Phu nhân thủ tướng Nhật thăm Pearl Harbor, làm tiền trạm cho chồng ?
Đài tưởng niệm Trân Châu Cảng - Mỹ.Wikimédia/Berichard
Phu nhân thủ tướng Shinzo Abe, bà Akie Abe, hôm 21/08/2016, đã kín đáo viếng thăm không chính thức cảng Pearl Harbor (Trân Châu Cảng), tại Hawai, và nghiêng mình trước đài tưởng niệm hàng ngàn người đã bị thiệt mạng trong cuộc tấn công bất ngờ của Nhật Bản vào căn cứ Hải quân này của Mỹ ngày 07/12/1941.
Chuyến thăm không hề được thông báo, nhưng trên trang Facebook của mình, phu nhân đương kim thủ tướng Nhật đã đưa lên khoảng hơn một chục bức ảnh. Người ta thấy bà đứng mặc niệm trước bức tường ghi tên số 2.400 người lính chết trong trận oanh kích tháng 12/1941, một cuộc tấn công có tác dụng kéo Hoa Kỳ tuyên chiến với Nhật Bản và lao vào cuộc Chiến Tranh Thế giới lần thứ II.
Trong một số ảnh khác, người ta còn thấy xác chiến hạm Mỹ USS Arizona bị đánh chìm. Kèm theo các bức ảnh có hàng ghi chú « Tôi đã dâng hoa và lời cầu nguyện của tôi tại đài tưởng niệm USS Arizona tại Pearl Harbor ».
Trong cuộc họp báo vào hôm qua, phát ngôn viên chính phủ Nhật, Yoshihide Suga giải thích là bà Akie Abe đến Hawai để dự một diễn đàn về biển và đây là một chuyến đi với tính cách cá nhân.
Ông Suga cũng đồng thời cực lực cải chính tin đồn về khả năng chính thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đến Pearl Harbor. Một chuyến thăm như vậy sẽ mang ý nghĩa rất lớn vì sẽ là lần đầu tiên mà một thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm thăm đài tưởng niệm trận Trân Châu Cảng.
Nhân chuyến công du Nhật Bản vào tháng 05/2016, tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến thăm Hiroshima, thành phố Nhật đã bị một quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá vào tháng 08/1945. Báo chí Nhật khi ấy đã gợi lên khả năng ông Abe đến thăm Pearl Harbor để đáp lễ.
Riêng bà Akie Abe, trả lời tập san trên mạng Gendai Business, giải thích là bà « nhiều lần thăm Hawai, nhưng chưa bao giờ đến Pearl Harbor. Tôi cảm thấy phải đến đây ít nhất một lần trong cuộc sống.»
Bà Abe muốn để lại cho các thế hệ sau những kỷ niệm này, vì theo bà, bất kể là những cuộc tranh cãi, những đánh giá, những suy nghĩ của dư luận như thế nào, thì vẫn phải vượt qua nỗi tức giận và lòng hận thù.
Phía Washington, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, Katina Adams chỉ xác nhận đã « được thông báo về chuyến đi của bà Akie Abe » và không bình luận gì thêm.
Theo AFP, bà Akie Abe nổi tiếng là người có suy nghĩ và hành động độc lập, lúc thì cố làm dịu hình ảnh diều hâu của thủ tướng chồng mình, lúc thì có hành động ủng hộ phe dân tộc chủ nghĩa của ông Abe.
Mùa hè vừa qua, bà đã gây chú ý khi đi gặp những người chống đối sự hiện diện của Mỹ ở Okinawa, bà cũng phản đối việc sử dụng năng lượng hạt nhân, ngược lại với chủ trương của thủ tướng Abe, đôi khi bà cũng gây tức giận nơi các láng giềng khi đi viếng đền Yasukuni.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160823-phu-nhan-thu-tuong-nhat-tham-pearl-harbor-lam-tien-tram-cho-chong
Trong một số ảnh khác, người ta còn thấy xác chiến hạm Mỹ USS Arizona bị đánh chìm. Kèm theo các bức ảnh có hàng ghi chú « Tôi đã dâng hoa và lời cầu nguyện của tôi tại đài tưởng niệm USS Arizona tại Pearl Harbor ».
Trong cuộc họp báo vào hôm qua, phát ngôn viên chính phủ Nhật, Yoshihide Suga giải thích là bà Akie Abe đến Hawai để dự một diễn đàn về biển và đây là một chuyến đi với tính cách cá nhân.
Ông Suga cũng đồng thời cực lực cải chính tin đồn về khả năng chính thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe sẽ đến Pearl Harbor. Một chuyến thăm như vậy sẽ mang ý nghĩa rất lớn vì sẽ là lần đầu tiên mà một thủ tướng Nhật Bản đương nhiệm thăm đài tưởng niệm trận Trân Châu Cảng.
Nhân chuyến công du Nhật Bản vào tháng 05/2016, tổng thống Mỹ Barack Obama đã đến thăm Hiroshima, thành phố Nhật đã bị một quả bom nguyên tử của Mỹ tàn phá vào tháng 08/1945. Báo chí Nhật khi ấy đã gợi lên khả năng ông Abe đến thăm Pearl Harbor để đáp lễ.
Riêng bà Akie Abe, trả lời tập san trên mạng Gendai Business, giải thích là bà « nhiều lần thăm Hawai, nhưng chưa bao giờ đến Pearl Harbor. Tôi cảm thấy phải đến đây ít nhất một lần trong cuộc sống.»
Bà Abe muốn để lại cho các thế hệ sau những kỷ niệm này, vì theo bà, bất kể là những cuộc tranh cãi, những đánh giá, những suy nghĩ của dư luận như thế nào, thì vẫn phải vượt qua nỗi tức giận và lòng hận thù.
Phía Washington, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Mỹ, Katina Adams chỉ xác nhận đã « được thông báo về chuyến đi của bà Akie Abe » và không bình luận gì thêm.
Theo AFP, bà Akie Abe nổi tiếng là người có suy nghĩ và hành động độc lập, lúc thì cố làm dịu hình ảnh diều hâu của thủ tướng chồng mình, lúc thì có hành động ủng hộ phe dân tộc chủ nghĩa của ông Abe.
Mùa hè vừa qua, bà đã gây chú ý khi đi gặp những người chống đối sự hiện diện của Mỹ ở Okinawa, bà cũng phản đối việc sử dụng năng lượng hạt nhân, ngược lại với chủ trương của thủ tướng Abe, đôi khi bà cũng gây tức giận nơi các láng giềng khi đi viếng đền Yasukuni.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160823-phu-nhan-thu-tuong-nhat-tham-pearl-harbor-lam-tien-tram-cho-chong
Chuyến thăm lịch sử Hiroshima, dấu ấn cuối nhiệm kỳ của Obama
Tổng thống Mỹ Barack Obama và thủ tướng Nhật Shinzo Abe tại Hiroshima ngày 27/05/2016.REUTERS/Carlos Barria
Sự kiện tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama thăm Hiroshima được tất cả các báo Pháp ra ngày 27/05/2016 chú ý. Libération dành trang nhất với tựa đề « Obama đến Hiroshima vì lịch sử », nhấn mạnh chưa bao giờ một tổng thống Mỹ đương nhiệm đến thăm thành phố đã nhận lãnh quả bom nguyên tử vào năm 1945.
La Croix chạy tựa trang bìa « Hiroshima, kỷ niệm và tương lai », với hình ảnh phụ nữ và trẻ em Nhật trước đài tưởng niệm hòa bình ; Le Figaro đăng bài phóng sự dài « Người Nhật và ký ức nóng bỏng về Hiroshima ».
Tưởng niệm và cổ vũ phi hạt nhân nhưng không xin lỗi
« Chuyến viếng thăm Hiroshima nhằm vinh danh tất cả những người đã thiệt mạng trong Đệ nhị Thế chiến, và tái khẳng định quan điểm được chia sẻ của chúng tôi về một thế giới không vũ khí hạt nhân ». Chỉ trong một câu nói, tổng thống Barack Obama đã tóm lược hai mục đích chính của chuyến đi : tưởng niệm và phi nguyên tử hóa.
Ngày 6 và 9 tháng Tám năm 1945, Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, làm cho trên 240.000 người Nhật chết, và trong đó có một thiểu số người Triều Tiên. Thảm kịch này không ngăn trở ngày nay Nhật Bản và Hoa Kỳ lại trở thành hai đồng minh thân thiết. Và hơn 70 năm sau, một tổng thống Mỹ đến thăm thành phố đã nhận lãnh quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử, viếng Đài tưởng niệm hòa bình.
La Croix nhấn mạnh, nhưng ông Obama sẽ không nói lời xin lỗi, dù có sự hiện diện của những người sống sót nay đã rất già (được gọi là hibakusha). Ông dành cho các sử gia việc xem xét lại trang sử đẫm máu này, và đánh giá quyết định cho ném bom nguyên tử của tổng thống Harry Truman.
Việc xin lỗi cũng không được chính quyền Nhật đặt ra, kể cả hai thị trưởng của thành phố Hiroshima và Nagasaki, nạn nhân của hai quả bom Little Boy và Fat Man.
Tờ báo nhắc nhở, cho đến nay Nhật Bản chưa bao giờ nhìn nhận trách nhiệm gây chiến. Thủ tướng Shinzo Abe chưa hề đến thăm Trân Châu cảng, nơi bị Không Quân Nhật oanh kích hôm 11/11/1941 mà không hề tuyên bố chiến tranh với Mỹ, mà Nhật vẫn luôn coi mình là nạn nhân.
Dấu ấn cuối nhiệm kỳ tổng thống
Trong bài viết « Một tín hiệu cho hòa bình vào cuối nhiệm kỳ », Libération nhận định, sau khi làm lành với Cuba và ký được hiệp định với Iran, ông Barack Obama tiếp tục chăm lo cho di sản của mình.
Trong số những hình ảnh sẽ đi vào lịch sử, không thể thiếu bức ảnh gia đình Obama trên đường phố La Habana cách đây hai tháng - Barack Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Cuba sau gần 90 năm - và ảnh ông chủ Nhà Trắng trước Đài tưởng niệm Hiroshima hôm nay.
Từ cái ngày bi kịch tháng Tám năm 1945 đến nay, đã trải qua 11 đời tổng thống Mỹ. Từ Eisenhower đến Bush cha rồi Bush con, sang đến Kennedy rồi Reagan, những người tiền nhiệm của ông Obama đều không ngó ngàng đến Hiroshima. Ông Richard Nixon có đến thành phố này năm 1964, bốn năm trước khi đắc cử ; còn ông Jimmy Carter thì đến tưởng niệm năm 1984, ba năm sau khi rời chức vụ.
Phải chờ đến năm thứ tám, năm cuối cùng của nhiệm kỳ thứ hai, thời điểm mà mọi tổng thống đều tìm cách để lại dấu ấn trong lịch sử, Obama mới đến đây, lúc hình ảnh ông bắt đầu nhòa nhạt trước cuộc chiến của hai ứng viên Nhà Trắng Donald Trump và Hillary Clinton.
