Trung Quốc đẩy châu Á-Thái Bình Dương chạy đua trang bị tầu ngầm
Tầu ngầm Scorpene đầu tiên được giao cho Hải Quân Ấn Độ. Ảnh chụp tại Mumbai, ngày 06/04/2016.Reuters/Shailesh Andrade
Một vụ rò rỉ dữ liệu liên quan đến thế hệ tầu ngầm mới của Ấn Độ cho thấy rõ hơn cuộc chiến tầu ngầm đang trở thành trọng tâm cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á-Thái Bình Dương.
Theo báo mạng Foreignpolicy.com (26/08/2016), đối mặt với một nước Trung Hoa mạnh tay chi tiền cho cỗ máy quân sự và tăng cường những đòi hỏi chủ quyền quá đáng tại các hòn đảo đang có tranh chấp, các đối thủ của Bắc Kinh buộc phải đầu tư cho quân đội để có thể ngăn chặn quân đội giải phóng Trung Quốc ngày càng hùng hậu. Tại khu vực Đông Nam Á, các nước láng giềng của Trung Quốc chi rất nhiều để mua tầu ngầm, những cỗ máy yên tĩnh chạy bằng điện và diesel có khả năng qua mặt lực lượng quốc phòng Trung Quốc.
Trong bối cảnh đó, tiết lộ vào tuần trước của nhật báo Australian về vụ rò rỉ 20.000 trang dữ liệu liên quan đến thiết kế kỹ thuật chi tiết của tầu ngầm lớp Scorpene, được Pháp bán cho Ấn Độ, đã gây nên làn sóng lo ngại. New Delhi ngay lập tức yêu cầu chính quyền Pháp điều tra làm sao một nhà sản xuất nổi tiếng như DCNS lại có thể để mất các dữ liệu trên. Chính quyền Úc, đất nước đã chọn tập đoàn của Pháp để đóng thế hệ tầu ngầm mới, cũng nhanh chóng lên tiếng cảnh cáo nhà thầu Pháp tăng cường an ninh bảo mật.
Những phản ứng gay gắt trên cho thấy vị trí quan trọng của tầu ngầm trong cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á. Thông qua tầu ngầm, các quốc gia đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển quân sự của Trung Quốc muốn gửi một tín hiệu rằng họ không khoanh tay đứng nhìn những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh bằng các biện pháp cưỡng chế và đơn phương hành động, đặc biệt là ở Biển Đông.
Trang bị tầu ngầm để đối phó với lực lượng quân sự hùng hậu Trung Quốc
Úc, Việt Nam, Malaysia, Indonesia, Nhật Bản và Ấn Độ khó có thể kháng cự được hệ thống radar và các giàn tên lửa được đặt dọc bờ biển của Trung Quốc. Tuy nhiên, các nước này có thể có được những con tầu ngầm âm thầm lướt dưới hàng rào hải quân của Bắc Kinh.
Thực vậy, trong khi Trung Quốc chi hàng tỉ đô la để nâng cấp mọi mặt của quân đội, từ chiến đấu cơ đến tầu khu trục, nhưng khả năng chiến đấu chống tầu ngầm của họ thì lại ì ạch, theo nhận định của ông Bryan Clark, thành viên cao cấp tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách. Và kẽ hở này đã để mở một chiến lược cho các đối thủ của Trung Quốc. Vị cựu thành viên Hải Quân Mỹ và cố vấn hàng đầu trong lĩnh vực tầu ngầm cũng nhận định : “Các nước này thật sự thấy tầu ngầm là yếu tố quan trọng cho đội tầu của họ”.
Còn theo ông Jonathan Greenert, cựu tư lệnh Hải Quân Mỹ, tầu ngầm là một loại vũ khí hấp dẫn cho các nước châu Á-Thái Bình Dương. Các chính phủ trong vùng có thể sẽ tăng ngân sách đầu tư mua tầu chiến trong bối cảnh đáng lo ngại là Trung Quốc không ngừng phát triển kho tên lửa. Ông nhận định : “Bạn có thể chứng tỏ một cách kín đáo sức mạnh hủy diệt, và đó là một lời răn đe”.
Chính vì vậy, tiết lộ về vụ rò rỉ dữ liệu các thiết kế tầu ngầm Scorpene khiến cả hai khách hàng của tập đoàn Pháp DCNS, là Ấn Độ và Úc, lo sợ vì những tài liệu trên chứa rất nhiều thông tin vô cùng quan trọng, như thời gian lặn, các loại ngư lôi và mọi kiểu tiếng ồn trong thời gian vận hành dưới nước.
