Khám phá
10 nhà tù đáng sợ nhất hành tinh
Nhiều tù nhân mới tới nhà giam Bang Kwang, Thái Lan phát điên vì quá căng thẳng trong khi các phạm nhân ở nhà tù tại Thổ Nhĩ Kỳ không ít lần muốn tự thiêu vì bị lạm dụng tình dục.
Phóng to |
Nhà tù Côn Đảo do người Pháp xây dựng trên đảo cùng tên của Việt Nam. Tù nhân ở đây là tử tù hoặc tù chính trị, những người phản đối sự cai trị của người Pháp. Sau này, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tiếp tục sử dụng nhà tù Côn Đảo để giam cầm những người không cùng lý tưởng. “Chuồng cọp” là danh từ mà người ta phải nhắc đến khi nói về Côn Đảo. Nhà tù này đã ngừng hoạt động. Nó là di tích quốc gia đặc biệt và là thắng cảnh du lịch của Việt Nam. Ảnh: Zing.vn |
Khu trại giam Vịnh Guantanamo nằm trong căn cứ Hải quân Mỹ tại vịnh cùng tên là nơi Mỹ giam giữ tù binh và những nghi can khủng bố. Nhà tù Guantanamo trở nên nổi tiếng sau hàng loạt vụ bê bối liên quan tới tra tấn, lạm dụng tù nhân. Trong thông điệp liên bang đầu năm 2014, Tổng thống Mỹ Barack Obama tuyên bố đóng cửa nhà tù này trong năm nay. Ảnh: Farsnews. |
Nhà tù liên bang Alcatraz nằm trên đảo cùng tên ngoài khơi bờ biển San Francisco, California, Mỹ giam giữ những tù nhân nguy hiểm nhất nước Mỹ từ năm 1934 đến năm 1963. Nhà tù bị đóng cửa năm 1964, một năm sau vụ vượt ngục táo bạo nhất lịch sử nước Mỹ. Hiện tại, nó trở thành điểm du lịch hút khách ở Mỹ. Ảnh: Quốc Lập. |
Nhà tù Carandiru ở Brazil nổi tiếng khắp thế giới sau vụ bạo loạn năm 1992. Những cai ngục ở Carandiru thẳng tay đàn áp tù nhân. Trong 46 năm tồn tại, hơn 1.300 tù nhân đã chết bất thường trong khi thụ án ở đây. Trước áp lực quốc tế, nhà tù bị đóng cửa năm 2002. Ảnh: Wiki |
Nhà tù quân sự Tadmor, Syria bị Tổ chức Ân xá Quốc tế liệt vào danh sách những nhà giam khắc nghiệt nhất thế giới. Trong tháng 6/1980, Tổng thống Syria Hafez al-Assad ra lệnh tàn sát tất cả những người có liên quan tới âm mưu ám sát mình. Chiến dịch thảm sát kéo dài hai tuần, giết chết khoảng 800 – 2.400 tù nhân. Ảnh: Blogspot |
Phóng to |
Nhiều tù nhân mới tới nhà giam Bang Kwang, Thái Lan phát điên vì sự căng thẳng ở đây. Bang Kwang là trại giam bạo lực nhất Thái Lan, với nhiều tù nhân ngoại quốc và tử tù. Trại giam nhỏ trong khi số lượng tù nhân đông đúc khiến điều kiện giam giữ ở đây trở nên vô cùng tồi tệ. Ảnh: Bangkok Post |
Phóng to |
La Sabaneta, Venezuela là nhà tù bạo lực nhất ở Nam Mỹ, với những vụ ẩu đả xảy ra hàng ngày. Các tù nhân luôn chuẩn bị sẵn vũ khí để giết người nếu xung đột xảy ra. Bên cạnh đó, điều kiện giam giữ ở La Sabaneta rất tệ trong khi lương của quản ngục thấp khiến tình trạng an ninh ở đây càng trở nên lỏng lẻo. Ảnh: Wiki |
Phóng to |
Nhà tù Diyarbakır, Thổ Nhĩ Kỳ nổi tiếng vì mức độ tàn bạo, với hàng loạt vụ tra tấn thể xác và tinh thần. Thậm chí, tù nhân ở Diyarbakır còn bị lạm dụng tình dục. Đây cũng là nơi thi hành án chung thân đối với trẻ em. Nhằm thoát khỏi tình cảnh thê thảm, nhiều tù nhân cố gắng tuyệt thực, tự tử hay thậm chí là tự thiêu. Ảnh: Blogspot |
Nằm giữa thủ đô Paris của Pháp là nhà tù La Sante. Trong tiếng Pháp, La Sante nghĩa là khỏe mạnh. Tuy nhiên, cuộc sống của tù nhân trong nhà giam nằm giữa thủ đô Paris hoa lệ hoàn toàn trái ngược với những gì diễn ra bên ngoài những bức tường bê tông. Nhà giam là địa ngục thực sự với những chuồng cọp và phòng tra tấn, khiến tù nhân hoàn toàn mất tỉnh táo. Không thể chịu được áp lực, 122 tù nhân tự tử năm 2002 và 195 người khác tự tử một năm sau đó. Họ uống nước tẩy rửa để kết thúc cuộc sống địa ngục. Ảnh: Wiki |
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 15:21 - 15/07/2014
Khám phá
Hỏa Lò vào top 5 địa điểm rùng rợn nhất Đông Nam Á
CNN cho rằng nhà tù Hỏa Lò ở Việt Nam là một trong năm địa điểm rùng rợn nhất ở Đông Nam Á vì những hậu quả mà con người và cả tự nhiên gây ra trong quá khứ.