Tổng thống Barack Obama tương đối ít công du nước ngoài. Đến ngày chính thức mãn nhiệm 20/01/2017, tổng cộng số nước ông Obama đến thăm là 57, thấp hơn hẳn con số 74 của George W. Bush và Bill Clinton. Để có ý niệm so sánh, tổng thống Pháp François Hollande mới được bầu lên năm 2012, đến nay đã công du 70 quốc gia.
Di chuyển ít, nhưng mỗi chuyến đi của Barack Obama đều được tuyên truyền rầm rộ, tại tất cả những nơi mà chiếc Air Force One đáp xuống đều là một sự kiện. Riêng chuyến đi Hiroshima ngoài tính biểu tượng, còn khẳng định hai quan niệm chủ đạo của tổng thống Mỹ : xoay trục sang châu Á và phi hạt nhân hóa.
Đặc biệt trong bối cảnh Donald Trump từng đòi hỏi Nhật Bản và Hàn Quốc phải trang bị vũ khí nguyên tử để đối phó với Bắc Triều Tiên, đây là cơ hội duy nhất để ông Obama nhấn mạnh quan điểm của mình. Tờ báo nhắc lại những dòng lưu niệm trong số vàng khi ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến thăm Hiroshima tháng trước : « Chiến tranh phải là lựa chọn cuối cùng, chứ không bao giờ là chọn lựa đầu tiên ».
Quyết định ném bom Hiroshima của tổng thống Truman đúng hay sai ?
Về vấn đề này, trong bài « Bom A, sự lựa chọn của ông Truman bị đặt câu hỏi », La Croix ghi nhận chuyến thăm Hiroshima của ông Barack Obama đã làm dấy lại sự tranh cãi về những lý do khiến tổng thống Truman phải sử dụng đến hai quả bom nguyên tử năm 1945.
Bi kịch hạt nhân này có hai phiên bản chính thức : Nhật Bản là nạn nhân của bom nguyên tử, và Hoa Kỳ đã kết thúc được cuộc chiến Thái Bình Dương. Mỗi bên trên thực tế đều có góc khuất. Phía Nhật là trách nhiệm gây chiến và các tội ác của quân phiệt Nhật tại Triều Tiên và Trung Quốc, còn phía Hoa Kỳ, lý lẽ việc thả bom nguyên tử đã giúp chấm dứt được chiến tranh, cũng đang bị đặt lại vấn đề.
Mùa xuân năm 1945, quân Đức bị bao vây ở châu Âu, nhưng tại Thái Bình Dương những trận chiến đẫm máu tiếp diễn, cho dù thất bại của Nhật đã thấy rõ. Tổng thống Truman cho rằng cần phải sử dụng bom nguyên tử để tránh trận chiến trên đất liền, có thể phải hy sinh đến một triệu quân Mỹ. Sự tính toán này dựa trên các trận đánh Okinawa và Iwo Jima.
Nhưng theo Peter Kuznick, giám đốc Viện nghiên cứu nguyên tử của trường đại học Mỹ thì thực tế Nhật Bản sẽ phải đầu hàng, không cần phải thả bom. Hoa Kỳ chủ yếu muốn ngăn quân Liên Xô ở châu Á, buộc Tokyo phải ký kết hòa bình càng sớm càng tốt. Một sử gia Mỹ khác là giáo sư Sean Malloy nhấn mạnh các lãnh đạo Hoa Kỳ lúc đó chỉ tranh luận về việc sử dụng quả bom « ở đâu, khi nào và bằng cách nào », chứ không đặt câu hỏi nên dùng đến loại vũ khí này hay không. Dưới áp lực vận động hành lang của công nghiệp quốc phòng, Mỹ đã thử nghiệm bom hạt nhân mà không tính đến hậu quả là cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân với Liên Xô kéo dài nhiều thập kỷ sau đó.
Bắc Kinh mua chỗ trên báo Pháp để tuyên truyền về Biển Đông
Liên quan đến Biển Đông, trong phụ trang mang tên China Watch do tờ China Daily của Trung Quốc hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, phát hành kèm theo Le Figaro hôm nay, tức là một hình thức quảng cáo, có bài viết ở trang đầu mang tên « Biển Đông, vấn đề nguyên tắc của Bắc Kinh ».
Bài báo dẫn lời một số nhà nghiên cứu, tất cả đều của Trung Quốc, quy cho Philippines khi đưa Bắc Kinh ra trước tòa án trọng tài quốc tế đã vi phạm các nguyên tắc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đi ngược lại với sự đồng thuận trước đây giữa hai nước là giải quyết bất đồng qua đối thoại và thương lượng. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng hôm 9/5 đã tuyên bố, Bắc Kinh không bao giờ bắt nạt một nước nhỏ hơn, và cũng không dung thứ việc bắt bí trong vấn đề Biển Đông.
Bài viết cho rằng đây là hành động đơn phương mang tính khiêu khích của Manila, chỉ khiến làm mất ổn định khu vực và tăng xung đột ; trong khi Bắc Kinh đã nhận được « sự ủng hộ quan trọng » của « cộng đồng quốc tế » gồm 40 nước.
Trung Quốc ồ ạt mua đất nông nghiệp Pháp
Cũng về châu Á, Le Monde báo động « Mô hình nông nghiệp gia đình của Pháp bị đe dọa », do hiện tượng các công ty nước ngoài ồ ạt mua đất nông nghiệp, đặc biệt là đại gia Trung Quốc.
