woensdag 20 mei 2015

Biển Ðông : Trường Sa sau ngày tiếp quản - (1) Chết vì… rau xanh + (2) ‘Nước là máu’

Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh

(TNO) Ngày 29.4.1975, Trường Sa là đảo cuối cùng trong tổng số 5 đảo (Nam Yết, Song Tử Tây, Sơn Ca, Sinh Tồn, Trường Sa) trong toàn quần đảo Trường Sa, được bộ đội Hải quân Việt Nam tiếp quản từ Quân lực Việt Nam Cộng hòa.

Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh - ảnh 1Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh - ảnh 1
13
Chăm sóc mộ liệt sĩ hy sinh trên quần đảo Trường Sa, những năm đầu 80 -  Ảnh: Nguyễn Viết Thái
Ít ai biết, để có được một Trường Sa với 33 điểm đóng quân như bây giờ, nhiều cán bộ, chiến sĩ đã ngã xuống, hàng nghìn người mang thương tật suốt đời và mồ hôi, công sức hàng vạn người, chan mặn từng mẩu san hô, giọt nước Trường Sa.
Kỳ 1: Chết vì… rau xanh
Thượng tá Lê Văn An có đến 17 năm (tháng 4.1975 đến tháng 12.1992) lần lượt làm đảo trưởng các đảo Trường Sa, Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca. Ông kể: “Đời sống bộ đội Trường Sa chỉ được thực sự quan tâm sau khi xảy ra sự kiện 14.3.1988, chứ trước đấy, nhớ lại cuộc sống của anh em, vẫn thấy đau lòng!”.
Nồi cháo rau đau đớn
Câu chuyện của tôi và Thượng tá An cứ bập bõm trong tiếng xe máy nẹt pô ầm ĩ cổng chợ Mỹ Ca (Cam Ranh) buổi chiều hừng hực nắng và nhất là tiếng chép miệng “khổ lắm” liên tục trong hồi ức.
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh - ảnh 2Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh - ảnh 2
13
Thượng tá Lê Văn An khi nghỉ hưu là chỉ huy cụm I Trường Sa, nguyên đảo trưởng các đảo Song Tử Tây, Sinh Tồn, Sơn Ca, Trường Sa từ 4.1975-12.1992 -  Ảnh: Mai Thanh Hải
Ông bảo: “Hồi ấy khốn khổ vì thèm rau xanh. Sống chết vì từng cọng rau” và kể: Hồi làm đảo trưởng Sơn Ca, có 1 cậu tiểu đội trưởng pháo 37 bị ốm mấy tháng chỉ vì thèm rau xanh. Mãi tàu không ra, chiến sĩ liều hái rau muống biển mang về nấu trộm, tuy thừa biết rau này rất độc và cả đảo chẳng ai dám động đến. Anh em trong đơn vị nói mãi không nghe, phải chạy lên báo đảo trưởng.
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh - ảnh 3Nói thì không ai tin nhưng hồi ấy đi đảo, bộ đội chỉ dám mang theo muối vừng, cá cơm khô để ăn dần. Thịt hộp cũng có nhưng để lâu trong điều kiện khắc nghiệt, khi mở ra đều thiu thối nhưng vẫn phải ăn, nên nhiều anh ngửi mùi thịt hộp là nôn ói!Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh - ảnh 4
Thượng tá Lương Văn An
trầm ngâm kể
Ông An vội chạy xuống, đá văng nồi cháo rau đang nấu dở, nhỏ nhẹ bảo cậu chiến sĩ: “Giờ mày có thương tao không? Mày chết ở đây thì bố mẹ mày và chúng tao đều khổ!”.
Cậu chiến sĩ vâng lời đi ngủ. Nửa tiếng sau, anh em lại hổn hển chạy lên báo đảo trưởng An: “Thủ trưởng ơi!. Nó lại hái rau chui vào hầm nấu trộm ăn và say vật rồi!”.
Ông An chạy lên Trạm xá, bác sĩ Quân y tên Lượng rầu rĩ: “Chắc không cứu được!” khiến ông An quát: “Hái nắm rau muống biển đem giã lấy nước cho chó uống xem sao. Phải cố cứu lấy nó!”, nhưng nắm rau “thí nghiệm” đang giã, cậu chiến sĩ đã trút hơi thở cuối cùng. “Giờ nghĩ lại, vẫn thấy xót và khổ quá!” - Thượng tá An bật khóc.
Cũng đau đáu về những ngày đầu tháng 5.1975, Thiếu tá Trần Văn Thế (nguyên Chủ nhiệm Công binh Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân) kể: “Cả lính đảo lẫn công binh đều mắc bệnh táo bón do thiếu rau xanh, có những thời điểm cả đơn vị nằm liệt do ăn đồ khô, đồ hộp nhiều!” và nhớ lại: Duy nhất trên quần đảo Trường Sa hồi ấy có mấy bụi sâm đất, do những người lính của chế độ cũ trồng ngoài sân nhà khí tượng. Mấy bụi cây được bảo vệ theo chế độ nghiêm ngặt, chỉ những lúc đảo có nhiều người ốm hoặc dịp lễ tết, cả Cấp ủy - Ban Chỉ huy mới họp bàn, quyết định “thu hoạch”, nấu nước chia thành ca nhỏ cho từng người.
Thời điểm thiếu rau xanh, chất tươi nghiêm trọng, có đảo quân số nằm bẹp gần hết, Đại tá Cao Ánh Đăng, Phó Tư lệnh Vùng 4 Hải quân, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 146 bảo vệ Trường Sa (1977-1982), phải lọ mọ lên Đà Lạt, nhờ mối quan hệ của bạn chiến đấu cũ đang giữ chức Chỉ huy trưởng BCHQS tỉnh, xin nông dân hái rau tặng riêng bộ đội Trường Sa.
