dinsdag 30 augustus 2016

Giải mật hồ sơ CIA: Mọi can dự của Mỹ ở Việt Nam đều có ‘yếu tố’ Trung Quốc

Giải mật hồ sơ CIA: Mọi can dự của Mỹ ở Việt Nam đều có ‘yếu tố’ Trung Quốc

Một dấu tích còn lại của trận Ðiện Biên Phủ. (Hình: Getty Images)
Một dấu tích còn lại của trận Ðiện Biên Phủ. (Hình: Getty Images)
Hà Tường Cát/Người Việt
Mặc dù không bao giờ được thừa nhận, mọi chính sách của Mỹ ở Việt Nam thực tế đều xuất phát từ vấn đề Trung Quốc.
Trong quá khứ, sự lo ngại về khả năng của Pháp là khởi đầu cho tiến trình Mỹ can dự trực tiếp. Quân lực Mỹ tham gia chiến tranh để rồi dứt khoát rời bỏ Việt Nam cũng đều có yếu tố Trung Quốc.
Qua những hồ sơ từ nửa thế kỷ trước vừa được giải mật, chúng ta có thể nhận thấy Trung Quốc chiếm một vai trò quan trọng trong những báo cáo và phúc trình đánh giá của văn phòng CIA tại Việt Nam.
Phúc trình đề ngày 7 tháng 5 năm 1950 đánh giá triển vọng hành động ở Việt Nam của Cộng Sản Trung Quốc khi ấy vừa mới chiếm toàn thể lục địa. Bản phúc trình lượng giá là trong tình trạng hiện hữu nếu xảy ra một cuộc xâm lăng của Trung Quốc, lực lượng phòng thủ Pháp tại Ðông Dương chắc chắn sẽ nhanh chóng để mất toàn thể Việt Nam trừ Nam Bộ. Do đó viện trợ Mỹ chỉ thuần túy về vật chất không thể thay đổi tình thế.
Phúc trình cũng nhận định là “mặc dầu dân Việt không ưa Trung Quốc, nhưng không thể có phản ứng tức thời và sẽ phải cam chịu số phận bất kể vấn đề ý thức hệ.”
CIA soạn thảo phúc trình này theo yêu cầu của Bộ Ngoại Giao, với sự đóng góp của các cơ quan tình báo Bộ Ngoại Giao, Lục Quân, Hải Quân, Không Quân Mỹ, tuy nhiên cũng dự đoán là một cuộc xâm lăng như thế chưa xảy ra trong tương lai gần. Lực lượng quân sự của Hồ Chí Minh, với 92,500 bộ đội và 130,000 quân không chính quy, có đủ khả năng đánh bại quân Pháp nếu Trung Cộng trợ giúp đầy đủ vũ khí. Hơn 150,000 quân Pháp thiếu trang bị thích hợp và kém tinh thần chủ động sẽ không kháng cự nổi.
Một báo cáo khác của CIA đề ngày 12 tháng 10 năm 1950 nhận định tình thế nghiêm trọng vì ý đồ của Liên Xô-Trung Quốc trong toàn vùng Viễn Ðông, bao gồm chiến tranh Triều Tiên – lúc đó Trung Cộng chưa đem quân vượt biên giới Mãn Châu vào Bắc Hàn, chiến tranh Ðông Dương, sự đe dọa Ðài Loan, loạn quân Cộng Sản ở Philippines, Mã Lai, Thái Lan, Miến Ðiện.
Mỹ đã gia tăng viện trợ quân sự cho quân đội Pháp trong giai đoạn các chiến dịch Nà Sản, Ðiện Biên Phủ cuối năm 1953, và khả năng đem quân Mỹ vào để giúp đánh bại quân Cộng Sản của Việt Minh là điều mà Trung Cộng phải tính toán. Theo đánh giá của CIA, Trung Cộng sẽ không trực tiếp can thiệp và đồi đầu ngay với quân Mỹ nếu xảy ra tình huống ấy.
Phụ nữ Hmong trong tang lễ của Tướng Vang Pao năm 2010 ở California. Tướng Vang Pao là người chỉ huy “đạo quân bí mật của CIA” ở Lào có vai trò quan trong trong chiến tranh Việt Nam. (Hình: Mark Ralston/AFP/Getty Images)
Phụ nữ Hmong trong tang lễ của Tướng Vang Pao năm 2010 ở California. Tướng Vang Pao là người chỉ huy “đạo quân bí mật của CIA” ở Lào có vai trò quan trong trong chiến tranh Việt Nam. (Hình: Mark Ralston/AFP/Getty Images)
Một báo cáo của CIA cuối tháng 3, mười ngày sau khi Việt Minh mở trận tấn công Ðiện Biên Phủ, có nhiều đánh giá sai về tình hình quân sự. CIA tin là quân Pháp ở Ðiện Biên Phủ có thể cầm cự mặc dầu quân Việt Minh tấn công rất mạnh và có thêm những vũ khí do Trung Quốc cung cấp gồm trọng pháo 105 ly và cao xạ phòng không vì Pháp đã chuẩn bị trận đánh từ 4 tháng trước. CIA cũng cho là sau những trận đánh đầu tiên, thành công nhưng chịu tổn thất nặng, Việt Minh sẽ chưa tổng tấn công và bằng lòng với việc vây hãm lực lượng Pháp bất động ở Ðiện Biên Phủ trong khi chuyển hướng tấn công tới các mục tiêu trong miền đồng bằng.
Sau đó, CIA cũng cho là nếu thất trận ở Ðiện Biên Phủ, Pháp vẫn còn khả năng chiến đấu và không dự đoán được là Pháp sẽ bỏ rơi Ðông Dương bằng việc ký Hiệp Ðịnh Paris. Có thể là những lượng giá như thế góp phần vào quyết định của Mỹ không thực hiện chiến dịch không quân Vulture oanh tạc Ðiện Biên Phủ, ngoài những lý do chính trị ngoại giao khác.
Sau Geneve, CIA cho là Pháp và chế độ Bảo Ðại sẽ không thể nào xây dựng chính quyền đủ mạnh để đứng vững ở miền Nam và nếu có cuộc tổng tuyển cử tổ chức năm 1956 như dự tính, Cộng Sản Bắc Việt sẽ chiếm toàn thể Việt Nam. Thời kỳ những năm tiếp theo do đó là sự leo thang can dự của Mỹ vào Việt Nam từ trợ lực hình thành chính quyền của Tổng Thống Ngô Ðình Diệm cho đến viện trợ quân sự và cuối cùng là trực tiếp đem quân đội Mỹ tham chiến.
Suốt cuộc chiến Việt Nam, bên cạnh mỗi quyết định của chính phủ Mỹ, luôn luôn người ta đều thấy có những báo cáo, lượng giá, dự đoán về phản ứng và chủ trương của phía Trung Quốc. Nói cách khác, hai đối tượng chính là Bắc Việt và Trung Quốc không phải luôn luôn được Mỹ coi như là một thể thống nhất trong đường hướng đối phó.
Các báo cáo của CIA nhìn nhận là rất ít thông tin tình báo về Bắc Việt kể cả chính trị, kinh tế, quân sự nhưng dự đoán giới lãnh đạo tin tưởng vững chắc triển vọng chiếm được miền Nam, thống nhất đất nước. Tuy nhiên sự rạn nứt Liên Xô-Trung Cộng ngày càng sâu sắc là một khó khăn trở lực không dự kiến được.
Theo cái nhìn của CIA, mặc dầu tình hình và những diễn tiến trong thực tế đưa Bắc Việt dần dần đến gần Trung Cộng, nhưng tâm lý lại thúc đẩy các nhà lãnh đạo muốn duy trì quan hệ bền vững với Liên Xô hơn chừng nào hoàn cảnh cho phép.
Tổng Bí Thư Trường Chinh thân Trung Cộng thất thế bị buộc phải từ nhiệm năm 1956. Tướng Võ Nguyên Giáp, bộ trưởng quốc phòng, là người vẫn bất bình chống việc Trung Cộng can dự vào quân đội. Tân Tổng Bí Thư Lê Duẩn khôn khéo không để lộ quan điểm thân Liên Xô hay Trung Quốc và Hồ Chí Minh giữ được vai trò lãnh đạo tối cao bằng sự dung hòa những khác biệt trong đảng.
Vai trò chủ đạo của CIA trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam cùng quan điểm của cơ quan tình báo này có ảnh hưởng đến các quyết định ở Washington như thế nào sẽ được đề cập trong những bài sau.