Tại vùng Berry, có 1.700 hecta trồng ngũ cốc vừa lọt vào tay người Trung Quốc. Trước đó, 1.750 hecta đất nông nghiệp ở Indre bị một công ty Trung Quốc mua lại. Liên đoàn quốc gia các công ty quản lý đất đai và cơ sở ở nông thôn Pháp đã lên tiếng đòi hỏi phải chỉnh đốn để bảo đảm chủ quyền về thực phẩm ở tầm quốc gia, thậm chí châu Âu. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, việc mua bán đất nông nghiệp chỉ phải thông qua tổ chức này trong trường hợp bị mua lại 100%, nhưng trong các thương vụ vừa rồi, các công ty Trung Quốc đã khôn khéo chỉ mua 98% cổ phần.
Trao đổi tù nhân : Ukraina đón tiếp người hùng, Nga không kèn không trống
Nhìn sang châu Âu, Le Monde có những nhận xét thú vị về « Cuộc trao đổi tù nhân giữa Matxcơva và Kiev », khi ông Vladimir Putin ân xá cho nữ phi công Nadia Savtchenko để đổi lấy hai quân nhân Nga bị bắt tại Ukraina.
Tờ báo đặt vấn đề, làm thế nào ân xá cho một tù nhân tuy đương sự không yêu cầu ? Ông Vladimir Putin đã phải cầu viện đến bà vợ góa và người chị của hai nhà báo Nga bị thiệt mạng hồi tháng 6/2014 tại Donbass, ở miền đông Ukraina, để có thể phóng thích nữ phi công Ukraina Nadia Savtchenko, bị kết án 22 năm tù vì cáo buộc đã chỉ điểm để bắn pháo vào vị trí của hai nhà báo trên. Trong bài phát biểu ngắn được quay phim, trước hai người phụ nữ câm lặng, mà theo thông báo chính thức là họ đã yêu cầu ân xá cho Savtchenko, tổng thống Nga đã tuyên bố trả tự do cho tù nhân này vì lý do nhân đạo.
Nadia Savtchenko được đón tiếp như người hùng tại Ukraina. Khi vừa xuống máy bay, trước vô số ống kính, cô đã tuyên bố : « Tôi luôn sẵn sàng hy sinh mạng sống cho Ukraina trên chiến trường ». Hướng về « Mẹ Tổ quốc Ukraina », cô nói thêm : « Tôi không thể làm những người đã chết sống lại, nhưng sẽ làm tất cả để mỗi người con của Mẹ đang bị giam cầm được trả tự do ».
Ngược lại, ở phía Nga, hai quân nhân được Ukraina trao trả trở về một cách lặng lẽ. Sự hiện diện của truyền hình Nga ở sân bay Vnoukovo, Matxcơva rất hiếm hoi, và các phóng viên cũng không có quyền phỏng vấn họ.
Liên minh Âu-Á không được như mong muốn của Nga
Cũng liên quan đến Nga, La Croix nhận định « Liên minh Âu-Á, một thành công nhỏ bé đối với Kremlin ». Hôm 29/05/2014 Nga đã thành lập một không gian chung gồm bốn Nhà nước đối tác, hai năm sau đó, liên kết kinh tế tuy có nhưng dự định về chính trị vẫn chưa thành hiện thực.
Liên minh này chính thức ra đời vào ngày 01/01/2015, bảo đảm tự do luân chuyển sản phẩm, dịch vụ, vốn và người lao động giữa năm nước thành viên Nga, Kazachstan, Belarus, Armenia và Kirghizstan - một thị trường 170 triệu dân với diện tích trên 20 triệu kilomet vuông. Song song đó là các chính sách chung về năng lượng, kỹ nghệ, nông nghiệp, giao thông. Cuộc hôn nhân này ngay từ đầu đã bất nhất về ý đồ lâu dài. Kremlin muốn đây là liên minh chính trị, nhưng kể cả một số đồng minh cũng nghi ngờ là Nga muốn tăng cường vòng ảnh hưởng tại các nước Liên Xô cũ.
Cuộc khủng hoảng kinh tế ập đến với Nga khiến các nước láng giềng lệ thuộc vào « ông anh lớn » cũng bị ảnh hưởng. Trao đổi thương mại sút giảm, đồng rúp sụt giá làm các đồng tiền khác cũng bị giảm giá theo, nhất là Kazachstan, tiếp đến là Belarus. Tuy nhiên hai nước này lại được hưởng lợi nhờ xuất được nhiều mặt hàng thực phẩm thay thế cho hàng phương Tây bị Nga cấm vận.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160527-chuyen-tham-lich-su-hiroshima-dau-an-cuoi-nhiem-ky-cua-obama
Tưởng niệm và cổ vũ phi hạt nhân nhưng không xin lỗi
« Chuyến viếng thăm Hiroshima nhằm vinh danh tất cả những người đã thiệt mạng trong Đệ nhị Thế chiến, và tái khẳng định quan điểm được chia sẻ của chúng tôi về một thế giới không vũ khí hạt nhân ». Chỉ trong một câu nói, tổng thống Barack Obama đã tóm lược hai mục đích chính của chuyến đi : tưởng niệm và phi nguyên tử hóa.