Nhà tù Hỏa Lò
Thực dân Pháp xây dựng nhà tù Hỏa Lò năm 1896 tại Hà Nội để giam giữ và tra tấn các nhà hoạt động cách mạng của Việt Nam. Trong các nhà gian giam vẫn còn hình nộm mô phỏng những chiến sĩ cộng sản bị thực dân Pháp cùm kẹp. Nhà tù còn lưu giữ chiếc máy chém bằng kim loại và các dụng cụ tra tấn đáng sợ mà người Pháp từng sử dụng để đàn áp các chiến sĩ cách mạng Việt Nam.
Sau Cách mạng tháng 8/1945, Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) quản lý nhà tù Hỏa Lò. Nó trở thành nơi giam phi công Mỹ nhảy dù khỏi máy bay trúng đạn khi không kích Hà Nội. Phi công Mỹ bị bắt làm tù binh gọi Hỏa Lò là "Hilton Hanoi". Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain từng bị giam tại Hỏa Lò.
Di tích của nhà tù Hỏa Lò hiện nay nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Người ta phá một phần của nhà giam để xây dựng tòa cao ốc mang tên Tháp Hà Nội. Hỏa Lò chỉ còn là khu di tích, không có chức năng giam người.
Bảo tàng Pháp y Bangkok, Thái Lan
Bảo tàng Pháp y Songkran Niyomsane lưu giữ số lượng lớn xương và thi thể người để phục vụ hoạt động học tập và nghiên cứu của các sinh viên y khoa hoặc các chuyên gia pháp y. Người ta để những thi thể hoặc phần thi thể nạn nhân các vụ án mạng, xác những hài nhi chết yểu hay xác vô thừa nhận từ các vụ tai nạn giao thông vào trong các tủ kính.
Hiện nay Bảo tàng Songkran Niyomsane còn lưu giữ nhiều loại vũ khí giết người hay các bằng chứng tội phạm nhằm mục đích giáo dục con người. Đây cũng là nơi yên nghỉ của Si Quey, kẻ giết người hàng loạt nổi tiếng nhất Thái Lan trong những năm 1950 của thế kỷ trước. Theo cáo trạng, Si Quey sát hại và ăn thịt hơn 30 trẻ em. Dòng chữ phía trên tủ kính nhắc nhở con người cư xử hợp pháp nếu không muốn chịu số phận như Si Quey.
Cánh đồng chết ở Campuchia
Bọn diệt chủng giết và chôn xác hàng triệu người dân Campuchia trong chế độ Khmer Đỏ (1975 – 1979) tại "cánh đồng chết" Choeung Ek, nơi cách Phnom Penh khoảng 15 km. Sau khi nghiên cứu hơn 20.000 ngôi mộ tập thể, các chuyên gia phát hiện 1.386.7341.386.734 người mất mạng ở Choeung Ek. Nếu tính cả số người chết vì đói nghèo và bệnh tật dưới thời Khmer Đỏ thì Campuchia mất 1,7 đến 2,5 triệu người trong khi dân số của đất nước vào năm 1975 là 8 triệu người.