Ông Emmanuel Gaudez, phát ngôn viên của DCNS, thừa nhận vụ rò rỉ dữ liệu là một “vấn đề nghiêm trọng” và đang được chính quyền Pháp điều tra vì an ninh quốc phòng. Họ sẽ đánh giá tính chất các tài liệu bị đánh cắp, những thiệt hại có thể xảy ra cho khách hàng của DCNS, cũng như trách nhiệm của vụ rò rỉ thông tin này.
Cuộc chạy đua tầu ngầm xuất phát từ việc Bắc Kinh ngăn cản các đối thủ của mình thâm nhập vào các vùng biển nhờ một hệ thống tên lửa và căn cứ hải quân. Các giàn radar hùng hậu của Trung Quốc càng khiến các đội tầu của Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác tăng cường tuần tra tại Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, Bắc Kinh còn triển khai vài chục hệ thống tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu cách bờ biển nước này hàng trăm dặm.
Việt Nam trang bị tầu ngầm để buộc Trung Quốc cân nhắc đối đầu
Để đối phó với tình hình trên, từ năm 2006, Việt Nam, đất nước thường xuyên có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc trên Biển Đông, đã mua sáu tầu ngầm lớp Kilo của Nga với tổng trị giá khoảng 2,6 tỉ đô la để triển khai ở vịnh Cam Ranh.
Các tầu ngầm Kilo tàng hình chạy bằng điện và diesel có khả năng hoạt động gần như tuyệt đối im lặng và được trang bị thủy lôi tầm ngắn và tên lửa chống tầu biển với tầm bắn khoảng 188 dặm. Những vũ khí mới của quân đội Việt Nam sẽ buộc Trung Quốc phải cân nhắc kĩ trước khi quyết định đối đầu với Việt Nam. Hà Nội cũng đang tìm cách mua máy bay tuần tra P-3 Orion của Hoa Kỳ để theo dõi tầu ngầm của Trung Quốc.
Dù Trung Quốc có cả một hạm đội tầu hùng mạnh, trong đó có 70 tầu ngầm, đông hơn rất nhiều so với số lượng của hải quân Việt Nam, nhưng Bắc Kinh khó lòng theo dõi được những chiếc tầu ngầm mới được Hà Nội mua, được đánh giá là di chuyển nhẹ nhàng và có thể tấn công theo kiểu du kích dưới biển. Hạm đội tầu ngầm của Hà Nội có thể tiến hành một cuộc chiến không cân sức với một đối thủ hùng mạnh hơn, như chiến lược trước đây mà Việt Nam đã sử dụng để chiến thắng quân đội Mỹ và Pháp.
Việc Việt Nam mua tầu ngầm cũng góp phần làm ngân sách quân sự tại châu Á không ngừng tăng. Trong suốt thập kỷ qua, các nước trong vùng tăng cường cải tiến quân sự do Trung Quốc mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực này. Theo thống kê của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute), chi tiêu cho quân sự tại châu Á đã tăng 5,4% từ năm 2014 đến 2015, so với mức tăng 1% trên toàn thế giới.
Đông Nam Á và Nam Á, thị trường béo bở cho tầu ngầm
Indonesia cũng gia nhập thị trường tầu ngầm tàng hình chạy bằng diesel và tập trung mở rộng hạm đội tầu của mình, từ 2 lên thành 7 chiếc. Kế hoạch này được công bố vào năm 2015, với việc mua hai tầu ngầm lớp Kilo của Nga và đang chờ nhà sản xuất tầu ngầm Hàn Quốc giao ba chiếc theo đơn đặt hàng từ năm 2012. Jakarta lên kế hoạch triển khai một số tầu, cùng với chiến đấu cơ, tại một căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna, khu vực nằm chồng lấn với “đường chín đoạn” mà Trung Quốc đòi chủ quyền tại Biển Đông.
Ấn Độ thận trọng theo dõi việc Trung Quốc bắt đầu cho vận hành tầu ngầm tại Ấn Độ Dương trong những năm gần đây. New Delhi thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng nhằm đóng 24 tầu ngầm từ nay đến 30 năm nữa với mục đích theo dõi đội tầu ngầm tối tân của Bắc Kinh.
Thế nhưng, dự án tầu ngầm Scorpene đã bị gián đoạn trong vòng nhiều năm. Chiếc tầu ngầm đầu tiên INS Kalvari, nằm trong đơn đặt hàng 6 chiếc thuộc lớp này, được dự kiến giao vào năm 2012, cuối cùng phải chờ đến tận năm 2016 mới được thử ngoài khơi lần đầu tiên.
