Trung Quốc: Nạn ăn thịt người và tội ác của Nhà nước ở Quảng Tây
Hồng vệ binh tấn công những "phần tử phản cách mạng" trong Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc.DR
Theo kết quả một cuộc điều tra tuyệt mật, chưa từng được công bố của một số lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành từ năm 1983 đến năm 1988 về các vụ tàn sát và nạn ăn thịt người, chỉ tính riêng ở tỉnh Quảng Tây vào năm 1968, đã có 302 vụ và khoảng 150.000 cái chết bất thường.
Trong bài viết có tiêu đề « Cách Mạng Văn Hóa : nạn ăn thịt người và tội ác của Nhà nước Trung Quốc ở tỉnh Quảng Tây », Le Monde nhận định đặc trưng của Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc là « bạo lực trên diện rộng ».
Le Monde cho biết nhà sử học người Trung Quốc Tống Ủng Di (Song Yongyi), của Đại học California ở Los Angeles đang giám sát công tác xuất bản 36 tập các tài liệu lưu trữ nhà nước tuyệt mật chưa từng được công bố tại Trung Quốc về Cách mạng Văn Hóa ở tỉnh tự trị Quảng Tây. 13.000 trang tài liệu bằng tiếng Trung là kết quả cuộc điều tra mật của các lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc giai đoạn 1983-1988. Trong vòng 5 năm, 100.000 quan chức nhà nước các cấp đã được huy động để làm sáng tỏ các vụ tàn sát, đặc biệt là nạn ăn thịt đồng loại xảy ra tại tỉnh tự trị Quảng Tây năm 1968.
Trước đó, năm 1981, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết, lên án Cách Mạng Văn Hóa, gọi đó là một một thảm họa, quy trách nhiệm cho Mao Trạch Đông và « bè lũ bốn tên ». Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, nhiều lãnh đạo bị cáo buộc là thành phần xét lại, bị cách chức và bị bắt.
Cuộc điều tra được Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành ở 40% khu vực nông thôn và 2/3 số các thành phố lớn nhất của tỉnh Quảng Tây. Theo kết luận cuộc điều tra này, có tổng cộng 302 vụ ăn thịt đồng loại và khoảng 150.000 cái chết bất thường tại Quảng Tây vào năm 1968.
Còn bản thân nhà nghiên cứu Tống Ủng Di, dựa trên cả kết quả của một nhà nghiên cứu khác, thì cho rằng có tới 415 vụ ăn thịt đồng loại. Ông cho biết : « Các vụ ăn thịt đồng loại trong nạn đói nghiêm trọng 1958-1961 xuất phát từ các hành vi cá nhân, do người dân bị đói quá. Còn trong Cách Mạng Văn Hóa, nạn ăn thịt đồng loại là hệ quả trực tiếp của các phong trào diện rộng do nhà chức trách khơi dậy. Nhiều người bị giết hại một cách có chủ ý, tim, gan họ bị moi ra cho đám đông ăn. Một số người ăn vì tin là kẻ thù đáng bị vậy, còn một số người khác thì ăn vì tin là có thể kéo dài tuổi thọ.»
Cuộc điều tra còn cho thấy, ở một số quận, huyện, có những ngày, vài ngàn người dân được mời gọi tới tham gia vào các sự kiện chết chóc, rùng rợn quen thuộc kiểu này. Một người nào đó tên là Bàng, bị coi là « kẻ thù của giai cấp » đã bị chặt ra thành từng miếng nhỏ và vài trăm người đã ăn thịt ông này.
Ông Tống Ủng Di đánh giá là đây là tội ác của cả bộ máy nhà nước Trung Quốc vì nó được các ủy ban Cách Mạng, tức là bộ máy quyền lực mới được triển khai ở tất cả các cấp vào năm 1968 cổ vũ, khích lệ. Đây là năm đẫm máu nhất của cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Các Ủy ban này phát động, tổ chức nhưng sau đó lại giấu nhẹm thông tin về các vụ ăn thịt đồng loại. Những kẻ xúi giục trực tiếp là những người đứng đầu các đơn vị dân quân tự vệ và thành viên của các đơn vị này.
Cuộc điều tra đã khiến 10 kẻ xúi giục trực tiếp các vụ ăn thịt đồng loại bị kết án tử hình nhưng nhà sử học Tống Ủng Di khẳng định các lãnh đạo Đảng và các sĩ quan quân đội thời đó vẫn được tự do, thậm chí còn được thăng chức. Ông gọi đó là chính sách « chuyển sang các việc khác, và không trừng phạt quá nhiều người ».
Ông Tống Ủng Di cho biết chính các quan chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc hoặc gia đình họ khi đi sang phương Tây đã phổ biến các tài liệu liên quan đến cuộc điều tra vì họ không muốn quá khứ bị xóa nhòa, và giải pháp là gửi các tài liệu đó cho các thư viện phương Tây.
Le Monde nhận định là câu chuyện về Cách Mạng Văn Hóa là « câu chuyện lưu vong » mà tác giả là các nhà sử học Trung Quốc và nước ngoài viết nên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, dựa trên các tư liệu được phát tán một cách bấp bênh qua các kẽ hở tạm thời của cơ quan lưu trữ Trung Quốc, và dựa trên các nghiên cứu thực địa với nhiều nhân chứng lịch sử của một số nhà nghiên cứu, phóng viên và các nhà dựng phim tài liệu Trung Quốc. Những người này thường bị cấm xuất bản tại Trung Quốc và ở cả nước ngoài.
Mặc dù cha của Tập Cận Bình đã từng là thành viên bộ Chính Trị, một trong những nhà lãnh đạo theo đường lối cải cách và chủ trương tiến hành điều tra ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình lại không cởi mở về chủ đề Cách Mạng Văn Hóa. Le Monde nhận định rằng dưới một chế độ mà lịch sử bị xuyên tạc một cách vô liêm sỉ thì sự thật lịch sử là một thứ vũ khí mà Trung Quốc muốn kiểm soát. Tin rằng Đảng Cộng sản đang gặp nguy hiểm nên khi lên nhậm chức vào năm 2013, Tập Cận Bình đã xếp « sai lầm của Đảng » về Cách Mạng Văn Hóa vào danh sách « bảy chủ đề không được nhắc tới » và tuyên chiến với những cáo buộc về lịch sử, hay còn gọi « thuyết hư vô lịch sử ».