http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/giai-mat-ho-cia-moi-can-du-cua-o-viet-nam-deu-co-yeu-trung-quoc/

Hàng trăm căn nhà vượt lũ bị bỏ hoang ở miền Tây

Dãy nhà vượt lũ bỏ hoang ở huyện Tân Hưng, Long An. (Hình: báo điện tử VNExpress)
Nhiều năm lũ không về, cá tôm cạn kiệt nên người dân vùng Ðồng Tháp Mười bỏ xứ tha hương kiếm sống, khiến hàng trăm căn nhà vượt lũ ở Long An bị bỏ hoang.

Nửa đêm, công an cạy cửa vào nhà dân tịch thu tài sản

Công an mặc sắc phục cạy cửa tiệm Internet Victory tối 22 tháng 8. (Hình: báo Tuổi Trẻ cắt từ clip)
Ðang lúc nửa đêm, công an và dân phòng phường Ðông Hòa, thị xã Dĩ An, tới trước cửa một tiệm Internet đập cửa rồi tự tay cạy cửa cuốn để xâm nhập vào trong “tịch thu tài sản.”

Việt Nam: Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục lỗ hàng chục ngàn tỉ đồng

Nhà máy Xơ-Sợi polyester Ðình Vũ ở Hải Phòng của PVN đã ngốn 7,.000 tỉ và nếu không đóng cửa thì thiệt hại sẽ tăng thêm nhiều ngàn tỉ nữa. (Hình: TBKTSG)
Kết quả kiểm toán năm 2015 cho thấy, mức độ thua lỗ của các doanh nghiệp nhà nước vẫn ở mức từ hàng ngàn đến hàng chục ngàn tỉ và việc sử dụng nguồn lực quốc gia vẫn hết sức tùy tiện.

Quảng Nam: Tiếng ‘nước lạ’ trên đài phát thanh Hội An suốt nửa giờ

Kiểm tra tại cụm loa bị nhiễu sóng tiếng Trung Quốc ở Ðà Nẵng. (Hình: NLÐ)
Một số cụm loa phát thanh tuyên truyền ở Hội An đã “nhiễm sóng lạ” hôm Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016 được phản ảnh trên nhiều báo điện tử ở trong nước.

Kỷ luật cán bộ ‘bị nhét tiền vào cặp mà không biết’

Phong bì đựng 30 triệu đồng mà thanh tra Hải trả lại cho công ty Ðại Long sau khi được “nhét vào cặp lúc nào không hay.” (Hình: báo điện tử VNExpress)
Bốn cán bộ Sở Giao Thông-Vận Tải Hà Tĩnh bị kỷ luật vì mời doanh nghiệp đến phòng khách sạn “làm việc” và bị “nhét tiền vào cặp mà không biết.”

Việt Nam quờ quạng với chất thải từ nhiệt điện dùng than

Một nhà máy nhiệt điện dùng than tại Việt Nam. (Hình: Tuổi Trẻ)
Cảnh báo của giới chuyên gia về kinh tế, môi trường giờ đã thành hiện thực: Chất thải của nhiệt điện dùng than nay là thảm họa và chính quyền chưa tính được đường thoát.

Sau Formosa, sắp có thêm siêu dự án thép ven biển Cà Ná

Khu vực cảng Thương Diêm (xã Phước Diêm, huyện Thuận Nam, tỉnh Ninh Thuận) sẽ nằm trong dự án của tập đoàn Hoa Sen. (Hình: Tuổi Trẻ)
Một dự án thép khổng lồ với công suất trên 16 triệu tấn/năm đang được chuẩn bị xây dựng tại hai xã Phước Diêm và Cà Ná (huyện Thuận Nam, Ninh Thuận), theo báo Tuổi Trẻ hôm Thứ Sáu 26 Tháng Tám cho hay như vậy.