Ngoài việc dự án Scorpene gần như giậm chân tại chỗ, tiếp theo là vụ đánh cắp hơn 20.000 trang thiết kế, đã khiến chính quyền Ấn Độ phẫn nộ. Và sự kiện này cũng tác động đến Úc, khi chính phủ nước này vừa mới ký 38 tỉ đô la hợp đồng với tập đoàn DCNS để đóng một tầu ngầm tân tiến. Dựa trên thiết kế tầu ngầm nguyên tử của Pháp, tầu ngầm loại Barracuda, phiên bản ngắn, được cho là sẽ giúp Canberra thị uy sức mạnh trong khu vực ngoài khơi phía bắc Úc.
Thay vì chạy bằng nguyên tử, tầu ngầm Barracuda sử dụng điện-diesel, có khả năng thực hiện những chiến dịch ngoài khơi dài ngày và được trang bị một hệ thống điều khiển chiến đấu của Mỹ. Ônng Clark nhận xét : “Đó sẽ là tầu ngầm chạy diesel tốt nhất thế giới nếu họ (Úc và Pháp) thực hiện được”.
Paris đã vận động hành lang không mệt mỏi để đạt được hợp đồng đầy lợi nhuận này cho tập đoàn DCNS, bất chấp sự phản đối của Washington. Nhà Trắng muốn Úc chọn nhà thầu Nhật Bản để tăng cường căn cứ công nghiệp quốc phòng của quốc gia Đông Á này vào lúc mà Hoa Kỳ tìm kiếm một đồng minh chiến lược để cùng gánh trách nhiệm trong khu vực và nhằm ngăn chặn những động thái quân sự của Trung Quốc.
Vụ rò rỉ thông tin nhạy cảm liên quan đến thiết kế tầu ngầm Scorpene của DCNS đã làm dấy lên nhiều nghi vấn về tình trạng bảo mật của tập đoàn này. Liệu tập đoàn của Pháp có giữ được bí mật các thông số kỹ thuật của Scorpene hay không trong khi Bắc Kinh luôn quan tâm đến khả năng của tầu ngầm này ?
Nhiều quốc gia khác đang đặt tầu Scorpene của Pháp, như Chilê, Malaysia và Brazil, cũng lo ngại trước sự kiện đánh cắp thông tin trên.
Ông Cameron Stewart, biên tập viên của Australian, tờ báo đã đưa tin về vụ đánh cắp thông tin từ DCNS, nhận định với Foreign Policy : “Tôi không nghĩ là thông tin bị đánh cắp nhằm mục đích gián điệp mà có thể là nhằm mục đích hỗ trợ, như là tài liệu tham khảo, cho một khóa học quân sự với một lực lượng hải quân trong khu vực Đông Nam Á”.
Vẫn theo ông Stewart, “những dữ liệu này đã nằm tại Đông Nam Á ít nhất trong vòng vài năm sau khi bị đánh cắp từ Pháp vào năm 2011”. Ông tin là “những dữ liệu sẽ không bị phát tán ngoài phạm vi những người nhận ở Úc, nhưng hiện vẫn chưa rõ phải chăng các thông tin đó bị sao chép, đánh cắp hay bị tiết lộ một cách nào đấy khi chúng ở Đông Nam Á”.
Thế nhưng, với danh sách dài các nước đang tìm mua tầu ngầm của Pháp, các quan chức của DCNS cũng phải điều tra xem vụ rò rỉ thông tin trên có nhằm mục đích tình báo công nghiệp hay không. Tập đoàn DCNS hiện đang cạnh tranh để giành được các hợp đồng đóng tầu ngầm cho Ba Lan và Na Uy. Theo nhận định của ông Gaudez, phát ngôn viên của DCNS, “vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên khó khăn và đánh cắp thông tin có thể là phương thức được sử dụng”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160830-trung-quoc-day-chau-a-thai-binh-duong-chay-dua-trang-bi-tau-ngam
Trong bối cảnh đó, tiết lộ vào tuần trước của nhật báo Australian về vụ rò rỉ 20.000 trang dữ liệu liên quan đến thiết kế kỹ thuật chi tiết của tầu ngầm lớp Scorpene, được Pháp bán cho Ấn Độ, đã gây nên làn sóng lo ngại. New Delhi ngay lập tức yêu cầu chính quyền Pháp điều tra làm sao một nhà sản xuất nổi tiếng như DCNS lại có thể để mất các dữ liệu trên. Chính quyền Úc, đất nước đã chọn tập đoàn của Pháp để đóng thế hệ tầu ngầm mới, cũng nhanh chóng lên tiếng cảnh cáo nhà thầu Pháp tăng cường an ninh bảo mật.
Những phản ứng gay gắt trên cho thấy vị trí quan trọng của tầu ngầm trong cuộc chạy đua vũ trang tại châu Á. Thông qua tầu ngầm, các quốc gia đang theo dõi chặt chẽ sự phát triển quân sự của Trung Quốc muốn gửi một tín hiệu rằng họ không khoanh tay đứng nhìn những đòi hỏi chủ quyền quá đáng của Bắc Kinh bằng các biện pháp cưỡng chế và đơn phương hành động, đặc biệt là ở Biển Đông.
Trang bị tầu ngầm để đối phó với lực lượng quân sự hùng hậu Trung Quốc
Thực vậy, trong khi Trung Quốc chi hàng tỉ đô la để nâng cấp mọi mặt của quân đội, từ chiến đấu cơ đến tầu khu trục, nhưng khả năng chiến đấu chống tầu ngầm của họ thì lại ì ạch, theo nhận định của ông Bryan Clark, thành viên cao cấp tại Trung tâm Đánh giá Chiến lược và Ngân sách. Và kẽ hở này đã để mở một chiến lược cho các đối thủ của Trung Quốc. Vị cựu thành viên Hải Quân Mỹ và cố vấn hàng đầu trong lĩnh vực tầu ngầm cũng nhận định : “Các nước này thật sự thấy tầu ngầm là yếu tố quan trọng cho đội tầu của họ”.
Còn theo ông Jonathan Greenert, cựu tư lệnh Hải Quân Mỹ, tầu ngầm là một loại vũ khí hấp dẫn cho các nước châu Á-Thái Bình Dương. Các chính phủ trong vùng có thể sẽ tăng ngân sách đầu tư mua tầu chiến trong bối cảnh đáng lo ngại là Trung Quốc không ngừng phát triển kho tên lửa. Ông nhận định : “Bạn có thể chứng tỏ một cách kín đáo sức mạnh hủy diệt, và đó là một lời răn đe”.
Chính vì vậy, tiết lộ về vụ rò rỉ dữ liệu các thiết kế tầu ngầm Scorpene khiến cả hai khách hàng của tập đoàn Pháp DCNS, là Ấn Độ và Úc, lo sợ vì những tài liệu trên chứa rất nhiều thông tin vô cùng quan trọng, như thời gian lặn, các loại ngư lôi và mọi kiểu tiếng ồn trong thời gian vận hành dưới nước.
Ông Emmanuel Gaudez, phát ngôn viên của DCNS, thừa nhận vụ rò rỉ dữ liệu là một “vấn đề nghiêm trọng” và đang được chính quyền Pháp điều tra vì an ninh quốc phòng. Họ sẽ đánh giá tính chất các tài liệu bị đánh cắp, những thiệt hại có thể xảy ra cho khách hàng của DCNS, cũng như trách nhiệm của vụ rò rỉ thông tin này.
Cuộc chạy đua tầu ngầm xuất phát từ việc Bắc Kinh ngăn cản các đối thủ của mình thâm nhập vào các vùng biển nhờ một hệ thống tên lửa và căn cứ hải quân. Các giàn radar hùng hậu của Trung Quốc càng khiến các đội tầu của Nhật Bản, Hoa Kỳ và một số quốc gia khác tăng cường tuần tra tại Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, Bắc Kinh còn triển khai vài chục hệ thống tên lửa có khả năng tấn công các mục tiêu cách bờ biển nước này hàng trăm dặm.
Việt Nam trang bị tầu ngầm để buộc Trung Quốc cân nhắc đối đầu
Để đối phó với tình hình trên, từ năm 2006, Việt Nam, đất nước thường xuyên có tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc trên Biển Đông, đã mua sáu tầu ngầm lớp Kilo của Nga với tổng trị giá khoảng 2,6 tỉ đô la để triển khai ở vịnh Cam Ranh.
Các tầu ngầm Kilo tàng hình chạy bằng điện và diesel có khả năng hoạt động gần như tuyệt đối im lặng và được trang bị thủy lôi tầm ngắn và tên lửa chống tầu biển với tầm bắn khoảng 188 dặm. Những vũ khí mới của quân đội Việt Nam sẽ buộc Trung Quốc phải cân nhắc kĩ trước khi quyết định đối đầu với Việt Nam. Hà Nội cũng đang tìm cách mua máy bay tuần tra P-3 Orion của Hoa Kỳ để theo dõi tầu ngầm của Trung Quốc.