Người dân kể rằng khu vực dành cho khách tham quan chỉ chiếm một phần Choeung Ek. Sau mỗi trận mưa, xương người dưới những lớp đất mỏng lại trồi lên. Đài tưởng niệm, gồm khoảng 8.000 đầu lâu, nằm giữa cánh đồng chết. Nhiều chiếc nứt do bị vật cứng đập vào. Polpot sử dụng gậy, rìu, dao… tàn sát người dân để tiết kiệm đạn.
Bảo tàng Chiến tranh Penang, Malaysia
Pháo đài Bukit Maung nằm ở phía nam hòn đảo Penang, Malaysia. Nó là minh chứng cho sự kiên cường của người dân đảo trong cuộc chiến chống quân đội phát xít Nhật. Tuy khá kiên cố, nhưng nơi đây nhanh chóng thất thủ khi quân Nhật tấn công từ phía đất liền.
Sau khi lọt vào tay phát xít Nhật, pháo đài trở thành nơi giam giữ, tra tấn tù binh để lấy thông tin trước khi sát hại họ. Sau khi quân Nhật thất trận, những người lính Mã Lai kiểm soát pháo đài. Tuy nhiên, người dân địa phương tránh xa nó vì sợ hồn ma của những người lính tử trận. Sau nhiều năm, chính quyền địa phương biến pháo đài thành Bảo tàng chiến tranh Penang.
Chứng tích sóng thần ở Thái Lan
Năm 2004, một trận sóng thần nghiêm trọng ập vào Thái Lan khiến hàng ngàn người chết và mất tích. Ngôi làng Ban Nam Khem là khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất ở Thái Lan với 1.400 du khách và dân địa phương thiệt mạng trong thảm họa. Sóng thần đẩy hai chiếc tàu cá vào sâu tới vài km trong đất liền.
Quần thể khu tưởng niệm bao gồm một bảo tàng nhỏ, một công viên, tượng phật và đài tưởng niệm cháu trai của Vua Thái Lan, người tử nạn trong thảm họa sóng thần. Danh tính của các nạn nhân chết và mất tích hiện diện trên bức tường. Di ảnh của một số nạn nhân cũng xuất hiện trên đó.
Thực dân Pháp xây dựng nhà tù Hỏa Lò năm 1896 tại Hà Nội để giam giữ và tra tấn các nhà hoạt động cách mạng của Việt Nam. Trong các nhà gian giam vẫn còn hình nộm mô phỏng những chiến sĩ cộng sản bị thực dân Pháp cùm kẹp. Nhà tù còn lưu giữ chiếc máy chém bằng kim loại và các dụng cụ tra tấn đáng sợ mà người Pháp từng sử dụng để đàn áp các chiến sĩ cách mạng Việt Nam.
Hình nộm mô phỏng tù binh trong nhà giam Hỏa Lò. Ảnh: Wiki |
Di tích của nhà tù Hỏa Lò hiện nay nằm ở số 1 phố Hỏa Lò, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, Việt Nam. Người ta phá một phần của nhà giam để xây dựng tòa cao ốc mang tên Tháp Hà Nội. Hỏa Lò chỉ còn là khu di tích, không có chức năng giam người.
Bảo tàng Pháp y Bangkok, Thái Lan
Bảo tàng Pháp y Songkran Niyomsane lưu giữ số lượng lớn xương và thi thể người để phục vụ hoạt động học tập và nghiên cứu của các sinh viên y khoa hoặc các chuyên gia pháp y. Người ta để những thi thể hoặc phần thi thể nạn nhân các vụ án mạng, xác những hài nhi chết yểu hay xác vô thừa nhận từ các vụ tai nạn giao thông vào trong các tủ kính.
Xác của Si Quey, kẻ sát nhân đáng sợ nhất Thái Lan, ở bảo tàng Songkran Niyomsane. Ảnh: Wikipedia |
Cánh đồng chết ở Campuchia
Bọn diệt chủng giết và chôn xác hàng triệu người dân Campuchia trong chế độ Khmer Đỏ (1975 – 1979) tại "cánh đồng chết" Choeung Ek, nơi cách Phnom Penh khoảng 15 km. Sau khi nghiên cứu hơn 20.000 ngôi mộ tập thể, các chuyên gia phát hiện 1.386.7341.386.734 người mất mạng ở Choeung Ek. Nếu tính cả số người chết vì đói nghèo và bệnh tật dưới thời Khmer Đỏ thì Campuchia mất 1,7 đến 2,5 triệu người trong khi dân số của đất nước vào năm 1975 là 8 triệu người.