Và 50 năm sau khi nổ ra Cách Mạng Văn Hóa, dưới nhiều sức ép mạnh mẽ, báo chí Trung Quốc hầu như vẫn không nhắc nhở gì đến cuộc Cách Mạng này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160801-nan-an-thit-dong-loai-va-toi-ac-cua-nha-nuoc-o-quang-tay
Le Monde cho biết nhà sử học người Trung Quốc Tống Ủng Di (Song Yongyi), của Đại học California ở Los Angeles đang giám sát công tác xuất bản 36 tập các tài liệu lưu trữ nhà nước tuyệt mật chưa từng được công bố tại Trung Quốc về Cách mạng Văn Hóa ở tỉnh tự trị Quảng Tây. 13.000 trang tài liệu bằng tiếng Trung là kết quả cuộc điều tra mật của các lãnh đạo cấp cao nhất của Đảng Cộng Sản Trung Quốc giai đoạn 1983-1988. Trong vòng 5 năm, 100.000 quan chức nhà nước các cấp đã được huy động để làm sáng tỏ các vụ tàn sát, đặc biệt là nạn ăn thịt đồng loại xảy ra tại tỉnh tự trị Quảng Tây năm 1968.
Trước đó, năm 1981, Đảng Cộng Sản Trung Quốc đã thông qua một nghị quyết, lên án Cách Mạng Văn Hóa, gọi đó là một một thảm họa, quy trách nhiệm cho Mao Trạch Đông và « bè lũ bốn tên ». Sau khi Mao Trạch Đông qua đời, nhiều lãnh đạo bị cáo buộc là thành phần xét lại, bị cách chức và bị bắt.
Cuộc điều tra được Đảng Cộng Sản Trung Quốc tiến hành ở 40% khu vực nông thôn và 2/3 số các thành phố lớn nhất của tỉnh Quảng Tây. Theo kết luận cuộc điều tra này, có tổng cộng 302 vụ ăn thịt đồng loại và khoảng 150.000 cái chết bất thường tại Quảng Tây vào năm 1968.
Cuộc điều tra còn cho thấy, ở một số quận, huyện, có những ngày, vài ngàn người dân được mời gọi tới tham gia vào các sự kiện chết chóc, rùng rợn quen thuộc kiểu này. Một người nào đó tên là Bàng, bị coi là « kẻ thù của giai cấp » đã bị chặt ra thành từng miếng nhỏ và vài trăm người đã ăn thịt ông này.
Ông Tống Ủng Di đánh giá là đây là tội ác của cả bộ máy nhà nước Trung Quốc vì nó được các ủy ban Cách Mạng, tức là bộ máy quyền lực mới được triển khai ở tất cả các cấp vào năm 1968 cổ vũ, khích lệ. Đây là năm đẫm máu nhất của cuộc Cách Mạng Văn Hóa. Các Ủy ban này phát động, tổ chức nhưng sau đó lại giấu nhẹm thông tin về các vụ ăn thịt đồng loại. Những kẻ xúi giục trực tiếp là những người đứng đầu các đơn vị dân quân tự vệ và thành viên của các đơn vị này.
Cuộc điều tra đã khiến 10 kẻ xúi giục trực tiếp các vụ ăn thịt đồng loại bị kết án tử hình nhưng nhà sử học Tống Ủng Di khẳng định các lãnh đạo Đảng và các sĩ quan quân đội thời đó vẫn được tự do, thậm chí còn được thăng chức. Ông gọi đó là chính sách « chuyển sang các việc khác, và không trừng phạt quá nhiều người ».
Ông Tống Ủng Di cho biết chính các quan chức cao cấp của Đảng Cộng Sản Trung Quốc hoặc gia đình họ khi đi sang phương Tây đã phổ biến các tài liệu liên quan đến cuộc điều tra vì họ không muốn quá khứ bị xóa nhòa, và giải pháp là gửi các tài liệu đó cho các thư viện phương Tây.
Le Monde nhận định là câu chuyện về Cách Mạng Văn Hóa là « câu chuyện lưu vong » mà tác giả là các nhà sử học Trung Quốc và nước ngoài viết nên ngoài lãnh thổ Trung Quốc, dựa trên các tư liệu được phát tán một cách bấp bênh qua các kẽ hở tạm thời của cơ quan lưu trữ Trung Quốc, và dựa trên các nghiên cứu thực địa với nhiều nhân chứng lịch sử của một số nhà nghiên cứu, phóng viên và các nhà dựng phim tài liệu Trung Quốc. Những người này thường bị cấm xuất bản tại Trung Quốc và ở cả nước ngoài.
Mặc dù cha của Tập Cận Bình đã từng là thành viên bộ Chính Trị, một trong những nhà lãnh đạo theo đường lối cải cách và chủ trương tiến hành điều tra ở tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình lại không cởi mở về chủ đề Cách Mạng Văn Hóa. Le Monde nhận định rằng dưới một chế độ mà lịch sử bị xuyên tạc một cách vô liêm sỉ thì sự thật lịch sử là một thứ vũ khí mà Trung Quốc muốn kiểm soát. Tin rằng Đảng Cộng sản đang gặp nguy hiểm nên khi lên nhậm chức vào năm 2013, Tập Cận Bình đã xếp « sai lầm của Đảng » về Cách Mạng Văn Hóa vào danh sách « bảy chủ đề không được nhắc tới » và tuyên chiến với những cáo buộc về lịch sử, hay còn gọi « thuyết hư vô lịch sử ».
Và 50 năm sau khi nổ ra Cách Mạng Văn Hóa, dưới nhiều sức ép mạnh mẽ, báo chí Trung Quốc hầu như vẫn không nhắc nhở gì đến cuộc Cách Mạng này.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160801-nan-an-thit-dong-loai-va-toi-ac-cua-nha-nuoc-o-quang-tay
Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc : Nửa thế kỷ cấm kỵ
Áp-phích tuyên truyền Hồng vệ binh tiến công "bọn phản động" trong thời kỳ Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc.JEAN VINCENT / AFP
Đáng chú ý nhất trong tuần này trên các tuần báo Pháp có lẽ là loạt bài về Trung Quốc trên tờ Courrier International ra ngày 19/05/2016 trong hồ sơ mang chủ đề : « Cách Mạng Văn Hóa 50 năm cấm kỵ tại Trung Quốc », tựa thứ nhất ngay trên trang bìa. Trên 6 trang, tuần báo Pháp đã trích đăng nhận định của cả báo giấy lẫn báo mạng ở Hồng Kông và Trung Quốc, nhìn lại thảm kịch khởi sự cách nay đúng 50 năm mà có giả thiết cho là đã khiến 20 triệu người chết !