Dù Trung Quốc có cả một hạm đội tầu hùng mạnh, trong đó có 70 tầu ngầm, đông hơn rất nhiều so với số lượng của hải quân Việt Nam, nhưng Bắc Kinh khó lòng theo dõi được những chiếc tầu ngầm mới được Hà Nội mua, được đánh giá là di chuyển nhẹ nhàng và có thể tấn công theo kiểu du kích dưới biển. Hạm đội tầu ngầm của Hà Nội có thể tiến hành một cuộc chiến không cân sức với một đối thủ hùng mạnh hơn, như chiến lược trước đây mà Việt Nam đã sử dụng để chiến thắng quân đội Mỹ và Pháp.
Việc Việt Nam mua tầu ngầm cũng góp phần làm ngân sách quân sự tại châu Á không ngừng tăng. Trong suốt thập kỷ qua, các nước trong vùng tăng cường cải tiến quân sự do Trung Quốc mạnh tay đầu tư vào lĩnh vực này. Theo thống kê của Viện Nghiên Cứu Hòa Bình Quốc Tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute), chi tiêu cho quân sự tại châu Á đã tăng 5,4% từ năm 2014 đến 2015, so với mức tăng 1% trên toàn thế giới.
Đông Nam Á và Nam Á, thị trường béo bở cho tầu ngầm
Indonesia cũng gia nhập thị trường tầu ngầm tàng hình chạy bằng diesel và tập trung mở rộng hạm đội tầu của mình, từ 2 lên thành 7 chiếc. Kế hoạch này được công bố vào năm 2015, với việc mua hai tầu ngầm lớp Kilo của Nga và đang chờ nhà sản xuất tầu ngầm Hàn Quốc giao ba chiếc theo đơn đặt hàng từ năm 2012. Jakarta lên kế hoạch triển khai một số tầu, cùng với chiến đấu cơ, tại một căn cứ quân sự trên quần đảo Natuna, khu vực nằm chồng lấn với “đường chín đoạn” mà Trung Quốc đòi chủ quyền tại Biển Đông.
Ấn Độ thận trọng theo dõi việc Trung Quốc bắt đầu cho vận hành tầu ngầm tại Ấn Độ Dương trong những năm gần đây. New Delhi thực hiện một kế hoạch đầy tham vọng nhằm đóng 24 tầu ngầm từ nay đến 30 năm nữa với mục đích theo dõi đội tầu ngầm tối tân của Bắc Kinh.
Thế nhưng, dự án tầu ngầm Scorpene đã bị gián đoạn trong vòng nhiều năm. Chiếc tầu ngầm đầu tiên INS Kalvari, nằm trong đơn đặt hàng 6 chiếc thuộc lớp này, được dự kiến giao vào năm 2012, cuối cùng phải chờ đến tận năm 2016 mới được thử ngoài khơi lần đầu tiên.
Ngoài việc dự án Scorpene gần như giậm chân tại chỗ, tiếp theo là vụ đánh cắp hơn 20.000 trang thiết kế, đã khiến chính quyền Ấn Độ phẫn nộ. Và sự kiện này cũng tác động đến Úc, khi chính phủ nước này vừa mới ký 38 tỉ đô la hợp đồng với tập đoàn DCNS để đóng một tầu ngầm tân tiến. Dựa trên thiết kế tầu ngầm nguyên tử của Pháp, tầu ngầm loại Barracuda, phiên bản ngắn, được cho là sẽ giúp Canberra thị uy sức mạnh trong khu vực ngoài khơi phía bắc Úc.
Thay vì chạy bằng nguyên tử, tầu ngầm Barracuda sử dụng điện-diesel, có khả năng thực hiện những chiến dịch ngoài khơi dài ngày và được trang bị một hệ thống điều khiển chiến đấu của Mỹ. Ônng Clark nhận xét : “Đó sẽ là tầu ngầm chạy diesel tốt nhất thế giới nếu họ (Úc và Pháp) thực hiện được”.
Paris đã vận động hành lang không mệt mỏi để đạt được hợp đồng đầy lợi nhuận này cho tập đoàn DCNS, bất chấp sự phản đối của Washington. Nhà Trắng muốn Úc chọn nhà thầu Nhật Bản để tăng cường căn cứ công nghiệp quốc phòng của quốc gia Đông Á này vào lúc mà Hoa Kỳ tìm kiếm một đồng minh chiến lược để cùng gánh trách nhiệm trong khu vực và nhằm ngăn chặn những động thái quân sự của Trung Quốc.
