Đến lượt Malaysia phản đối Trung Quốc xâm phạm lãnh hải
Tàu hải cảnh Trung Quốc thả neo tại Luconia Shoals, Biển Đông.DR
Trong một động thái được ghi nhận là bất thường, chính quyền Kuala Lumpur ngày 08/06/2015 tuyên bố là họ sẽ phản đối vụ tàu Hải cảnh Trung Quốc bị cáo buộc là đã thâm nhập vào vùng lãnh hải của Malaysia. Vụ việc xẩy ra tại một vùng biển ở phía bắc Borneo.
Trong một bài phỏng vấn, ông Shahidan Kassim ,Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia, khẳng định là tàu công vụ của Trung Quốc đã thâm nhập vào một khu vực không phải là vùng có tranh chấp chủ quyền. Kuala Lumpur đang có « hành động ngoại giao » để phản đối Bắc Kinh, và Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak sẽ trực tiếp nêu vấn đề với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Lời phản đối Trung Quốc một cách công khai của Malaysia rất đáng chú ý ,vì từ trước đến nay, nước này thường rất kín tiếng trong hồ sơ Biển Đông, ít khi chỉ trích Trung Quốc, ngược lại với hai láng giềng Philippines và Việt Nam.
Vào tuần trước, chính Bộ trưởng Kassim đã tiết lộ vụ tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Malaysia khi cho đăng trên trang Facebook cá nhân của mình hình ảnh một con tàu Hải cảnh của Trung Quốc thả neo tại Luconia Shoals.
Đây là một vùng gồm nhiều đảo nhỏ và rạn san hô, nằm sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế khoảng 400 km mà Malaysia tuyên bố. Vùng này chỉ cách đảo lớn Borneo của Malaysia khoảng 150 km về phía bắc, trong lúc cách lục địa Trung Quốc khoảng 2.000 km.
Khi được hỏi về tuyên bố của chính quyền Malaysia vào hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từ chối trả lời, cho rằng ông không có thông tin gì về lời cáo buộc của Malaysia, theo đó tàu Trung Quốc đã thả neo tại Luconia Shoals.
Luconia Shoals nằm gần cực nam của cái gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc sử dụng để đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Khu vực này là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan và Malaysia.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150608-den-luot-malaysia-phan-doi-trung-quoc-xam-pham-lanh-hai/
Nếu quả thực như vậy, Malaysia lần đầu tiên được cho là bỏ thái độ dè dặt mềm mỏng với Trung Quốc trong lĩnh vực chủ quyền ở Biển Đông.
Tin này được đưa ra sau khi ông Shahidan đăng trên mạng Facebook một số hình mà ông nói là tàu hải giám của Trung Quốc thả neo ở Bãi Luconia, cách Borneo 150km về phía bắc.
Bãi này nằm trong vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý của Malaysia và cách đất liền của Trung Quốc tới 2.000km.
Bộ trưởng Shahidan nói thêm là bất cứ tàu nước ngoài nào đi vào vùng này đều là "vi phạm".
Ông nói: "Đây không phải khu vực tranh chấp. Bởi vậy, chúng tôi sẽ có biện pháp ngoại giao".
Năm 2013, Kualar Lumpur cũng không lên tiếng mạnh sau khi tàu hải quân Trung Quốc tiến vào gần Bãi James (James Shoal) cũng nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của Malaysia.
Tuy nhiên, một số nguồn tin ngoại giao cho rằng sự kiện James Shoal đã đánh động nhận thức của một số lãnh đạo nước này.
Tháng 3/2013, tàu đổ bộ của hải quân Trung Quốc cũng đã tới tập trận và phô trương sức mạnh tại Bãi James, chỉ cách bờ biển của Malaysia có 80km.
Điều đáng nói là Bãi James nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Trung Quốc tới 1.800km và nằm bên ngoài đường "lưỡi bò".
Đội tàu chiến của Trung Quốc bao gồm bốn chiếc: tàu Hoành Thủy 572, tàu hộ vệ Lan Châu 170, Ngọc Lâm 569 và tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn 999. đã tập trận quy mô lớn một cách bất ngờ ngay cả với giới quan sát.
Không rõ cuộc thảo luận giữu Thủ tướng Najib và Chủ tịch Tập sẽ diễn ra khi nào.