Quyết định của BTL Hải quân bổ nhiệm Thượng úy, Tiểu đoàn phó Lê Văn An làm Chỉ huy trưởng đảo Sinh Tồn, tháng 9.1977 -  Ảnh: Mai Thanh HảiQuyết định của BTL Hải quân bổ nhiệm Thượng úy, Tiểu đoàn phó Lê Văn An làm Chỉ huy trưởng đảo Sinh Tồn, tháng 9.1977 -  Ảnh: Mai Thanh Hải
13
Quyết định của BTL Hải quân bổ nhiệm Thượng úy, Tiểu đoàn phó Lê Văn An làm Chỉ huy trưởng đảo Sinh Tồn, tháng 9.1977 -  Ảnh: Mai Thanh Hải
“Xin được mấy xe rau định mang ra đảo thì Hải quân Liên Xô (hồi ấy còn đóng quân ở Cam Ranh) nhìn thấy, lại đề nghị Chỉ huy Vùng can thiệp, nhường cho họ ít. Thế là số chở ra đảo, vừa héo úa vừa chả được bao nhiêu!” – ông Đăng cười.
Nhắc lại chuyện thiếu chất tươi ngoài đảo, Thượng tá Lê Văn An trầm ngâm: “Nói thì không ai tin nhưng hồi ấy đi đảo, bộ đội chỉ dám mang theo muối vừng, cá cơm khô để ăn dần. Thịt hộp cũng có nhưng để lâu trong điều kiện khắc nghiệt, khi mở ra đều thiu thối nhưng vẫn phải ăn, nên nhiều anh ngửi mùi thịt hộp là nôn ói!”.
Tư lệnh Hải quân bổ nhiệm Đại úy Lê Văn An, Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca sang làm Tiểu đoàn trưởng - Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây, tháng 10.1983 -  Ảnh: Mai Thanh HảiTư lệnh Hải quân bổ nhiệm Đại úy Lê Văn An, Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca sang làm Tiểu đoàn trưởng - Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây, tháng 10.1983 -  Ảnh: Mai Thanh Hải
13
Tư lệnh Hải quân bổ nhiệm Đại úy Lê Văn An, Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca sang làm Tiểu đoàn trưởng - Chỉ huy trưởng đảo Song Tử Tây, tháng 10.1983 -  Ảnh: Mai Thanh Hải
“Có anh em bất mãn, đem cháo thịt đổ vào cửa Hội trường. Tôi gọi lên bảo: Mày mang đổ vào cửa phòng tao đi, tao sẽ hốt ăn ngay. Tao làm đảo trưởng đấy, nhưng vật chất thực tế nó vậy, xuất ra mà lỡ sau này đánh nhau, chúng mày bị thương thì lấy cái gì ăn?” - Ông An mấp máy: “Bố nuôi con mà giữ không cho con ăn?”.
Thực tế Trường Sa những năm thập niên 70-80, do cơ sở vật chất thiếu thốn, một số đảo có điều kiện đánh bắt hải sản, nhưng gia vị chế biến rút cục cũng chỉ là đồ hộp (nước me hộp, dứa hộp...) và ăn mãi có khi còn ảnh hưởng đến tiêu hóa, nên nhu cầu rau xanh với bộ đội luôn là bức thiết.
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh - ảnh 7Đánh nhau suốt bao năm, giờ còn sống, đứa nào chả muốn về nhà. Nhưng bỏ về hết, thì ai trông đảo ngoài kia?Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh - ảnh 8
Thiếu tướng Giáp Văn Cương
Thượng tá Lê Văn An hồi tưởng: đợt nào tàu ra, có anh em quen biết thì xin được ít đậu xanh và cả đảo hì hục bốc cát, đắp bao tải, tưới nước, cho vệ binh khoác AK canh 2-3 ngày mới đến kỳ thu hoạch... giá đỗ. 1 bơ đậu được cả thúng giá đỗ, đưa bếp vào nấu canh cho toàn đảo và anh em chia nhau từng cọng giá đỗ bé tí, teo tóp.
Nhặt trứng chim ăn thay thịt
Đại tá Phạm Công Phán là Lữ đoàn trưởng 146 (giai đoạn 1982 – 1987, giờ đang nghỉ hưu ở Đông Hưng, Thái Bình), thời điểm 30.4.1975 giữ chức Đại úy Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 14 (Trung đoàn 68, Sư đoàn 304), được cử đi học sĩ quan ngay sau ngày thống nhất và kết thúc khóa học (4.1978) về làm Trung đoàn phó Trung đoàn 146.
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh - ảnh 10Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh - ảnh 10
13
Chim biển đông đúc trên các đảo Trường Sa và được bộ đội coi như nguồn cung cấp thực phẩm tươi tự nhiên -  Ảnh:M.T.H chụp lại
“Hồi ấy, tàu ra đảo cực khó khăn, nên có những đảo cả năm mới có 1 chuyến tàu ra tiếp tế - thay quân. Lương thực thực phẩm đưa ra năm nay, nhưng sang năm mới được ăn vì để dự trữ chiến đấu, nên gạo mốc, thịt hộp ghi thời hạn sử dụng 3 tháng nhưng chỉ 1 tháng là thối!” – Đại tá Phán bắt đầu câu chuyện về Trường Sa những năm sau khi đất nước thống nhất.
Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca Lê Văn An (bìa phải) -  Ảnh: Mai Thanh Hải chụp lạiChỉ huy trưởng đảo Sơn Ca Lê Văn An (bìa phải) -  Ảnh: Mai Thanh Hải chụp lại
13
Chỉ huy trưởng đảo Sơn Ca Lê Văn An (bìa phải) -  Ảnh: Mai Thanh Hải chụp lại
Ông Phán hồi tưởng: đầu tháng 4.1978, vừa chân ướt chân ráo về Hải quân, ông đã nhận lệnh xuống tàu HQ-681, cùng phân đội 19 người bí mật ra đóng giữ đảo Trường Sa Đông. Giữa tháng, khi có lực lượng thay thế, ông Phán lại theo tàu di chuyển sang Đá Tây ứng trực, đợi khi tàu chở Tư lệnh Hải quân Giáp Văn Cương tới nơi, mới ghép đoàn tại đảo Trường Sa.
Bộ đội Trường Sa giăng lưới bắt cá cải thiện bữa ăn, những năm đầu thập kỷ 80 -  Ảnh: Nguyễn Viết TháiBộ đội Trường Sa giăng lưới bắt cá cải thiện bữa ăn, những năm đầu thập kỷ 80 -  Ảnh: Nguyễn Viết Thái
13
Bộ đội Trường Sa giăng lưới bắt cá cải thiện bữa ăn, những năm đầu thập kỷ 80 -  Ảnh: Nguyễn Viết Thái
Bước chân lên đảo, ấn tượng đầu tiên của ông là rợp trời chim hải âu, sau đó mới đến chuyện tìm mọi cách bắt chim - nhặt trứng cải thiện bữa ăn của bộ đội đảo, Công binh Hải quân. Thấy bộ đội nhặt cả nghìn quả trứng chim, lấy nguyên lòng đỏ phơi khô làm thức ăn lâu dài và mỗi ngày mấy lần gõ kẻng làm chim sợ hãi bay tứ tán.
Ông Phán tổ chức họp, cấm bộ đội đánh kẻng và nghịch chim, tuy thừa biết lệnh cấm không thể triệt để bởi bữa ăn hằng ngày, hãn hữu lắm mới có miếng thịt tươi tiếp tế.
Giá đỗ tự làm và sữa hộp kém chất lượng do thời tiết khắc nghiệt, ở đảo Trường Sa,
chụp tháng 4.2013 - Ảnh:M.T.H
Vườn rau trên đảo Trường Sa Đông bị táp lá, không lớn nổi do gió bão, nước mặn; hình chụp tháng 12.2013 - Ảnh:M.T.H Vườn rau trên đảo Trường Sa Đông bị táp lá, không lớn nổi do gió bão, nước mặn; hình chụp tháng 12.2013 - Ảnh:M.T.H
13
Vườn rau trên đảo Trường Sa Đông bị táp lá, không lớn nổi do gió bão, nước mặn; hình chụp tháng 12.2013 - Ảnh:M.T.H
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh - ảnh 15Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh - ảnh 15
13
Các cây không sống nổi, cho dù đã đưa vào hố bắn tránh gió; chụp tại đảo Trường Sa Đông, tháng 4.2014
Bữa cơm của bộ đội Trường Sa năm 2015, vẫn chủ yếu là đồ hộp, đồ khô mang từ đất liền ra -  Ảnh: Mai Thanh HảiBữa cơm của bộ đội Trường Sa năm 2015, vẫn chủ yếu là đồ hộp, đồ khô mang từ đất liền ra -  Ảnh: Mai Thanh Hải
13
Bữa cơm của bộ đội Trường Sa năm 2015, vẫn chủ yếu là đồ hộp, đồ khô mang từ đất liền ra -  Ảnh: Mai Thanh Hải
Không có thịt tươi, nên bộ đội Trường Sa phải chế biến thịt hộp thành nhiều món như: Luộc, kho, xào...để đảm bảo nuốt được, có dinh dưỡng hằng ngày -  Ảnh: Mai Thanh HảiKhông có thịt tươi, nên bộ đội Trường Sa phải chế biến thịt hộp thành nhiều món như: Luộc, kho, xào...để đảm bảo nuốt được, có dinh dưỡng hằng ngày -  Ảnh: Mai Thanh Hải
13
Không có thịt tươi, nên bộ đội Trường Sa phải chế biến thịt hộp thành nhiều món như: luộc, kho, xào...để đảm bảo nuốt được, có dinh dưỡng hằng ngày -  Ảnh: Mai Thanh Hải
“Lính rừng” thành lính biển
Những người lính đầu tiên ra giữ Trường Sa không phải là lực lượng Hải quân mà chính là Tiểu đoàn 4 Bộ binh của Quân khu 5, Đơn vị đã quen tác chiến trên rừng.
Ít người biết: 14 giờ ngày 27.5.1975, tại căn cứ Thành Tuy Hạ, Trung đoàn 46 được bí mật bàn giao từ Quân đoàn II sang Bộ tư lệnh Hải quân, ngay sau đó là cuộc chuyển quân ra Cam Ranh, tổ chức thành Lữ đoàn Hải Quân đánh bộ 126, làm nhiệm vụ “vừa cơ động chiến đấu vừa phòng thủ Trường Sa” với thành phần hỗn hợp là: Trung đoàn 46, Tiểu đoàn 4 Đặc công Hải quân, Tiểu đoàn 4 bộ binh (thuộc Sư đoàn 2, Quân khu V).
Ngày 19.8.1977, đơn vị chuyên trách bảo vệ Trường Sa được thành lập với phiên hiệu là Trung đoàn 175, thuộc Đảng ủy Bộ tư lệnh Hải quân. Tuy nhiên, những người nguyên là “lính rừng”, tiếc phiên hiệu 46 nên đã đề xuất đổi tên đơn vị là 146 và đầu tháng 5.1978, Trung đoàn 146 chính thức được tách ra khỏi Lữ đoàn 126, thành đơn vị độc lập và đến nay là Lữ đoàn 146 thuộc BTL Vùng 4 Hải quân.
Mai Thanh Hải

