Bộ Quốc Phòng Nhật Bản lại đề nghị tăng ngân sách kỷ lục
Một xe tăng Nhật bắn tập, Gotemboa, phía tây Tokyo. Ảnh chụp ngày 25/08/2016.REUTERS/Kim Kyung-Hoon
Hôm nay 31/08/2016, bộ Quốc Phòng Nhật Bản đã yêu cầu được cấp ngân sách cao ở mức kỷ lục, nhằm đối phó với các mối đe dọa ngày càng gia tăng, do các vụ phóng tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, Trung Quốc tăng cường sức mạnh quân sự và các đòi hỏi lãnh thổ của Bắc Kinh tại biển Hoa Đông.
Hãng tin Reuters cho biết, nếu ngân sách này được thông qua, với mức tăng 2,3%, bộ Quốc Phòng Nhật Bản sẽ có 5.700 tỉ yen (51,47 tỉ đô la) cho năm tài khóa mới bắt đầu từ tháng 04/2017. Đây sẽ là năm thứ năm liên tiếp ngân sách quốc phòng tăng, kể từ khi thủ tướng Shinzo Abe quyết định củng cố sức mạnh quân đội.
Hiện nay, học thuyết quân sự Tokyo dựa trên việc giảm nhẹ việc bố trí « các lực lượng phòng vệ » ở miền bắc Nhật Bản do đe dọa quân sự từ Nga đã giảm, thay vào đó là củng cố bảo vệ chuỗi đảo Ryukyu ở biển Hoa Đông, trong đó quần đảo Senkaku, hiện đang tranh chấp với Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là giảm số sư đoàn thiết giáp, và tăng thêm các đơn vị thủy lục chiến phối hợp. Trước đây, hầu như Nhật Bản chưa có đơn vị thủy lục chiến nào. Việc quy hoạch lại các đơn vị quân sự như vậy rất tốn kém, trong khi Tokyo phải tăng các khoản chi để đối phó với các tên lửa đạn đạo mà Bắc Triều Tiên đã chế tạo thành công hoặc đang thử nghiệm. Một trong số hỏa tiễn này đã bay tới vùng biển của Nhật.
Khoản chi ngân sách lớn nhất, ở mức 99 tỉ yen (970 triệu đô la) là nhằm hiện đại hóa hệ thống lá chắn tên lửa Patriote. Công cuộc hiện đại hóa này sẽ kéo dài năm năm. Bốn hệ thống lá chắn Patriote đầu tiên, thuộc thế hệ mới, sẽ được triển khai trước Thế Vận Hội Tokyo 2020.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160831-bo-quoc-phong-nhat-ban-lai-de-nghi-tang-ngan-sach-ky-luc
Hiện nay, học thuyết quân sự Tokyo dựa trên việc giảm nhẹ việc bố trí « các lực lượng phòng vệ » ở miền bắc Nhật Bản do đe dọa quân sự từ Nga đã giảm, thay vào đó là củng cố bảo vệ chuỗi đảo Ryukyu ở biển Hoa Đông, trong đó quần đảo Senkaku, hiện đang tranh chấp với Trung Quốc.
Điều này có nghĩa là giảm số sư đoàn thiết giáp, và tăng thêm các đơn vị thủy lục chiến phối hợp. Trước đây, hầu như Nhật Bản chưa có đơn vị thủy lục chiến nào. Việc quy hoạch lại các đơn vị quân sự như vậy rất tốn kém, trong khi Tokyo phải tăng các khoản chi để đối phó với các tên lửa đạn đạo mà Bắc Triều Tiên đã chế tạo thành công hoặc đang thử nghiệm. Một trong số hỏa tiễn này đã bay tới vùng biển của Nhật.
Khoản chi ngân sách lớn nhất, ở mức 99 tỉ yen (970 triệu đô la) là nhằm hiện đại hóa hệ thống lá chắn tên lửa Patriote. Công cuộc hiện đại hóa này sẽ kéo dài năm năm. Bốn hệ thống lá chắn Patriote đầu tiên, thuộc thế hệ mới, sẽ được triển khai trước Thế Vận Hội Tokyo 2020.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160831-bo-quoc-phong-nhat-ban-lai-de-nghi-tang-ngan-sach-ky-luc
Nhật Bản hiện đại hóa vũ khí để ngăn Trung Quốc ở Biển Hoa Đông
Quân nhân Nhật Bản canh gác một hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3 địa đối không, đặt tại bộ Quốc Phòng Nhật Bản, Tokyo. Ảnh chụp ngày 07/12/2012.REUTERS/Issei Kato
Vào năm 2017, ngân sách quốc phòng Nhật Bản có khả năng vượt mức 51 tỷ đô la. Một phần không nhỏ của ngân sách được dùng cho việc nâng cấp kho vũ khí.
Để giải thích cho việc này, Tokyo thường nhấn mạnh đến mối đe dọa đến từ Bắc Triều Tiên. Tuy nhiên, khi phân tích kỹ các khoản chi dự trù - được báo chí Nhật ngày 19/08/2016 tiết lộ - giới quan sát có thể nhận ra ngay phần lớn đều nhằm đối phó với Trung Quốc, vẫn hung hăng đe dọa Nhật Bản trên vấn đề chủ quyền quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Điểm nổi bật nhất trong kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí của Nhật Bản trong thời gian tới đây là quyết tâm chế tạo một loại chiến đấu cơ không người lái trong vòng 20 năm sắp tới, theo hai bước : 10 năm đầu hoàn thanh kiểu máy bay trinh sát không người lái, và 10 năm sau đó, chuyển qua việc phát triển một chiến đấu cơ không người lái.
