zaterdag 29 november 2014

Giá dầu lao dốc sau hội nghị Opec quyết định không cắt giảm sản lượng dầu

Giá dầu lao dốc sau hội nghị Opec

  • 29 tháng 11 2014

Tổng Thư ký OPEC nói tổ chức này sẽ không tìm cách đẩy giá dầu bằng việc cắt giảm sản lượng.

Giá dầu chạm ngưỡng thấp nhất trong bốn năm trở lại đây sau khi OPEC quyết định không cắt giảm sản lượng dầu.
Giá dầu thô Brent đã chạm mức thấp nhất trong vòng bốn năm, ở mức 71,12 đôla một thùng, vào sáng ngày thứ Sáu, trước khi phục hồi về mức mức trên 73 đôla.
Giá dầu thô Brent trước đã giảm 5 đôla một thùng vào ngày thứ năm sau khi OPEC thông báo không sẽ không thay đổi kế hoạch sản xuất sau buổi họp mặt ở Vienna.
12 thành viên OPEC đã quyết định duy trì sản lượng 90 triệu thùng dầu mỗi ngày như đã nhất trí trước đó vào tháng 12 năm 2011.
Giá dầu ở Mỹ đã giảm còn 67.75 đô la một thùng, thấp nhất kể từ tháng năm 2010.
Sau cuộc họp ở Vienna, Tổng Thư ký OPEC Abdallah Salem el-Badri cho biết tổ chức này sẽ không tìm cách đẩy giá dầu bằng việc cắt giảm sản lượng.
“Có sự sụt giảm giá, thế nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc chúng ta nên phản ứng nóng vội", ông nói.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2014/11/141129_brent_price_new_low

Opec họp giữa lúc giá dầu giảm mạnh

  • 27 tháng 11 2014
Giá dầu thô giảm xuống mức thấp nhất kể từ bốn năm nay, trong lúc các nước trong khối Opec đang nhóm họp tại Vienna để thảo luận về sản lượng dầu của khối.
Việc giảm bớt sản lượng khó có thể xảy ra sau khi Ả rập Saudi, Kuwait, Qatar và Các Tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất nói họ đã đạt được đồng thuận về sản lượng dầu.
Người ta cho rằng các nhà sản xuất lớn này đang muốn duy trì việc khai thác dầu ở mức hiện thời.
Dầu thô Brent đã giảm khoảng 2 đôla vào hôm thứ Năm xuống còn 75,75 đôla Mỹ một thùng, là mức thấp nhất kể từ 9/2010 tới nay.
Giá dầu thô giảm 30% kể từ tháng Sáu, do nhu cầu trên thế giới giảm trong lúc sản lượng từ Hoa Kỳ lại tăng.
Việc giảm giá khiến các nước chuyên sản xuất dầu quan ngại, bởi đa số cần mức giá phải trên 80 đôla một thùng mới đủ cân đối ngân sách chính phủ và có những nước cần mức giá phải trên 100 đôla một thùng.
"Ả rập Saudi và các nước vùng Vịnh có thể cầm cự được một thời gian," Simon Wardell, chuyên gia về năng lượng từ tổ chức Global Insight nói.
"Họ có những tài sản có giá trị lớn về tài chính, cho nên có khả năng chịu được mức giá dầu thấp. Họ có thể đảm bảo cân đối ngân sách khi giá dầu không cao."
Hôm thứ Tư, Bộ trưởng Dầu khí của Ả rập Saudi, Ali al-Naimi, và người tương nhiệm từ Các Tiểu vương quốc Ả rập, Suhail bin Mohammed al-Mazroui nói họ trông đợi thị trường dầu sẽ tự bình ổn.
Ả rập Saudi là nước sản xuất dầu lớn nhất trong 12 quốc gia thành viên khối chuyên sản xuất dầu Opec.
"Hầu hết mọi người trông đợi là sẽ chẳng có chuyện thay đổi gì về việc cắt giảm sản lượng dầu từ cuộc họp này," ông Wardell nói. "Nhưng Opec luôn khiến người ta bất ngờ."
Nhóm các nước sản xuất dầu lửa sẽ có họp báo trong chiều 27/11.

Mối đe dọa từ Hoa Kỳ

Các nhà phân tích nói rằng có thể Ả rập Saudi sẽ dùng chiến lượng nhằm duy trì vị trí thống trị trong thị trường trước sản lượng dầu diệp thạch của Hoa Kỳ.
Sự bùng nổ trong hoạt động khai thác đá diệp thạch đã là một trong những lý do chính khiến giá dầu tụt giảm.
Nhưng khi giá dầu giảm mạnh thì việc sản xuất dầu từ đá diệp thạch lại trở nên đắt đỏ.
Giá dầu duy trì ở mức thấp trong một thời gian sẽ khiến cho việc sản xuất dầu diệp thạch bị hạn chế bớt về mặt dài hạn. Cho nên việc duy trì giá dầu ở mức thấp trên thực tế là điều hợp lý đối với khối Opec.
Opec chiếm một phần ba doanh số bán dầu trên toàn thế giới.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2014/11/141127_oil_price_opec_meeting

Giá dầu giảm làm Nga thiệt hại

  • 24 tháng 11 2014
Giá dầu giảm khiến Nga có thể thiệt đến 100 tỉ đôla một năm, trong lúc trừng phạt của phương Tây đã khiến Nga mất 40 tỉ, theo Bộ trưởng Tài chính của Nga.
Ông Anton Siluanov phát biểu hôm thứ Hai tại một diễn đàn ở Moscow.
Có đồn đoán nói Nga có thể cắt sản lượng dầu chừng 300.000 thùng một ngày để nâng giá.
Tổng thống Vladimir Putin đã nói Nga có thể chịu “hậu quả thảm khốc” vì trừng phạt, giá dầu giảm và đồng rouble mất giá.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu lửa (Opec) có thể sẽ cắt giảm sản lượng để hỗ trợ giá.
Iran, Libya và Venezuela đã kêu gọi Opec làm việc này.
Bộ trưởng năng lượng Nga Alexander Novak tuần rồi nói Moscow cân nhắc việc cắt giảm, nhưng chưa có quyết định.

http://www.bbc.co.uk/vietnamese/business/2014/11/141124_russia_oil_effect


Geen opmerkingen:

Een reactie posten