Vụ rò rỉ thông tin nhạy cảm liên quan đến thiết kế tầu ngầm Scorpene của DCNS đã làm dấy lên nhiều nghi vấn về tình trạng bảo mật của tập đoàn này. Liệu tập đoàn của Pháp có giữ được bí mật các thông số kỹ thuật của Scorpene hay không trong khi Bắc Kinh luôn quan tâm đến khả năng của tầu ngầm này ?
Nhiều quốc gia khác đang đặt tầu Scorpene của Pháp, như Chilê, Malaysia và Brazil, cũng lo ngại trước sự kiện đánh cắp thông tin trên.
Ông Cameron Stewart, biên tập viên của Australian, tờ báo đã đưa tin về vụ đánh cắp thông tin từ DCNS, nhận định với Foreign Policy : “Tôi không nghĩ là thông tin bị đánh cắp nhằm mục đích gián điệp mà có thể là nhằm mục đích hỗ trợ, như là tài liệu tham khảo, cho một khóa học quân sự với một lực lượng hải quân trong khu vực Đông Nam Á”.
Vẫn theo ông Stewart, “những dữ liệu này đã nằm tại Đông Nam Á ít nhất trong vòng vài năm sau khi bị đánh cắp từ Pháp vào năm 2011”. Ông tin là “những dữ liệu sẽ không bị phát tán ngoài phạm vi những người nhận ở Úc, nhưng hiện vẫn chưa rõ phải chăng các thông tin đó bị sao chép, đánh cắp hay bị tiết lộ một cách nào đấy khi chúng ở Đông Nam Á”.
Thế nhưng, với danh sách dài các nước đang tìm mua tầu ngầm của Pháp, các quan chức của DCNS cũng phải điều tra xem vụ rò rỉ thông tin trên có nhằm mục đích tình báo công nghiệp hay không. Tập đoàn DCNS hiện đang cạnh tranh để giành được các hợp đồng đóng tầu ngầm cho Ba Lan và Na Uy. Theo nhận định của ông Gaudez, phát ngôn viên của DCNS, “vấn đề cạnh tranh ngày càng trở nên khó khăn và đánh cắp thông tin có thể là phương thức được sử dụng”.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160830-trung-quoc-day-chau-a-thai-binh-duong-chay-dua-trang-bi-tau-ngam
Hàng loạt dữ liệu tàu ngầm Pháp Scorpène bị tiết lộ
Tàu ngầm Scorpene đầu tiên của Hải quân Ấn Độ. Ảnh chụp tại Mumbai, ngày 6/04/2016Reuters/Shailesh Andrade
Tờ The Australian hôm nay 24/08/2016 cho biết, tập đoàn đóng tàu Pháp DCNS là nạn nhân của vụ rò rỉ hàng loạt thông tin kỹ thuật bí mật về các tàu ngầm Scorpène đóng cho Ấn Độ. DCNS tuyên bố không loại trừ giả thiết vụ này là một phần của cuộc chiến tranh kinh tế, trong bối cảnh siêu cạnh tranh.
Tờ báo Úc khẳng định đã tham khảo được 22.400 trang tài liệu, với các chi tiết về khả năng chiến đấu của tàu ngầm Scorpène của DCNS, được thiết kế cho Hải quân Ấn Độ và nhiều chiếc đã được Malaysia, Chilê mua. Brazil cũng sẽ triển khai loại tàu ngầm này từ năm 2018.
Những tài liệu trên mô tả các thiết bị thăm dò, hệ thống thông tin và vận hành của tàu ngầm Scorpène, và có 500 trang dành riêng cho hệ thống phóng ngư lôi. Trang web của DCNS khẳng định Scorpène được trang bị công nghệ tối tân nhất, là loại tàu ngầm có khả năng sát thương cao nhất trong lịch sử.
Theo The Australian, phía DCNS hàm ý vụ tiết lộ này có thể từ phía Ấn Độ chứ không phải từ Pháp, các dữ liệu có thể đã bị một cựu sĩ quan Hải quân Pháp - vào thời đó tham gia dịch vụ gia công cho DCNS – mang ra ngoài nước vào năm 2011. Tài liệu có thể được chuyển qua các công ty Đông Nam Á, rồi gởi đến một công ty Úc.
Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã ra lệnh điều tra về thông tin của tờ báo Úc, cho rằng, đây có thể là hậu quả của tấn công tin học. Vụ rò rỉ cũng khiến cho Úc lo ngại, vì hồi tháng Tư đã ký hợp đồng lên đến 50 tỉ đô la Úc (38 tỉ đô la Mỹ) với DCNS để thiết kế và chế tạo thế hệ tàu ngầm mới.
