maandag 29 augustus 2016

Tàu thăm dò Juno của NASA tiến gần Sao Mộc (hành tinh Jupiter-Mộc Tinh) + Nasa tìm thấy "Trái Đất thứ hai"

Tàu thăm dò Juno tiến gần Sao Mộc

  • 28 tháng 8 2016

Image copyright NASAJPLCALTECHSWRIMSSS
Image caption Juno quan sát Sao Mộc, ảnh màu là ảnh đầy đủ, ảnh trắng đen (phải) là chụp qua kính lọc hồng ngoại

Tàu thăm dò của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nasa lần đầu tiên tiến gần đến Sao Mộc kể từ khi bay vào quỹ đại hành tinh này vào tháng 7/2016.
Tàu Juno được lệnh vượt qua khoảng 4.200km độ cao trên những đám mây cao nhất của hành tinh khí khổng lồ này hôm thứ Bảy 27/8.
Chưa có tàu vũ trụ nào tiến gần đến hành tinh này như vậy trong giai đoạn chính của nhiệm vụ.
Juno bật tất cả thiết bị, gồm cả camera lên và tiến gần đến hành tinh.
Nasa trông đợi tàu sẽ đến vị trí có thể chụp về một số hình ảnh từ cuộc tiếp cận hành tinh này trong vài ngày tới. Đó sẽ là những hình ảnh có độ phân giải cao nhất từng chụp được qua các đám mây của Sao Mộc.
Thời gian tàu tiến gần nhất đến Sao Mộc là 12:51 giờ GMT (5:51 sáng giờ Việt Nam).
Vào lúc đó, tàu Juno đã di chuyển với vận tốc 208.000km/h đối với hành tinh, bay từ phía bắc xuống phía nam qua bầu khí quyển đa tầng.
Tàu thăm dò bắt đầu bay vào quỹ đạo của Sao Mộc vào ngày 5/7, sau 5 năm, vượt qua hành trình 2,7 tỷ km từ Trái Đất.

Image copyright NASAJPLSPACE SCIENCE INSTITUTE
Image caption Nhiều tàu thăm dò đã từng chụp ảnh Sao Mộc, nhưng Juno sẽ là tàu chụp những bức ảnh có độ phân giải lớn nhất
Vận hành bằng động cơ đốt một cách cẩn trọng, tàu vũ trụ này bay theo quỹ đạo hình bầu dục vòng quanh hành tinh này theo chu kỳ 53 ngày cho một vòng.
"[Vào ngày 5/7] chúng tôi tắt tất cả thiết bị để tập trung vào tên lửa đốt đưa tàu Juno vào quỹ đạo vòng quanh Sao Mộc," trưởng nhóm nghiên cứu Scott Bolton nói.
"Từ đó, chúng tôi đã kiểm tra toàn bộ tàu Juno và lặp lại. Chúng tôi vẫn còn một số thử nghiệm phải làm, nhưng chúng tôi tự tin rằng mọi thứ đang hoạt động tốt, vì thế với chuyến bay sắp tới bằng mắt và tai của Juno, thiết bị khoa học của chúng tôi, tất cả sẽ được bật."
"Đây là cơ hội đầu tiên của chúng tôi để quan sát thật sự gần ngôi sao lớn nhất của Hệ Mặt trời và bắt đầu tìm hiểu nó vận hành ra sao," Nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Tây Nam nói trong một thông cáo của Nasa trước chuyến bay vào.

Image copyright AP
Image caption Juno đến Sao Mộc vào ngày 5/7
Nhiệm vụ của Juno là thăm dò bí mật của Hệ mặt Trời bằng cách giải thích về nguồn gốc và sự tiến hóa của hành tinh lớn nhất này.
Thiết bị cảm biến trên tàu sẽ quan sát hành tinh khổng lồ qua nhiều lớp và đo đạc thành phần, nhiệt độ, chuyển động và các tính chất khác của nó.
Cuối cùng chúng ta sẽ có thể khám phá ra liệu Sao Mộc có lõi là chất rắn hay không hay chỉ là một khối khí được nén trong trạng thái dày đặc nhất ở tâm của hành tinh.
Chúng ta cũng có thể có cái nhìn mới về Vết Đỏ Lớn - cơn bão khổng lồ đã diễn ra ở Sao Mộc hàng trăm năm trước. Tàu Juno cũng sẽ cho ta biết lõi của cơn bão sâu đến mức nào.
Các nhà điều khiển sẽ cho tàu bay theo một quỹ đạo 53 ngày nữa trước khi khởi động lại động cơ tàu vào ngày 19/10 để rút ngắn thời gian bay quanh quỹ đạo xuống còn 14 ngày.
Tàu sẽ vận hành đến tháng 2/2018, và khi đó nó sẽ được lệnh rơi xuống khí quyển Sao Mộc và tự hủy.