Ngày 6 và 9 tháng Tám năm 1945, Mỹ đã thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki, làm cho trên 240.000 người Nhật chết, và trong đó có một thiểu số người Triều Tiên. Thảm kịch này không ngăn trở ngày nay Nhật Bản và Hoa Kỳ lại trở thành hai đồng minh thân thiết. Và hơn 70 năm sau, một tổng thống Mỹ đến thăm thành phố đã nhận lãnh quả bom nguyên tử đầu tiên trong lịch sử, viếng Đài tưởng niệm hòa bình.
Việc xin lỗi cũng không được chính quyền Nhật đặt ra, kể cả hai thị trưởng của thành phố Hiroshima và Nagasaki, nạn nhân của hai quả bom Little Boy và Fat Man.
Tờ báo nhắc nhở, cho đến nay Nhật Bản chưa bao giờ nhìn nhận trách nhiệm gây chiến. Thủ tướng Shinzo Abe chưa hề đến thăm Trân Châu cảng, nơi bị Không Quân Nhật oanh kích hôm 11/11/1941 mà không hề tuyên bố chiến tranh với Mỹ, mà Nhật vẫn luôn coi mình là nạn nhân.
Dấu ấn cuối nhiệm kỳ tổng thống
Trong bài viết « Một tín hiệu cho hòa bình vào cuối nhiệm kỳ », Libération nhận định, sau khi làm lành với Cuba và ký được hiệp định với Iran, ông Barack Obama tiếp tục chăm lo cho di sản của mình.
Trong số những hình ảnh sẽ đi vào lịch sử, không thể thiếu bức ảnh gia đình Obama trên đường phố La Habana cách đây hai tháng - Barack Obama là tổng thống Mỹ đầu tiên đến thăm Cuba sau gần 90 năm - và ảnh ông chủ Nhà Trắng trước Đài tưởng niệm Hiroshima hôm nay.
Từ cái ngày bi kịch tháng Tám năm 1945 đến nay, đã trải qua 11 đời tổng thống Mỹ. Từ Eisenhower đến Bush cha rồi Bush con, sang đến Kennedy rồi Reagan, những người tiền nhiệm của ông Obama đều không ngó ngàng đến Hiroshima. Ông Richard Nixon có đến thành phố này năm 1964, bốn năm trước khi đắc cử ; còn ông Jimmy Carter thì đến tưởng niệm năm 1984, ba năm sau khi rời chức vụ.
Phải chờ đến năm thứ tám, năm cuối cùng của nhiệm kỳ thứ hai, thời điểm mà mọi tổng thống đều tìm cách để lại dấu ấn trong lịch sử, Obama mới đến đây, lúc hình ảnh ông bắt đầu nhòa nhạt trước cuộc chiến của hai ứng viên Nhà Trắng Donald Trump và Hillary Clinton.
Tổng thống Barack Obama tương đối ít công du nước ngoài. Đến ngày chính thức mãn nhiệm 20/01/2017, tổng cộng số nước ông Obama đến thăm là 57, thấp hơn hẳn con số 74 của George W. Bush và Bill Clinton. Để có ý niệm so sánh, tổng thống Pháp François Hollande mới được bầu lên năm 2012, đến nay đã công du 70 quốc gia.
Di chuyển ít, nhưng mỗi chuyến đi của Barack Obama đều được tuyên truyền rầm rộ, tại tất cả những nơi mà chiếc Air Force One đáp xuống đều là một sự kiện. Riêng chuyến đi Hiroshima ngoài tính biểu tượng, còn khẳng định hai quan niệm chủ đạo của tổng thống Mỹ : xoay trục sang châu Á và phi hạt nhân hóa.
Đặc biệt trong bối cảnh Donald Trump từng đòi hỏi Nhật Bản và Hàn Quốc phải trang bị vũ khí nguyên tử để đối phó với Bắc Triều Tiên, đây là cơ hội duy nhất để ông Obama nhấn mạnh quan điểm của mình. Tờ báo nhắc lại những dòng lưu niệm trong số vàng khi ngoại trưởng Mỹ John Kerry đến thăm Hiroshima tháng trước : « Chiến tranh phải là lựa chọn cuối cùng, chứ không bao giờ là chọn lựa đầu tiên ».
Quyết định ném bom Hiroshima của tổng thống Truman đúng hay sai ?
Về vấn đề này, trong bài « Bom A, sự lựa chọn của ông Truman bị đặt câu hỏi », La Croix ghi nhận chuyến thăm Hiroshima của ông Barack Obama đã làm dấy lại sự tranh cãi về những lý do khiến tổng thống Truman phải sử dụng đến hai quả bom nguyên tử năm 1945.
Bi kịch hạt nhân này có hai phiên bản chính thức : Nhật Bản là nạn nhân của bom nguyên tử, và Hoa Kỳ đã kết thúc được cuộc chiến Thái Bình Dương. Mỗi bên trên thực tế đều có góc khuất. Phía Nhật là trách nhiệm gây chiến và các tội ác của quân phiệt Nhật tại Triều Tiên và Trung Quốc, còn phía Hoa Kỳ, lý lẽ việc thả bom nguyên tử đã giúp chấm dứt được chiến tranh, cũng đang bị đặt lại vấn đề.
Mùa xuân năm 1945, quân Đức bị bao vây ở châu Âu, nhưng tại Thái Bình Dương những trận chiến đẫm máu tiếp diễn, cho dù thất bại của Nhật đã thấy rõ. Tổng thống Truman cho rằng cần phải sử dụng bom nguyên tử để tránh trận chiến trên đất liền, có thể phải hy sinh đến một triệu quân Mỹ. Sự tính toán này dựa trên các trận đánh Okinawa và Iwo Jima.