Bộ trưởng Quốc Phòng Việt Nam thăm Trung Quốc

Ông Thường Vạn Toàn (phải) và ông Ngô Xuân Lịch gặp nhau tại Hà Nội hồi Tháng Ba. (Hình: VIETNAM NEWS AGENCY/AFP/Getty Images)
Đại Tướng Ngô Xuân Lịch, bộ trưởng Bộ Quốc Phòng Việt Nam, hôm Chủ Nhật, 28 Tháng Tám, chính thức rời Hà Nội đi thăm Trung Quốc, trong chuyến công du kéo dài ba ngày, báo mạng VietNamNet của Việt Nam đưa tin.

Máy bay Mỹ bị bung phao trượt khi đến Sài Gòn lần đầu tiên

Cầu phao của máy bay hãng Kalitta Air bị bung ra ở phi trường Tân Sơn Nhất. (Hình: Người Lao Động)
Ngay trong chuyến chở hàng khai trương đến phi trường Tân Sơn Nhất, Sài Gòn, một chiếc máy bay của hãng hàng không vận tải Mỹ Kalitta Air bị bung phao trượt ngay khi vừa đáp xuống phi đạo hôm Chủ Nhật, 28 Tháng Tám

Vụ Formosa: Cấm đánh bắt cá tầng đáy phạm vi 20 hải lý vào bờ?

(Hình minh họa: STR/AFP/Getty Images)
Hậu quả từ chuyện biển bị chất thải của công ty gang thép Formosa đầu độc, Việt Nam đang tính một số giải pháp trong đó có cả “cấm đánh bắt” hải sản ở “tầng đáy” của vùng biển bốn tỉnh miền Trung.

Trưởng công an xã tự bắn vào miệng

Trưởng công an xã Cẩm Trung được điều trị tại bệnh viện đa khoa tỉnh Hà Tĩnh. (Hình: Infonet)
Một trưởng công an xã ở tỉnh Hà Tĩnh dùng súng bắn đạn cao su “bắn vào miệng mình gây thương tích nặng,” theo tin một số báo tại Việt Nam.

Trịnh Xuân Thanh và cuộc ‘tìm và diệt ruồi phe thất thế’

Trịnh Xuân Thanh khi đang là bí thư đảng ủy, chủ tịch Tổng Công Ty Cổ Phần Xây Lắp Dầu Khí Việt Nam. (Hình: Ảnh: PVC-MT)
“Đả hổ, diệt ruồi” vốn là cách gọi chuyện chống tham nhũng ở Trung Quốc. Dựa trên cách gọi này, người ta bảo Việt Nam cũng đang diệt “ruồi” nhưng đó là những con “ruồi” thuộc phe thất thế.

Sài Gòn đã có ‘xổ số kiểu Mỹ’

Dân nghèo Sài Gòn bắt đầu được dò vé số... “kiểu Mỹ.” (Hình: Văn Lang/Người Việt)
Trong “giấc mơ Mỹ,” không biết bao nhiêu người trên thế giới, chứ không riêng gì dân Sài Gòn, mơ được trúng số… kiểu Mỹ. Nhất là khi cao điểm cơn sốt Powerball lên tới gần $1.6 tỷ.

Công an bắt người, dân tưởng giang hồ bắt cóc

Hiện trường nơi xảy ra vụ công an bắt người mà người dân tưởng là giang hồ bắt cóc. (Hình: Báo Thanh Niên)
Ông chủ khách sạn đang lái xe hơi đưa con đi học, khi đến trước cổng trường mầm non thì bất ngờ bị 1 nhóm người lạ tấn công, khống chế cả 2 cha con rồi đưa lên ô tô tẩu thoát.

Chính quyền bỏ mặc doanh nghiệp mua cá nhiễm độc tạm trữ

Kho đông lạnh của cơ sở thu mua hải sản Toàn Tứ, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, tồn đọng hơn 120 tấn cá “không biết làm sao.” (Hình: Báo Tuổi Trẻ)
Sau vụ cá biển chết ở miền Trung, nhiều tỉnh đã hứa có chính sách hỗ trợ cho các chủ doanh nghiệp mua cá cho ngư dân. Song, đến nay nhiều doanh chẳng được hỗ trợ gì, lâm vào cảnh “tiền mất tật mang.”

Hàng ngàn người từ bỏ quốc tịch Việt Nam

Nhiều người dân phải thuê chở trên cái bè gỗ nổi nhờ đặt trên hai bánh xe hơi trong một trận lụt ở thành phố Hà Nội mà suốt nhiều năm qua cứ mưa là ngập lụt. (Hình: HOANG DINH NAM/AFP/Getty Images)
“Trong năm 2015 có 15 người nhập quốc tịch Việt Nam, 14 người trở lại quốc tịch Việt Nam và số liệu chính thức thôi quốc tịch Việt Nam là 4,474 người.”

Hậu Giang: Lo sợ người Trung Quốc làm ‘chui’ ở nhà máy giấy

Hàng trăm người Trung Quốc làm việc “chui” tại nhà máy mà ủy ban tỉnh không dám động chạm. (Hình: Báo Lao Động)
Hàng trăm người Trung Quốc đến làm việc “chui” tại nhà máy giấy Lee & Man, huyện Châu Thành, không hề xin phép cơ quan chức năng nhưng chính quyền vẫn không dám động đến.

Hải sản Việt Nam bị tẩy chay cả trong và ngoài nước

Một phụ nữ thu gom nghêu chết vì bị nhiễm độc chất thải của nhà máy luyện gang thép Formosa trên bờ biển huyện Kỳ Anh, Hà Tĩnh. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Cả người dân trong nước và các nhà nhập cảng hải sản của Việt Nam tại ngoại quốc đều tẩy chay hải sản Việt Nam xuất xứ từ miền Trung vì lo sợ chúng bị nhiễm độc.

CIA tiếp tục giải mật hồ sơ chiến tranh Việt Nam

Pilatus PC-8 Porter, một loại máy bay nhỏ do CIA sử dụng thời chiến tranh tại Việt Nam dưới danh hiệu công ty hàng không dân sự Air America. (Hình: Wikipedia)
Cuộc chiến tranh Việt Nam kết thúc hơn 40 năm nhưng có lẽ còn nhiều điều người ta chưa biết hết. Hoạt động của tình báo Mỹ là cái mà người ta chỉ biết đến dần dần qua thời gian.

Cán bộ Cần Thơ tông chết 2 người; bỏ mặc, chạy

Chiếc xe biển xanh đụng chết người bị hư hỏng nặng. (Hình: Người Lao Động)
Sau khi xảy ra tai nạn, tài xế lái xe biển xanh thuộc Sở Tài Chính tỉnh Hậu Giang bỏ mặc nạn nhân, chạy khoảng 10 cây số nữa thì tiếp tục gây tai nạn liên hoàn.

Vụ rớt máy bay quân sự ‘xảy ra quá nhanh’

Chiếc máy bay huấn luyện quân sự bị vỡ phần đầu khi rơi ở Phú Yên. (Hình: VnExpress)
Một phi cơ quân sự loại L-39 của Không Quân CSVN lại rớt, và lần này là trên cánh đồng thuộc xã Hòa Thành, huyện Đông Hòa, tỉnh Phú Yên, vào lúc 8 giờ 20 phút sáng 26 tháng 8, giờ địa phương.

Sài Gòn mưa lớn, Tân Sơn Nhất ngập nặng

Phi trường Tân Sơn Nhất ngập gần 50 cm khiến hoạt động hàng không bị ảnh hưởng. (Hình: Tri Thức Trẻ)
Ngoài nhiều khu vực thuộc các quận nội thành ngập sâu khiến giao thông tê liệt, đường băng phi trường Tân Sơn Nhất cũng ngập nặng sau cơn chiều 26 tháng 8 làm nhiều chuyến bay bị hoãn.

Việt Nam có thể lại rơi vào tình trạng ‘lưỡng đầu thọ địch’

Người Việt dàn hàng ngang (bên trái) ngăn một phái đoàn kiểm tra biên giới của Cambodia (bên phải) băng qua nơi được xem là biên giới Việt Nam-Cambodia. (Hình: RFA)
Liệu Việt Nam có rơi vào tình trạng giống như cuối thập niên 1970, phải đối đầu với cả Trung Quốc ở phía Bắc lẫn Cambodia ở phía Tây Nam?