http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/truong-sa-sau-ngay-tiep-quan-ky-1-chet-vi-rau-xanh-554798.html

Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’

(TNO) 27 năm tham gia quân đội, 13 năm gắn bó với Trường Sa trên cương vị chỉ huy Lữ đoàn, Đại tá Phạm Công Phán (71 tuổi, hiện đang nghỉ hưu tại huyện Đông Hưng, Thái Bình) là một trong những người rành rẽ Trường Sa nhất. 

 
Ông kể: Có những thời điểm, Trường Sa là cái gì đó rất xa xôi, chỉ lực lượng Hải quân biết đến và người ta thậm chí còn gọi bằng mật danh là “Quần đảo bão tố”.
Khăn mặt cắt 3
Hồi ấy, ngoài Trường Sa ai cũng nhớ khẩu hiệu “Nước là máu”. Đặc biệt vào mùa khô cữ tháng 5-6, nắng chang chang 38-40 độ, mọi téc chứa nước mưa đều cạn khô nên phải dùng nước từ tàu tiếp tế chuyển vào, màu đỏ lòm vì để quá lâu trong hầm đầy gỉ sắt.
Những can nước được đưa xuống hầm, khóa bằng 3-4 ổ khóa to đùng và mỗi sáng chỉ cấp 1 ca cho từng người dùng trong ngày, mỗi lần mở khóa phải có sự chứng kiến của 3-4 người, từ chỉ huy đảo cho đến cán bộ hậu cần, quản lý.
“Nước biển ăn mòn cả chất vải nên chiếc khăn mặt, cũng phải cắt làm 3, dùng dần dần”, đại tá Phán lắc đầu: “Bộ đội ra đảo, tháng đầu lên cân, tháng thứ 2 chững lại và tháng thứ 3 đều bị teo cơ. Cá biển đầy đấy, nhưng ăn uống không rau, thiếu chất nên cứ dính đến hải sản là đi kiết hàng loạt. Nói thì không tin nhưng có lúc thiếu muối ăn, anh em phải múc nước mặn phơi trên mặt sàn, lấy thứ hỗn hợp dính lại, để làm thành chất mặn lùa cơm”.
Với Thượng tá Lê Văn An, 17 năm làm đảo trưởng các đảo Trường Sa thì câu chuyện thiếu nước rất rành rẽ: “Đảo Song Tử Tây có giếng rỉ ra ít nước ngọt để tắm, một giếng nước lợ dùng trồng rau. Đảo Trường Sa thì giếng ít nước hơn. Nam Yết, Sơn Ca, Sinh Tồn thì chỉ có nước mưa dự trữ và tàu tiếp tế mang ra”.
Ông An bấm ngón tay nói vậy và kể: “Tôi làm đảo trưởng, ban đêm đi ngủ giữ chìa khóa téc nước, 4 giờ sáng ca gác gọi, tôi cùng đảo phó ra mở khóa téc nước, chứng kiến nuôi quân múc nước đun sôi, chia cho bộ đội và đổ gạo vào nồi nấu cơm. Phải rành rọt, bộ đội mới không tị nạnh”.
Có lần, trung tá Lê Hữu Dương, Lữ đoàn phó 146, ra kiểm tra đảo Sơn Ca. Thời điểm ấy đảo đang hiếm nước nên bộ đội đi làm nhiệm vụ ngoài biển về chỉ được cấp 1 ca nước, đủ nhúng khăn mặt lau người. Trung tá Dương cứ quen ở đảo có nước, vác cái chậu ra gọi: “An ơi! Cho tớ xin ít nước tắm!”.
Đảo trưởng Lương Văn An cực chẳng đã, đành nói thẳng: “Ở đây chúng em chỉ mỗi người 1 ca, ưu tiên Lữ phó 3 ca là tốt lắm rồi”, khiến Lữ đoàn phó tròn mắt: “Thế tớ tắm làm sao?”.
“Thủ trưởng mà lấy nhiều nước, anh em nó tị nạnh, Thủ trưởng mấy khi ra đảo, xin dành nước ngọt để ăn uống”, ông An chốt lời.
Chờ mưa
Bây giờ ngoài Trường Sa, chuyện thiếu nước vẫn còn hiện diện ở các đảo, nhất là đảo chìm. Tuy nhiên, so với những năm khi đất nước mới thống nhất thì bộ đội bây giờ sướng như... tiên, bởi ngoài các máy lọc nước cấp phát cho từng đơn vị trên đảo để cung cấp nước ăn uống, hệ thống trữ nước được chú trọng hơn bao giờ hết và mỗi mùa khô lại có những chuyến tàu chuyên dụng chở nước, lênh đênh hết điểm này điểm khác cấp phát.
Hồi mới tiếp quản, trong số 5 đảo nổi thì chỉ có Trường Sa, Song Tử Tây, Nam Yết là có bể chứa nước xây từ thời chế độ cũ, mỗi bể chỉ khoảng 5 khối và dưới đáy là cả gang phân chim. Ngay lập tức, tàu vận tải phải chở gấp các téc đựng xăng dầu (15-20 m3) của chế độ cũ trong căn cứ quân sự Cam Ranh ra làm đồ chứa nước cho bộ đội đảo.
Thiếu tá Trần Văn Thế, nguyên Chủ nhiệm Công binh Lữ đoàn 146, nhớ lại thời điểm đầu năm 1976, chỉ huy Đại đội thuộc Tiểu đoàn 4, Trung đoàn 83 Công binh Hải quân (nay là Lữ đoàn 83) ra xây dựng củng cố doanh trại, hầm hào công sự trên đảo Song Tử Tây: “Bộ đội Công binh bưng bê khiêng vác trong điều kiện nắng nóng, nhưng khẩu phần nước cũng chỉ 1 ca/ngày y như bộ đội đảo, nên đêm nào cũng phải xì xụp chia nước trước”.
Ông kể rành rẽ: Nước ngọt chỉ có từ nước mưa dự trữ và tàu vận tải chở ra. Mùa mưa, anh em chờ được tắm mưa, háo hức hơn trẻ con chờ mẹ về chợ. Mùa khô, khi tàu chở nước ra, ai được cử làm nhiệm vụ vác nước thì sướng phải biết, bởi có vậy mới được lên tàu và được bộ đội tàu “tháo khoán” cho chút nước tắm ngay trên boong.
“Cơ số nước được cấp phát, bộ đội phải dùng dè sẻn, dùng đi dùng lại và cuối quy trình là... nộp lại nước đã sử dụng, để đảo tưới rau”, thượng tá Lương Văn An lắc đầu nhớ lại “chiến dịch đào giếng” trên các đảo nổi: chỉ huy đảo ra quyết định thành lập “Tổ tìm nước” gồm những anh em khỏe mạnh, có kinh nghiệm... đào giếng chỉ ăn và tìm chỗ nào cây mọc, để móc san hô tìm nước.
Cuốc, xẻng cho đến xà beng cạy đá san hô cứng đanh đều nảy đôm đốp, cong mẻ hết lượt. Da tay phồng rộp, máu tươi nắm cuốc xẻng tóe hết máu tươi nhưng đều vô ích. Mấy năm trời, rốt cuộc, Công binh phải đưa “thiết bị hiện đại” vào cuộc và duy nhất một chỗ trên đảo, ở độ sâu 5 mét có mạch nước trào lên.
Mừng điên cuồng, anh em vục ngay đầu xuống uống và nhất loạt nhổ ra bởi vị nước lờ lợ, đắng chát trong cổ họng. Không uống được thì mang... nấu cơm, nhưng cơm không chín nổi, cứ sống sượng mặn chát.
Thiếu tá Trần Văn Thế cười: “Anh em nảy ra sáng kiến lấy nước lợ để nhào bê tông, nhưng vữa không cứng, cứ bở ra bùng bục” và nghèn nghẹn: “Có lúc đảo hiếm nước nhưng phải đẩy nhanh tiến độ xây dựng. Toàn đơn vị phải họp lại, động viên - thuyết phục nhau chia khẩu phần nước ít ỏi của từng người, để có nước ngọt trộn bê tông”.
“Các đảo được Hậu cần đảm bảo 3-5 cơ số dự trữ cơ bản gồm gạo, thịt hộp, đường, sữa, muối, rau khô và thuốc y tế, để dùng trong trường hợp chiến đấu. Ở liền tù tì 2-3 năm ngoài đảo, thuốc lá, chè khô là những “đặc sản” được anh em quý nhất. Mỗi năm 1-2 chuyến tàu ra đảo, anh nào có người quen, đồng hương thì còn nhờ mua hộ. Số còn lại, cứ công kênh nhau đứng dưới xuồng, chìa tay lên xin thuốc lá, nhìn thương vô cùng. Hồi ấy anh em đi đảo, phụ cấp hằng tháng được gửi vào Ngân hàng ở Cam Ranh để lấy lãi, nhưng dịp đổi tiền 1985, có anh đi đảo cả chục năm bỗng thành tay trắng.
(Đại tá Phạm Công Phán, nguyên Lữ đoàn trưởng 146)
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 2Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 2
12
 Bộ đội đảo Trường Sa tắm ở giếng nước lợ mới đào, 1988 - Ảnh: Nguyễn Viết Thái
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 3Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 3
12
Chỉ những khi tàu tiếp tế từ đất liền ra, bộ đội đảo mới được ra tàu, tắm 1 trận nước ngọt đã đời (1988)- Ảnh: Nguyễn Viết Thái
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 4Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 4
12
 Lính đảo Sinh Tồn chờ đợi cơn mưa biển để tắm - Ảnh: Tư liệu Lữ đoàn 146
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 5Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 5
12
 Dự trữ nước bằng bao cao su - một hình thức trữ nước ngọt đang được Tổng cục Hậu cần triển khai tại nhiều đảo chìm Trường Sa (chụp tại đảo Thuyền Chài C, 12.2013) - Ảnh: Mai Thanh Hải
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 6Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 6
12
 Hiện tại các đảo vẫn chia nước đun sôi buổi sáng cho từng đơn vị vào phích để dùng trong ngày (chụp tại đảo Sơn Ca, tháng 4.2014) - Ảnh: Mai Thanh Hải
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 7Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 7
12
 3 hình thức chứa trữ nước ngọt (téc nhôm, thùng nhựa, thùng tôn) tại đảo chìm Đá Đông A (ảnh chụp tháng 12.2014) - Ảnh: Mai Thanh Hải
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 8Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 8
12
Đảo chìm Đá Nam thiếu nước ngọt nghiêm trọng nên phải dự trữ bằng các loại téc (ảnh chụp tháng 12.2014) - Ảnh: Mai Thanh Hải
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 9Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 9
12
Đường ống dẫn nước vào bể, trên đảo An Bang (chụp tháng 12.2014) - Ảnh: Mai Thanh Hải
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 10Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 10
12
Hứng và dẫn nước ngọt từ trên mái nhà vào bể, trên đảo Phan Vinh - Ảnh: Mai Thanh Hải
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 11Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 11
12
 Các bể chìm trữ nước mưa, trên đảo Sinh Tồn - Ảnh: Mai Thanh Hải
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 12Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’ - ảnh 12
12
 PV Báo Thanh Niên cùng bộ đội hứng nước, trữ vào bể ngầm (chụp tháng 4.2014) - Ảnh: CTV

 
Mai Thanh Hải

http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/truong-sa-sau-ngay-tiep-quan-ky-2-nuoc-la-mau-555198.html

Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 3: Những chuyến đi bí mật

(TNO) Ngay sau khi tiếp quản Trường Sa và tổ chức đóng giữ trên 5 đảo nổi, rất nhiều tàu thuyền của BTL Hải quân đã tham gia nhiều nhiệm vụ bí mật ở các bãi đá trên toàn quần đảo, chuẩn bị cho việc làm chủ và chốt giữ.

>> Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 2: ‘Nước là máu’
>> Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 1: Chết vì… rau xanh 
Chiến sĩ Lữ đoàn 125 chụp ảnh lưu niệm bên mốc chủ quyền đảo Song Tử Tây, năm 1972, trong chuyến trinh sát đường Hồ Chí Minh trên biển; hình: Tư liệu Lữ 125Chiến sĩ Lữ đoàn 125 chụp ảnh lưu niệm bên mốc chủ quyền đảo Song Tử Tây, năm 1972, trong chuyến trinh sát đường Hồ Chí Minh trên biển; hình: Tư liệu Lữ 125
11
Chiến sĩ Lữ đoàn 125 chụp ảnh lưu niệm bên mốc chủ quyền đảo Song Tử Tây, năm 1972, trong chuyến trinh sát đường Hồ Chí Minh trên biển - Ảnh tư liệu Lữ 125
“Mình không chốt giữ là nước khác chiếm ngay”
Tháng 3.1978, khu vực Trường Sa thường xuyên xuất hiện máy bay, tàu thuyền nước ngoài xâm phạm và trinh sát các đảo của ta. Tình hình càng phức tạp tàu thuyền giả dạng đánh cá của Malaysia, Hồng Kông, Trung Quốc, xuất hiện ở khu vực Đá Đông, Phan Vinh, Thuyền Chài…
Đại tá Cao Ánh Đăng, nguyên Lữ đoàn trưởng 146, cho biết: hồi ấy, đã nổ ra chiến tranh biên giới Tây - Nam, khiêu khích vũ trang ở biên giới phía Bắc và khi quán triệt Nghị quyết của Đảng ủy Quân chủng Hải quân “Phải tập trung khẩn trương mọi nỗ lực cao nhất của toàn Quân chủng vào việc chuẩn bị chiến đấu; sẵn sàng đánh thắng kẻ thù xâm lược, giành cho được thắng lợi từ trận đầu, bảo vệ vững chắc vùng biển, hải đảo của Tổ quốc”, chúng tôi biết thế nào cũng sẽ xảy ra đụng độ trên biển Trường Sa.
Đảo An Bang, tháng 4.1979; hình: Tư liệu Lữ đoàn 146Đảo An Bang, tháng 4.1979; hình: Tư liệu Lữ đoàn 146
11
Đảo An Bang, tháng 4.1979 - Ảnh tư liệu Lữ đoàn 146
Thực tế, ngay từ đầu tháng 3.1978, đã có 4 Đoàn công tác của Lữ đoàn 146 cùng với các tàu vận tải của Đoàn 125, tàu đánh cá của Đoàn 128, Trung đoàn 83 Công binh bí mật ra chốt giữ một số đảo quan trọng khác.
Cụ thể: tối ngày 10.3.1978, Đoàn 1 gồm bộ đội Lữ đoàn 146, Đặc công nước Lữ đoàn 126 do Lữ trưởng Cao Ánh Đăng chỉ huy, từ tàu HQ-601 đã đổ bộ và chốt giữ đảo An Bang; ngày 15.3, Đoàn 2 do Đại tá Ngô Sĩ Ta (khi đó là Chủ nhiệm Chính trị) chỉ huy, cùng lực lượng trên tàu HQ-679 hoàn thành việc đổ bộ và triển khai bảo vệ đảo Sinh Tồn Đông; ngày 30.3.1978, phân đội gồm 31 cán bộ chiến sĩ đi trên tàu HQ-680 của Đoàn 128 hoàn thành đóng giữ đảo Phan Vinh; 4.4.1978, Đoàn 4 do Tham mưu trưởng 146 Nguyễn Trung Cang chốt giữ Trường Sa Đông…
Đảo An Bang, năm 1993Đảo An Bang, năm 1993
11
Đảo An Bang, năm 1993 - Ảnh tư liệu Lữ đoàn 146
Đại tá Cao Ánh Đăng cho biết: “Tháng 4.1978, tàu 501 cũng chở 1 phân đội ra đóng giữ đảo Thuyền Chài, nhưng do điều kiện vật chất chưa được đảm bảo, đến tháng 5.1978, BTL Hải quân đành cho phân đội rút về đất liền!” và tiếp mạch ký ức: Trước khi ra An Bang, Tư lệnh Giáp Văn Cương nói với ông Đăng: “Trung Quốc nó hăm he chiếm đảo ta từ lâu rồi, nên mình phải chốt giữ nhanh. Tàu Trung Quốc đang rập rình ngoài đấy, nên phải chốt ban đêm. Ban ngày công khai lộ liễu quá, nó lại ào ào ra chiếm thì chết, trong khi tàu bè mình không bì lại với chúng nó!”
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 3: Những chuyến đi bí mật - ảnh 4Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 3: Những chuyến đi bí mật - ảnh 4