Nhưng theo Peter Kuznick, giám đốc Viện nghiên cứu nguyên tử của trường đại học Mỹ thì thực tế Nhật Bản sẽ phải đầu hàng, không cần phải thả bom. Hoa Kỳ chủ yếu muốn ngăn quân Liên Xô ở châu Á, buộc Tokyo phải ký kết hòa bình càng sớm càng tốt. Một sử gia Mỹ khác là giáo sư Sean Malloy nhấn mạnh các lãnh đạo Hoa Kỳ lúc đó chỉ tranh luận về việc sử dụng quả bom « ở đâu, khi nào và bằng cách nào », chứ không đặt câu hỏi nên dùng đến loại vũ khí này hay không. Dưới áp lực vận động hành lang của công nghiệp quốc phòng, Mỹ đã thử nghiệm bom hạt nhân mà không tính đến hậu quả là cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân với Liên Xô kéo dài nhiều thập kỷ sau đó.
Bắc Kinh mua chỗ trên báo Pháp để tuyên truyền về Biển Đông
Liên quan đến Biển Đông, trong phụ trang mang tên China Watch do tờ China Daily của Trung Quốc hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung, phát hành kèm theo Le Figaro hôm nay, tức là một hình thức quảng cáo, có bài viết ở trang đầu mang tên « Biển Đông, vấn đề nguyên tắc của Bắc Kinh ».
Bài báo dẫn lời một số nhà nghiên cứu, tất cả đều của Trung Quốc, quy cho Philippines khi đưa Bắc Kinh ra trước tòa án trọng tài quốc tế đã vi phạm các nguyên tắc của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, đi ngược lại với sự đồng thuận trước đây giữa hai nước là giải quyết bất đồng qua đối thoại và thương lượng. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng hôm 9/5 đã tuyên bố, Bắc Kinh không bao giờ bắt nạt một nước nhỏ hơn, và cũng không dung thứ việc bắt bí trong vấn đề Biển Đông.
Bài viết cho rằng đây là hành động đơn phương mang tính khiêu khích của Manila, chỉ khiến làm mất ổn định khu vực và tăng xung đột ; trong khi Bắc Kinh đã nhận được « sự ủng hộ quan trọng » của « cộng đồng quốc tế » gồm 40 nước.
Trung Quốc ồ ạt mua đất nông nghiệp Pháp
Cũng về châu Á, Le Monde báo động « Mô hình nông nghiệp gia đình của Pháp bị đe dọa », do hiện tượng các công ty nước ngoài ồ ạt mua đất nông nghiệp, đặc biệt là đại gia Trung Quốc.
Tại vùng Berry, có 1.700 hecta trồng ngũ cốc vừa lọt vào tay người Trung Quốc. Trước đó, 1.750 hecta đất nông nghiệp ở Indre bị một công ty Trung Quốc mua lại. Liên đoàn quốc gia các công ty quản lý đất đai và cơ sở ở nông thôn Pháp đã lên tiếng đòi hỏi phải chỉnh đốn để bảo đảm chủ quyền về thực phẩm ở tầm quốc gia, thậm chí châu Âu. Tuy nhiên, theo quy định hiện nay, việc mua bán đất nông nghiệp chỉ phải thông qua tổ chức này trong trường hợp bị mua lại 100%, nhưng trong các thương vụ vừa rồi, các công ty Trung Quốc đã khôn khéo chỉ mua 98% cổ phần.
Trao đổi tù nhân : Ukraina đón tiếp người hùng, Nga không kèn không trống
Nhìn sang châu Âu, Le Monde có những nhận xét thú vị về « Cuộc trao đổi tù nhân giữa Matxcơva và Kiev », khi ông Vladimir Putin ân xá cho nữ phi công Nadia Savtchenko để đổi lấy hai quân nhân Nga bị bắt tại Ukraina.
Tờ báo đặt vấn đề, làm thế nào ân xá cho một tù nhân tuy đương sự không yêu cầu ? Ông Vladimir Putin đã phải cầu viện đến bà vợ góa và người chị của hai nhà báo Nga bị thiệt mạng hồi tháng 6/2014 tại Donbass, ở miền đông Ukraina, để có thể phóng thích nữ phi công Ukraina Nadia Savtchenko, bị kết án 22 năm tù vì cáo buộc đã chỉ điểm để bắn pháo vào vị trí của hai nhà báo trên. Trong bài phát biểu ngắn được quay phim, trước hai người phụ nữ câm lặng, mà theo thông báo chính thức là họ đã yêu cầu ân xá cho Savtchenko, tổng thống Nga đã tuyên bố trả tự do cho tù nhân này vì lý do nhân đạo.
Nadia Savtchenko được đón tiếp như người hùng tại Ukraina. Khi vừa xuống máy bay, trước vô số ống kính, cô đã tuyên bố : « Tôi luôn sẵn sàng hy sinh mạng sống cho Ukraina trên chiến trường ». Hướng về « Mẹ Tổ quốc Ukraina », cô nói thêm : « Tôi không thể làm những người đã chết sống lại, nhưng sẽ làm tất cả để mỗi người con của Mẹ đang bị giam cầm được trả tự do ».
Ngược lại, ở phía Nga, hai quân nhân được Ukraina trao trả trở về một cách lặng lẽ. Sự hiện diện của truyền hình Nga ở sân bay Vnoukovo, Matxcơva rất hiếm hoi, và các phóng viên cũng không có quyền phỏng vấn họ.