Đối với Courrier International, không thể để cho một sự kiện bi thảm như cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc rơi vào quên lãng như chế độ Cộng Sản đã làm. Trong phần giới thiệu hồ sơ, tuần báo Pháp đã nêu bật lời cảnh báo của sử gia Trung Quốc Mã Dũng (Ma Yong) trên trang web tập đoàn truyền thông Phượng Hoàng tại Hồng Kông : « Bắc Kinh phải tự vấn lương tâm về thập niên 1966-1976 (thời diễn ra cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc) bởi vì sự lãng quên luôn hàm chứa hiểm nguy ».
Trào lưu mù quáng theo Mao tại Pháp
Là một tuần báo Pháp, dĩ nhiên Courrier International cũng xem xét lại quan điểm của người Pháp về cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc và trong bài xã luận mang tựa đề « Các bộ quần áo cũ của Mao », nhà bình luận Eric Chol đã không ngần ngại nêu bật quan điểm theo Mao mù quáng của nhiều trí thức Pháp thời đó.
Với lời lẽ hết sức mỉa mai, Courrier International nhắc lại một nhận xét nổi tiếng : « Họ đã hứa hẹn một chế độ ‘chuyên chính vô sản’. Nhưng thực tế lại khác xa. Quả đúng là đã có chuyên chính, nhưng đó lại là sự độc tài của một người duy nhất ».
Theo Courrier International, những dòng chữ vừa kể là của nhà văn Pháp André Gide, cựu đảng viên đảng Cộng Sản Pháp, đã được viết ra từ năm 1936, sau khi tác giả thăm Liên Xô trở về. Trong một cuốn sách quan trọng và là một lời chứng chấn động về nước Liên Xô của Stalin, ông đã nói lên nỗi « bàng hoàng khủng khiếp » của mình.
Đối với Courrier International, ba mươi năm sau, khi hàng trăm ngàn hồng vệ binh Trung Quốc như những con người vô tri giác muốn « nổ súng vào tổng hành dinh » và « xua đuổi quỷ sứ và tà ma », xã hội Pháp đã thiếu đi một André Gide. Một cách mù quáng, giới tinh hoa trí thức tại Pháp đã hồ hởi hoan nghênh cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc. Dù là người thiên tả hay theo xu hướng De Gaulle, dù là nhà báo hay văn nghệ sĩ, nước Pháp thời hậu tháng Năm năm 1968 như đều quỳ mọp dưới chân Người Cầm Lái Vĩ Đại, tước hiệu của Mao Trạch Đông.
Vào khi ấy, theo tuần báo Pháp, phải hướng mắt qua những nơi khác thì mới thấy được sự thật, như trên tờ South China Morning Post ở Hồng Kông hay Los Angeles Times ở Mỹ chẳng hạn. Và đặc biệt là trong tập biên khảo « Những bộ quần áo mới của Mao Chủ Tịch », trong đó tác giả người Bỉ Simon Leysngay từ năm 1974, đã cho thấy quy mô to lớn của thảm họa đã đổ ập xuống đầu Trung Quốc.
Điều oái oăm, theo Courrier International, là trong những tuần lễ gần đây, nhân kỷ niệm 50 năm Cách Mạng Văn Hóa, trong lúc ở mọi nơi đều rộ lên những bài phân tích của các nhà báo và các nhà Hán học về thập niên bị hy sinh nói trên tại Trung Quốc, thì tại chính nước này, sự kiện đó chỉ được gợi lên một cách tối thiểu. Cứ như là kể từ khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố vào năm 1981 rằng Cách Mạng Văn Hóa là một sai lầm « nghiêm trọng » của Mao Trạch Đông, thì chủ đề này đã được đóng lại.
Cần phải chấm dứt việc che giấu lịch sử
Trong hồ sơ của mình, Courrier International đã điểm lại diễn tiến của cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc, và nêu bật các nhận định của chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc ngày nay.
Theo tuần báo Pháp, số nạn nhân của Cách Mạng Văn Hóa cho đến nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là một chủ đề cấm kỵ. Tuy nhiên tờ báo cũng nhắc đến con số từ 1 đến 3 triệu người chết, do các sử gia đưa ra, và nhất là con số 20 triệu người được nguyên soái Trung Quốc Diệp Kiếm Anh nêu bật.
Về trách nhiệm và nguyên do dẫn đến thảm họa, Courrier International đã trích dịch một bài phỏng vấn sử gia nổi tiếng Mã Dũng, được đăng trên trang web của tạp chí Phượng Hoàng tại Hồng Kông vào tháng Hai vừa qua, nhưng đã bị xóa bỏ vào tháng Năm này, đúng vào lúc báo chí chính thức tại Trung Quốc được lệnh im lặng về ngày kỷ niệm 50 Cách Mạng Văn Hóa.
Dưới tựa đề « Cần phải chấm dứt việc che giấu lịch sử », tờ báo đã ghi lại nội dung bài phỏng vấn trong đó ông Mã Dũng, sử gia tại Viện Nghiên Cứu Lịch Sử Hiện Đại thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, cho là dù cho nhiều thủ phạm đã bị vạch mặt chỉ tên, nhưng sự chỉ đạo về mặt ý thức hệ tạo nên tình trạng mơ hồ.
Đối với ông Mã Dũng mọi sự đều đã được thực hiện để tránh tội cho Mao Trạch Đông, vì vậy, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nếu không có một nghiên cứu xứng đáng nào về điều này, lịch sử có nguy cơ tái diễn.
Và như để chứng minh cho nỗi lo ngại kể trên, Courrier International đã trích dịch nhận xét của môt nhà văn trên trang mạng Qq.com ở Thẩm Quyến, cho rằng chính tệ sùng bái lãnh tụ là căn nguyên dẫn đến cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc, và là một biểu hiện tai hại nhất. Do vậy, tệ nạn này không được quyền tái sinh. Vấn đề là nó như đã ăn sâu vào bên trong chế độ Trung Quốc, một hàm ý nhắc đến các hành động của đương kim chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bầu cử Mỹ : Hillary và Donald Trump đều không được lòng dân
Nổi bật trên trang bìa của Courrier International là bức biếm họa với hai nhân vật Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump mà trong tựa đề tạp chí khen là cặp tài tử đã được « tuyển chọn một cách ngoạn mục ». Bên dưới, Courrier International đăng hình vẽ Donald Trump như là một con lợn quái dị nắm trong tay bà Hillary đang nhe răng cười với vẻ thuyết phục. Tạp chí có câu chú thích : « Hillary Clinton và Donald Trump : Tại sao nước Mỹ lại không ưa thích họ ?» Đây cũng là câu hỏi mà tạp chí L’Obs cố tìm hiểu.
