Liên Triều : Bình Nhưỡng tuyên bố muốn hoà giải với Seoul
Ảnh minh họa : Lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong Un thật sự muốn hòa giải ? Ảnh chụp tại Bình Nhưỡng ngày 12/01/2018.KCNA/via REUTERS
Thêm một dấu hiệu hoà dịu từ Bình Nhưỡng. Rodong Sinmum, cơ quan tuyên truyền của đảng Lao động Bắc Triều Tiên hôm nay cho rằng hai miền nam bắc cần phải hòa giải, gia tăng trao đổi tạo môi trường thuận lợi đi đến thống nhất quốc gia.
Theo hãng tin Yonhap của Hàn Quốc, bài xã luận của Rạng Đông Nhật Báo trong số ngày chủ nhật 04/01/2018 nhấn mạnh đến nhu cầu « hoà giải và đoàn kết giữa nhân dân hai miền nam bắc hầu cải thiện quan hệ liên Triều và tạo không khí thuận lợi để thống nhất đất nước ». Cơ quan tuyên truyền của đảng cầm quyền tại Bắc Triều Tiên còn mời gọi « đối thoại và tiếp xúc với mọi chính đảng » tại miền nam, kể cả « người trong chính phủ, đối lập chính trị hay mọi tổ chức khác ».
Rạng Đông còn thúc giục các chính trị gia Nam Hàn ủng hộ và chấp thuận các đề nghị « cởi mở » của Bắc Triều Tiên.
Từ khi lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong Un, trong thông điệp đầu năm dương lịch, bất ngờ loan báo ý định muốn gửi một phái đoàn vận động viên tham dự Thế Vận Hội Mùa Đông vào tháng 02 ở Hàn Quốc, quan hệ hai bên có vẽ bớt căng thẳng.
Trong cuộc họp liên Triều hôm 09/01, phái đoàn Bình Nhưỡng đề nghị thêm gửi cán bộ cao cấp, nghệ sĩ, ủng hộ viên, phóng viên và một phái đoàn biểu diễn Tae Kwondo.
Seoul cho biết sẽ cung cấp mọi « hỗ trợ cần thiết » cho phái đoàn miền bắc.
« Trump không hề điện đàm với Kim »
Theo AFP, chiều ngày 13/01/2017, Nhà Trắng vừa cải chính vừa khẳng định tổng thống Donald Trump không hề tuyên bố « có quan hệ tốt với Kim Jong Un » như Wall Street Journal và nhiều trang mạng loan tải. Theo phát ngôn viên Sarah Sanders, câu tuyên bố của tổng thống Mỹ đã bị trích dẫn sai lạc : ông dùng điều kiện cách « rất có thể sẽ tốt » nhưng bị hiểu lầm là thì quá khứ « đã có ». AFP cho rằng Nhà Trắng có lý cho dù âm thanh đoạn phát biểu của ông Trump không được rõ lắm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180114-lien-trieu-binh-nhuong-tuyen-bo-muon-hoa-giai-voi-seoul
Rạng Đông còn thúc giục các chính trị gia Nam Hàn ủng hộ và chấp thuận các đề nghị « cởi mở » của Bắc Triều Tiên.
Từ khi lãnh đạo Bình Nhưỡng Kim Jong Un, trong thông điệp đầu năm dương lịch, bất ngờ loan báo ý định muốn gửi một phái đoàn vận động viên tham dự Thế Vận Hội Mùa Đông vào tháng 02 ở Hàn Quốc, quan hệ hai bên có vẽ bớt căng thẳng.
Trong cuộc họp liên Triều hôm 09/01, phái đoàn Bình Nhưỡng đề nghị thêm gửi cán bộ cao cấp, nghệ sĩ, ủng hộ viên, phóng viên và một phái đoàn biểu diễn Tae Kwondo.
Seoul cho biết sẽ cung cấp mọi « hỗ trợ cần thiết » cho phái đoàn miền bắc.