11
Đảo An Bang toàn cảnh năm 1995 - Ảnh tư liệu Lữ đoàn 146
Y như rằng, đóng giữ đêm hôm trước, sáng hôm sau bộ đội ta đang đào công sự thì tàu chiến đấu của Malaysia mò đến, quay nòng pháo dọa tấn công.
Nắm từng bãi đá
Phải khẳng định rằng: ngay từ những năm Trường Sa còn do lính VNCH đóng giữ, quần đảo này đã trở nên quen thuộc với nhiều cán bộ chiến sĩ Hải quân nhân dân Việt Nam, cũng qua những chuyến thực hiện nhiệm vụ trinh sát bí mật.
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 3: Những chuyến đi bí mật - ảnh 5Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 3: Những chuyến đi bí mật - ảnh 5
11
Xe bọc thép K63 được trang bị cho đảo Trường Sa Đông từ những năm 1978-1979, do thời gian lâu ngày bị hỏng hóc, thải loại và nằm ngay mép nước của đảo; tháng 3.2012
- Ảnh tư liệu Lữ đoàn 146
Đại tá Cao Ánh Đăng nhớ lại: “Tháng 3.1978, sau khi chỉ huy bộ đội đóng giữ An Bang, chúng tôi trinh sát xung quanh và phát hiện bãi Thuyền Chài. Thuyền Chài rất thích hợp cho các tàu trọng tải trung bình vào neo đậu khi có sóng to gió lớn bởi giữa bãi san hô của đảo có lòng hồ dài khoảng 10 hải lý, rộng trung bình 1,5 hải lý, độ sâu 3-10 mét và dễ đóng quân nhờ 3 bãi cát nhô lên quanh hồ!” và sang sảng: “Tôi báo cáo về bờ và được yêu cầu nghiên cứu kỹ vị trí. Lúc ấy mới giật mình: Trinh sát của mình chắc đã ra đây nhiều lần và các cụ có phương án lâu rồi!”
Ở bờ cát ven đảo An Bang, vẫn còn xác xe bọc thép K63 hư hỏng, thải loại do trang bị từ năm 1978, hình chụp tháng 12.2013 - Ảnh: M.T.HỞ bờ cát ven đảo An Bang, vẫn còn xác xe bọc thép K63 hư hỏng, thải loại do trang bị từ năm 1978, hình chụp tháng 12.2013 - Ảnh: M.T.H
11
Ở bờ cát ven đảo An Bang, vẫn còn xác xe bọc thép K63 hư hỏng, thải loại do trang bị từ năm 1978, hình chụp tháng 12.2013 - Ảnh: M.T.H
Không giấu giếm, Đại tá Cao Ánh Đăng thuật: Một thời gian ngắn sau đó, tàu vận tải chở Đoàn công tác có Lữ trưởng Đăng và chuyên gia Liên Xô ra tìm hiểu kỹ về địa hình địa vật Thuyền Chài, chuẩn bị đóng giữ.
Thấy địa hình quá thuận lợi, các chuyên gia còn bảo: “Thủy phi cơ thừa sức hạ cất cánh trong hồ Thuyền Chài. Các đồng chí nên cho đóng quân phía đầu và cuối của đảo để bảo vệ và xây dựng hạ tầng đón máy bay ra!”.
Đảo Phan Vinh, tháng 5.2013 - Ảnh: M.T.HĐảo Phan Vinh, tháng 5.2013 - Ảnh: M.T.H
11
Đảo Phan Vinh, tháng 5.2013 - Ảnh: M.T.H 
Tôi tò mò: “Hồi ấy chuyên gia Liên Xô giúp mình nhiều không?”, khiến vị Đại tá gần 90 tuổi cười sảng khoái: “Những năm mới tiếp quản Trường Sa, bác Giáp Văn Cương (Đô đốc Giáp Văn Cương, Tư lệnh Hải quân) đã lường đến việc nước ngoài, nhất là Trung Quốc hăm he tấn công các đảo nổi mà bộ đội ta đang chốt giữ, nên tăng cường cho các đảo các loại tăng pháo hỏng hóc bộ phận chuyển động (lốp, bánh xích di chuyển), nhằm tăng cường hỏa lực mạnh cho việc phòng thủ đảo. Chuyên gia Liên Xô được mời ra xem sáng kiến “giữ tốt, dùng bền” của ta và khi về, anh nào cũng đồng ý giúp ta vũ khí!”... (Còn nữa)
Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 3: Những chuyến đi bí mật - ảnh 9Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 3: Những chuyến đi bí mật - ảnh 9
11
Đảo Phan Vinh, tháng 4.2014 - Ảnh: M.T.H
Từ đầu những năm 80, các pông tông đã được sản xuất, sẵn sàng cho việc đóng giữ các đảo chìmTừ đầu những năm 80, các pông tông đã được sản xuất, sẵn sàng cho việc đóng giữ các đảo chìm
11
Từ đầu những năm 80, các pông tông đã được sản xuất, sẵn sàng cho việc đóng giữ các đảo chìm

Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 3: Những chuyến đi bí mật - ảnh 11Trường Sa sau ngày tiếp quản - Kỳ 3: Những chuyến đi bí mật - ảnh 11
11
Luồng mới vào Trường Sa Đông 01.2014 - Ảnh: Mai Thanh Hải
...“Năm 1978, trong một thời gian ngắn, cùng với các đơn vị bạn, Trung đoàn đã triển khai chốt giữ 4 đảo mới (An Bang, Hòn Sập, Trường Sa Đông, Sinh Tồn Đông) kịp thời, bí mật, an toàn. Đến tháng 10.1978, cùng với lực lượng công binh của Trung đoàn 83, đã hoàn thành sân bay trực thăng ở Sơn Ca, mở rộng luồng cho cho 3 đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn.
Ngày 29-10-1978 ở đảo Phan Vinh, 7 đồng chí bị trôi 8 ngày liền trên biển (trong đó có Đảo trưởng Bùi Văn Hà), anh em đã bình tĩnh tự tin, động viên lẫn nhau vượt qua mọi sóng to, gió lớn trở về đơn vị an toàn. Tập thể cán bộ chiến sỹ đảo và đồng chí Vũ Văn Hà được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công hạng 3.
(Lịch sử Lữ đoàn 146, BTL Vùng 4 Hải quân)
Mai Thanh Hải

http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/truong-sa-sau-ngay-tiep-quan-ky-3-nhung-chuyen-di-bi-mat-555494.html

Video đang được xem nhiều


Geen opmerkingen:

Een reactie posten