Dưới tựa đề : « Hoa Kỳ : Donald đối đầu với Hillary, cuộc tranh cử tồi tệ nhất », Courrier International trích báo The New York Times, nhìn thấy cả hai ứng viên đều không được lòng dân vì những lý do khác nhau và họ sẵn sàng đi quá trớn để hạ đối phương và cuộc vận động sẽ có hơi hướm đặc biệt tiêu cực.
Theo tờ báo, cử tri Mỹ sẽ chỉ thất vọng nếu họ nghĩ là khác với các cuộc bầu cử sơ bộ, cuộc vận động tranh chiếc ghế tổng thống sẽ tập trung vào các vấn đề thực sự của nước Mỹ. Cuộc đối đầu Trump-Clinton sẽ quyết liệt, hai bên sẽ không tha đối phương, nhưng là để tăng cường bêu xấu, cho thấy người kia đáng ghét như thế nào.
Vừa qua ông Donald Trump đã moi lại chuyện quan hệ lăng nhăng của Bill Clinton ở Nhà Trắng để tấn công bà Hillary, phía Hillary lại vẽ một Donald Trump nguy hiểm như thế nào nếu giao cho ông kho vũ khí hạt nhân của nước Mỹ. Trong tình hình này những vấn đề quan trọng của nước Mỹ, đối ngoại, quốc phòng v.v...sẽ bị đẩy lùi phía sau.
Tờ báo cũng nhắc lại là qua các cuộc thăm dò, cả hai ứng viên tổng thống này có điểm không được lòng dân cao nhất so với 10 cuộc bầu cử trước đây : Vào đầu tháng 5, 57% vẫn có ý kiến tiêu cực đối với Trump, nhưng có giảm so với tháng 3 (67%). Bà Clinton tháng 5 có 49% đánh giá không thuận lợi cũng giảm so với tháng 3 (56%) nhưng đấy vẫn là những mức kỷ lục.
Đối với hai người có phong cách khác nhau, chỉ trích đối với bà Clinton là trên nhưng thiếu sót hay sai sót trong quá trình hoạt động trước đây, như vụ khủng bố ở đại sứ quán Mỹ ở Benghazi, Libya – 11/09/2012, khiến vị đại sứ thiệt mạng trong thời gian bà Clinton làm ngoại trưởng. Sự cố này bị đối phương khai thác, cho thấy không thể tin tưởng bà.
Tại sao Donald Trump sẽ thất bại ?
Đối với ông Trump chưa hề bước vào chính trường, thì chính phong cách của ông làm người ta chán ngán. Vì thế, Courrier International đã trích báo The Boston Globe, giải thích « Tại sao Trump sẽ không thắng ». Trước câu hỏi : Donald Trump có thể giành được Nhà Trắng hay không, tác giả bài viết cho là mọi điều có thể xẩy ra nhưng Donald Trump có lẽ sẽ bị đánh bại.
Lý do đơn giản : những lời lẽ mị dân, quá trớn, những lời hứa nhăng hứa cuội của ông Trump cho đến giờ này có thể là đã thu hút đông đảo người bất mãn, tuy nhiên, khi cuộc tranh cử sắp tới mở rộng ra toàn quốc, với tranh luận xoáy vào những vấn đề cụ thể hơn, đối ngoại cũng như đối nội, thì ôngTrump không thể bì với bà Clinton.
Hillary Clinton có thể thắng dù không chinh phục được nhân tâm
Bên cạnh đó Courrier International còn trích bài của tờ Politico, Arlington, với dòng tựa hai chiều : « Clinton, người có triển vọng không được ưa thích ». Tác giả bài báo nhận thấy ứng viên đảng Dân Chủ có rất nhiều triển vọng bước vào Nhà Trắng. Nhưng bà có lẽ sẽ có một nhiệm kỳ không mấy yên ổn do không có đề án lớn lôi cuốn được đám đông. Và đấy là nghịch lý : Bà Clinton có thể giành được chiếc ghế tổng thống nhưng bà sẽ « mất nước Mỹ ».
Vấn đề đối với bà Clinton là bà không đưa ra được một đề án lớn lao để lôi cuốn cử tri trong thời buổi khó khăn, hoang mang hiện nay tại Mỹ. Họ muốn thay đổi, có cái gì khác thường, nhưng bà Clinton lại quá thận trọng, thực tế, không muốn hứa những điều không thể thực hiện. Thái độ thận trọng này rất tẻ nhạt, trong lúc Donald Trump và Bernie Sanders, có thể không thực tế, nhưng lại nói lên những gì người ta muốn nghe, hứa hẹn thay đổi triệt để. Thông điệp của họ rất rõ.
Kết luận là nhược điểm của bà Clinton vẫn là không nói được rõ ràng bà muốn làm gì ở cương vị tổng thống. Cho nên tác giả bài báo nhìn thấy trước : Có giành được chiếc ghế tỏng thống, nhiệm kỳ bà Clinton sẽ rất khó khăn, bà sẽ không được sự tin tưởng của người dân.
Tạp chí L’Obs cũng nhìn thấy bà Hillary có nhiểu triển vọng trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, nhưng nhiều người bỏ phiếu cho bà một cách miễn cưỡng. L’Obs nêu 10 lý do tại sao người ta không mấy hứng thú với bà.
Thứ nhất là bà không có không có tài thu phục nhân tâm, kế đến bà bị xem là không nhất quán, nói láo, có quá nhiều sai sót. Ngoài ra bà còn là biểu tượng của giới quyền thế bên trên, không ‘chân thực’. Một lý do khác là bà chơi lá bài phụ nữ nhưng phụ nữ lại không thích bà. Cuối cùng là không ai biết bà thiên tả hay thiên hữu, cách thể hiện lúc này lúc nọ, và nhiều người đi đến kết luận là bà cơ hội chủ nghĩa.