Núi sọ người ở Cánh đồng chết Choeung Ek, Campuchia. Ảnh: Wiki |
Bảo tàng Chiến tranh Penang, Malaysia
Pháo đài Bukit Maung nằm ở phía nam hòn đảo Penang, Malaysia. Nó là minh chứng cho sự kiên cường của người dân đảo trong cuộc chiến chống quân đội phát xít Nhật. Tuy khá kiên cố, nhưng nơi đây nhanh chóng thất thủ khi quân Nhật tấn công từ phía đất liền.
Sọ người nhô lên khỏi mặt đất ở Bảo tàng chiến tranh Penang. Ảnh: Wiki |
Chứng tích sóng thần ở Thái Lan
Năm 2004, một trận sóng thần nghiêm trọng ập vào Thái Lan khiến hàng ngàn người chết và mất tích. Ngôi làng Ban Nam Khem là khu vực chịu thiệt hại nặng nề nhất ở Thái Lan với 1.400 du khách và dân địa phương thiệt mạng trong thảm họa. Sóng thần đẩy hai chiếc tàu cá vào sâu tới vài km trong đất liền.
Hai tàu cá lớn ở Ban Nam Khem bị sóng thần đánh dạt vào đất liền. Ảnh: CNN |
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 15:19 - 11/07/2014
Ảnh & Video
Chuồng cọp dành cho những phần tử xã hội đen
Chỉ rộng bằng một căn phòng nhỏ, nhưng chuồng cọp trong các nhà tù bí mật El Salvador lại là nơi trú ngụ của hơn 30 thành viên thuộc hai băng đảng khét tiếng.
Phóng to |
Sống chen chúc trong một chiếc lồng chật chội, nhiều tù nhân ở các nhà tù bí mật ở El Salvador đang chết dần chết mòn trong điều kiện sống bẩn thỉu, bệnh tật. |
Phóng to |
Mặc dù những chiếc lồng giam này được thiết kế để tạm giam phạm nhân trong vòng 72 giờ, nhưng nhiều người đã ở đây hơn một năm. Dù chỉ rộng 3,5 m, cao 4,5 m, nhưng các chuồng cọp lại chứa tới hơn 30 người. Tất cả họ là thành viên của 2 băng đảng đối thủ và khét tiếng là MS-13 và M18. |
Giới chức El Salvador cố tình giấu kín những phòng giam tạm bợ này. Tuy nhiên, một phóng viên của tạp chí VICE đã tìm cách tiếp cận và đưa chúng ra ánh sáng. |
Theo phóng viên tờ VICE, các tù nhân ở đây bị đối xử rất tồi tệ. Họ thường xuyên mắc bệnh và thậm chí thiếu ăn. |
Tờ báo đăng những bức ảnh gây sốc với hy vọng rằng, chính quyền El Salvador sẽ cải thiện cuộc sống cho các tù nhân. |
Các quan chức cho hay, hiện khoảng 10.000 thành viên của 2 băng MS-13 và M18 sống trong những nhà tù như thế này. |
Hồi tháng 3/2012, băng đảng MS-13 và M18 ở El Salvador cùng ký một thỏa thuận hòa bình lịch sử. Tuy nhiên, tình trạng bạo lực gần đây khiến dư luận lo ngại thỏa thuận này có thể trở nên vô hiệu. |
"Chúng tôi nhận thấy thỏa thuận đình chiến này rất mong manh và có thể đổ vỡ bất kỳ lúc nào. Thời gian đã chứng minh điều này là hoàn toàn đúng", Miguel Fortin, Chánh án Tòa án Tối cao El Salvador, phát biểu. |
Sau khi thỏa thuận ngừng bắn có hiệu lực, tỷ lệ giết người ở El Savaldor giảm mạnh từ 12 đến 15% mỗi ngày xuống còn 5%. |
Hai băng nhóm MS-13 và M18 đều có nguồn gốc ở miền nam California. Sau khi tìm cách tránh khỏi các cuộc chiến tranh dân sự ở Trung Mỹ, nhiều thanh niên thành lập nên các nhóm tội phạm ở Los Angeles trong những năm 1980. |
Hiện khoảng 50.000 người El Savaldor là thành viên của các băng đảng đường phố. Các cuộc chiến giữa 2 băng MS-13 và M18 diễn ra ác liệt suốt 2 thập kỷ qua và đe dọa đời sống của dân thường. |
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 06:35 - 24/09/2013
Khám phá
Những lễ hiến tế đáng sợ thời hiện đại
Vì muốn có những viên gạch chất lượng, một người chủ ở Bangladesh đã ra lệnh giết công nhân để hiến tế cho thần linh.
