần duyên và tàu bè của nhà nước Trung Quốc đã tiến vào vùng biển gần quần đảo Nhật tuyên bố chủ quyền ở biển Hoa Đông.
Sự xuất hiện của 13 tàu vào nơi gọi là “vùng giáp ranh” vẫn tiếp tục, bất chấp phản đối của Tokyo về sự hiện diện trước đó của hàng trăm tàu cá và tàu tuần duyên.
Trước đó một ngày, Tokyo đã lên tiếng phản đối Bắc Kinh sau khi phát hiện hàng trăm tàu bè của Trung Quốc gần quần đảo Senkaku do Nhật kiểm soát ở biển Hoa Đông.
Theo Bộ Ngoại giao Nhật Bản, khoảng 230 tàu cá và 6 tàu tuần duyên của Trung Quốc hiện diện tại vùng giáp ranh gần các hòn đảo không người ở mà Bắc Kinh cũng có tuyên bố chủ quyền.
Đại diện của Bộ này cho biết rằng số lượng tàu thuyền lớn hơn nhiều so với con số chính quyền Nhật từng thấy.
Một quan chức từ Cục Hải dương và châu Á của Bộ Ngoại giao Nhật cho rằng hành động “đơn phương này gây căng thẳng” và “không thể chấp nhận được”.
Sự phản đối mới nhất này gây thêm căng thẳng trong quan hệ song phương giữa hai nước láng giềng châu Á, và xảy ra chưa đầy một tháng sau khi Tòa Trọng tài ở La Haye, Hà Lan, bác bỏ bản đồ “đường lưỡi bò” của Trung Quốc ở biển Đông.
Nhật từng kêu gọi Trung Quốc chấm dứt việc xây dựng các giàn khoan thăm dò dầu khí ở biển Hoa Đông, đồng thời cáo buộc Bắc Kinh hành động đơn phương bất chấp một thỏa thuận ký năm 2008, theo đó đôi bên đồng ý duy trì hợp tác về phát triển tài nguyên trong những khu vực chưa có đường phân định lãnh hải chính thức.
Theo Reuters, The Wall Street Journal, Japan Times, AP


http://www.voatiengviet.com/a/nhat-phat-hien-radar-cua-trung-quoc-gan-vung-bien-tranh-chap/3454505.html

TQ 'đang xây căn cứ quân sự gần Nhật'

  • 27 tháng 1 2015

Image caption Hình chụp vệ tinh cho thấy đã có 10 chỗ đậu máy bay được xây cất trên đảo Nam Cát

Các hình ảnh chụp từ vệ tinh xác nhận nội dung được nêu trong các tường thuật trước, theo đó nói Trung Quốc đang xây dựng một căn cứ quân sự gần khu vực mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư, mà Nhật gọi là Senkaku, nơi Nhật cũng tuyên bố chủ quyền và đang quản lý, trang tin nationalinterest nói.
Tuần báo quốc phòng IHS Jane nói rằng các hình chụp được từ tháng Mười 2014 cho thấy Trung Quốc đang xây một bãi đáp trực thăng với 10 chỗ đậu, có turbin gió trên đảo Nam Cát (Nanji), là một trong cụm 52 đảo thuộc quần đảo của tỉnh Chiết Giang.
Đảo Nam Cát chỉ cách Senkaku/Điếu Ngư chừng 300km, còn Okinawa, nơi đặt các căn cứ quân sự lớn của Hoa Kỳ và Nhật, cách khu vực có tranh chấp này 400km.
Tin tức về việc Trung Quốc xây căn cứ quân sự tại Nam Cát lần đầu tiên được hãng tin Kyono News của Nhật loan tải hồi cuối tháng trước.

"Một số điểm đặt radar lớn đã được lắp đặt tại các vị trí cao trên đảo Nam Cát. Một số ô đáp trực thăng đã được xây, nhiều khả năng là để phục vụ các phi cơ chuyên đậu trên tàu chiến hoặc tàu tuần tra, và đã có thêm các ô đáp đang được xây trên một hòn đảo gần với Nam Cát trong thời gian năm tới," Kyodo nói.
Sau khi Kyodo đưa tin, phát ngôn nhân Bộ Quốc phòng Trung Quốc Dương Vũ Quân nói rằng đó "thuần túy là tin nhảm của báo chí", nhưng khẳng định: "Việc nghi ngờ và chỉ trích đã đi quá giới hạn khi Trung Quốc có các hoạt động và tiến hành xây dựng trên phần lãnh thổ của mình.
"Một số báo chí Nhật đã đưa ra những đồn đoán không liên quan về các hoạt động hợp pháp của Trung Quốc và đã cố làm tăng căng thẳng trong khu vực."
Việc xây dựng căn cứ trên đảo Nam Cát là nhằm tăng cường khả năng sẵn sàng đối phó của Trung Quốc trong các cuộc khủng hoảng quân sự, và nhằm tăng cường khả năng giám sát vùng nhận dạng phòng không mà Bắc Kinh đã tuyên bố trong khu vực hồi tháng 11/2013, theo nhận định của hãng tin Kyodo.
Tuy nhiên, một nhà nghiên cứu cao cấp từ Viện Nghiên cứu Hải quân Trung Quốc nói với hãng tin Bloomberg rằng quân đội Trung Quốc đã có sự hiện diện ở mức khiêm tốn tại nơi này từ trước.
"Đó là nơi có vị trí chiến lược quan trọng bởi rất gần với Điếu Ngư... Không tranh cãi gì, rõ ràng Trung Quốc muốn tăng sự hiện diện quân sự tại đây," nhà nghiên cứu không nêu tên nói.
Việc xây dựng căn cứ mới này cũng phù hợp với các động thái mới đây của Trung Quốc tại khu vực biển Đông, nơi Bắc Kinh đang triển khai một số căn cứ quân sự ở các đảo đang có tranh chấp, trong đó có cả việc đặt "tàu hàng không mẫu hạm không thể chìm" tại rặng Vĩnh Thử, tên tiếng Anh là Fiery Cross Reef mà Việt Nam gọi là Đá Chữ thập, thuộc quần đảo Trường sa, Bloomberg nhận định.

Tin liên quan

Geen opmerkingen:

Een reactie posten