Liên minh Âu-Á không được như mong muốn của Nga
Cũng liên quan đến Nga, La Croix nhận định « Liên minh Âu-Á, một thành công nhỏ bé đối với Kremlin ». Hôm 29/05/2014 Nga đã thành lập một không gian chung gồm bốn Nhà nước đối tác, hai năm sau đó, liên kết kinh tế tuy có nhưng dự định về chính trị vẫn chưa thành hiện thực.
Liên minh này chính thức ra đời vào ngày 01/01/2015, bảo đảm tự do luân chuyển sản phẩm, dịch vụ, vốn và người lao động giữa năm nước thành viên Nga, Kazachstan, Belarus, Armenia và Kirghizstan - một thị trường 170 triệu dân với diện tích trên 20 triệu kilomet vuông. Song song đó là các chính sách chung về năng lượng, kỹ nghệ, nông nghiệp, giao thông. Cuộc hôn nhân này ngay từ đầu đã bất nhất về ý đồ lâu dài. Kremlin muốn đây là liên minh chính trị, nhưng kể cả một số đồng minh cũng nghi ngờ là Nga muốn tăng cường vòng ảnh hưởng tại các nước Liên Xô cũ.
Cuộc khủng hoảng kinh tế ập đến với Nga khiến các nước láng giềng lệ thuộc vào « ông anh lớn » cũng bị ảnh hưởng. Trao đổi thương mại sút giảm, đồng rúp sụt giá làm các đồng tiền khác cũng bị giảm giá theo, nhất là Kazachstan, tiếp đến là Belarus. Tuy nhiên hai nước này lại được hưởng lợi nhờ xuất được nhiều mặt hàng thực phẩm thay thế cho hàng phương Tây bị Nga cấm vận.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160527-chuyen-tham-lich-su-hiroshima-dau-an-cuoi-nhiem-ky-cua-obama
Nhật Bản – Hoa Kỳ : Một liên minh ra đời trong đớn đau
Vết tích bom nguyên tử ở Hiroshima. Ảnh tư liệu 06/08/1998.Reuters
Trong hai ngày 6 và 9 tháng 8/1945, bom nguyên tử Mỹ đã rơi xuống Hiroshima và Nagasaki, giết hơn 210.000 người Nhật, một thảm kịch không thể xóa nhòa, nhưng lại không ngăn được Nhật Bản và Hoa Kỳ xây dựng một liên minh có lẽ thuộc diện vững chắc nhất thế giới, với hai kẻ thù hung hăng nhất trở thành hai người bạn tốt nhất. Ông Barack Obama sẽ là tổng thống Mỹ đương nhiệm đầu tiên đến Hiroshima. Từ khi chiến tranh kết thúc đến nay, đây luôn luôn là vùng cấm địa đối với 11 người tiền nhiệm của ông.
Chuyến thăm Hiroshima của ông Obama sẽ được ghi vào lịch sử, với tất cả giá trị biểu tượng cũng như cảm xúc kèm theo. Nhưng các câu hỏi khó khăn, gây tranh cãi cũng sẽ trổi dậy : Những vụ thả bom nguyên tử có ly do chính đáng hay không ? Phía Mỹ cho đấy là cách để chấm dứt chiến tranh. Nhưng đối với những người khác, đó là một vụ ‘thảm sát thừa thãi’ vì Nhật Bản theo họ, trước đó đã hết hơi sức rồi.
Tuy nhiên, nếu sự khổ đau vẫn còn thấy rõ ở Hiroshima, thì lòng oán hận không còn lộ ra. Một người sống sót sau thảm họa, Toshiki Fujimori giải thích : « Tôi không có cảm giác thù hận đối với người Mỹ nói chung ». Trách nhiệm, theo ông, là do quyết định của tổng thống Harry Truman sử dụng « quả bom tàn nhẫn », như nhật hoàng Hirohito đã mô tả trong bài diễn văn đầu hàng vô điều kiện ngày 15/08/1945.
Theo sau là 7 năm đô hộ được tương đối chấp nhận, dưới trướng của tướng Douglas MacArthur, và Hiến Pháp do Mỹ soạn thảo, bắt buộc Nhật phải từ bỏ chiến tranh như phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế. Mỹ cũng ghi dấu ấn trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, mang lại quyền đi bầu cho phụ nữ.
AFP trích nhận định của nhà báo Nhật Fumio Matsuo : « Đó là một hình thức đô hộ chưa từng thấy trên thế giới ». Theo AFP, ông Fumio Matsuo thời thơ ấu, đã sống dưới mưa bom Mỹ và năm 2009, ông cho ra mắt một quyển sách có tựa đề mang tính tiên tri : « Ngày mà tổng thống Obama sẽ dâng hoa ở Hiroshima ».
Dĩ nhiên kỷ niệm, hình ảnh cuộc chiến cũng như trách nhiệm của Mỹ thả bom nguyên tử không thể xóa đi, nhưng quyền lợi liên minh đã mạnh hơn là nỗi oán hận.
Đối với ông Terumi Tanaka, một người sống sót tại Nagasaki, thì ông Obama « không phải xin lỗi nếu ông thật sự cảm động, hối tiếc và hiểu phải cần làm gì để loại bỏ vũ khí nguyên tử » trên hành tinh.
Một viên chức bộ Ngoại Giao Nhật còn nhấn mạnh « điều quan trọng trong chuyến viếng thăm của tổng thống Obama là Hoa Kỳ, nước duy nhất trên thế giới đã sử dụng vũ khí hạt nhân và Nhật Bản, nước duy nhất bị vũ khí này tấn công, sẽ nói lên quyết định để thế giới không còn loại vũ khí này ».