Hợp đồng cung ứng tàu ngầm cho Úc là do DCNS ký, nhưng hệ thống chiến đấu bí mật của 12 chiếc Barracuda được Mỹ cung cấp. Tập đoàn Pháp cho biết đang chờ đợi kết quả điều tra của chính quyền Pháp để xác định tính chân thực của tài liệu và nguyên nhân rò rỉ. Theo DCNS, cạnh tranh ngày càng khốc liệt, trong bối cảnh đó mọi phương tiện đều được huy động và vụ này có thể là một phần của cuộc chiến tranh kinh tế.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull nhìn nhận vụ này là « đáng lo », tuy nhiên ông cố làm giảm nhẹ ảnh hưởng. Ông nói loại tàu ngầm hợp tác với Pháp mang tên Barracuda, hoàn toàn khác với loại Scorpène đóng cho Hải quân Ấn, và Úc « có phương cách bảo vệ cao độ các thông tin quốc phòng ». Bộ trưởng Kỹ nghệ Quốc phòng Úc Christopher Pyne cũng cho biết vụ tiết lộ thông tin trên « không có liên hệ gì với chương trình tàu ngầm sắp tới của chính phủ Úc ».
http://vi.rfi.fr/phap/20160824-hang-loat-du-lieu-tau-ngam-scorpene-bi-tiet-lo-phap-khong-loai-tru-do-%C2%AB-chien-tranh-ki
Những tài liệu trên mô tả các thiết bị thăm dò, hệ thống thông tin và vận hành của tàu ngầm Scorpène, và có 500 trang dành riêng cho hệ thống phóng ngư lôi. Trang web của DCNS khẳng định Scorpène được trang bị công nghệ tối tân nhất, là loại tàu ngầm có khả năng sát thương cao nhất trong lịch sử.
Theo The Australian, phía DCNS hàm ý vụ tiết lộ này có thể từ phía Ấn Độ chứ không phải từ Pháp, các dữ liệu có thể đã bị một cựu sĩ quan Hải quân Pháp - vào thời đó tham gia dịch vụ gia công cho DCNS – mang ra ngoài nước vào năm 2011. Tài liệu có thể được chuyển qua các công ty Đông Nam Á, rồi gởi đến một công ty Úc.
Bộ trưởng Quốc Phòng Ấn Độ Manohar Parrikar đã ra lệnh điều tra về thông tin của tờ báo Úc, cho rằng, đây có thể là hậu quả của tấn công tin học. Vụ rò rỉ cũng khiến cho Úc lo ngại, vì hồi tháng Tư đã ký hợp đồng lên đến 50 tỉ đô la Úc (38 tỉ đô la Mỹ) với DCNS để thiết kế và chế tạo thế hệ tàu ngầm mới.
Thủ tướng Úc Malcolm Turnbull nhìn nhận vụ này là « đáng lo », tuy nhiên ông cố làm giảm nhẹ ảnh hưởng. Ông nói loại tàu ngầm hợp tác với Pháp mang tên Barracuda, hoàn toàn khác với loại Scorpène đóng cho Hải quân Ấn, và Úc « có phương cách bảo vệ cao độ các thông tin quốc phòng ». Bộ trưởng Kỹ nghệ Quốc phòng Úc Christopher Pyne cũng cho biết vụ tiết lộ thông tin trên « không có liên hệ gì với chương trình tàu ngầm sắp tới của chính phủ Úc ».
http://vi.rfi.fr/phap/20160824-hang-loat-du-lieu-tau-ngam-scorpene-bi-tiet-lo-phap-khong-loai-tru-do-%C2%AB-chien-tranh-ki
Pháp giành được hợp đồng khổng lồ đóng tàu ngầm cho Úc
Tàu ngầm nguyên tử «Le Terrible» của tập đoàn DCNS. Ảnh ngày 20/03/2008.JEAN-PAUL BARBIER / AFP
Ba mươi bốn tỉ euro để đóng 12 chiếc tàu ngầm, đó là hợp đồng thế kỷ của quân đội Úc và tập đoàn DCNS của Pháp vừa mới giành được, hiện đã chuyển sang giai đoạn thương lượng độc quyền với Canberra. Sáng nay 26/04/2016 thủ tướng Úc Malcolm Turbull đã chính thức loan báo quyết định trên.