Pháp : Các bà mẹ cầu cứu đến Tổng thống để cứu con em mình
L’Obs tuần này quan tâm đến một vấn đề xã hội Pháp : nạn bạo hành và phân biệt đối xử trong nhà trường , Daech.., khiến cho các bà mẹ đã phải kêu cứu đến chính quyền : « Ngài tổng thống, hãy cứu con em của chúng tôi », tít lớn trang bìa.
Trong bài phóng sự nặng trĩu, phóng viên của L’Obs nêu lên cuộc đấu tranh của một số bà mẹ có con đi theo Daech, hoặc là nạn nhân của Daech. Thanh niên ở các khu phố nghèo, thất nghiệp cao, thất bại học đường, rất dễ dàng nghe theo lời chiêu dụ của quân thánh chiến Daech, rất năng động trong việc tuyển mộ thêm quân.
Các bà mẹ lâm vào tình cảnh này quyết định không buông tay và liên kết nhau hành động. Điều kỳ diệu theo bài phóng sự, là tuy ở trong những tình huống dễ gây ra thù oán, nhưng họ lại đoàn kết với nhau, nhắm cùng một mục tiêu. Trong lá thư kêu gọi đến tổng thống cứu con họ, người ta thấy cả bà mẹ mà con bị thánh chiến giết chết, lẫn những người có con đi theo thánh chiến, chết tận Syria.
Mục tiêu cuộc đấu tranh của các bà mẹ liên kết nhau qua mạng, ở Paris-Ile de France, các thành phố như Roubaix, Nice… lập ra cả một « đội hành động », là làm thế nào đưa con họ ra khỏi vòng hiểm nguy của xu hướng cực đoan hóa, có cuộc sống bình thường trở lại. Trước vấn đề to lớn như thế các bà mẹ có cảm giác trơ trọi, không được lắng nghe, không được giúp đỡ, hỗ trợ.
Trong bức thư gởi đến tổng thống Pháp họ nêu thảm kịch ở một số khu phố : « Chúng tôi, các bà mẹ nạn nhân khủng bố, mẹ có con theo thánh chiến ở Syria... chúng tôi lo âu cho con mình. Một số khu phố đã trở thành những ghetto, tập trung các vấn đề xã hội. Trong trường học thì lớp thiếu tính đa dạng, có những trường thì không vào được. Còn công việc làm thì chỉ nhìn thấy địa chỉ là đã bị gạt ra. Tình trạng rất cấp bách… thuận lợi cho tuyên truyền của Daech. Chúng tôi cố gắng hành động, nhưng chỉ một mình. »
Cuối cùng các bà mẹ kêu gọi :« Thưa ngài tổng thống hãy giúp chúng tôi, giúp chúng tôi chống lại những lời hận thù, chống lại sự cực đoan hóa, làm cho những người tuyển mộ của Daech phải im tiếng… ». Trước mắt , phóng viên của L’Obs đi theo các bà mẹ như bà Latifa có con trai bị giết chết, đã đi đến các trường "nói chuyện" với học sinh.
Erdogan và hiểm nguy đến từ Thổ Nhĩ Kỳ
« Erdogan - Mối nguy hiểm Thổ Nhĩ Kỳ », tạp chí L’Express cảnh báo ngay trong dòng tựa trang bìa về những thay đổi và tham vọng của tổng thống Thổ Erdogan, với một hồ sơ hơn một chục trang.
Tác giả hồ sơ, Guillaume Perrier mô tả một ông Erdogan ngày càng độc tài, hầu như thu mình trong "Cung điện trắng" của ông, một dinh thự hơn 1000 phòng mà chỉ có những người rất thân cận được quyền đến : cô con gái Sumeyye và và người chồng Berat Al Beyrat giữ chức bộ trưởng Năng Lượng, một số cố vấn thân tín. Không ai dám nói điều gì ngược ý muốn, suy nghĩ của ông.
Erdogan đã nắm toàn quyền hành nhưng muốn xây dụng một chế độ tổng thống chế, sửa đổi Hiến Pháp để nắm trong tay tất cả các quyền hạn. Theo bài báo ông Erdogan muốn gắn định mệnh của ông vào số phận Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước này cùng với ông chỉ là một mà thôi, và như thế cho đến năm 2023, năm kỷ niệm 100 năm ngày Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời.
Ông Erdogan hiện cũng đã có tiếng nói, ý kiến trong mọi lãnh vực hoạt động của xã hội Thổ Nhĩ Kỳ, từ chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương cho đến đời sống phụ nữ mà ông cho là "phải nuôi dậy ít nhất 3 con". Chính ông ra lệnh trực tiếp cho các chủ báo đuổi các nhà báo mà ông không vừa ý, khóa miệng báo giới, còn các luật sư thì bị bắt vô cớ, có người bị giết, như ông Tahir Elçi, một người đứng ra bảo vệ người Kurdistan, đã bị bắn chết vào đầu tháng 11 /2015.
Nhiều luật sư hiện nay vẫn còn bị giam giữ. Ngày 16/03, phát biểu trước Quốc hội, ông Erdogan cho là "khủng bố không phải chỉ những kẻ cầm súng mà còn những kẻ cầm bút nữa". Chiến dịch đàn áp diễn ra dữ dội ngay sau đó. Trong những người bấy lâu nay hợp tác, làm việc, ngay cả những người được cho là trung thành nhất, thì cũng bị triệt hạ nếu dám hé môi.
Ông Erdogan ngày độc đoán hơn thì ngày càng mất đi những người ủng hộ ông trước đây, kể cả trong giới Hồi Giáo : giáo sĩ Gullen, từng là đồng minh trung thành của ông Erdogan, nay đã trở thành "kẻ thù số 1" của ông.
Theo bài báo tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sống trong nỗi ám ảnh bị kẻ thù bao vây : từ các định chế tài chính quốc tế, cho đến hãng hàng không Lufthansa cạnh tranh với hàng không Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu bị nghi muốn chia cắt Thổ Nhĩ Kỳ cho đến hệ phái Hồi Giáo Shia. Trong sinh hoạt ông Erdogan trở lại một nghi thức xa xưa, tức là có người nếm trước các món ăn trước khi đưa lên cho ông. Tại dinh của ông, như thế là có cả một "đạo quân" làm việc này.
Tình hình ngày càng xấu đi ở Thổ Nhĩ Kỳ, một nước được phương Tây xem là đồng minh, giờ đã gây lo ngại cho Liên Hiệp Châu Âu và cả Hoa Kỳ, nhất là trong lúc vừa phải tiến hành cuộc chiến chống quân thánh chiến Daech vừa phải đối phó với làn sóng nhập cư vào Châu Âu.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160521-cach-mang-van-hoa-trung-quoc-nua-the-ky-cam-ky
Trào lưu mù quáng theo Mao tại Pháp
Là một tuần báo Pháp, dĩ nhiên Courrier International cũng xem xét lại quan điểm của người Pháp về cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc và trong bài xã luận mang tựa đề « Các bộ quần áo cũ của Mao », nhà bình luận Eric Chol đã không ngần ngại nêu bật quan điểm theo Mao mù quáng của nhiều trí thức Pháp thời đó.
Với lời lẽ hết sức mỉa mai, Courrier International nhắc lại một nhận xét nổi tiếng : « Họ đã hứa hẹn một chế độ ‘chuyên chính vô sản’. Nhưng thực tế lại khác xa. Quả đúng là đã có chuyên chính, nhưng đó lại là sự độc tài của một người duy nhất ».
Đối với Courrier International, ba mươi năm sau, khi hàng trăm ngàn hồng vệ binh Trung Quốc như những con người vô tri giác muốn « nổ súng vào tổng hành dinh » và « xua đuổi quỷ sứ và tà ma », xã hội Pháp đã thiếu đi một André Gide. Một cách mù quáng, giới tinh hoa trí thức tại Pháp đã hồ hởi hoan nghênh cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc. Dù là người thiên tả hay theo xu hướng De Gaulle, dù là nhà báo hay văn nghệ sĩ, nước Pháp thời hậu tháng Năm năm 1968 như đều quỳ mọp dưới chân Người Cầm Lái Vĩ Đại, tước hiệu của Mao Trạch Đông.
Vào khi ấy, theo tuần báo Pháp, phải hướng mắt qua những nơi khác thì mới thấy được sự thật, như trên tờ South China Morning Post ở Hồng Kông hay Los Angeles Times ở Mỹ chẳng hạn. Và đặc biệt là trong tập biên khảo « Những bộ quần áo mới của Mao Chủ Tịch », trong đó tác giả người Bỉ Simon Leysngay từ năm 1974, đã cho thấy quy mô to lớn của thảm họa đã đổ ập xuống đầu Trung Quốc.
Điều oái oăm, theo Courrier International, là trong những tuần lễ gần đây, nhân kỷ niệm 50 năm Cách Mạng Văn Hóa, trong lúc ở mọi nơi đều rộ lên những bài phân tích của các nhà báo và các nhà Hán học về thập niên bị hy sinh nói trên tại Trung Quốc, thì tại chính nước này, sự kiện đó chỉ được gợi lên một cách tối thiểu. Cứ như là kể từ khi các nhà lãnh đạo Trung Quốc tuyên bố vào năm 1981 rằng Cách Mạng Văn Hóa là một sai lầm « nghiêm trọng » của Mao Trạch Đông, thì chủ đề này đã được đóng lại.
Cần phải chấm dứt việc che giấu lịch sử
Trong hồ sơ của mình, Courrier International đã điểm lại diễn tiến của cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc, và nêu bật các nhận định của chính các nhà nghiên cứu Trung Quốc ngày nay.
Theo tuần báo Pháp, số nạn nhân của Cách Mạng Văn Hóa cho đến nay vẫn là chủ đề gây tranh cãi. Điều này cũng dễ hiểu vì đây là một chủ đề cấm kỵ. Tuy nhiên tờ báo cũng nhắc đến con số từ 1 đến 3 triệu người chết, do các sử gia đưa ra, và nhất là con số 20 triệu người được nguyên soái Trung Quốc Diệp Kiếm Anh nêu bật.
Về trách nhiệm và nguyên do dẫn đến thảm họa, Courrier International đã trích dịch một bài phỏng vấn sử gia nổi tiếng Mã Dũng, được đăng trên trang web của tạp chí Phượng Hoàng tại Hồng Kông vào tháng Hai vừa qua, nhưng đã bị xóa bỏ vào tháng Năm này, đúng vào lúc báo chí chính thức tại Trung Quốc được lệnh im lặng về ngày kỷ niệm 50 Cách Mạng Văn Hóa.
Dưới tựa đề « Cần phải chấm dứt việc che giấu lịch sử », tờ báo đã ghi lại nội dung bài phỏng vấn trong đó ông Mã Dũng, sử gia tại Viện Nghiên Cứu Lịch Sử Hiện Đại thuộc Viện Hàn Lâm Khoa Học Xã Hội Trung Quốc, cho là dù cho nhiều thủ phạm đã bị vạch mặt chỉ tên, nhưng sự chỉ đạo về mặt ý thức hệ tạo nên tình trạng mơ hồ.
Đối với ông Mã Dũng mọi sự đều đã được thực hiện để tránh tội cho Mao Trạch Đông, vì vậy, cần phải có thêm nhiều nghiên cứu về vấn đề này. Nếu không có một nghiên cứu xứng đáng nào về điều này, lịch sử có nguy cơ tái diễn.
Và như để chứng minh cho nỗi lo ngại kể trên, Courrier International đã trích dịch nhận xét của môt nhà văn trên trang mạng Qq.com ở Thẩm Quyến, cho rằng chính tệ sùng bái lãnh tụ là căn nguyên dẫn đến cuộc Cách Mạng Văn Hóa Trung Quốc, và là một biểu hiện tai hại nhất. Do vậy, tệ nạn này không được quyền tái sinh. Vấn đề là nó như đã ăn sâu vào bên trong chế độ Trung Quốc, một hàm ý nhắc đến các hành động của đương kim chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Bầu cử Mỹ : Hillary và Donald Trump đều không được lòng dân
Nổi bật trên trang bìa của Courrier International là bức biếm họa với hai nhân vật Mỹ Hillary Clinton và Donald Trump mà trong tựa đề tạp chí khen là cặp tài tử đã được « tuyển chọn một cách ngoạn mục ». Bên dưới, Courrier International đăng hình vẽ Donald Trump như là một con lợn quái dị nắm trong tay bà Hillary đang nhe răng cười với vẻ thuyết phục. Tạp chí có câu chú thích : « Hillary Clinton và Donald Trump : Tại sao nước Mỹ lại không ưa thích họ ?» Đây cũng là câu hỏi mà tạp chí L’Obs cố tìm hiểu.
