woensdag 6 mei 2015

Xây đảo không giúp Trung Quốc đòi yêu sách ở Biển Đông

Thứ tư, 6/5/2015 | 15:22 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ tư, 6/5/2015 | 15:22 GMT+7

Xây đảo không giúp Trung Quốc đòi yêu sách ở Biển Đông

Việc Trung Quốc đang biến các đá ở Trường Sa thành các đảo nhân tạo không giúp Bắc Kinh biến các yêu sách của mình thành hiện thực, theo phân tích của một số chuyên gia pháp lý.
vanh-9763-1430881498.jpg
Trung Quốc đang tiến hành xây dựng tại nhiều đá ở Trường Sa, trong ảnh là tiến độ cải tạo ở đá Vành Khăn thuộc chủ quyền Việt Nam. Ảnh: CSIS
"Các đảo nhân tạo không có vị thế như các đảo tự nhiên, tức là không có vùng biển thuộc chủ quyền của một nước và sự hiện diện của nó không ảnh hưởng tới việc phân định vùng biển thuộc chủ quyền, chúng chỉ có giá trị như các vật thể khác như giàn khoan dầu quy mô lớn, theo Công ước Luật biển năm 1982 của Liên Hợp Quốc UNCLOS. Nếu Trung Quốc xây các đảo nhân tạo ở các khu vực tranh chấp, họ không tạo nên được giá trị pháp lý mới", Tiến sĩ Wim Muller, nghiên cứu sinh tại Viện hoàng gia về Các vấn đề quốc tế Chatham House, Anh, nói với VnExpress.
Bắc Kinh gần đây công khai thừa nhận việc đang đẩy nhanh việc bồi đắp và xây dựng các cơ sở hạ tầng tại một số đá thuộc chủ quyền của Việt Nam ở Trường Sa. Các hình ảnh vệ tinh do Philippines và các tổ chức nghiên cứu quốc phòng quốc tế công bố cho thấy Trung Quốc cải tạo 7 bãi đá và có thể xây đường băng ở đá Chữ Thập, Gạc Ma, Subi. Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi hồi giữa tháng trước cho rằng mọi hoạt động cải tạo của Trung Quốc ở Biển Đông nhằm "cải thiện điều kiện làm việc và sinh hoạt" của binh lính đồn trú trên đó, và hoạt động được tiến hành trong "phạm vi chủ quyền" của Trung Quốc.
Tiến sĩ Alexander Vuving, Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á - Thái Bình Dương của Mỹ khi trao đổi với VnExpress giữa năm ngoái từng cảnh báo Trung Quốc cải tạo các đá ở Biển Đông để biến thành các đảo có thể duy trì đời sống của con người. Nhờ đó Bắc Kinh mưu toan tìm cách biến các yêu sách nằm trong vùng đặc quyền kinh tế phạm vi 200 hải lý bao quanh các đảo nhân tạo này.
Tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, Giáo sư Richard Heydarian, Đại học De La Salle Manila, Philippines, cũng đồng tình với ông Muller, cho rằng việc Trung Quốc tăng tốc bồi đắp các đá ở Trường Sa thành các đảo, nhằm biến đường 9 đoạn ở Biển Đông thành đường ranh giới có cơ sở pháp lý "là điều không thể".
"Tôi cho rằng việc bồi đắp của Trung Quốc là nhắm tới tạo áp lực chính trị với các nước liên quan. Tôi rất lo ngại về việc này", Giáo sư Alexander Proelss, Khoa Luật, Đại học Trier, Đức, bày tỏ.
Theo ông Muller, bản chất của các hoạt động bồi đắp của Trung Quốc ở Trường Sa là mang tính chiến lược, theo cách thay đổi cán cân quyền lực trong khu vực theo cách Bắc Kinh mong muốn.
Hai kịch bản cho vụ kiện của Philippines
"Tôi sẽ không ngạc nhiên nếu Trung Quốc tiếp tục quấy rối Philippines, điều đã xảy ra hồi 2014 khi Philippines xúc tiến tài liệu cho vụ kiện. Bắc Kinh cũng sẽ tăng cường áp lực chính trị với Manila khi tòa tuyên bố có quyền phán quyết với vụ án", Heydarian dự báo phản ứng của Bắc Kinh trước khi Tòa trọng tài thường trực đưa ra phán quyết về vụ kiện của Philippines.
Tháng 1/2013, Philippines đệ đơn lên Tòa Trọng tài Thường trực nhằm tìm cách vô hiệu hóa tuyên bố chủ quyền dựa trên "đường 9 đoạn" của Trung Quốc. Tháng 3/2014, Manila trình tập hồ sơ pháp lý dày 4.000 trang để củng cố thêm cho vụ kiện.
Tuy không chắc chắn về phán quyết cuối cùng Tòa trọng tài thường trực đưa ra với vụ kiện mà Philippines khởi xướng, dự kiến vào năm 2016, nhưng Giáo sư Heydarian tin tòa sẽ thực thi quyền phán quyết với vụ kiện. Trung Quốc thực tế rất thất vọng khi vụ kiện diễn tiến đến lúc này. Nếu tòa tuyên bố họ có quyền phán quyết thì Trung Quốc, nước bị kiện, sẽ trở nên yếu thế so với các nước cùng có tranh chấp ở Biển Đông. 