Từ Melbourne, thông tín viên RFI Caroline Lafargue tường trình :
« Tàu ngầm có thể sử dụng cả hai loại năng lượng diesel và điện, dài 97 mét, đó là loại tàu ngầm được DCNS đóng riêng cho Úc và đặt tên là Barracouda vây ngắn. Theo chính phủ Úc, đây là việc chuyển giao kỹ năng và công nghệ. DNCS thiết kế, nhưng 12 chiềc tàu ngầm Barracuda sẽ được lắp ráp tại Adélaide ở miền nam nước Úc, tạo ra 2.800 việc làm. Và những chiếc tàu ngầm này sẽ được đóng bằng thép của Úc.
Thủ tướng Malcolm Turnbull tuyên bố : ‘‘Đây là một ngày trọng đại cho Hải quân Úc, đồng thời cho nền kinh tế Úc trong thế kỷ 21’’.
Để có đội tàu ngầm mới, nước Úc phải chi ra 34 tỉ euro. Đây là một số tiền khổng lồ, nhưng cần thiết, vì mang tính chiến lược. Canberra sẽ khẳng định sức mạnh của mình ở Thái Bình Dương, và sát cánh với Hoa Kỳ vào lúc căng thẳng đang dâng cao tại Biển Đông.
Bộ trưởng Quốc Phòng Úc nói : « Tàu ngầm là công nghệ mang tính chiến lược đối với Úc, mang lại những lợi thế quan trọng, trong bối cảnh phức tạp trên biển của khu vực. Từ nay cho đến năm 2035, khoảng phân nửa các đội tàu ngầm trên thế giới sẽ gặp gỡ nhau ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Úc sẽ trang bị hệ thống chiến đấu của Mỹ cho các tàu ngầm mới do Pháp đóng ».
Về phía Pháp, hợp đồng khổng lồ này sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm. Với chiến thắng trước tập đoàn Đức ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS) và một liên minh do Mitsubishi Heavy Industries dẫn đầu có sự hỗ trợ của chính phủ Nhật, DCNS có được một hợp đồng dài hạn, mà theo bộ trưởng Quốc Phòng Jean-Yves Le Drian thì « Pháp sẽ sánh đôi với Úc trong suốt 50 năm tới ». Cũng theo ông Le Drian, đây là phần thưởng cho sự hợp tác chiến lược với Úc trong thời gian qua, với các hoạt động tuần tra chung thường xuyên.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160426-phap-gianh-duoc-hop-dong-khong-lo-dong-tau-ngam-cho-uc-0
« Tàu ngầm có thể sử dụng cả hai loại năng lượng diesel và điện, dài 97 mét, đó là loại tàu ngầm được DCNS đóng riêng cho Úc và đặt tên là Barracouda vây ngắn. Theo chính phủ Úc, đây là việc chuyển giao kỹ năng và công nghệ. DNCS thiết kế, nhưng 12 chiềc tàu ngầm Barracuda sẽ được lắp ráp tại Adélaide ở miền nam nước Úc, tạo ra 2.800 việc làm. Và những chiếc tàu ngầm này sẽ được đóng bằng thép của Úc.
Thủ tướng Malcolm Turnbull tuyên bố : ‘‘Đây là một ngày trọng đại cho Hải quân Úc, đồng thời cho nền kinh tế Úc trong thế kỷ 21’’.
Để có đội tàu ngầm mới, nước Úc phải chi ra 34 tỉ euro. Đây là một số tiền khổng lồ, nhưng cần thiết, vì mang tính chiến lược. Canberra sẽ khẳng định sức mạnh của mình ở Thái Bình Dương, và sát cánh với Hoa Kỳ vào lúc căng thẳng đang dâng cao tại Biển Đông.
Về phía Pháp, hợp đồng khổng lồ này sẽ tạo ra hàng ngàn việc làm. Với chiến thắng trước tập đoàn Đức ThyssenKrupp Marine Systems (TKMS) và một liên minh do Mitsubishi Heavy Industries dẫn đầu có sự hỗ trợ của chính phủ Nhật, DCNS có được một hợp đồng dài hạn, mà theo bộ trưởng Quốc Phòng Jean-Yves Le Drian thì « Pháp sẽ sánh đôi với Úc trong suốt 50 năm tới ». Cũng theo ông Le Drian, đây là phần thưởng cho sự hợp tác chiến lược với Úc trong thời gian qua, với các hoạt động tuần tra chung thường xuyên.
http://vi.rfi.fr/quoc-te/20160426-phap-gianh-duoc-hop-dong-khong-lo-dong-tau-ngam-cho-uc-0
Geen opmerkingen:
Een reactie posten