Quay lại đầu
Lời phản đối Trung Quốc một cách công khai của Malaysia rất đáng chú ý ,vì từ trước đến nay, nước này thường rất kín tiếng trong hồ sơ Biển Đông, ít khi chỉ trích Trung Quốc, ngược lại với hai láng giềng Philippines và Việt Nam.
Vào tuần trước, chính Bộ trưởng Kassim đã tiết lộ vụ tàu Trung Quốc xâm phạm vùng biển của Malaysia khi cho đăng trên trang Facebook cá nhân của mình hình ảnh một con tàu Hải cảnh của Trung Quốc thả neo tại Luconia Shoals.
Đây là một vùng gồm nhiều đảo nhỏ và rạn san hô, nằm sâu bên trong vùng đặc quyền kinh tế khoảng 400 km mà Malaysia tuyên bố. Vùng này chỉ cách đảo lớn Borneo của Malaysia khoảng 150 km về phía bắc, trong lúc cách lục địa Trung Quốc khoảng 2.000 km.
Khi được hỏi về tuyên bố của chính quyền Malaysia vào hôm nay, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi từ chối trả lời, cho rằng ông không có thông tin gì về lời cáo buộc của Malaysia, theo đó tàu Trung Quốc đã thả neo tại Luconia Shoals.
Luconia Shoals nằm gần cực nam của cái gọi là đường lưỡi bò mà Trung Quốc sử dụng để đòi chủ quyền trên hầu như toàn bộ Biển Đông. Khu vực này là đối tượng tranh chấp giữa Trung Quốc, Đài Loan và Malaysia.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20150608-den-luot-malaysia-phan-doi-trung-quoc-xam-pham-lanh-hai/
Malaysia 'phản đối tàu TQ vi phạm lãnh hải'
- 1 giờ trước
Tin cho hay Malaysia sẽ phản đối tàu Trung Quốc 'vi phạm lãnh hải' nước này ở phía bắc đảo Borneo.
Tờ Wall Street Journal dẫn lời Bộ trưởng An ninh Quốc gia Shahidan Kassim nói rằng Thủ tướng Najib Razak sẽ mang vấn đề này ra thảo luận trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.Nếu quả thực như vậy, Malaysia lần đầu tiên được cho là bỏ thái độ dè dặt mềm mỏng với Trung Quốc trong lĩnh vực chủ quyền ở Biển Đông.
Tin này được đưa ra sau khi ông Shahidan đăng trên mạng Facebook một số hình mà ông nói là tàu hải giám của Trung Quốc thả neo ở Bãi Luconia, cách Borneo 150km về phía bắc.
Bãi này nằm trong vùng kinh tế đặc quyền 200 hải lý của Malaysia và cách đất liền của Trung Quốc tới 2.000km.
Bộ trưởng Shahidan nói thêm là bất cứ tàu nước ngoài nào đi vào vùng này đều là "vi phạm".
Ông nói: "Đây không phải khu vực tranh chấp. Bởi vậy, chúng tôi sẽ có biện pháp ngoại giao".
Thận trọng trong ứng xử
Cho tới nay, Malaysia vẫn giữ thái độ thận trọng trong cách thức ứng xử với Trung Quốc tại Biển Đông.Năm 2013, Kualar Lumpur cũng không lên tiếng mạnh sau khi tàu hải quân Trung Quốc tiến vào gần Bãi James (James Shoal) cũng nằm trong vùng kinh tế đặc quyền của Malaysia.
Tuy nhiên, một số nguồn tin ngoại giao cho rằng sự kiện James Shoal đã đánh động nhận thức của một số lãnh đạo nước này.
Tháng 3/2013, tàu đổ bộ của hải quân Trung Quốc cũng đã tới tập trận và phô trương sức mạnh tại Bãi James, chỉ cách bờ biển của Malaysia có 80km.
Điều đáng nói là Bãi James nằm ở phía Nam quần đảo Trường Sa, cách bờ biển Trung Quốc tới 1.800km và nằm bên ngoài đường "lưỡi bò".
Đội tàu chiến của Trung Quốc bao gồm bốn chiếc: tàu Hoành Thủy 572, tàu hộ vệ Lan Châu 170, Ngọc Lâm 569 và tàu đổ bộ Tỉnh Cương Sơn 999. đã tập trận quy mô lớn một cách bất ngờ ngay cả với giới quan sát.
Không rõ cuộc thảo luận giữu Thủ tướng Najib và Chủ tịch Tập sẽ diễn ra khi nào.