Chuyên gia Philippines bày tỏ hy vọng tòa Trọng tài Thường trực có thể yêu cầu Trung Quốc làm rõ ít nhất là quyền lịch sử của mình với "đường 9 đoạn" ở Biển Đông, có thể coi là căn cứ để xem xét cơ sở pháp lý của ranh giới. Mặc dù việc này không khiến Trung Quốc ngừng việc cải tạo, bồi đắp các đá ở Trường Sa hiện nay, nhưng đó là "bước đầu tiên tốt đẹp" khiến "đường 9 đoạn" của Trung Quốc bị vướng vào tình thế phải làm rõ về mặt pháp lý. 
Thận trọng hơn, Giáo sư Alexander Proelss cho rằng nếu kịch bản xấu xảy ra, tức là tòa Trọng tài Thường trực cho biết họ không có quyền phán quyết với vụ kiện, thì Trung Quốc sẽ có được ưu thế về mặt chính trị và tăng cường đòi hỏi các nước liên quan đến tranh chấp chấp thuận đàm phán song phương.
"Nếu tòa nói họ không có quyền phán quyết, các nước cùng có tranh chấp hãy xem xét tòa không có quyền phán quyết ở những điểm nào, sau đó tập trung vào các điểm khác và tiếp tục kiện Trung Quốc ở các khía cạnh đó", Proelss nêu gợi ý.
Mặc dù nhìn nhận các nước thành viên ASEAN phải đối diện với một Trung Quốc có chiến lược và ưu thế là nước lớn, nhưng ông Proelss khẳng định "Trung Quốc không có quyền sở hữu với tất cả các thực thể mà họ nêu yêu sách".
Giáo sư cũng cho rằng Trung Quốc khó mà bác bỏ hoàn toàn hoặc ngó lơ quyền phán quyết của tòa án, bởi việc không tôn trọng luật pháp quốc tế sẽ ảnh hưởng tới lợi ích lâu dài của chính Trung Quốc, ảnh hưởng tới trật tự thế giới.
ASEAN cần thay đổi chiến lược
Bày tỏ sự "sốt ruột" với tiến độ của Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) mà ASEAN và Trung Quốc đang thảo luận, Giáo sư Heydarian nêu đề xuất Hiệp hội nên thiết lập cơ chế "tiểu đa phương" (minilateral) trong ASEAN. Cơ chế này không đòi hỏi tất cả các nước thành viên tham gia vào nỗ lực thúc đẩy đàm phán với Trung Quốc, mà chỉ bao gồm các nước có liên quan đến tranh chấp như Philippines, Việt Nam, Malaysia cùng hai nước có vai trò lớn trong ASEAN là Indonesia và Singapore.
"ASEAN còn nhiều vấn đề như kinh tế, chính trị, kết nối, do đó chúng ta nên có một Nhóm làm việc liên quan mật thiết đến vấn đề để thúc đẩy tiến trình giải quyết tranh chấp ở Biển Đông. Điều đó chứng tỏ ASEAN có thể tự mình giải quyết vấn đề mà không cần sự can thiệp từ bên ngoài", Heydarian nói.
Giáo sư Philippines dẫn chứng sức mạnh của ASEAN khi hiệp hội ra tuyên bố quan ngại về hành động đơn phương đặt giàn khoan dầu trái phép của Trung Quốc trong vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam tháng 5 năm ngoái, đồng thời điều tàu và máy bay đến hăm dọa Việt Nam. "Trung Quốc thực sự hoảng hốt và tức giận".
Đồng tình với việc cần tăng cường hơn vai trò của ASEAN, Giáo sư Proelss gợi ý nếu hiệp hội càng có nhiều thỏa thuận nội khối, chứng tỏ sự nhất trí về biện pháp giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc có thể sẽ phải thay đổi chiến lược và nói "Được rồi, chúng tôi sẽ có một số thỏa hiệp".
Việc ASEAN thể hiện quan điểm của mình rõ ràng cũng có tác dụng giúp các nước bên ngoài bày tỏ sự phản đối với Trung Quốc ở Biển Đông. Các nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ đã lên tiếng, Đức và các nước châu Âu khác cũng ủng hộ quan điểm của ASEAN.
"Tôi không tin Trung Quốc cuối cùng có thể thực hiện được tham vọng kiểm soát toàn bộ Biển Đông nếu vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nội khối ASEAN", Proelss nói.
Việt Anh
7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+ Email cho bạn bè
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/xay-dao-khong-giup-trung-quoc-doi-yeu-sach-o-bien-dong-3209584.html