Dưới tựa đề : « Hoa Kỳ : Donald đối đầu với Hillary, cuộc tranh cử tồi tệ nhất », Courrier International trích báo The New York Times, nhìn thấy cả hai ứng viên đều không được lòng dân vì những lý do khác nhau và họ sẵn sàng đi quá trớn để hạ đối phương và cuộc vận động sẽ có hơi hướm đặc biệt tiêu cực.
Theo tờ báo, cử tri Mỹ sẽ chỉ thất vọng nếu họ nghĩ là khác với các cuộc bầu cử sơ bộ, cuộc vận động tranh chiếc ghế tổng thống sẽ tập trung vào các vấn đề thực sự của nước Mỹ. Cuộc đối đầu Trump-Clinton sẽ quyết liệt, hai bên sẽ không tha đối phương, nhưng là để tăng cường bêu xấu, cho thấy người kia đáng ghét như thế nào.
Vừa qua ông Donald Trump đã moi lại chuyện quan hệ lăng nhăng của Bill Clinton ở Nhà Trắng để tấn công bà Hillary, phía Hillary lại vẽ một Donald Trump nguy hiểm như thế nào nếu giao cho ông kho vũ khí hạt nhân của nước Mỹ. Trong tình hình này những vấn đề quan trọng của nước Mỹ, đối ngoại, quốc phòng v.v...sẽ bị đẩy lùi phía sau.
Tờ báo cũng nhắc lại là qua các cuộc thăm dò, cả hai ứng viên tổng thống này có điểm không được lòng dân cao nhất so với 10 cuộc bầu cử trước đây : Vào đầu tháng 5, 57% vẫn có ý kiến tiêu cực đối với Trump, nhưng có giảm so với tháng 3 (67%). Bà Clinton tháng 5 có 49% đánh giá không thuận lợi cũng giảm so với tháng 3 (56%) nhưng đấy vẫn là những mức kỷ lục.
Đối với hai người có phong cách khác nhau, chỉ trích đối với bà Clinton là trên nhưng thiếu sót hay sai sót trong quá trình hoạt động trước đây, như vụ khủng bố ở đại sứ quán Mỹ ở Benghazi, Libya – 11/09/2012, khiến vị đại sứ thiệt mạng trong thời gian bà Clinton làm ngoại trưởng. Sự cố này bị đối phương khai thác, cho thấy không thể tin tưởng bà.
Tại sao Donald Trump sẽ thất bại ?
Đối với ông Trump chưa hề bước vào chính trường, thì chính phong cách của ông làm người ta chán ngán. Vì thế, Courrier International đã trích báo The Boston Globe, giải thích « Tại sao Trump sẽ không thắng ». Trước câu hỏi : Donald Trump có thể giành được Nhà Trắng hay không, tác giả bài viết cho là mọi điều có thể xẩy ra nhưng Donald Trump có lẽ sẽ bị đánh bại.
Lý do đơn giản : những lời lẽ mị dân, quá trớn, những lời hứa nhăng hứa cuội của ông Trump cho đến giờ này có thể là đã thu hút đông đảo người bất mãn, tuy nhiên, khi cuộc tranh cử sắp tới mở rộng ra toàn quốc, với tranh luận xoáy vào những vấn đề cụ thể hơn, đối ngoại cũng như đối nội, thì ôngTrump không thể bì với bà Clinton.
Hillary Clinton có thể thắng dù không chinh phục được nhân tâm
Bên cạnh đó Courrier International còn trích bài của tờ Politico, Arlington, với dòng tựa hai chiều : « Clinton, người có triển vọng không được ưa thích ». Tác giả bài báo nhận thấy ứng viên đảng Dân Chủ có rất nhiều triển vọng bước vào Nhà Trắng. Nhưng bà có lẽ sẽ có một nhiệm kỳ không mấy yên ổn do không có đề án lớn lôi cuốn được đám đông. Và đấy là nghịch lý : Bà Clinton có thể giành được chiếc ghế tổng thống nhưng bà sẽ « mất nước Mỹ ».
Vấn đề đối với bà Clinton là bà không đưa ra được một đề án lớn lao để lôi cuốn cử tri trong thời buổi khó khăn, hoang mang hiện nay tại Mỹ. Họ muốn thay đổi, có cái gì khác thường, nhưng bà Clinton lại quá thận trọng, thực tế, không muốn hứa những điều không thể thực hiện. Thái độ thận trọng này rất tẻ nhạt, trong lúc Donald Trump và Bernie Sanders, có thể không thực tế, nhưng lại nói lên những gì người ta muốn nghe, hứa hẹn thay đổi triệt để. Thông điệp của họ rất rõ.
Kết luận là nhược điểm của bà Clinton vẫn là không nói được rõ ràng bà muốn làm gì ở cương vị tổng thống. Cho nên tác giả bài báo nhìn thấy trước : Có giành được chiếc ghế tỏng thống, nhiệm kỳ bà Clinton sẽ rất khó khăn, bà sẽ không được sự tin tưởng của người dân.
Tạp chí L’Obs cũng nhìn thấy bà Hillary có nhiểu triển vọng trở thành nữ tổng thống đầu tiên của nước Mỹ, nhưng nhiều người bỏ phiếu cho bà một cách miễn cưỡng. L’Obs nêu 10 lý do tại sao người ta không mấy hứng thú với bà.
Thứ nhất là bà không có không có tài thu phục nhân tâm, kế đến bà bị xem là không nhất quán, nói láo, có quá nhiều sai sót. Ngoài ra bà còn là biểu tượng của giới quyền thế bên trên, không ‘chân thực’. Một lý do khác là bà chơi lá bài phụ nữ nhưng phụ nữ lại không thích bà. Cuối cùng là không ai biết bà thiên tả hay thiên hữu, cách thể hiện lúc này lúc nọ, và nhiều người đi đến kết luận là bà cơ hội chủ nghĩa.
Pháp : Các bà mẹ cầu cứu đến Tổng thống để cứu con em mình
L’Obs tuần này quan tâm đến một vấn đề xã hội Pháp : nạn bạo hành và phân biệt đối xử trong nhà trường , Daech.., khiến cho các bà mẹ đã phải kêu cứu đến chính quyền : « Ngài tổng thống, hãy cứu con em của chúng tôi », tít lớn trang bìa.