Chuyên gia về quan hệ Mỹ Nhật của nhóm CSIS, Brad Glossman phân tích : « Có một tính toán ở Nhật cho đó là cách chọn lựa tốt nhất đề bảo đảm an ninh cho người Nhật. » Bối cảnh địa chiến lược, sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, mối đe dọa Bắc Triều Tiên, khiến quan hệ Mỹ Nhật thêm vững chắc.
AFP còn nhìn thấy mối quan hệ này tốt đẹp, không chỉ trên mặt an ninh thôi, mà dần dà qua nhiều thập niên, hai nước cũng gần nhau hơn : người Nhật đã say mê môn bóng chày (base ball) và các minh tinh Holywood, trong lúc và người Mỹ đã mê món sushi và phim hoạt hình Nhật.
Tuy nhiên căng thẳng hai bên thì vẫn còn. Khủng hoảng nghiêm trọng nhất là vào thập niên 1960, với các cuộc biểu tình ồ ạt ở Nhật phản đối việc xét lại một hiệp định song phương về hợp tác và an ninh. Phong trào phản đối mạnh mẽ đến nỗi mà tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đã bò chuyến đi được dự kiến.
Trong các thập niên 1970 và 1980, Nhật đã vượt qua Hoa Kỳ - trong các lãnh vực điện tử, robot công nghiệp, xe hơi…, và đã tạo nên tâm lý đố kỵ đối với Nhật Bản, được xem là đã chiến thắng trên mặt trận kinh tế, điều mà Tokyo đã không thể giành được bằng vũ khí.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160525-nhat-ban-%E2%80%93-hoa-ky-mot-lien-minh-ra-doi-trong-don-dau
Tuy nhiên, nếu sự khổ đau vẫn còn thấy rõ ở Hiroshima, thì lòng oán hận không còn lộ ra. Một người sống sót sau thảm họa, Toshiki Fujimori giải thích : « Tôi không có cảm giác thù hận đối với người Mỹ nói chung ». Trách nhiệm, theo ông, là do quyết định của tổng thống Harry Truman sử dụng « quả bom tàn nhẫn », như nhật hoàng Hirohito đã mô tả trong bài diễn văn đầu hàng vô điều kiện ngày 15/08/1945.
Theo sau là 7 năm đô hộ được tương đối chấp nhận, dưới trướng của tướng Douglas MacArthur, và Hiến Pháp do Mỹ soạn thảo, bắt buộc Nhật phải từ bỏ chiến tranh như phương thức giải quyết tranh chấp quốc tế. Mỹ cũng ghi dấu ấn trong hệ thống giáo dục Nhật Bản, mang lại quyền đi bầu cho phụ nữ.
AFP trích nhận định của nhà báo Nhật Fumio Matsuo : « Đó là một hình thức đô hộ chưa từng thấy trên thế giới ». Theo AFP, ông Fumio Matsuo thời thơ ấu, đã sống dưới mưa bom Mỹ và năm 2009, ông cho ra mắt một quyển sách có tựa đề mang tính tiên tri : « Ngày mà tổng thống Obama sẽ dâng hoa ở Hiroshima ».
Đối với ông Terumi Tanaka, một người sống sót tại Nagasaki, thì ông Obama « không phải xin lỗi nếu ông thật sự cảm động, hối tiếc và hiểu phải cần làm gì để loại bỏ vũ khí nguyên tử » trên hành tinh.
Một viên chức bộ Ngoại Giao Nhật còn nhấn mạnh « điều quan trọng trong chuyến viếng thăm của tổng thống Obama là Hoa Kỳ, nước duy nhất trên thế giới đã sử dụng vũ khí hạt nhân và Nhật Bản, nước duy nhất bị vũ khí này tấn công, sẽ nói lên quyết định để thế giới không còn loại vũ khí này ».
Chuyên gia về quan hệ Mỹ Nhật của nhóm CSIS, Brad Glossman phân tích : « Có một tính toán ở Nhật cho đó là cách chọn lựa tốt nhất đề bảo đảm an ninh cho người Nhật. » Bối cảnh địa chiến lược, sự vươn lên mạnh mẽ của Trung Quốc, mối đe dọa Bắc Triều Tiên, khiến quan hệ Mỹ Nhật thêm vững chắc.
AFP còn nhìn thấy mối quan hệ này tốt đẹp, không chỉ trên mặt an ninh thôi, mà dần dà qua nhiều thập niên, hai nước cũng gần nhau hơn : người Nhật đã say mê môn bóng chày (base ball) và các minh tinh Holywood, trong lúc và người Mỹ đã mê món sushi và phim hoạt hình Nhật.
Tuy nhiên căng thẳng hai bên thì vẫn còn. Khủng hoảng nghiêm trọng nhất là vào thập niên 1960, với các cuộc biểu tình ồ ạt ở Nhật phản đối việc xét lại một hiệp định song phương về hợp tác và an ninh. Phong trào phản đối mạnh mẽ đến nỗi mà tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower đã bò chuyến đi được dự kiến.
Trong các thập niên 1970 và 1980, Nhật đã vượt qua Hoa Kỳ - trong các lãnh vực điện tử, robot công nghiệp, xe hơi…, và đã tạo nên tâm lý đố kỵ đối với Nhật Bản, được xem là đã chiến thắng trên mặt trận kinh tế, điều mà Tokyo đã không thể giành được bằng vũ khí.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160525-nhat-ban-%E2%80%93-hoa-ky-mot-lien-minh-ra-doi-trong-don-dau
Geen opmerkingen:
Een reactie posten