Thứ ba, 5/5/2015 | 21:51 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ ba, 5/5/2015 | 21:51 GMT+7

Mời Mỹ dùng đảo nhân tạo trên Biển Đông, Trung Quốc 'vừa đấm vừa xoa'

Bằng việc mời các nước cùng sử dụng cơ sở xây dựng bất hợp pháp tại Biển Đông, Trung Quốc hy vọng có thể xoa dịu được sự giận dữ của các nước trong khi vẫn duy trì kiểm soát những khu vực chiếm đóng.
Trung Quốc cũng đẩy mạnh cải tạo đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh đã lấp cát và san hô cành để bồi đắp khu vực có diện tích khoảng 2,42 km2, cho đến ngày 13/4.
Trung Quốc đẩy mạnh cải tạo trái phép đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh đã lấp cát và san hô cành để bồi đắp khu vực có diện tích khoảng 2,42 km2, tính đến ngày 13/4. Ảnh: Victor Robert Lee & DigitalGlobe
Gần đây, Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp đảo tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đông.
Đầu tháng 4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố kế hoạch chi tiết, thông báo các hoạt động trên để phục vụ nghiên cứu khoa học, quan sát khí tượng, bảo vệ môi trường và cung cấp dịch vụ nghề cá. Các cơ sở hỗ trợ điều hướng, trú ẩn, tìm kiếm và cứu hộ cũng đang được xây dựng. Theo đó, các cơ sở trên sẽ có lợi cho Trung Quốc, và “những nước láng giềng cũng như chính các tàu trước nguy cơ gặp bão”.
Thậm chí, trong cuộc hội đàm trực tuyến giữa Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi với Tham mưu trưởng hải quân Mỹ Jonathan Greenert hôm 29/4, tướng Ngô một lần nữa khẳng định hoạt động xây dựng trên các đá ở Biển Đông “không ảnh hưởng đến tự do đi lại trên biển và trên bộ”, đồng thời cho biết Bắc Kinh hoan nghênh Washington, các nước liên quan và các tổ chức quốc tế sử dụng các cơ sở trên.
Theo Wall Street Journal (WSJ), phát ngôn đến từ một tướng lĩnh cao cấp như trên là động thái “hòa hoãn bất thường”, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ và nhiều nước châu Á lên án hành động thay đổi hiện trạng tại Biển Đông của Trung Quốc.
Các nhà phân tích lưu ý rằng lời mời được đưa ra từ giới chức quân sự và Trung Quốc dường như hy vọng có thể xoa dịu căng thẳng trong khu vực.
“Bằng việc mở các cơ sở cho sử dụng dân sự trong tương lai, quân đội Trung Quốc (PLA) hy vọng xoa dịu được sự giận dữ đối với hoạt động xây dựng ở các đá trên Biển Đông”, Ni Lexiong, bình luận viên quân sự ở Thượng Hải, cho biết với SCMP. “So với những gì PLA luôn nói, rằng Trường Sa thuộc về Trung Quốc và không ai có thể can thiệp vào công việc của họ, thì đây là cách tiếp cận hòa hoãn và ngoại giao hơn”.
Ông cũng cho rằng Trung Quốc dùng cách tiếp cận "vừa đấm vừa xoa" tức, vừa muốn phô diễn sức mạnh, sự thống trị của mình trong khu vực, vừa không muốn đẩy sự giận dữ của các nước khác đi quá xa.
Theo sĩ quan quân đội kỳ cựu của Trung Quốc Yue Gang, lời mời là “biện minh hợp lý” cho những gì PLA đang xây dựng ở Biển Đông. “Nó thể hiện Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ sử dụng các cơ sở với mục đích hòa bình nhưng vẫn có thể kiểm soát các bãi đá này”, Yue nói.
Cùng chung nhận định trên, bình luận viên Ankit Panda của Diplomat cho rằng, Trung Quốc có thể thay đổi các lý do biện bạch cho hành động xây đắp đảo trên Biển Đông, nhưng không vì vậy mà làm dịu đi mối quan ngại của Mỹ và khu vực.
