Thứ bảy, 1/11/2014 | 17:22 GMT+7
Phẫu thuật tim thành công cho em bé nằm trong bụng mẹ
Một phụ nữ 25 tuổi ở Hyderabad (Ấn Độ) vừa trở thành người đầu tiên được bác sĩ mổ chữa dị tật tim cho thai nhi còn nằm trong bụng.
Chị Sirisha trải qua nửa chặng đường mang thai thì được bác sĩ xác định thai nhi bị tắc nghẽn động mạch chủ gần như hoàn toàn, hở van hai lá... "Thông thường, các trường hợp như thế này sẽ được khuyên phá thai nhưng chúng tôi đề nghị can thiệp để cứu sống em bé. Là một giáo viên chuyên dạy khoa học tự nhiên, chị Sirisha đã can đảm chấp nhận đề xuất này", tiến sĩ tim mạch nhi khoa Nageswara Rao, Bệnh viện Care ở Banjara Hills, cho biết.
Lần phẫu thuật đầu được thực hiện khi thai nhi 25 tuần đã thất bại. Thai nhi được 27 tuần, bác sĩ Rao cùng các cộng sự gồm 8 chuyên gia tim mạch và 22 phụ tá, đã tiến hành một ca mổ nữa, kéo dài 2,5 tiếng vào ngày 23/10 và đã thành công, giảm độ tắc nghẽn của động mạch chủ tới 60%.
Hình ảnh siêu âm thai nhi. Ảnh: Reutes.
|
"Sau khi đợi thai nhi nằm ở vị trí thuận lợi, chị Sirisha và em bé trong bụng được gây mê toàn thân. Một kim tiêm được đưa vào bụng mẹ, sau đó vào tử cung, đến ngực của em bé và cuối cùng đến tâm thất trái," bác sĩ chuyên về tim mạch nhi khoa Sai Leela chia sẻ với tờ The Hindu. Nhóm phẫu thuật đã sử dụng một ống thông và một trái bóng nhỏ để sửa chữa dị tật tim cho bệnh nhi.
Tiến sĩ Rao cho biết sẽ phẫu thuật lần nữa cho em bé sau khi chào đời. "Tôi đã chờ đợi 10 năm dài để tiến hành phẫu thuật này. Chúng tôi đã cố gắng mổ cho một trường hợp khác cách đây 3 năm, ca mổ đã thất bại và không cứu được em bé. Lần này, trẻ sẽ chào đời khỏe mạnh và sau đó có thể phẫu thuật thêm lần nữa để sửa chữa dị tật triệt để", ông nói.
Chị Sirisha và chồng là anh Arun (29 tuổi) đã có một cậu con trai 20 tháng tuổi, đang sống tại làng Injapur, huyện Ranga Reddy. Chị đang mang thai ở tuần 29 và đã phục hồi sức khỏe hoàn toàn sau ca mổ tim cho đứa con trong bụng. Chị hy vọng sẽ đón chào em bé vào tuần thứ 3 của tháng 12 tới.
Phẫu thuật cho thai nhi đã được thực hiện từ năm 2010 trên thế giới, đây là lần đầu tiên các bác sĩ Ấn Độ thành công trong kỹ thuật này.
Leyna Mykaella Gonzalez 4 tuổi ở Mỹ là em bé đầu tiên trên thế giới được phẫu thuật thành công khi nằm trong bụng mẹ. Vào tháng 5/2010, mẹ bé, chị Tammy Gonzalez, đã trải qua một ca mổ tại Bệnh viện Jackson Memorial ở Miami, để cắt bỏ một khối u trong miệng thai nhi. Trường hợp này đã được báo cáo trong tạp chí Mỹ Obstetric and Gynecology.
Một trường hợp khác, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi ở Philadelphia đã cứu sống một bé trai bằng ca phẫu thuật tim trước khi bé chào đời một tháng. Một báo cáo trên website của bệnh viện trên cho biết, tính tới ngày 6/6/2013, đã có 1.000 thai nhi được phẫu thuật. Các chuyên gia cũng ước tính, đến nay tổng số thai nhi được phẫu thuật trên thế giới là khoảng 4.000.
Vương Linh (theo Ibtimes.co.in)
http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tre-em/phau-thuat-tim-thanh-cong-cho-em-be-nam-trong-bung-me-3101463.html
Thứ bảy, 25/1/2014 | 09:38 GMT+7
Thêm 100 trẻ được mổ tim bẩm sinh mỗi năm
Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM) dự kiến thực hiện thêm khoảng 100 ca mổ tim hở mỗi năm khi vừa được tài trợ thêm 10 máy bơm truyền dịch và 2 giường bệnh trong phòng chăm sóc đặc biệt tại khoa Hồi sức Tim mạch.
Phó giáo sư, bác sĩ Vũ Minh Phúc, Trưởng Khoa Tim mạch BV Nhi đồng 1 cho biết, hiện số bệnh nhi đang đăng ký chờ mổ lên tới 2.000 trẻ, chưa tính đến số trẻ mắc mới mỗi ngày. Trong khi đó, mỗi tuần bệnh viện chỉ tổ chức mổ tim hở được khoảng 5-7 ca, một năm trung bình 300-400 trường hợp.
Bên cạnh mổ tim hở, việc thông tim đã góp phần giải quyết được những ca đơn giản nhưng mỗi năm cũng chỉ thêm được khoảng 600 trường hợp. Có không ít trẻ vì phải chờ đợi mổ quá lâu nên bệnh biến chứng càng nặng thêm, thậm chí tử vong trước khi chờ xếp được lượt mổ.
Bệnh nhi được chăm sóc tại Khoa Hồi sức Tim mạch, Bệnh viện Nhi đồng 1. Ảnh: Lê Phương.
|
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm nước ta có khoảng có 8.000-10.0008.000-10.000 trẻ vừa sinh ra bị bệnh tim bẩm sinh. Trong đó, chỉ có khoảng 5.000 trẻ được phẫu thuật, can thiệp. Như vậy, có hơn 3.000 trẻ chưa được mổ mỗi năm.
Theo các bác sĩ, ngoài vấn đề nguồn nhân lực, thì cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế như phòng phẫu thuật, giường hồi sức sau mổ, máy móc phục vụ hậu phẫu... còn gặp nhiều khó khăn. Với trình độ kỹ thuật phẫu thuật, can thiệp tim đứng đầu khu vực Đông Nam Á theo tiêu chuẩn thế giới của các bác sĩ nước ta hiện nay, việc tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị sẽ góp phần cứu sống được nhiều bệnh nhi.
Lê Phương
Gửi chia sẻ câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về doisong@vnexpress.net
- 5 môn thể dục tốt cho tim mạch (19/10)
- Những mảnh đời nghiệt ngã với trái tim yếu ớt (6/10)
- Ngày càng nhiều người trẻ tuổi mắc bệnh tim mạch (29/9)
- 4 giờ mổ nội soi thay van tim cho bệnh nhân (6/9)
- Nửa trái chuối mỗi ngày giảm nguy cơ tim mạch (4/9)
http://doisong.vnexpress.net/tin-tuc/suc-khoe/tre-em/them-100-tre-duoc-mo-tim-bam-sinh-moi-nam-2944601.html
Geen opmerkingen:
Een reactie posten