Tin liên quan

Nasa tìm thấy "Trái Đất thứ hai"

  • 24 tháng 7 2015
Image copyright na
Image caption Kepler-452b cách Trái Đất khoảng 1.400 năm ánh sáng
Nasa thông báo kính viễn vọng Kepler của cơ quan này đã tìm ra một hành tinh với nhiều đặc điểm giống với Trái Đất.
Hành tinh Kepler-452b có đường kính lớn hơn Trái Đất 60%, xoay quanh một ngôi sao riêng biệt trong khoảng 385 ngày, tức dài hơn thời gian Trái Đất xoay quanh Mặt Trời 5%.
Các hành tinh như vậy thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học vì chúng đủ nhỏ và đủ nguội để chứa nước trên bề mặt, và vì vậy, có thể tạo điều kiện cho sự sống.
Ông John Grunsfeld, trưởng nhóm khoa học gia tại Nasa, gọi hành tinh này là "Phiên bản 2.0 của Trái Đất" và là hành tinh "giống Trái Đất nhất từ trước đến nay".
Hành tinh này cách Trái Đất khoảng 1.400 năm ánh sáng.
Kepler-452b bay theo quỹ đạo quanh một ngôi sao lớn hơn Mặt Trời chỉ 4% và sáng hơn 10%.
Ngôi sao chủ của Kepler-452b có tuổi thọ khoảng 6 tỷ năm, hơn Mặt trời 1,5 tỷ năm tuổi.
"Nếu Kepler-452b là một hành tinh đất đá thì vị trí của hành tinh này so với ngôi sao của nó đồng nghĩa với việc nó đang trải qua giai đoạn hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát", Tiến sỹ Doug Cladwell, thành viên trong nhóm các nhà khoa học làm nhiệm vụ Kepler, nói.
"Năng lượng ngày một lớn phát ra từ mặt trời của nó có thể đang hâm nóng bề mặt và làm cạn bất cứ đại dương nào trên hành tinh này".
"Kepler-452b có thể đang trải qua điều mà Trái Đất sẽ phải trải qua trong một tỷ năm tới".
Image copyright na
Image caption Hành tinh này có thể đang trải qua giai đoạn hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát
Tiến sỹ Don Pollacco, từ Đại học Warwick, Anh quốc, nói với BBC: "Dữ liệu từ kính Kepler cho phép ước tính kích cỡ của một hành tinh cũng như ngôi sao chủ của nó. Nếu bạn biết được kích cỡ của ngôi sao chủ, bạn sẽ biết được kích cỡ của hành tinh đó".
"Tuy nhiên để xác định các chi tiết khác, ví dụ như đây có phải là một hành tinh đất đá hay không, thì cần phải đo được trọng lượng của hành tinh. Điều này rất khó thực hiện vì các ngôi sao ở quá xa".
"Vì vậy trên thực tế, họ không thực sự biết hành tinh này được cấu tạo từ gì. Nó có thể là hành tinh đất đá, nhưng cũng có thể là một khối cầu khí nhỏ".
Giáo sư Chris Watson, từ Đại học Queen's Belfast, Anh quốc, nói: "Ngôi sao chủ của Kepler-452b không quá khác so với Mặt Trời của chúng ta. Các hành tinh khác được kính Kepler phát hiện thường bay quanh quỹ đạo các ngôi sao nguội hơn Mặt Trời của chúng ta rất nhiều, và vì vậy chúng cần bay gần ngôi sao chủ hơn để nhận được lượng nhiệt tương tự".
"Vì vậy hành tinh [Kepler-452b] có thể là một siêu Trái Đất với quỹ đạo xoay giống Trái Đất. Sự kết hợp giữa ngôi sao chủ và quỹ đạo của nó khiến nó trở nên khác biệt, theo quan điểm của tôi".

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/07/150724_nasa_second_earth

Nasa tìm thấy "Trái Đất thứ hai"

  • 24 tháng 7 2015
Image copyright na
Image caption Kepler-452b cách Trái Đất khoảng 1.400 năm ánh sáng
Nasa thông báo kính viễn vọng Kepler của cơ quan này đã tìm ra một hành tinh với nhiều đặc điểm giống với Trái Đất.
Hành tinh Kepler-452b có đường kính lớn hơn Trái Đất 60%, xoay quanh một ngôi sao riêng biệt trong khoảng 385 ngày, tức dài hơn thời gian Trái Đất xoay quanh Mặt Trời 5%.
Các hành tinh như vậy thu hút sự chú ý của các nhà thiên văn học vì chúng đủ nhỏ và đủ nguội để chứa nước trên bề mặt, và vì vậy, có thể tạo điều kiện cho sự sống.
Ông John Grunsfeld, trưởng nhóm khoa học gia tại Nasa, gọi hành tinh này là "Phiên bản 2.0 của Trái Đất" và là hành tinh "giống Trái Đất nhất từ trước đến nay".
Hành tinh này cách Trái Đất khoảng 1.400 năm ánh sáng.
Kepler-452b bay theo quỹ đạo quanh một ngôi sao lớn hơn Mặt Trời chỉ 4% và sáng hơn 10%.
Ngôi sao chủ của Kepler-452b có tuổi thọ khoảng 6 tỷ năm, hơn Mặt trời 1,5 tỷ năm tuổi.
"Nếu Kepler-452b là một hành tinh đất đá thì vị trí của hành tinh này so với ngôi sao của nó đồng nghĩa với việc nó đang trải qua giai đoạn hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát", Tiến sỹ Doug Cladwell, thành viên trong nhóm các nhà khoa học làm nhiệm vụ Kepler, nói.
"Năng lượng ngày một lớn phát ra từ mặt trời của nó có thể đang hâm nóng bề mặt và làm cạn bất cứ đại dương nào trên hành tinh này".
"Kepler-452b có thể đang trải qua điều mà Trái Đất sẽ phải trải qua trong một tỷ năm tới".
Image copyright na
Image caption Hành tinh này có thể đang trải qua giai đoạn hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát
Tiến sỹ Don Pollacco, từ Đại học Warwick, Anh quốc, nói với BBC: "Dữ liệu từ kính Kepler cho phép ước tính kích cỡ của một hành tinh cũng như ngôi sao chủ của nó. Nếu bạn biết được kích cỡ của ngôi sao chủ, bạn sẽ biết được kích cỡ của hành tinh đó".
"Tuy nhiên để xác định các chi tiết khác, ví dụ như đây có phải là một hành tinh đất đá hay không, thì cần phải đo được trọng lượng của hành tinh. Điều này rất khó thực hiện vì các ngôi sao ở quá xa".
"Vì vậy trên thực tế, họ không thực sự biết hành tinh này được cấu tạo từ gì. Nó có thể là hành tinh đất đá, nhưng cũng có thể là một khối cầu khí nhỏ".
Giáo sư Chris Watson, từ Đại học Queen's Belfast, Anh quốc, nói: "Ngôi sao chủ của Kepler-452b không quá khác so với Mặt Trời của chúng ta. Các hành tinh khác được kính Kepler phát hiện thường bay quanh quỹ đạo các ngôi sao nguội hơn Mặt Trời của chúng ta rất nhiều, và vì vậy chúng cần bay gần ngôi sao chủ hơn để nhận được lượng nhiệt tương tự".
"Vì vậy hành tinh [Kepler-452b] có thể là một siêu Trái Đất với quỹ đạo xoay giống Trái Đất. Sự kết hợp giữa ngôi sao chủ và quỹ đạo của nó khiến nó trở nên khác biệt, theo quan điểm của tôi".

http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/07/150724_nasa_second_earth

Geen opmerkingen:

Een reactie posten