“Cả ASEAN và Mỹ đều không thấy thuyết phục trước những mục đích mà Trung Quốc tự cho là thân thiện”, ông Panda bình luận.“Bắc Kinh sẽ phải vật lộn khó khăn để khiến các nước có lợi ích liên quan khác trong khu vực thuận theo phương thức của họ”.
Ngay trước cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hải quân Mỹ - Trung, ngày 28/4, Hội nghị Cấp cao ASEAN ra tuyên bố chung nhấn mạnh việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định tại đây.
Cùng ngày, phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cáo buộc Bắc Kinh “phô diễn sức mạnh” thông qua các tuyên bố chủ quyền và việc xây đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Trong bối cảnh chung trên, Washington đã khước từ đề nghị của đại diện quân đội Trung Quốc. Hôm 1/5, Ông Jeff Rathke, quyền phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, khẳng định các hoạt động xây đảo của Trung Quốc tại Biển Đông không đóng góp gì cho hòa bình ở khu vực. “Điều này vẫn đúng kể cả khi một số quan chức Trung Quốc vừa tuyên bố, các cơ sở đang bị nghi vấn được dùng cho mục đích dân sự, đối phó với thiên tai”, ông Rathke cho biết.
Mặt khác, nội bộ giới quân sự và học giả Mỹ cùng chung nhận định rằng hoạt động xây đảo của Trung Quốc, đặc biệt là đường băng dài 3.000 m trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm mục đích thâu tóm về quân sự vùng biển xung quanh thông qua kiểm soát vùng trời.
“Chúng tôi khẳng định rằng công trình này là dành cho máy bay quân sự, dù đương nhiên một đường băng vẫn là một đường băng, miễn là nó đủ dài thì mọi thứ đều có thể cất – hạ cánh”, biên tập viên James Hardy thuộc tuần san quốc phòng Jane’s bình luận. “3.000 m là đủ dài cho hầu hết mọi loại hình máy bay”.
Ông này cũng cho rằng, quân đội Trung Quốc dường như có ý định chọn đảo đá Chữ Thập làm trung tâm chỉ huy và điều hành các hoạt động quân sự tại quần đảo Trường Sa.
Lời mời dùng đảo nhân tạo của Trung Quốc và khước từ thẳng thừng của Mỹ phản ánh thực tế mất niềm tin và bất đồng trong nhận thức trong quan hệ Mỹ - Trung, cặp quan hệ song phương được cho là quyết định cục diện thế giới hiện nay. Cùng với việc quan hệ hai nước mở rộng từ lĩnh vực kinh tế thương mại, sang các vấn đề chiến lược và quân sự, sự bất đồng này ngày càng được mở rộng với sự chuyển dịch tương quan lực lượng hai bên.
"Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh với thực lực không ngừng lớn mạnh, đang tranh giành không quan chính trị, ngoại giao và an ninh. Còn chính sách lâu dài của Băc Kinh là loại bỏ Mỹ khỏi châu Á, rồi xây dựng vành đai thế lực của Trung Quốc phủ khắp khu vực" cựu thủ tướng Australia Kevin Rudd cho biết.
Một số nhà quan sát đưa ra nhận định bi quan về tương lai quan hệ hai nước, cho rằng những sự bất đồng trên cuối cùng sẽ dẫn đến sự xung đột giữa cường quốc chủ đạo - Mỹ và cường quốc mới nổi - Trung Quốc, mà tranh chấp tại Biển Đông là một dây dẫn nổ.
Để tránh đối đầu nguy hiểm lâu dài, điều cần làm là các bên "cần phải thừa nhận những bất đồng đang tồn tại, và đạt được thỏa thuận về cách xử lý trên từng vấn đề một", ông Rudd  nói.
Đức Long
18
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+ Email cho bạn bè
http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/moi-my-dung-dao-nhan-tao-tren-bien-dong-trung-quoc-vua-dam-vua-xoa-3209438.html