Tin liên quan
- TQ vẫn nói xây đảo là 'hợp pháp'
- TQ 'cần tôn trọng chủ quyền VN'
- Trung-Mỹ tiếp tục căng thẳng về tuần tra
http://www.bbc.com/vietnamese/world/2015/06/150609_malaysia_china_scs
Thứ ba, 9/6/2015 | 09:26 GMT+7
Malaysia phản đối tàu Trung Quốc xâm nhập vùng đặc quyền kinh tế
Malaysia hôm qua tuyên bố sẽ phản đối sự xâm nhập của tàu tuần duyên Trung Quốc vào vùng biển phía bắc đảo Borneo, một bước đi cứng rắn bất thường của nước này trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở Biển Đông.
Tàu tuần duyên Trung Quốc được cho là đã neo đậu ở cụm bãi cạn Luconia. Ảnh: Borneopost
|
Ông Shahidan Kassim, Bộ trưởng An ninh Quốc gia Malaysia, tuần trước đăng ảnh trên trang mạng xã hội Facebook, cho thấy một tàu chấp pháp Trung Quốc neo đậu tại cụm bãi cạn Luconia. Khu vực gồm nhiều rạn đá ngầm này nằm cách đảo Borneo 150 km về phía bắc, sâu trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý (gần 400 km) mà Malaysia tuyên bố chủ quyền. Bãi cạn cách Trung Quốc đại lục khoảng 2.000 km.
"Đây không phải là khu vực có tuyên bố chủ quyền chồng lấn. Trong trường hợp này, chúng tôi đang có hành động ngoại giao", ông Kassim hôm qua nói. Ông cho biết Thủ tướng Malaysia Najib Tun Razak sẽ nêu vấn đề này trực tiếp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Malaysia đến nay nhìn chung khá thận trọng trong tranh chấp Biển Đông.
Hồng Lỗi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc, hôm qua nói ông không biết tuyên bố của Malaysia về việc một tàu nước này neo đậu tại cụm bãi cạn Luconia.
Cụm bãi cạn Luconia nằm gần điểm cực nam của cái gọi là "đường 9 đoạn" do Trung Quốc đơn phương vạch ra nhằm tuyên bố chủ quyền với khoảng 90% Biển Đông. Bắc Kinh chưa bao giờ định nghĩa chính xác phạm vi của tuyên bố chủ quyền, nhưng Philippines đang cố gắng để "đường 9 đoạn" bị tuyên bố là bất hợp pháp tại tòa án trọng tài quốc tế ở The Hague (La Haye), Hà Lan.
Ký hiệu màu đỏ cho thấy vị trí cụm bãi cạn Luconia. Đồ họa: googlemaps
|
Cụm bãi cạn Luconia "giàu dầu mỏ và khí đốt tự nhiên", ông Kassim viết trên Facebook.
Tại hội nghị thượng đỉnh an ninh ninh Đối thoại Shangri-La ở Singapore hồi tháng trước, Bộ trưởng Quốc phòng Malaysia Hishammuddin Hussein báo động rằng tranh chấp Biển Đông đang trở nên tồi tệ hơn. "Nếu chúng ta không cẩn trọng, nó chắc chắn leo thang thành một trong những cuộc xung đột tồi tệ nhất trong thời đại của chúng ta, nếu không muốn nói trong lịch sử của chúng ta", ông nói.
Trung Quốc hồi tháng 1/2014 lần thứ hai trong năm triển khai đội gồm ba tàu tới Bãi ngầm James, một khu vực cả hai nước tuyên bố chủ quyền. Bãi ngầm này nằm ở gần giới hạn phía nam của "đường 9 đoạn". Các quan chức Malaysia vào thời điểm đó bác bỏ các thông tin trên truyền thông địa phương về ý định xây một căn cứ quân sự mới trên đảo Borneo để đối phó với mối đe dọa đang gia tăng từ Trung Quốc.
Đại tướng Mohd. Zin, Tư lệnh Lực lượng Vũ trang Malaysia, tại Đối thoại Shangri-la tháng trước chỉ trích Trung Quốc khiến các nước láng giềng phải lo lắng trước ý đồ của nước này. "Chúng tôi không biết họ đang cố làm điều gì", ông nói. "Tốt hơn là nếu Trung Quốc có thể phát biểu công khai và tuyên bố họ đang làm gì".
Trọng Giáp (theo Wall Street Journal)
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/malaysia-phan-doi-tau-trung-quoc-xam-nhap-vung-dac-quyen-kinh-te-3230967.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten