Ấn Độ lần đầu tiên mời toàn bộ 10 lãnh đạo ASEAN đến dự Quốc Khánh
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (người thứ 5 từ trái sang) tại thượng đỉnh Ấn Độ-ASEAN lần thứ 14 tại Vientiane (Lào), ngày 08/09/2016. Ảnh minh họa.REUTERS/Soe Zeya Tun
Mười nhà lãnh đạo Đông Nam Á sẽ là khách mời danh dự của thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi trong dịp Quốc khánh, trong bối cảnh New Delhi đang tìm cách ngăn chặn ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. Bộ Ngoại Giao Ấn Độ hôm 10/01/2018 cho biết như trên.
Theo truyền thống, chỉ có một nhân vật ngoại quốc là khách mời danh dự trong cuộc diễu binh nhân Quốc Khánh Ấn Độ 26/01. Nhưng năm nay cả 10 nhà lãnh đạo của Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore, Miến Điện, Campuchia, Lào và Brunei đều là thượng khách. Preeti Saran, một quan chức cao cấp của Bộ Ngoại giao cho biết rất vui mừng vì tất cả lãnh đạo ASEAN đều nhận lời tham dự.
Thủ tướng Modi qua chính sách « Hành động phương Đông » muốn chứng tỏ Ấn Độ có thể thay chân Trung Quốc, siết chặt quan hệ thương mại và văn hóa với ASEAN để chống lại ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Một hội nghị thượng đỉnh sẽ được tổ chức ngày 25/01 để kỷ niệm một phần tư thế kỷ quan hệ với Hiệp Hội Các Quốc Gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong hội nghị kéo dài hai ngày này, thủ tướng Ấn sẽ có cuộc thảo luận « tự do và thẳng thắn » với các đồng nhiệm Đông Nam Á, và an ninh hàng hải khu vực sẽ chiếm phần lớn chương trình nghị sự.
Hiện chưa rõ vấn đề Trung Quốc bồi đắp đảo nhân tạo tại Biển Đông, nơi nhiều quốc gia ASEAN tranh chấp, có được đưa vào thảo luận hay không.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180111-an-do-lan-dau-tien-moi-toan-bo-10-lanh-dao-asean-den-du-quoc-khanh
Việt Nam lôi kéo Ấn Độ vào Biển Đông
Brahmos, loại hỏa tiễn siêu thanh lợi hại có thể phóng đi từ tàu ngầm, mà Ấn Độ định bán cho Việt Nam.wikipedia
Theo Asia Times, Hà Nội mới đây đã mời gọi New Delhi đóng một vai trò quan trọng hơn tại vùng biển tranh chấp, nhấn mạnh mối quan tâm của cả đôi bên trước tham vọng của Trung Quốc.
Trong một động thái ý nghĩa về địa chính trị, Việt Nam đã chính thức đề nghị Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn tại Biển Đông. Một lời mời mà New Delhi dường như cũng sẵn sàng, với cái nhìn đầy lo ngại về phía Trung Quốc.
Đề nghị của Hà Nội được đưa ra vào tuần trước trong dịp Đối thoại New Delhi lần thứ 9, một cuộc gặp gỡ thường xuyên giữa Ấn Độ và các nước ASEAN, nhằm tạo thế đối trọng trước sự hung hăng ngày càng tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông, mà không phá vỡ nền hòa bình mong manh hiện tại.
Việc Ấn Độ tham gia vào khu vực là phù hợp với chính sách đối ngoại « Hành động Phương Đông » của New Delhi, một nước cờ nhằm đóng vai trò rộng lớn hơn trong những vấn đề khu vực như cứu trợ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo. Trong cuộc họp trên, Ấn Độ cho biết một sự cam kết mạnh mẽ hơn với ASEAN là phần quan trọng của chính sách này.