Thứ ba, 5/5/2015 | 21:51 GMT+7
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên twitter Chia sẻ bài viết lên google+ |
Thứ ba, 5/5/2015 | 21:51 GMT+7

Mời Mỹ dùng đảo nhân tạo trên Biển Đông, Trung Quốc 'vừa đấm vừa xoa'

Bằng việc mời các nước cùng sử dụng cơ sở xây dựng bất hợp pháp tại Biển Đông, Trung Quốc hy vọng có thể xoa dịu được sự giận dữ của các nước trong khi vẫn duy trì kiểm soát những khu vực chiếm đóng.
Trung Quốc cũng đẩy mạnh cải tạo đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh đã lấp cát và san hô cành để bồi đắp khu vực có diện tích khoảng 2,42 km2, cho đến ngày 13/4.
Trung Quốc đẩy mạnh cải tạo trái phép đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam. Bắc Kinh đã lấp cát và san hô cành để bồi đắp khu vực có diện tích khoảng 2,42 km2, tính đến ngày 13/4. Ảnh: Victor Robert Lee & DigitalGlobe
Gần đây, Trung Quốc tăng cường các hoạt động cải tạo, bồi đắp đảo tại hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam, nhằm củng cố yêu sách chủ quyền phi lý của mình trên Biển Đông.
Đầu tháng 4, Bộ Ngoại giao Trung Quốc công bố kế hoạch chi tiết, thông báo các hoạt động trên để phục vụ nghiên cứu khoa học, quan sát khí tượng, bảo vệ môi trường và cung cấp dịch vụ nghề cá. Các cơ sở hỗ trợ điều hướng, trú ẩn, tìm kiếm và cứu hộ cũng đang được xây dựng. Theo đó, các cơ sở trên sẽ có lợi cho Trung Quốc, và “những nước láng giềng cũng như chính các tàu trước nguy cơ gặp bão”.
Thậm chí, trong cuộc hội đàm trực tuyến giữa Tư lệnh hải quân Trung Quốc Ngô Thắng Lợi với Tham mưu trưởng hải quân Mỹ Jonathan Greenert hôm 29/4, tướng Ngô một lần nữa khẳng định hoạt động xây dựng trên các đá ở Biển Đông “không ảnh hưởng đến tự do đi lại trên biển và trên bộ”, đồng thời cho biết Bắc Kinh hoan nghênh Washington, các nước liên quan và các tổ chức quốc tế sử dụng các cơ sở trên.
Theo Wall Street Journal (WSJ), phát ngôn đến từ một tướng lĩnh cao cấp như trên là động thái “hòa hoãn bất thường”, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ và nhiều nước châu Á lên án hành động thay đổi hiện trạng tại Biển Đông của Trung Quốc.
Các nhà phân tích lưu ý rằng lời mời được đưa ra từ giới chức quân sự và Trung Quốc dường như hy vọng có thể xoa dịu căng thẳng trong khu vực.
“Bằng việc mở các cơ sở cho sử dụng dân sự trong tương lai, quân đội Trung Quốc (PLA) hy vọng xoa dịu được sự giận dữ đối với hoạt động xây dựng ở các đá trên Biển Đông”, Ni Lexiong, bình luận viên quân sự ở Thượng Hải, cho biết với SCMP. “So với những gì PLA luôn nói, rằng Trường Sa thuộc về Trung Quốc và không ai có thể can thiệp vào công việc của họ, thì đây là cách tiếp cận hòa hoãn và ngoại giao hơn”.
Ông cũng cho rằng Trung Quốc dùng cách tiếp cận "vừa đấm vừa xoa" tức, vừa muốn phô diễn sức mạnh, sự thống trị của mình trong khu vực, vừa không muốn đẩy sự giận dữ của các nước khác đi quá xa.
Theo sĩ quan quân đội kỳ cựu của Trung Quốc Yue Gang, lời mời là “biện minh hợp lý” cho những gì PLA đang xây dựng ở Biển Đông. “Nó thể hiện Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ sử dụng các cơ sở với mục đích hòa bình nhưng vẫn có thể kiểm soát các bãi đá này”, Yue nói.
Cùng chung nhận định trên, bình luận viên Ankit Panda của Diplomat cho rằng, Trung Quốc có thể thay đổi các lý do biện bạch cho hành động xây đắp đảo trên Biển Đông, nhưng không vì vậy mà làm dịu đi mối quan ngại của Mỹ và khu vực.