Bắt giam phó văn phòng huyện ủy chuyên lừa đảo

Các nạn nhân đồng tố cáo ông Lộc lừa đảo lấy tiền lo khiếu nại đòi lại đất hương hỏa bị người khác giả chữ ký chiếm đoạt. (Hình: Tiền Phong)
Ông phó chánh văn phòng huyện ủy Ninh Hải, vừa bị bắt giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Theo báo Tiền Phong.

An ninh tài chính Việt Nam chạm vạch đỏ

Kinh tế suy thoái, ngân sách thất thu, bội chi liên tục, liên tục vay để chi tiêu và để trả nợ, Việt Nam càng ngày chìm càng sâu trong nợ. (Hình: TBKTSG)
Mức độ thâm hụt ngân sách và nợ nần của Việt Nam vẫn tăng không ngừng. Người ta dự đoán, cuối năm nay, nợ nần của Việt Nam sẽ chạm mức 65% GDP.

Việt Nam lại rớt phi cơ quân sự, một phi công thiệt mạng

Loại máy bay L-39 của Không Quân CSVN. (Hình: Báo QÐND)
Một phi cơ quân sự loại L-39 của Không Quân CSVN lại rớt, và lần này là trên cánh đồng thuộc xã Hòa Thành, huyện Ðông Hòa, tỉnh Phú Yên, vào lúc 8 giờ 20 phút sáng 26 tháng 8, giờ địa phương.

Hunsen trả lời chỉ trích của người Việt trên Facebook

Ông Hun Sen, tại Phnom Penh. (Hình: Tang Chhin Sothy/AFP/Getty Images)
Thủ Tướng Hunsen của Cambodia hôm Thứ Tư lên tiếng đáp trả những chỉ trích của một số cư dân mạng người Việt trên Facebook, sau khi bị lên án là theo đuôi Trung Quốc.

Quảng Bình kỷ luật nhiều cán bộ ‘xà xẻo’ tiền của dân

Mượn danh nghĩa “xây dựng nông thôn mới,” cán bộ thôn đã lập giấy hỗ trợ tiền để “bớt xén” tiền của dân. (Hình: báo Người Lao Ðộng)
Mượn danh nghĩa “tự nguyện” đóng góp tiền để “xây dựng nông thôn mới,” cán bộ xã Quảng Phú, huyện Quảng Trạch đã “xà xẻo” hàng trăm triệu đồng tiền đền bù của dân.

Mang lậu súng hơi và 2,000 viên đạn từ Mỹ về Sài Gòn

Súng nhập lậu vào Việt Nam bị bắt giữ hồi giữa tháng 5, 2016. (Hình: Thanh Niên)
Hải Quan Tân Sơn Nhất phát hiện 1 khẩu súng hơi cùng 2,000 viên đạn đi kèm giấu lẫn trong thùng hàng gồm quần áo, giày dép, thực phẩm, đưa về từ Mỹ.

Lúa, cà phê chết sạch, quan chức vẫn còn họp bàn ‘giải ngân’ cứu hạn

Hạn hán hồi tháng 3, 2016 làm ruộng nứt nẻ, cây lúa chết đứng, hai người đang cố bắt vài con cá con hy vọng còn sót trong vũng nước của con rạch cũng đã cạn trơ đáy. (Hình: STR/AFP/Getty Images)
Mùa hạn đã đi qua, lúa ở đồng bằng, cà phê ở Tây nguyên đã chết từ lâu nhưng đến nay, các bộ có trách nhiệm “cứu hạn” vẫn còn đang họp bàn để “giải ngân” các số tiền được dùng.

Quân đội Hoa Kỳ sẽ sớm tập trận với quân đội Việt Nam

Binh sĩ Hoa Kỳ và Nam Hàn đưa thương binh vào một chiếc trực thăng loại Black Hawk khi cùng luyện tập tải thương trong một Pacific Pathways tại Nam Hàn. (Hình: Loren Keely/U.S Army)
Thông qua các đợt Pacific Pathways, quân đội Hoa Kỳ điều động binh sĩ Hoa Kỳ đến Úc, Nhật, Nam Hàn, Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan và Mông Cổ để tập trận với quân đội của những quốc gia này.

http://www.nguoi-viet.com/viet-nam/giai-mat-ho-cia-moi-can-du-cua-o-viet-nam-deu-co-yeu-trung-quoc/

Geen opmerkingen:

Een reactie posten