Một số nhà phân tích mô tả đây là một kiểu « xoay trục » của Ấn Độ, dành trọng tâm cho châu Á, như cựu tổng thống Mỹ Barack Obama trước đây muốn hướng về các nước ASEAN với việc bố trí 60% lực lượng hải và không quân Hoa Kỳ tại châu Á-Thái Bình Dương. Chính sách này được cho là nhằm đẩy mạnh cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ trước Trung Quốc, đặc biệt là tại Biển Đông.
Trong khi sự cam kết của chính quyền Donald Trump trong chính sách xoay trục vẫn đang bị nghi ngờ, do sự giảm sút những cuộc tuần tra vì tự do hàng hải từ khi ông Trump đắc cử tổng thống năm ngoái, tình hình địa chính trị khu vực luôn mang vẻ đa phương hơn là một cuộc song đấu để tranh giành quyền lực và ảnh hưởng.
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tuyên bố trong cuộc họp : « ASEAN ủng hộ việc Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn về chính trị và an ninh. Chúng tôi hy vọng Ấn Độ sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ các nỗ lực của chúng tôi vì an ninh chiến lược và tự do hàng hải tại Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế và các thỏa thuận hợp pháp ».
Asia Times nhận xét, có ba động cơ chính đằng sau lời mời của Việt Nam đưa ra với Ấn Độ : tăng cường hợp tác song phương, thúc đẩy nhiều nước lớn tham gia vào thỏa thuận về trật tự dựa trên cơ sở luật pháp tại Biển Đông, và sự can thiệp mạnh mẽ hơn của Ấn Độ vào ASEAN – một nhóm nước khu vực mà Việt Nam được cho là có tiếng nói và mong muốn tăng thêm sức nặng để đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc trong nhóm này.
Đổi lại, Ấn Độ có được sự hỗ trợ ngoại giao cần thiết cho chính sách « Hành động phương Đông », phiên bản mới mở rộng hơn của chính sách « Hướng Đông » trước đây. Đồng thời, New Delhi cũng trở thành đối trọng trước tham vọng Trung Quốc trên Biển Đông, vào lúc Bắc Kinh đang hung hăng dòm ngó Ấn Độ Dương, thông qua các hải cảng mới trong vùng.
Việt Nam cũng ủng hộ ý định của Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, chiếc ghế mà từ lâu New Delhi thèm muốn. Ấn Độ gần đây đã tăng cường hải quân ở vùng biển lân cận qua việc gởi chiến hạm đi qua eo biển Malacca, một nút giao thông hàng hải chiến lược mà đa số nhiên liệu và hàng hóa của Trung Quốc phải đi ngang qua.
Ân Độ có các lý do ngoại giao, chiến lược và kinh tế để hành động tích cực hơn trên Biển Đông. Mới đây Hà Nội đã gia hạn thêm hai năm cho tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh có thể tiếp tục hoạt động thăm dò ở lô 128 ngoài khơi bờ biển Việt Nam, có phần chồng lấn với đường lưỡi bò do Bắc Kinh tự vẽ (hợp đồng này lẽ ra kết thúc vào giữa tháng Sáu).
ONGC Videsh thăm dò các lô dầu trong khu vực từ năm 2006, và đã ký một thỏa thuận cùng khai thác với tập đoàn nhà nước PetroVietnam năm 2011, tuy nhiên đã bị ngưng lại vào năm 2012, mà theo công ty này là do các vấn đề vể « vận hành ». Người ta cho rằng một phần là do áp lực từ Trung Quốc.
Ân Độ đã công khai bày tỏ quan ngại về sự hiếu chiến trên Biển Đông, và năng lực hải quân đang gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc. Tư lệnh hải quân Ấn Độ D.K.Joshi hồi năm 2012 tuyên bố : « Việc hiện đại hóa hải quân Trung Quốc thực sự ấn tượng, hiện nay đây là mối quan ngại chủ yếu ». Ông đề nghị New Delhi phải bảo vệ chặt chẽ các tàu của ONGC khỏi sự can thiệp của Trung Quốc.
Từ đó đến nay, Ấn Độ quan sát kỹ càng những vụ Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam, quấy nhiễu các tàu thăm dò dầu khí tại Biển Đông. Cả New Delhi và Hà Nội đều ủng hộ mạnh mẽ sự cần thiết của các quy định và luật lệ về tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã nêu ra.
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cũng nói rằng ASEAN có thể học hỏi cách ứng xử của Ấn Độ về tranh chấp chủ quyền trên biển. Ông muốn nhắc đến vụ tranh chấp với Bangladesh trước Tòa Trọng tài Thường trực La Haye (PCA) trước đây, mà tòa án đã dành phần thắng cho Dhaka, và New Delhi chấp nhận.
Bắc Kinh thì ngang nhiên bác bỏ phán quyết Biển Đông của PCA hôm 13/07/2016, sau khi tòa công nhận các đòi hỏi của Philippines, tuyên đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc bao trùm lên hầu như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp. Việt Nam cũng đã nghiên cứu nhưng cho đến nay vẫn do dự chưa muốn khởi kiện tương tự theo UNCLOS để chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, và giữ thái độ im lặng một cách kỳ lạ sau chiến thắng của Manila tháng Bảy năm ngoái.
Để chắc chắn, Việt Nam đề nghị nhiều quốc gia khác nhau đóng vai trò lớn hơn, hay ít nhất là ủng hộ về ngoại giao về Biển Đông. Cho đến nay chủ trương này đã thành công với các mức độ khác nhau. Một đề nghị tương tự với Hàn Quốc hồi đầu năm đã không mang lại kết quả như ý, về mặt hỗ trợ chiến lược.
Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ đều ủng hộ tự do hàng hải và việc tuần tra, được nhấn mạnh thêm bằng một cuộc tập trận hải quân Mỹ-Việt tuần trước tại cảng nước sâu Cam Ranh. Washington vẫn muốn thường xuyên ghé hải cảng chiến lược này - nơi một cảng quốc tế vừa mở cửa cho tàu Nga - nhưng Hà Nội nói rõ là không dành độc quyền cho một nước nào.
Trong khi việc Hoa Kỳ rút lui khỏi khu vực không được Hà Nội hoan nghênh vì vẫn mong có được sự hiện diện hùng hậu của Mỹ bên cạnh, Việt Nam sẵn sàng cải thiện sự hợp tác với Ấn Độ, ưu tiên cho quan hệ với các nước lớn. Do Ấn Độ là một quốc gia không liên kết, Việt Nam tránh được việc phải nối kết với một nước nào khác.
Việt Nam và Ấn Độ đã lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm ngoái. Đây là cấp độ cao nhất, mà Hà Nội cũng đã lập với Trung Quốc và Nga. Quan hệ đối tác chiến lược đã trở thành phổ biến hơn tại châu Á trong những năm gần đây, và không phải lúc nào cũng có ý nghĩa, nhưng trong trường hợp Việt-Ấn lại có giá trị đích thực.
Cả hai nước đều là khách hàng truyền thống mua vũ khí của Nga, và Việt Nam vẫn thường xuyên mua lại các loại thiết bị quân sự đã qua sử dụng của Ấn Độ. Hiện nay đôi bên duy trì hoạt động tương tác mạnh mẽ qua việc mua các tàu ngầm Kilo của Nga, và nhiều lính tàu ngầm của Việt Nam được huấn luyện tại Ấn. New Delhi cung cấp nhiều thiết bị quân sự cho Hà Nội hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác, kể cả vệ tinh để giám sát vùng biển Việt Nam.
Ấn Độ đã bán các hỏa tiễn đất đối không Akash cho Việt Nam, là một phần của chương trình 500 triệu đô la dành cho kỹ nghệ quốc phòng năm ngoái. New Delhi cũng hứa hẹn giao các hỏa tiễn siêu thanh BrahMos có năng lực sát thương mãnh liệt hơn, có thể phóng đi từ tàu ngầm – một năng lực răn đe đáng ngại tại Biển Đông.Việc bán loại hỏa tiễn này khiến Bắc Kinh bực tức, nhưng một nền hòa bình tạm thời đang ngự trị trong khu vực.
Asia Times kết luận, việc Ấn Độ tham gia vào Biển Đông sẽ không giúp giải quyết được những tranh chấp đã có từ lâu, nhưng sự hiện diện của một cường quốc khác sẽ làm giảm bớt nguy cơ nước lớn hà hiếp nước nhỏ tại vùng biển chiến lược này.Đề nghị của Hà Nội được đưa ra vào tuần trước trong dịp Đối thoại New Delhi lần thứ 9, một cuộc gặp gỡ thường xuyên giữa Ấn Độ và các nước ASEAN, nhằm tạo thế đối trọng trước sự hung hăng ngày càng tăng của Bắc Kinh trên Biển Đông, mà không phá vỡ nền hòa bình mong manh hiện tại.
Việc Ấn Độ tham gia vào khu vực là phù hợp với chính sách đối ngoại « Hành động Phương Đông » của New Delhi, một nước cờ nhằm đóng vai trò rộng lớn hơn trong những vấn đề khu vực như cứu trợ thiên tai và hỗ trợ nhân đạo. Trong cuộc họp trên, Ấn Độ cho biết một sự cam kết mạnh mẽ hơn với ASEAN là phần quan trọng của chính sách này.
Một số nhà phân tích mô tả đây là một kiểu « xoay trục » của Ấn Độ, dành trọng tâm cho châu Á, như cựu tổng thống Mỹ Barack Obama trước đây muốn hướng về các nước ASEAN với việc bố trí 60% lực lượng hải và không quân Hoa Kỳ tại châu Á-Thái Bình Dương. Chính sách này được cho là nhằm đẩy mạnh cạnh tranh ảnh hưởng của Mỹ trước Trung Quốc, đặc biệt là tại Biển Đông.
Trong khi sự cam kết của chính quyền Donald Trump trong chính sách xoay trục vẫn đang bị nghi ngờ, do sự giảm sút những cuộc tuần tra vì tự do hàng hải từ khi ông Trump đắc cử tổng thống năm ngoái, tình hình địa chính trị khu vực luôn mang vẻ đa phương hơn là một cuộc song đấu để tranh giành quyền lực và ảnh hưởng.
Ngoại trưởng Việt Nam Phạm Bình Minh tuyên bố trong cuộc họp : « ASEAN ủng hộ việc Ấn Độ đóng một vai trò lớn hơn về chính trị và an ninh. Chúng tôi hy vọng Ấn Độ sẽ tiếp tục hợp tác, hỗ trợ các nỗ lực của chúng tôi vì an ninh chiến lược và tự do hàng hải tại Biển Đông, trên cơ sở luật pháp quốc tế và các thỏa thuận hợp pháp ».
Asia Times nhận xét, có ba động cơ chính đằng sau lời mời của Việt Nam đưa ra với Ấn Độ : tăng cường hợp tác song phương, thúc đẩy nhiều nước lớn tham gia vào thỏa thuận về trật tự dựa trên cơ sở luật pháp tại Biển Đông, và sự can thiệp mạnh mẽ hơn của Ấn Độ vào ASEAN – một nhóm nước khu vực mà Việt Nam được cho là có tiếng nói và mong muốn tăng thêm sức nặng để đối phó với ảnh hưởng của Trung Quốc trong nhóm này.
Đổi lại, Ấn Độ có được sự hỗ trợ ngoại giao cần thiết cho chính sách « Hành động phương Đông », phiên bản mới mở rộng hơn của chính sách « Hướng Đông » trước đây. Đồng thời, New Delhi cũng trở thành đối trọng trước tham vọng Trung Quốc trên Biển Đông, vào lúc Bắc Kinh đang hung hăng dòm ngó Ấn Độ Dương, thông qua các hải cảng mới trong vùng.
Việt Nam cũng ủng hộ ý định của Ấn Độ trở thành thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, chiếc ghế mà từ lâu New Delhi thèm muốn. Ấn Độ gần đây đã tăng cường hải quân ở vùng biển lân cận qua việc gởi chiến hạm đi qua eo biển Malacca, một nút giao thông hàng hải chiến lược mà đa số nhiên liệu và hàng hóa của Trung Quốc phải đi ngang qua.
Ân Độ có các lý do ngoại giao, chiến lược và kinh tế để hành động tích cực hơn trên Biển Đông. Mới đây Hà Nội đã gia hạn thêm hai năm cho tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC Videsh có thể tiếp tục hoạt động thăm dò ở lô 128 ngoài khơi bờ biển Việt Nam, có phần chồng lấn với đường lưỡi bò do Bắc Kinh tự vẽ (hợp đồng này lẽ ra kết thúc vào giữa tháng Sáu).
ONGC Videsh thăm dò các lô dầu trong khu vực từ năm 2006, và đã ký một thỏa thuận cùng khai thác với tập đoàn nhà nước PetroVietnam năm 2011, tuy nhiên đã bị ngưng lại vào năm 2012, mà theo công ty này là do các vấn đề vể « vận hành ». Người ta cho rằng một phần là do áp lực từ Trung Quốc.
Ân Độ đã công khai bày tỏ quan ngại về sự hiếu chiến trên Biển Đông, và năng lực hải quân đang gia tăng nhanh chóng của Trung Quốc. Tư lệnh hải quân Ấn Độ D.K.Joshi hồi năm 2012 tuyên bố : « Việc hiện đại hóa hải quân Trung Quốc thực sự ấn tượng, hiện nay đây là mối quan ngại chủ yếu ». Ông đề nghị New Delhi phải bảo vệ chặt chẽ các tàu của ONGC khỏi sự can thiệp của Trung Quốc.
Từ đó đến nay, Ấn Độ quan sát kỹ càng những vụ Trung Quốc tấn công tàu đánh cá Việt Nam, quấy nhiễu các tàu thăm dò dầu khí tại Biển Đông. Cả New Delhi và Hà Nội đều ủng hộ mạnh mẽ sự cần thiết của các quy định và luật lệ về tự do hàng hải, hàng không trong khu vực, như Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) đã nêu ra.
Ngoại trưởng Phạm Bình Minh cũng nói rằng ASEAN có thể học hỏi cách ứng xử của Ấn Độ về tranh chấp chủ quyền trên biển. Ông muốn nhắc đến vụ tranh chấp với Bangladesh trước Tòa Trọng tài Thường trực La Haye (PCA) trước đây, mà tòa án đã dành phần thắng cho Dhaka, và New Delhi chấp nhận.
Bắc Kinh thì ngang nhiên bác bỏ phán quyết Biển Đông của PCA hôm 13/07/2016, sau khi tòa công nhận các đòi hỏi của Philippines, tuyên đường lưỡi bò 9 đoạn của Trung Quốc bao trùm lên hầu như toàn bộ Biển Đông là bất hợp pháp. Việt Nam cũng đã nghiên cứu nhưng cho đến nay vẫn do dự chưa muốn khởi kiện tương tự theo UNCLOS để chống lại các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc, và giữ thái độ im lặng một cách kỳ lạ sau chiến thắng của Manila tháng Bảy năm ngoái.
Để chắc chắn, Việt Nam đề nghị nhiều quốc gia khác nhau đóng vai trò lớn hơn, hay ít nhất là ủng hộ về ngoại giao về Biển Đông. Cho đến nay chủ trương này đã thành công với các mức độ khác nhau. Một đề nghị tương tự với Hàn Quốc hồi đầu năm đã không mang lại kết quả như ý, về mặt hỗ trợ chiến lược.
Ấn Độ, Nhật Bản và Hoa Kỳ đều ủng hộ tự do hàng hải và việc tuần tra, được nhấn mạnh thêm bằng một cuộc tập trận hải quân Mỹ-Việt tuần trước tại cảng nước sâu Cam Ranh. Washington vẫn muốn thường xuyên ghé hải cảng chiến lược này - nơi một cảng quốc tế vừa mở cửa cho tàu Nga - nhưng Hà Nội nói rõ là không dành độc quyền cho một nước nào.
Trong khi việc Hoa Kỳ rút lui khỏi khu vực không được Hà Nội hoan nghênh vì vẫn mong có được sự hiện diện hùng hậu của Mỹ bên cạnh, Việt Nam sẵn sàng cải thiện sự hợp tác với Ấn Độ, ưu tiên cho quan hệ với các nước lớn. Do Ấn Độ là một quốc gia không liên kết, Việt Nam tránh được việc phải nối kết với một nước nào khác.
Việt Nam và Ấn Độ đã lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vào năm ngoái. Đây là cấp độ cao nhất, mà Hà Nội cũng đã lập với Trung Quốc và Nga. Quan hệ đối tác chiến lược đã trở thành phổ biến hơn tại châu Á trong những năm gần đây, và không phải lúc nào cũng có ý nghĩa, nhưng trong trường hợp Việt-Ấn lại có giá trị đích thực.
Cả hai nước đều là khách hàng truyền thống mua vũ khí của Nga, và Việt Nam vẫn thường xuyên mua lại các loại thiết bị quân sự đã qua sử dụng của Ấn Độ. Hiện nay đôi bên duy trì hoạt động tương tác mạnh mẽ qua việc mua các tàu ngầm Kilo của Nga, và nhiều lính tàu ngầm của Việt Nam được huấn luyện tại Ấn. New Delhi cung cấp nhiều thiết bị quân sự cho Hà Nội hơn bất kỳ quốc gia Đông Nam Á nào khác, kể cả vệ tinh để giám sát vùng biển Việt Nam.
Ấn Độ đã bán các hỏa tiễn đất đối không Akash cho Việt Nam, là một phần của chương trình 500 triệu đô la dành cho kỹ nghệ quốc phòng năm ngoái. New Delhi cũng hứa hẹn giao các hỏa tiễn siêu thanh BrahMos có năng lực sát thương mãnh liệt hơn, có thể phóng đi từ tàu ngầm – một năng lực răn đe đáng ngại tại Biển Đông.Việc bán loại hỏa tiễn này khiến Bắc Kinh bực tức, nhưng một nền hòa bình tạm thời đang ngự trị trong khu vực.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170717-viet-nam-loi-keo-an-do-vao-bien-dong
Ấn Độ và Singapore tập trận thường niên ở Biển Đông
Chiến hạm Sahyadri - một trong bốn chiến hạm được Ấn Độ điều đến Biển Đông tập trận với Hải Quân Singapore.@wikimedia
Hải quân Ấn Độ và Singapore vào hôm qua 18/05/2017 đã cho khỏi động một tuần lễ tập trận chung tại Biển Đông. Đây là một cuộc tập trận thường niên giữa hai nước, kể từ năm 1994 đến nay, nhưng sự kiện đặc biệt thu hút sự chú ý trong bối cảnh Ấn Độ ngày càng năng nổ hơn trong việc can dự vào Biển Đông.
Theo báo chí Ấn Độ, Hải Quân nước này đã cử 4 chiến hạm (Shivalik, Sahyadri, Jyoti và Kamorta) cùng một phi cơ tuần tra biển có khả năng chống tàu ngầm P8-I đến Biển Đông tham gia cuộc tập trận mang tên SIMBEX-17.
Về phía chủ nhà Singapore, Hải Quân nước này đã cử ba chiến hạm (Supreme, Formidable và Victory), một chiến đấu cơ F-16 và một máy bay tuần tra hàng hải Fokker F50 cùng thao diễn với Ấn Độ.
Mục tiêu cuộc tập trận chung là nhằm tăng cường năng lực tương tác giữa Hải Quân hai nước. Một phát ngôn viên Hải Quân Ấn Độ còn nói rõ là nội dung đợt tập trận năm nay tập trung vào việc nâng cao kỹ năng chống tàu ngầm, kỹ năng tích hợp các hoạt động trên không, trên biển và ngầm dưới biển, cũng như tiến hành các bài tập phòng không và hải chiến.
Báo chí Ấn Độ đã gắn liền quyết định của Hải Quân Ấn Độ đến Biển Đông tập trận với chính sách « Hành Động Hướng Đông – Act East » của New Delhi hiện nay, với chủ trương tăng cường tầm với của Hải Quân Ấn qua vùng Biển Đông, nơi Hải Quân Trung Quốc ngày càng thêm quyết đoán.
Về phía Singapore, dù có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, và cũng không phải là một bên tranh chấp Biển Đông, nhưng gần đây quốc đảo này đã bày tỏ quan ngại về khả năng quyền tự do hàng hải trong vùng Biển Đông bị đe dọa, và đã tăng cường quan hệ quân sự vốn đã rất chặt chẽ với Mỹ.
Bắc Kinh vào hôm nay đã lên tiếng phản ứng trước cuộc tập trận Ấn Độ-Singapore. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng Bắc Kinh không hề phản đối những hoạt động giao lưu « bình thường », nhưng lưu ý Ấn Độ và Singapore là những hoạt động giao lưu « không nên gây tổn hại tới lợi ích của các nước khác ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170519-an-do-va-singapore-tien-hanh-tap-tran-thuong-nien-tren-bien-dong
Về phía chủ nhà Singapore, Hải Quân nước này đã cử ba chiến hạm (Supreme, Formidable và Victory), một chiến đấu cơ F-16 và một máy bay tuần tra hàng hải Fokker F50 cùng thao diễn với Ấn Độ.
Mục tiêu cuộc tập trận chung là nhằm tăng cường năng lực tương tác giữa Hải Quân hai nước. Một phát ngôn viên Hải Quân Ấn Độ còn nói rõ là nội dung đợt tập trận năm nay tập trung vào việc nâng cao kỹ năng chống tàu ngầm, kỹ năng tích hợp các hoạt động trên không, trên biển và ngầm dưới biển, cũng như tiến hành các bài tập phòng không và hải chiến.
Báo chí Ấn Độ đã gắn liền quyết định của Hải Quân Ấn Độ đến Biển Đông tập trận với chính sách « Hành Động Hướng Đông – Act East » của New Delhi hiện nay, với chủ trương tăng cường tầm với của Hải Quân Ấn qua vùng Biển Đông, nơi Hải Quân Trung Quốc ngày càng thêm quyết đoán.
Về phía Singapore, dù có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Trung Quốc, và cũng không phải là một bên tranh chấp Biển Đông, nhưng gần đây quốc đảo này đã bày tỏ quan ngại về khả năng quyền tự do hàng hải trong vùng Biển Đông bị đe dọa, và đã tăng cường quan hệ quân sự vốn đã rất chặt chẽ với Mỹ.
Bắc Kinh vào hôm nay đã lên tiếng phản ứng trước cuộc tập trận Ấn Độ-Singapore. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho rằng Bắc Kinh không hề phản đối những hoạt động giao lưu « bình thường », nhưng lưu ý Ấn Độ và Singapore là những hoạt động giao lưu « không nên gây tổn hại tới lợi ích của các nước khác ».
http://vi.rfi.fr/chau-a/20170519-an-do-va-singapore-tien-hanh-tap-tran-thuong-nien-tren-bien-dong
Hải Quân Ấn Độ thăm Philippines
Chiến hạm tàng hình INS Satpura của Ấn Độ.Ảnh : Wikipédia
Trong khuôn khổ chương trình mừng 25 năm quan hệ đối tác Ấn Độ - ASEAN, hai tầu chiến Ấn Độ đến ghé thăm giao lưu với Hải Quân Philippines.
Phát ngôn viên Hải Quân Philippines, thuyền trưởng Lued Lincuna, ngày 01/10/2017 cho biết thêm là hai tầu chiến Ấn Độ, INS Satpura – tầu chiến tàng hình đa năng và INS Kadmatt - tầu hộ tống chống tầu ngầm, sẽ cập cảng South Harbor ở Manila từ ngày 03-06/10/2017.
Nội dung chi tiết về chuyến thăm không được tiết lộ. Ông Lued Lincuna chỉ cho biết có buổi giao lưu giữa hai tầu chiến Ấn Độ và tầu chiến Rajah Humabon. Phát ngôn viên Hải Quân Philippines nhấn mạnh chuyến thăm này là nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương trong khuôn khổ chương trình mừng 25 năm quan hệ ASEAN - Ấn Độ.
Sự kiện đã được New Dehli thông báo vào đầu tháng 9 năm nay. Theo đó, hai tầu chiến Ấn Độ tiến hành một vòng viếng thăm 12 cảng quân sự trong vòng 3 tháng.
Xuất phát từ cảng Visakhapatnam, bắt đầu từ ngày 08/09, hai tầu chiến này sẽ lần lượt đến các nước ở Đông và Đông Nam châu Á: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Cam Bốt, Philippines, Brunei, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga.
The Diplomat nhắc lại năm 2017 đặc biệt quan trọng cho quan hệ đối tác Ấn Độ và ASEAN, đánh dấu kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ hợp tác với ASEAN. Dù rằng các mối quan hệ văn hóa đã có hơn 2 000 năm qua, nhưng Ấn Độ chính thức trở thành đối tác đối thoại khu vực với ASEAN vào ngày 28/01/1992; đối tác đối thoại toàn diện năm 1996; đối tác cấp cao năm 2002 và đối tác chiến lược năm 2012.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171002-25-nam-quan-he-an-do-asean-hai-quan-an-tham-philippines
Nội dung chi tiết về chuyến thăm không được tiết lộ. Ông Lued Lincuna chỉ cho biết có buổi giao lưu giữa hai tầu chiến Ấn Độ và tầu chiến Rajah Humabon. Phát ngôn viên Hải Quân Philippines nhấn mạnh chuyến thăm này là nhằm thúc đẩy hơn nữa quan hệ song phương trong khuôn khổ chương trình mừng 25 năm quan hệ ASEAN - Ấn Độ.
Sự kiện đã được New Dehli thông báo vào đầu tháng 9 năm nay. Theo đó, hai tầu chiến Ấn Độ tiến hành một vòng viếng thăm 12 cảng quân sự trong vòng 3 tháng.
Xuất phát từ cảng Visakhapatnam, bắt đầu từ ngày 08/09, hai tầu chiến này sẽ lần lượt đến các nước ở Đông và Đông Nam châu Á: Singapore, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Việt Nam, Cam Bốt, Philippines, Brunei, Hàn Quốc, Nhật Bản và Nga.
The Diplomat nhắc lại năm 2017 đặc biệt quan trọng cho quan hệ đối tác Ấn Độ và ASEAN, đánh dấu kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ hợp tác với ASEAN. Dù rằng các mối quan hệ văn hóa đã có hơn 2 000 năm qua, nhưng Ấn Độ chính thức trở thành đối tác đối thoại khu vực với ASEAN vào ngày 28/01/1992; đối tác đối thoại toàn diện năm 1996; đối tác cấp cao năm 2002 và đối tác chiến lược năm 2012.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20171002-25-nam-quan-he-an-do-asean-hai-quan-an-tham-philippines
Geen opmerkingen:
Een reactie posten