“Cả ASEAN và Mỹ đều không thấy thuyết phục trước những mục đích mà Trung Quốc tự cho là thân thiện”, ông Panda bình luận.“Bắc Kinh sẽ phải vật lộn khó khăn để khiến các nước có lợi ích liên quan khác trong khu vực thuận theo phương thức của họ”.
Ngay trước cuộc hội đàm giữa lãnh đạo hải quân Mỹ - Trung, ngày 28/4, Hội nghị Cấp cao ASEAN ra tuyên bố chung nhấn mạnh việc tôn tạo, bồi đắp đang diễn ra ở Biển Đông làm xói mòn lòng tin, sự tin cậy và phương hại đến hòa bình, an ninh và ổn định tại đây.
Cùng ngày, phát biểu trong cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tại Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng cáo buộc Bắc Kinh “phô diễn sức mạnh” thông qua các tuyên bố chủ quyền và việc xây đảo nhân tạo tại Biển Đông.
Trong bối cảnh chung trên, Washington đã khước từ đề nghị của đại diện quân đội Trung Quốc. Hôm 1/5, Ông Jeff Rathke, quyền phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, khẳng định các hoạt động xây đảo của Trung Quốc tại Biển Đông không đóng góp gì cho hòa bình ở khu vực. “Điều này vẫn đúng kể cả khi một số quan chức Trung Quốc vừa tuyên bố, các cơ sở đang bị nghi vấn được dùng cho mục đích dân sự, đối phó với thiên tai”, ông Rathke cho biết.
Mặt khác, nội bộ giới quân sự và học giả Mỹ cùng chung nhận định rằng hoạt động xây đảo của Trung Quốc, đặc biệt là đường băng dài 3.000 m trên đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam, nhằm mục đích thâu tóm về quân sự vùng biển xung quanh thông qua kiểm soát vùng trời.
“Chúng tôi khẳng định rằng công trình này là dành cho máy bay quân sự, dù đương nhiên một đường băng vẫn là một đường băng, miễn là nó đủ dài thì mọi thứ đều có thể cất – hạ cánh”, biên tập viên James Hardy thuộc tuần san quốc phòng Jane’s bình luận. “3.000 m là đủ dài cho hầu hết mọi loại hình máy bay”.
Ông này cũng cho rằng, quân đội Trung Quốc dường như có ý định chọn đảo đá Chữ Thập làm trung tâm chỉ huy và điều hành các hoạt động quân sự tại quần đảo Trường Sa.
Lời mời dùng đảo nhân tạo của Trung Quốc và khước từ thẳng thừng của Mỹ phản ánh thực tế mất niềm tin và bất đồng trong nhận thức trong quan hệ Mỹ - Trung, cặp quan hệ song phương được cho là quyết định cục diện thế giới hiện nay. Cùng với việc quan hệ hai nước mở rộng từ lĩnh vực kinh tế thương mại, sang các vấn đề chiến lược và quân sự, sự bất đồng này ngày càng được mở rộng với sự chuyển dịch tương quan lực lượng hai bên.
"Mỹ coi Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh với thực lực không ngừng lớn mạnh, đang tranh giành không quan chính trị, ngoại giao và an ninh. Còn chính sách lâu dài của Băc Kinh là loại bỏ Mỹ khỏi châu Á, rồi xây dựng vành đai thế lực của Trung Quốc phủ khắp khu vực" cựu thủ tướng Australia Kevin Rudd cho biết.
Một số nhà quan sát đưa ra nhận định bi quan về tương lai quan hệ hai nước, cho rằng những sự bất đồng trên cuối cùng sẽ dẫn đến sự xung đột giữa cường quốc chủ đạo - Mỹ và cường quốc mới nổi - Trung Quốc, mà tranh chấp tại Biển Đông là một dây dẫn nổ.
Để tránh đối đầu nguy hiểm lâu dài, điều cần làm là các bên "cần phải thừa nhận những bất đồng đang tồn tại, và đạt được thỏa thuận về cách xử lý trên từng vấn đề một", ông Rudd  nói.
Đức Long
18
Chia sẻ bài viết lên facebook Chia sẻ bài viết lên google+ Email cho bạn bè

Geen opmerkingen:

Een reactie posten