Trong bài phóng sự nặng trĩu, phóng viên của L’Obs nêu lên cuộc đấu tranh của một số bà mẹ có con đi theo Daech, hoặc là nạn nhân của Daech. Thanh niên ở các khu phố nghèo, thất nghiệp cao, thất bại học đường, rất dễ dàng nghe theo lời chiêu dụ của quân thánh chiến Daech, rất năng động trong việc tuyển mộ thêm quân.
Các bà mẹ lâm vào tình cảnh này quyết định không buông tay và liên kết nhau hành động. Điều kỳ diệu theo bài phóng sự, là tuy ở trong những tình huống dễ gây ra thù oán, nhưng họ lại đoàn kết với nhau, nhắm cùng một mục tiêu. Trong lá thư kêu gọi đến tổng thống cứu con họ, người ta thấy cả bà mẹ mà con bị thánh chiến giết chết, lẫn những người có con đi theo thánh chiến, chết tận Syria.
Mục tiêu cuộc đấu tranh của các bà mẹ liên kết nhau qua mạng, ở Paris-Ile de France, các thành phố như Roubaix, Nice… lập ra cả một « đội hành động », là làm thế nào đưa con họ ra khỏi vòng hiểm nguy của xu hướng cực đoan hóa, có cuộc sống bình thường trở lại. Trước vấn đề to lớn như thế các bà mẹ có cảm giác trơ trọi, không được lắng nghe, không được giúp đỡ, hỗ trợ.
Trong bức thư gởi đến tổng thống Pháp họ nêu thảm kịch ở một số khu phố : « Chúng tôi, các bà mẹ nạn nhân khủng bố, mẹ có con theo thánh chiến ở Syria... chúng tôi lo âu cho con mình. Một số khu phố đã trở thành những ghetto, tập trung các vấn đề xã hội. Trong trường học thì lớp thiếu tính đa dạng, có những trường thì không vào được. Còn công việc làm thì chỉ nhìn thấy địa chỉ là đã bị gạt ra. Tình trạng rất cấp bách… thuận lợi cho tuyên truyền của Daech. Chúng tôi cố gắng hành động, nhưng chỉ một mình. »
Cuối cùng các bà mẹ kêu gọi :« Thưa ngài tổng thống hãy giúp chúng tôi, giúp chúng tôi chống lại những lời hận thù, chống lại sự cực đoan hóa, làm cho những người tuyển mộ của Daech phải im tiếng… ». Trước mắt , phóng viên của L’Obs đi theo các bà mẹ như bà Latifa có con trai bị giết chết, đã đi đến các trường "nói chuyện" với học sinh.
Erdogan và hiểm nguy đến từ Thổ Nhĩ Kỳ
« Erdogan - Mối nguy hiểm Thổ Nhĩ Kỳ », tạp chí L’Express cảnh báo ngay trong dòng tựa trang bìa về những thay đổi và tham vọng của tổng thống Thổ Erdogan, với một hồ sơ hơn một chục trang.
Tác giả hồ sơ, Guillaume Perrier mô tả một ông Erdogan ngày càng độc tài, hầu như thu mình trong "Cung điện trắng" của ông, một dinh thự hơn 1000 phòng mà chỉ có những người rất thân cận được quyền đến : cô con gái Sumeyye và và người chồng Berat Al Beyrat giữ chức bộ trưởng Năng Lượng, một số cố vấn thân tín. Không ai dám nói điều gì ngược ý muốn, suy nghĩ của ông.
Erdogan đã nắm toàn quyền hành nhưng muốn xây dụng một chế độ tổng thống chế, sửa đổi Hiến Pháp để nắm trong tay tất cả các quyền hạn. Theo bài báo ông Erdogan muốn gắn định mệnh của ông vào số phận Thổ Nhĩ Kỳ, đất nước này cùng với ông chỉ là một mà thôi, và như thế cho đến năm 2023, năm kỷ niệm 100 năm ngày Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ ra đời.
Ông Erdogan hiện cũng đã có tiếng nói, ý kiến trong mọi lãnh vực hoạt động của xã hội Thổ Nhĩ Kỳ, từ chính sách tiền tệ của Ngân Hàng Trung Ương cho đến đời sống phụ nữ mà ông cho là "phải nuôi dậy ít nhất 3 con". Chính ông ra lệnh trực tiếp cho các chủ báo đuổi các nhà báo mà ông không vừa ý, khóa miệng báo giới, còn các luật sư thì bị bắt vô cớ, có người bị giết, như ông Tahir Elçi, một người đứng ra bảo vệ người Kurdistan, đã bị bắn chết vào đầu tháng 11 /2015.
Nhiều luật sư hiện nay vẫn còn bị giam giữ. Ngày 16/03, phát biểu trước Quốc hội, ông Erdogan cho là "khủng bố không phải chỉ những kẻ cầm súng mà còn những kẻ cầm bút nữa". Chiến dịch đàn áp diễn ra dữ dội ngay sau đó. Trong những người bấy lâu nay hợp tác, làm việc, ngay cả những người được cho là trung thành nhất, thì cũng bị triệt hạ nếu dám hé môi.
Ông Erdogan ngày độc đoán hơn thì ngày càng mất đi những người ủng hộ ông trước đây, kể cả trong giới Hồi Giáo : giáo sĩ Gullen, từng là đồng minh trung thành của ông Erdogan, nay đã trở thành "kẻ thù số 1" của ông.
Theo bài báo tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ sống trong nỗi ám ảnh bị kẻ thù bao vây : từ các định chế tài chính quốc tế, cho đến hãng hàng không Lufthansa cạnh tranh với hàng không Thổ Nhĩ Kỳ, Liên Hiệp Châu Âu bị nghi muốn chia cắt Thổ Nhĩ Kỳ cho đến hệ phái Hồi Giáo Shia. Trong sinh hoạt ông Erdogan trở lại một nghi thức xa xưa, tức là có người nếm trước các món ăn trước khi đưa lên cho ông. Tại dinh của ông, như thế là có cả một "đạo quân" làm việc này.
Tình hình ngày càng xấu đi ở Thổ Nhĩ Kỳ, một nước được phương Tây xem là đồng minh, giờ đã gây lo ngại cho Liên Hiệp Châu Âu và cả Hoa Kỳ, nhất là trong lúc vừa phải tiến hành cuộc chiến chống quân thánh chiến Daech vừa phải đối phó với làn sóng nhập cư vào Châu Âu.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20160521-cach-mang-van-hoa-trung-quoc-nua-the-ky-cam-ky
Geen opmerkingen:
Een reactie posten