Phóng to |
Bạch tạng là một dạng rối loạn di truyền khiến sắc tố da suy yếu và tác động đến hơn 200.000 người Tanzania. Người dân địa phương gọi họ là "muzungu" (người da trắng) hoặc thậm chí là "zeru zeru" (ma quỷ). Không chỉ ở Tanzania, người bạch tạng bị ghét bỏ và hắt hủi ở khắp châu Phi. Theo lời các pháp sư, cơ thể người mắc bệnh này tiềm ẩn ma thuật và sẽ đem lại may mắn, giàu có cho cộng đồng. Vì vậy, người dân địa phương đã săn đuổi và giết họ làm bùa ngải hoặc hiến tế cho thần linh. Để chế bùa, các pháp sư sẵn sàng chi tới 75.000 USD để mua những phần thi thể của người bạch tạng. Ảnh: Oddee |
Năm 2003, cặp vợ chồng Madan và Murti Simaru ở Uttar Pradesh, Ấn Độ quyết định nhờ một pháp sư giúp để sinh con trai. Pháp sư khuyên họ nên bắt cóc một bé trai và hiến tế cho thần linh tại bờ sông. Nghe vậy, cặp đôi liền bắt cóc Monu Kumar (6 tuổi), con của một người hàng xóm. Sau đó, họ giết cậu bé và làm lễ hiến tế ở bờ sông. Tuy nhiên, cảnh sát sau đó đã bắt giữ cặp vợ chồng và em trai của bà Madan vì tội giết hại trẻ em. Ảnh: Oddee |
Tháng 3/2010, chủ của một lò gạch ở Bangladesh cảm thấy những viên gạch đang trở nên kém chất lượng. Vì thế, ông này quyết định đi xem bói. Thầy bói khuyên chủ lò gạch rằng, nếu ông ta làm một lễ hiến tế người, nhà máy gạch sẽ cho ra những sản phẩm chất lượng tốt. Nghe vậy, người chủ ra lệnh giết một lao động, sau đó hành xác người này để làm lễ hiến tế. Ông chủ này sau đó bị bắt vì tội giết người. Ảnh: Oddee |
Tháng 10/2011, hai nông dân Ignesh Kujur và Padam Sukku giết hại bé gái Lalita Tati (7 tuổi) sau đó lấy gan làm lễ tế thần để cầu cho mùa màng bội thu. Chính quyền Ấn Độ cho hay, hai hung thủ là những người mù chữ, nghèo đói và có tư tưởng rất lạc hậu. Họ tin rằng, nếu đem hiến tế một đứa trẻ dưới 12 tuổi, thần linh sẽ ban phước cho mùa màng tươi tốt hơn. Hai người nông dân sau đó bị bắt và truy tố về tội giết người. Ảnh: Oddee |
Milton Blahyi từng là một chỉ huy quân nổi dậy khét tiếng trong cuộc nội chiến đẫm máu ở Liberia. Từ khi 11 tuổi, Blahyi đã được phong làm thầy tế của bộ lạc và tham gia các nghi lễ hiến tế người. Blahyi từng nói rằng, "quỷ dữ" tiên đoán rằng ông ta sẽ trở thành một chiến binh vĩ đại nếu ăn thịt người để tăng sức mạnh. Trong cuộc xung đột kéo dài từ năm 1979 đến 1993, Blahyi bị cáo buộc thực hiện nhiều cuộc hiến tế người. Tuy nhiên, ông ta chưa bao giờ bị trừng phạt ở trong nước vì những tội ác này. Các tổ chức quốc tế từng điều tra tội ác của Blahyi, song Tòa án Hình sự Quốc tế không thể xét xử bởi tổ chức này chỉ có thể truy tố tội phạm sau ngày thành lập (1/7/2002). Ảnh: Oddee |
Còn nữa!
Bài viết được cập nhật lần cuối lúc 06:00 - 22/01/2014
Geen opmerkingen:
Een reactie posten