Đó tuy nhiên là hướng lâu dài. Còn trước mắt, quốc phòng Nhật Bản phải quan tâm đến hai nhân tố Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
Mục tiêu đối phó với hiểm họa đến từ Bắc Triều Tiên được thể hiện rõ qua dự kiến chi khoảng 1 tỷ đô la (100 tỷ yen) để nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3, cho phép mở rộng gấp đôi tầm hoạt động của hệ thống này lên thành hơn 30 km.
Điều này cần phải được mau chóng tiến hành nhằm đối phó với việc Bình Nhưỡng liên tiếp tiến hành nhiều vụ phóng tên lửa gần đây, và đã khoe rằng họ đã thu nhỏ thành công đầu đạn nguyên tử.
Nhân tố Bắc Triều Tiên cũng thể hiện rõ trong khoản chi tiêu dành cho việc sản xuất phiên bản Block IIA của hệ thống tên lửa Standard Missile-3 do Mỹ và Nhật Bản cùng phát triển để có thể bắn hạ tên lửa của đối phương ở tầm cao hơn.
Đáng chú ý hơn cả tuy nhiên lại là những khoản chi nhằm chống Trung Quốc.
Nhật báo Yomiuri đầu tuần này đã tiết lộ việc Tokyo sẽ cho chế tạo một loại tên lửa địa đối hải, có tầm bắn 300 km nhằm tăng cường việc bảo vệ các hòn đảo xa xôi ở phía nam, trong đó có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông đã bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Trong kế hoạch chi tiêu được báo chí tiết lộ ngày 19/08, Tokyo cũng sẽ dành một khoản ngân sách lớn cho việc mua phiên bản nâng cấp của chiến đấu cơ tàng hình F-35 do hãng Lockheed Martin của Mỹ chế tạo.
Việc tăng cường hiệu năng của lực lượng không quân rất cần thiết trong bồi cảnh trong thời gian gần đây, Bắc Kinh không ngần ngại pho trương uy lực không quân của họ trên Biển Đông, đồng thời cho phi cơ thâm nhập vùng không phận của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hay áp sát không phận Nhật Bản.
Trên bộ, ngân sách mới của Nhật Bản cũng sẽ chú ý đến việc tăng cường năng lực cho lực lượng tuần duyên tại khu vực quần đảo Miyakojima và Amami Oshima ở phía Nam, mục tiêu cũng nhằm đối phó với những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160819-nhat-ban-no-luc-hien-dai-hoa-vu-khi-de-ngan-trung-quoc-o-bien-hoa-dong
Điểm nổi bật nhất trong kế hoạch hiện đại hóa kho vũ khí của Nhật Bản trong thời gian tới đây là quyết tâm chế tạo một loại chiến đấu cơ không người lái trong vòng 20 năm sắp tới, theo hai bước : 10 năm đầu hoàn thanh kiểu máy bay trinh sát không người lái, và 10 năm sau đó, chuyển qua việc phát triển một chiến đấu cơ không người lái.
Đó tuy nhiên là hướng lâu dài. Còn trước mắt, quốc phòng Nhật Bản phải quan tâm đến hai nhân tố Bắc Triều Tiên và Trung Quốc.
Mục tiêu đối phó với hiểm họa đến từ Bắc Triều Tiên được thể hiện rõ qua dự kiến chi khoảng 1 tỷ đô la (100 tỷ yen) để nâng cấp hệ thống phòng thủ tên lửa PAC-3, cho phép mở rộng gấp đôi tầm hoạt động của hệ thống này lên thành hơn 30 km.
Nhân tố Bắc Triều Tiên cũng thể hiện rõ trong khoản chi tiêu dành cho việc sản xuất phiên bản Block IIA của hệ thống tên lửa Standard Missile-3 do Mỹ và Nhật Bản cùng phát triển để có thể bắn hạ tên lửa của đối phương ở tầm cao hơn.
Đáng chú ý hơn cả tuy nhiên lại là những khoản chi nhằm chống Trung Quốc.
Nhật báo Yomiuri đầu tuần này đã tiết lộ việc Tokyo sẽ cho chế tạo một loại tên lửa địa đối hải, có tầm bắn 300 km nhằm tăng cường việc bảo vệ các hòn đảo xa xôi ở phía nam, trong đó có quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên Biển Hoa Đông đã bị Trung Quốc đòi chủ quyền.
Trong kế hoạch chi tiêu được báo chí tiết lộ ngày 19/08, Tokyo cũng sẽ dành một khoản ngân sách lớn cho việc mua phiên bản nâng cấp của chiến đấu cơ tàng hình F-35 do hãng Lockheed Martin của Mỹ chế tạo.
Việc tăng cường hiệu năng của lực lượng không quân rất cần thiết trong bồi cảnh trong thời gian gần đây, Bắc Kinh không ngần ngại pho trương uy lực không quân của họ trên Biển Đông, đồng thời cho phi cơ thâm nhập vùng không phận của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, hay áp sát không phận Nhật Bản.
Trên bộ, ngân sách mới của Nhật Bản cũng sẽ chú ý đến việc tăng cường năng lực cho lực lượng tuần duyên tại khu vực quần đảo Miyakojima và Amami Oshima ở phía Nam, mục tiêu cũng nhằm đối phó với những hành động quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Hoa Đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160819-nhat-ban-no-luc-hien-dai-hoa-vu-khi-de-ngan-trung-quoc-o-bien-hoa-dong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten