TRẠI PHONG DI LINH
Nếu trong trại này, như Mơi Mậu kể, có hai người đàn bà nạn nhân cùi, một người đã chết vào năm 80 tuổi, và một người còn đang sống ở tuổi 70, vẫn còn muốn lập gia đình, để tìm hạnh phúc cho tấm thân tàn ma dại đầy già nua tuổi tác của mình vào những ngày cuối đời, thì lại càng phải ngưỡng phục biết bao trước con người nữ tu trẻ đẹp hiến thân phục vụ ở một ngọn đồi hoang vắng hầu như ít người biết đến ấy. Hạnh phúc của người nữ tu trẻ đẹp ấy không phải là tình yêu phái tính, mà là đức ái trọn hảo!
Vị sáng lập trại cùi này là Giang Cát Sanh (Jean Cassaigne) vĩnh viễn nằm xuống, trên ngôi mộ có tấm bảng nhỏ bên trên: “Jean Cassaigne. Amor et Caritas. 1895-1973”.
Giang Cát Sanh là một vị linh mục thừa sai Pháp Quốc. Nhập Chủng Viện của Hội Thừa Sai ngày 7/9/1920. Ngày 19/12/1925 được thụ phong linh mục. Ngày 5/5/1926, ngài đã đến Sài Gòn sau 30 ngày lênh đênh trên sóng nước. Ngày 18/11/1926, ngài nhận được bài sai “về truyền giáo vùng đất mới Djiring”. Ngày 24/1/1927, ngài tới một nơi mà bản đồ thời ấy ghi là “Đất Hoang, Bộ Lạc Mọi”. Chúa Nhật 30/1/1927, ngài dâng Thánh Lễ đầu tiên ở đây với 5 người duy nhất. Ngày 24/6/1941, ngài được tấn phong làm giám mục Sài Gòn. Ngày 19/12/1945, ngày kỷ niệm thụ phong linh mục, cũng là ngày ngài khám phá ra mình đã bị nhiễm bệnh phong. Ngày 2/12/1955, ngài đã trở về với đoàn con cái phong cùi của mình ở Di Linh, cho tới khi qua đời, với khẩu hiệu: Yêu Thương và Bác Ái (Amor et Caritas), chết như một người cùi giữa người phong!
Thật vậy, theo chúc thư của Đức Cha Giang Cát Sanh tại nhà tưởng niệm của Khu Điều Trị Phong Di Linh, thì ngài đã quyết định thành lập Làng Cùi Di Linh hay Trại Phong Di Linh (theo những tên gọi trước 1975), bởi vì, như ngài đã thú nhận:
“Tôi đã thấy họ trần truồng, la hét, đói khát, tuyệt vọng. Tôi đã thấy những vết thương của họ lúc nhúc ruồi trong những túp lều dơ bẩn…”.
Sau thời gian tự học tiếng địa phương với chính những người thổ dân Thượng, xây dựng một ngôi nhà thờ bằng những đồ thừa thãi trong vòng 3 tháng cho khoảng 50 tín hữu về làm công cho đồn điền trà của người Pháp, rồi thiết lập một ngôi nhà trường mà ngài vừa là hiệu trưởng, giám thị, thày giáo, dạy đủ mọi tầng lớp học sinh, và đích thân đi chữa trị bệnh hoạn, đặc biệt là bệnh sốt rét, cho dân chúng trong vùng, ngài đã thấy xuất hiện những người cùi. Thế rồi, sau khi rửa tội được cho một người đàn bà cùi trước khi bà chết vào ngày 7/12/1927, và rửa tội hụt cho một người đàn ông bị cùi chết, vào cuối thu năm 1928, trên đường thăm viếng một ngôi làng ở xa về, ngài đã gặp một đám người cùi sột soạt trong các bụi cây, với những hình thù ghê rợn, không tay, thiếu mũi, mất môi, thân mình trần trụi đầy mụn nhọt máu mủ.
Trên đường về, những tiếng kêu thương ai oán van xin giúp đỡ của nhóm cả chục người này cứ vẳng vẳng bên tai ngài:
“Ông Lớn ơi, hãy cứu giúp chúng tôi! Chúng tôi cần đến ông! Chúng tôi khốn khổ lắm!... Xin hãy làm cho chúng tôi một cái gì. Xin hãy lo cho chúng tôi. Xin hãy lo cho chúng tôi. Chúng tôi khốn khổ lắm. Xin hãy xót thương chúng tôi”.
Thế là, mấy ngày sau, ngài đã bắt đầu đích thân ra tay phát quang địa điểm sẽ trở thành Trại Phong Di Linh. Tháng 3 năm 1929, địa điểm này đã có 16 ngôi nhà tranh, với 21 bệnh nhân, cần phải chăm sóc, cần phải nuôi ăn. Chúa Nhật 1/4/1929, ngài đã dâng Lễ khánh thành ngoài trời ở giữa làng và mở tiệc liên hoan sau đó. Vào năm 1930, con số bệnh nhân lên tới 36, ngài đã xin chính phủ giúp đỡ, và được chính phủ bấy giờ trợ cấp 15 xu (chẳng đáng là bao nhiêu) cho một người mỗi ngày.
Vào Lễ Giáng Sinh 1931, ngài rửa tội cho 15 trẻ em, 7 đàn ông và 8 phụ nữ người Srê. Sau đó ngài bị liệt giường, phải điều trị ở Sài Gòn ngày 27/12/1931 và về Pháp chữa bệnh ngày 3/4/1932. Chỉ sau 9 tháng, ngài đã trở lại Di Linh ngày 4/3/1933. Vào năm 1938, số bệnh nhân tại đây lên tới 123, và Chúa đã sai người tới giúp ngài, đó là 3 nữ tu thuộc dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn Phaolô người Pháp. Cuối cùng nữ tu bề trên Labarra bỏ mạng vì bệnh sốt rét. Nữ tu Marie Claire bị chết trong cuộc pháo kích ngày 23/8/1968. Nữ tu Laurence làm bề trên cho tới năm 1975 và bị chính quyền cộng sản Việt Nam trục xuất về Pháp.
Cũng tại nơi đây, tôi còn thấy được truyền nhân của vị sáng lập Giang Cát Sanh, còn thấy được một hiện thân của Mẹ Têrêsa Calcutta Việt Nam. Đó là một nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn Việt Nam. Bà đã phục vụ ở đây 38 năm, từ năm mới lên 27 tuổi. Đúng thế, cô thiếu nữ Mai Thị Mậu, năm 12 tuổi, đã theo gia đình từ Hải Hậu – Nam Định di cư vào Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, có một lần cô tình cờ cùng với một người bạn vào thăm thân nhân ở Bệnh Viện Nhi Đồng, cảm thấy thương các em nhỏ đớn đau la lối la liệt nằm ở đó, cô đã thầm nguyện theo ngành y học để phục vụ thành phần bệnh nhân ở bất cứ nơi nào. Và thiên ý đã định cho cô đến với Trại Phong Di Linh từ năm 1972 cho tới nay. Vào năm phục vụ thứ 33 ở đây, người nữ tu này đã tâm sự rằng:
“Làm sao tôi bỏ đi đâu được, khi họ luôn luôn chờ tôi. Cũng giống như nếu tôi lấy chồng thì trại phong này chính là gia đình chồng tôi vậy. Tôi đã thuộc về nơi ấy!”
Phải, chính vì người nữ tu này đã nhận nơi này làm nhà chồng của mình, và có lẽ chính vì những người anh chị em xấu số được bà phục vụ đã chẳng những trở thành nguyên cớ để bà đã đến không thể bỏ đi, mà còn là động lực để bà hăng say phục vụ hơn nữa, như bà đã tâm sự như sau:
“Người cùi vẫn luôn khao khát cuộc sống. Khi bị bệnh, họ bị buôn làng và gia đình ruồng rẫy. Đàn ông mất vợ. Đàn bà mất chồng… Vào trại, những con người bị ruồng rẫy ấy gặp nhau, rồi lại nên vợ nên chồng, để tiếp tục cuộc sống bằng sức lực và thân thể đã tàn phế. Tôi học được ở chính những bệnh nhân của mình phẩm chất biết chấp nhận số phận một cách bình thản, không kêu ca oán than…”
Vì biết chấp nhận số phận của mình, đúng hơn vì trung thực sống ơn gọi sống đời tận hiến của mình cho Thiên Chúa nơi việc phục vụ tha nhân, thành phần bị bất hạnh ở Trại Phong Di Linh này, nữ tu Mai Thị Mậu đã nỗ lực mở mang cho rộng lớn hơn rất nhiều công trình được vị sáng lập của bà gầy dựng từ ban đầu. Thật vậy, bà cho biết:
“Năm 1972, tôi tình cờ có dịp chăm sóc cho một bác sĩ người Pháp ở Lâm Đồng bị bệnh nặng. Sau khi giúp ông khỏi bệnh, để trả ơn, ông hỏi tôi muốn gì? Khi biết ông có rất nhiều đất ở vùng này, tôi liền xin mua một miếng đất để sau này giúp cho con cháu người cùi tự lực làm ăn sinh sống. Vị bác sĩ đồng ý ngay và để cho tôi một vạt rừng rộng 53 mẫu, với giá chỉ tròm trèm 15 cây vàng. Tôi tìm mọi cách chắt mót để có được số tiền ấy mua đất”.
Thế là sau bao nhiêu công lao khốn khó do đích thân người nữ tu chân yếu tay mềm này, cùng với những người được Thiên Chúa sai tới vào thời điểm của Ngài, mảnh đất là một vạt rừng chẳng những đầy những thân cây mấy người ôm mới hết, mà còn chập chờn bóng hoang thú, như cọp, beo, công, vượn v.v. từ từ đã trở thành nơi trồng cấy khoai mì, khoai lang, bắp, cà phê v.v. Chưa kể khu nhà trẻ mẫu giáo khang trang, tường hồng, gạch men, với vườn hoa thược dược đỏ thẵm trước sân.
Từ đó, các con em thuộc Trại Phong Di Linh được chuyển đến đây, cách 12 cây số, ở xã Gia Hiệp, để sinh sống biệt lập. Thật là một chuyện hình như chưa hề xẩy ra trong lịch sử các trại phong cùi. Các em dù có gia đình hay chưa, đều được hướng dẫn trồng trọt và chăn nuôi, trong vòng 5 năm, rồi sau đó sống tự lập. Cách đây mấy năm đã có 30 hộ gia đình tự lập, với 4 sào đất được cấp cho và một căn nhà trị giá 12 triệu đồng Việt Nam (tương đương với trên 700 Mỹ kim). Trẻ em trong trại đều được đi học. Nay đã có 3 em làm bác sĩ và 2 em làm kỹ sư đang phục vụ tại chính Trại Phong Di Linh.
Nữ tu Mai Thị Mậu đã hết sức vui vẻ dẫn chúng tôi đến thăm cả khu nạn nhân (cũ) và bệnh nhân (mới), nhưng trước hết là phòng làm giầy trị liệu cho những người anh chị em xấu số này. Nữ tu cầm mấy đôi giầy được gọi là “giầy điều trị”, bên cạnh một thanh niên đang ngồi chế giầy, những chiếc giầy chỉ có phân nửa phần gót, hở phần chân bị thương tật để tránh cà sát khi đi lại. Nữ tu cho biết:
“Tám năm trước chưa có loại giầy này. Bệnh nhân phải đi bước thấp bước cao trên những đôi dép cũ. Đau lắm. Bây giờ, chúng tôi đã có được một phòng làm giầy cho bệnh nhân ngay tại trại!”
Sang khu trú ngụ và điều trị, ánh mắt và thái độ tỏ ra mến thương của mọi thành phần nạn nhân và bệnh nhân đối với bà, chứng tỏ bà đã biết hết mọi người và từng người bà phục vụ như con cái. Nên bà đã được 95% số người ở đây, thuộc dân tộc K’Ho và Nùng, trong tổng số 219 người hiện tại (5 năm trước có trên 300 người), gọi là Mơi Mậu (tức là Mẹ Mậu). Anh K’Déo, có người vợ là Ka Ron, người vợ là đứa trẻ sơ sinh được Mơi Mậu đỡ đẻ đầu tiên khi Mơi vừa tới Trại Phong Di Linh 38 năm trước, đã nói cách đây 5 năm rằng: “Mơi thuộc hết tên của hơn 300 người sống trong trại này”.
Khi Mơi Mậu đang dẫn chúng tôi từ khu nạn nhân đến khu bệnh nhân, tôi thấy một nữ tu trẻ đẹp, đang phục vụ bệnh nhân ở đấy, đang tiến ngược về phía phái đoàn viếng thăm của chúng tôi. Tôi tránh sang một bên, đợi đến khi người nữ tu bước ngang qua trước mặt mình, tôi lên tiếng nói: “Ngưỡng phục! Ngưỡng phục!” Một nữ tu trẻ đẹp, mới 32 xuân xanh, như Mơi Mậu cho biết. Kể như chôn vùi cuộc đời thanh xuân phơi phới đầy tương lai của mình trong trại cùi này. Hoàn toàn tự nguyện.
Nếu trong trại này, như Mơi Mậu kể, có hai người đàn bà nạn nhân cùi, một người đã chết vào năm 80 tuổi, và một người còn đang sống ở tuổi 70, vẫn còn muốn lập gia đình, để tìm hạnh phúc cho tấm thân tàn ma dại đầy già nua tuổi tác của mình vào những ngày cuối đời, thì lại càng phải ngưỡng phục biết bao trước con người nữ tu trẻ đẹp hiến thân phục vụ ở một ngọn đồi hoang vắng hầu như ít người biết đến ấy. Hạnh phúc của người nữ tu trẻ đẹp ấy không phải là tình yêu phái tính, mà là đức ái trọn hảo!
Chắc chắn người nữ tu Việt Nam trẻ đẹp ấy không thể nào tự mình có thể hy sinh tận tuyệt đến như thế, ít là cho tới bấy giờ, nếu không được thu hút bởi Đấng là Tình Yêu (x 1Jn 4:8,16), Đấng cũng đã bất ngờ chiếm đoạt con tim của một chiêu đãi viên hàng không người Pháp. Cô chiêu đãi viên xinh đẹp duyên dáng Pháp quốc này đã trở thành một nữ tu, và đã hiến trọn cuộc đời để phục vụ những anh chị em xấu số của mình, cũng tại chính trại cùi Di Linh này, người nữ tu được Mơi Mậu cho biết là “trẻ đẹp” song “đã chết rồi”.
Người chiêu đãi viên hàng không trở thành người nữ tu phục vụ trại cùi Di Linh ấy, như truyện kể, đã thực sự được Vị Tình Quân là Tình Yêu của cô chinh phục trên một chuyến bay, sau khi nghe thấy một vị hồng y cứ chăm chú nhìn mình, rồi vào lúc thuận tiện đã nói nhỏ với cô rằng: “Cô đẹp lắm, nhưng cái duyên sắc mà cô có được là do Thiên Chúa đã lấy của bao nhiêu người cùi để trang điểm cho cô đó!”
Nếu trong trại này, như Mơi Mậu kể, có hai người đàn bà nạn nhân cùi, một người đã chết vào năm 80 tuổi, và một người còn đang sống ở tuổi 70, vẫn còn muốn lập gia đình, để tìm hạnh phúc cho tấm thân tàn ma dại đầy già nua tuổi tác của mình vào những ngày cuối đời, thì lại càng phải ngưỡng phục biết bao trước con người nữ tu trẻ đẹp hiến thân phục vụ ở một ngọn đồi hoang vắng hầu như ít người biết đến ấy. Hạnh phúc của người nữ tu trẻ đẹp ấy không phải là tình yêu phái tính, mà là đức ái trọn hảo!
Vị sáng lập trại cùi này là Giang Cát Sanh (Jean Cassaigne) vĩnh viễn nằm xuống, trên ngôi mộ có tấm bảng nhỏ bên trên: “Jean Cassaigne. Amor et Caritas. 1895-1973”.
Giang Cát Sanh là một vị linh mục thừa sai Pháp Quốc. Nhập Chủng Viện của Hội Thừa Sai ngày 7/9/1920. Ngày 19/12/1925 được thụ phong linh mục. Ngày 5/5/1926, ngài đã đến Sài Gòn sau 30 ngày lênh đênh trên sóng nước. Ngày 18/11/1926, ngài nhận được bài sai “về truyền giáo vùng đất mới Djiring”. Ngày 24/1/1927, ngài tới một nơi mà bản đồ thời ấy ghi là “Đất Hoang, Bộ Lạc Mọi”. Chúa Nhật 30/1/1927, ngài dâng Thánh Lễ đầu tiên ở đây với 5 người duy nhất. Ngày 24/6/1941, ngài được tấn phong làm giám mục Sài Gòn. Ngày 19/12/1945, ngày kỷ niệm thụ phong linh mục, cũng là ngày ngài khám phá ra mình đã bị nhiễm bệnh phong. Ngày 2/12/1955, ngài đã trở về với đoàn con cái phong cùi của mình ở Di Linh, cho tới khi qua đời, với khẩu hiệu: Yêu Thương và Bác Ái (Amor et Caritas), chết như một người cùi giữa người phong!
Thật vậy, theo chúc thư của Đức Cha Giang Cát Sanh tại nhà tưởng niệm của Khu Điều Trị Phong Di Linh, thì ngài đã quyết định thành lập Làng Cùi Di Linh hay Trại Phong Di Linh (theo những tên gọi trước 1975), bởi vì, như ngài đã thú nhận:
“Tôi đã thấy họ trần truồng, la hét, đói khát, tuyệt vọng. Tôi đã thấy những vết thương của họ lúc nhúc ruồi trong những túp lều dơ bẩn…”.
Sau thời gian tự học tiếng địa phương với chính những người thổ dân Thượng, xây dựng một ngôi nhà thờ bằng những đồ thừa thãi trong vòng 3 tháng cho khoảng 50 tín hữu về làm công cho đồn điền trà của người Pháp, rồi thiết lập một ngôi nhà trường mà ngài vừa là hiệu trưởng, giám thị, thày giáo, dạy đủ mọi tầng lớp học sinh, và đích thân đi chữa trị bệnh hoạn, đặc biệt là bệnh sốt rét, cho dân chúng trong vùng, ngài đã thấy xuất hiện những người cùi. Thế rồi, sau khi rửa tội được cho một người đàn bà cùi trước khi bà chết vào ngày 7/12/1927, và rửa tội hụt cho một người đàn ông bị cùi chết, vào cuối thu năm 1928, trên đường thăm viếng một ngôi làng ở xa về, ngài đã gặp một đám người cùi sột soạt trong các bụi cây, với những hình thù ghê rợn, không tay, thiếu mũi, mất môi, thân mình trần trụi đầy mụn nhọt máu mủ.
Trên đường về, những tiếng kêu thương ai oán van xin giúp đỡ của nhóm cả chục người này cứ vẳng vẳng bên tai ngài:
“Ông Lớn ơi, hãy cứu giúp chúng tôi! Chúng tôi cần đến ông! Chúng tôi khốn khổ lắm!... Xin hãy làm cho chúng tôi một cái gì. Xin hãy lo cho chúng tôi. Xin hãy lo cho chúng tôi. Chúng tôi khốn khổ lắm. Xin hãy xót thương chúng tôi”.
Thế là, mấy ngày sau, ngài đã bắt đầu đích thân ra tay phát quang địa điểm sẽ trở thành Trại Phong Di Linh. Tháng 3 năm 1929, địa điểm này đã có 16 ngôi nhà tranh, với 21 bệnh nhân, cần phải chăm sóc, cần phải nuôi ăn. Chúa Nhật 1/4/1929, ngài đã dâng Lễ khánh thành ngoài trời ở giữa làng và mở tiệc liên hoan sau đó. Vào năm 1930, con số bệnh nhân lên tới 36, ngài đã xin chính phủ giúp đỡ, và được chính phủ bấy giờ trợ cấp 15 xu (chẳng đáng là bao nhiêu) cho một người mỗi ngày.
Vào Lễ Giáng Sinh 1931, ngài rửa tội cho 15 trẻ em, 7 đàn ông và 8 phụ nữ người Srê. Sau đó ngài bị liệt giường, phải điều trị ở Sài Gòn ngày 27/12/1931 và về Pháp chữa bệnh ngày 3/4/1932. Chỉ sau 9 tháng, ngài đã trở lại Di Linh ngày 4/3/1933. Vào năm 1938, số bệnh nhân tại đây lên tới 123, và Chúa đã sai người tới giúp ngài, đó là 3 nữ tu thuộc dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn Phaolô người Pháp. Cuối cùng nữ tu bề trên Labarra bỏ mạng vì bệnh sốt rét. Nữ tu Marie Claire bị chết trong cuộc pháo kích ngày 23/8/1968. Nữ tu Laurence làm bề trên cho tới năm 1975 và bị chính quyền cộng sản Việt Nam trục xuất về Pháp.
Cũng tại nơi đây, tôi còn thấy được truyền nhân của vị sáng lập Giang Cát Sanh, còn thấy được một hiện thân của Mẹ Têrêsa Calcutta Việt Nam. Đó là một nữ tu dòng Nữ Tử Bác Ái Thánh Vinh Sơn Việt Nam. Bà đã phục vụ ở đây 38 năm, từ năm mới lên 27 tuổi. Đúng thế, cô thiếu nữ Mai Thị Mậu, năm 12 tuổi, đã theo gia đình từ Hải Hậu – Nam Định di cư vào Sài Gòn. Sau khi tốt nghiệp cấp 3, có một lần cô tình cờ cùng với một người bạn vào thăm thân nhân ở Bệnh Viện Nhi Đồng, cảm thấy thương các em nhỏ đớn đau la lối la liệt nằm ở đó, cô đã thầm nguyện theo ngành y học để phục vụ thành phần bệnh nhân ở bất cứ nơi nào. Và thiên ý đã định cho cô đến với Trại Phong Di Linh từ năm 1972 cho tới nay. Vào năm phục vụ thứ 33 ở đây, người nữ tu này đã tâm sự rằng:
“Làm sao tôi bỏ đi đâu được, khi họ luôn luôn chờ tôi. Cũng giống như nếu tôi lấy chồng thì trại phong này chính là gia đình chồng tôi vậy. Tôi đã thuộc về nơi ấy!”
Phải, chính vì người nữ tu này đã nhận nơi này làm nhà chồng của mình, và có lẽ chính vì những người anh chị em xấu số được bà phục vụ đã chẳng những trở thành nguyên cớ để bà đã đến không thể bỏ đi, mà còn là động lực để bà hăng say phục vụ hơn nữa, như bà đã tâm sự như sau:
“Người cùi vẫn luôn khao khát cuộc sống. Khi bị bệnh, họ bị buôn làng và gia đình ruồng rẫy. Đàn ông mất vợ. Đàn bà mất chồng… Vào trại, những con người bị ruồng rẫy ấy gặp nhau, rồi lại nên vợ nên chồng, để tiếp tục cuộc sống bằng sức lực và thân thể đã tàn phế. Tôi học được ở chính những bệnh nhân của mình phẩm chất biết chấp nhận số phận một cách bình thản, không kêu ca oán than…”
Vì biết chấp nhận số phận của mình, đúng hơn vì trung thực sống ơn gọi sống đời tận hiến của mình cho Thiên Chúa nơi việc phục vụ tha nhân, thành phần bị bất hạnh ở Trại Phong Di Linh này, nữ tu Mai Thị Mậu đã nỗ lực mở mang cho rộng lớn hơn rất nhiều công trình được vị sáng lập của bà gầy dựng từ ban đầu. Thật vậy, bà cho biết:
“Năm 1972, tôi tình cờ có dịp chăm sóc cho một bác sĩ người Pháp ở Lâm Đồng bị bệnh nặng. Sau khi giúp ông khỏi bệnh, để trả ơn, ông hỏi tôi muốn gì? Khi biết ông có rất nhiều đất ở vùng này, tôi liền xin mua một miếng đất để sau này giúp cho con cháu người cùi tự lực làm ăn sinh sống. Vị bác sĩ đồng ý ngay và để cho tôi một vạt rừng rộng 53 mẫu, với giá chỉ tròm trèm 15 cây vàng. Tôi tìm mọi cách chắt mót để có được số tiền ấy mua đất”.
Thế là sau bao nhiêu công lao khốn khó do đích thân người nữ tu chân yếu tay mềm này, cùng với những người được Thiên Chúa sai tới vào thời điểm của Ngài, mảnh đất là một vạt rừng chẳng những đầy những thân cây mấy người ôm mới hết, mà còn chập chờn bóng hoang thú, như cọp, beo, công, vượn v.v. từ từ đã trở thành nơi trồng cấy khoai mì, khoai lang, bắp, cà phê v.v. Chưa kể khu nhà trẻ mẫu giáo khang trang, tường hồng, gạch men, với vườn hoa thược dược đỏ thẵm trước sân.
Từ đó, các con em thuộc Trại Phong Di Linh được chuyển đến đây, cách 12 cây số, ở xã Gia Hiệp, để sinh sống biệt lập. Thật là một chuyện hình như chưa hề xẩy ra trong lịch sử các trại phong cùi. Các em dù có gia đình hay chưa, đều được hướng dẫn trồng trọt và chăn nuôi, trong vòng 5 năm, rồi sau đó sống tự lập. Cách đây mấy năm đã có 30 hộ gia đình tự lập, với 4 sào đất được cấp cho và một căn nhà trị giá 12 triệu đồng Việt Nam (tương đương với trên 700 Mỹ kim). Trẻ em trong trại đều được đi học. Nay đã có 3 em làm bác sĩ và 2 em làm kỹ sư đang phục vụ tại chính Trại Phong Di Linh.
Nữ tu Mai Thị Mậu đã hết sức vui vẻ dẫn chúng tôi đến thăm cả khu nạn nhân (cũ) và bệnh nhân (mới), nhưng trước hết là phòng làm giầy trị liệu cho những người anh chị em xấu số này. Nữ tu cầm mấy đôi giầy được gọi là “giầy điều trị”, bên cạnh một thanh niên đang ngồi chế giầy, những chiếc giầy chỉ có phân nửa phần gót, hở phần chân bị thương tật để tránh cà sát khi đi lại. Nữ tu cho biết:
“Tám năm trước chưa có loại giầy này. Bệnh nhân phải đi bước thấp bước cao trên những đôi dép cũ. Đau lắm. Bây giờ, chúng tôi đã có được một phòng làm giầy cho bệnh nhân ngay tại trại!”
Sang khu trú ngụ và điều trị, ánh mắt và thái độ tỏ ra mến thương của mọi thành phần nạn nhân và bệnh nhân đối với bà, chứng tỏ bà đã biết hết mọi người và từng người bà phục vụ như con cái. Nên bà đã được 95% số người ở đây, thuộc dân tộc K’Ho và Nùng, trong tổng số 219 người hiện tại (5 năm trước có trên 300 người), gọi là Mơi Mậu (tức là Mẹ Mậu). Anh K’Déo, có người vợ là Ka Ron, người vợ là đứa trẻ sơ sinh được Mơi Mậu đỡ đẻ đầu tiên khi Mơi vừa tới Trại Phong Di Linh 38 năm trước, đã nói cách đây 5 năm rằng: “Mơi thuộc hết tên của hơn 300 người sống trong trại này”.
Khi Mơi Mậu đang dẫn chúng tôi từ khu nạn nhân đến khu bệnh nhân, tôi thấy một nữ tu trẻ đẹp, đang phục vụ bệnh nhân ở đấy, đang tiến ngược về phía phái đoàn viếng thăm của chúng tôi. Tôi tránh sang một bên, đợi đến khi người nữ tu bước ngang qua trước mặt mình, tôi lên tiếng nói: “Ngưỡng phục! Ngưỡng phục!” Một nữ tu trẻ đẹp, mới 32 xuân xanh, như Mơi Mậu cho biết. Kể như chôn vùi cuộc đời thanh xuân phơi phới đầy tương lai của mình trong trại cùi này. Hoàn toàn tự nguyện.
Nếu trong trại này, như Mơi Mậu kể, có hai người đàn bà nạn nhân cùi, một người đã chết vào năm 80 tuổi, và một người còn đang sống ở tuổi 70, vẫn còn muốn lập gia đình, để tìm hạnh phúc cho tấm thân tàn ma dại đầy già nua tuổi tác của mình vào những ngày cuối đời, thì lại càng phải ngưỡng phục biết bao trước con người nữ tu trẻ đẹp hiến thân phục vụ ở một ngọn đồi hoang vắng hầu như ít người biết đến ấy. Hạnh phúc của người nữ tu trẻ đẹp ấy không phải là tình yêu phái tính, mà là đức ái trọn hảo!
Chắc chắn người nữ tu Việt Nam trẻ đẹp ấy không thể nào tự mình có thể hy sinh tận tuyệt đến như thế, ít là cho tới bấy giờ, nếu không được thu hút bởi Đấng là Tình Yêu (x 1Jn 4:8,16), Đấng cũng đã bất ngờ chiếm đoạt con tim của một chiêu đãi viên hàng không người Pháp. Cô chiêu đãi viên xinh đẹp duyên dáng Pháp quốc này đã trở thành một nữ tu, và đã hiến trọn cuộc đời để phục vụ những anh chị em xấu số của mình, cũng tại chính trại cùi Di Linh này, người nữ tu được Mơi Mậu cho biết là “trẻ đẹp” song “đã chết rồi”.
Người chiêu đãi viên hàng không trở thành người nữ tu phục vụ trại cùi Di Linh ấy, như truyện kể, đã thực sự được Vị Tình Quân là Tình Yêu của cô chinh phục trên một chuyến bay, sau khi nghe thấy một vị hồng y cứ chăm chú nhìn mình, rồi vào lúc thuận tiện đã nói nhỏ với cô rằng: “Cô đẹp lắm, nhưng cái duyên sắc mà cô có được là do Thiên Chúa đã lấy của bao nhiêu người cùi để trang điểm cho cô đó!”
Geen opmerkingen:
Een reactie posten