« Trump không hề điện đàm với Kim »
Theo AFP, chiều ngày 13/01/2017, Nhà Trắng vừa cải chính vừa khẳng định tổng thống Donald Trump không hề tuyên bố « có quan hệ tốt với Kim Jong Un » như Wall Street Journal và nhiều trang mạng loan tải. Theo phát ngôn viên Sarah Sanders, câu tuyên bố của tổng thống Mỹ đã bị trích dẫn sai lạc : ông dùng điều kiện cách « rất có thể sẽ tốt » nhưng bị hiểu lầm là thì quá khứ « đã có ». AFP cho rằng Nhà Trắng có lý cho dù âm thanh đoạn phát biểu của ông Trump không được rõ lắm.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180114-lien-trieu-binh-nhuong-tuyen-bo-muon-hoa-giai-voi-seoul
Tổng thống Hàn Quốc sẵn sàng gặp lãnh đạo Bắc Triều Tiên
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in trong cuộc họp báo đầu năm mới tại phủ tổng thống (Nhà Xanh), Seoul ngày 10/01/2018.REUTERS/Kim Hong-Ji
Sau cuộc đối thoại đầu tiên giữa hai miền Triều Tiên từ hai năm qua, hôm nay, 10/01/2018, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In tuyên bố sẵn sàng họp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un. Hôm qua, đại diện của Seoul và Bình Nhưỡng đã gặp nhau lần đầu tiên kể từ tháng 12/2015.
Trong cuộc họp này, Bắc Triều Tiên đã đồng ý sẽ gởi một phái đoàn đến Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang ( 9 đến 25/02/2018 ). Hai miền Triều Tiên cũng đã đồng ý sẽ làm giảm căng thẳng quân sự và sẽ mở các cuộc đàm phán quân sự về vấn đề này.
Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias tường trình về phản ứng từ Hàn Quốc :
Báo chí Hàn Quốc đã phản ứng tích cực. Nhật báo Hankyoreh xem thỏa thuận đạt được hôm qua là một cơ hội để phá vỡ vòng xoáy tai hại của đối đầu và thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Theo tờ báo này, đây có thể là "một bước ngoặt quan trọng để vượt qua 10 năm gián đoạn trong quan hệ liên Triều".
Nhưng tờ nhật báo bảo thủ JoongAng Ilbo thì thận trọng hơn, xem đây chỉ là "một bước đầu tiên". Tuy hoan nghênh thỏa thuận hôm qua, nhưng tờ báo này tỏ vẻ hoài nghi về các cuộc đàm phán quân sự được thông báo. JoongAng Ilbo không tin là Bắc Triều Tiên sẽ chấp nhận phi hạt nhân hóa, thậm chí không tin là Bình Nhưỡng "sẽ ngưng các hành động khiêu khích về hạt nhân và tên lửa đạn đạo trong thời gian Thế Vận Hội".
Trong cuộc họp báo, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In đã tuyên bố rằng "phi hạt nhân hóa là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình". Ông khẳng định muốn giải quyết khủng hoảng hạt nhân "trước khi kết thúc nhiệm kỳ". Tổng thống Hàn Quốc nhắc lại rằng trong thời gian từ đây đến đó, các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng sẽ được duy trì. Tuyên bố này nhằm trấn an đồng minh Hoa Kỳ. Ông Moon Jae- In còn tuyên bố sẵn sàng họp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un "khi hội đủ các điều kiện".
Về phản ứng của quốc tế, hôm qua, từ Lausanne, Thụy Sĩ, chủ tịch Ủy ban Thế vận Quốc tế Thomas Bach cho rằng những thông báo nói trên "đánh dấu một bước tiến lớn trong tinh thần Olympic". Hoa Kỳ cũng đã hoan nghênh đàm phán liên Triều, nhưng bộ Ngoại Giao Mỹ nhấn mạnh là họ sẽ vẫn cảnh giác về việc tuân thủ các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên do Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ban hành.
Hôm nay, phát ngôn viên của chính phủ Nhật hoan nghênh việc Bắc Triều Tiên gởi phái đoàn đến dự Thế Vận Hội Pyeongchang, nhưng khẳng định sẽ không thay đổi chính sách gây áp lực tối đa để buộc Bình Nhưỡng thay đổi chính sách.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180110-tong-thong-han-quoc-tuyen-bo-san-sang-hop-thuong-dinh-voi-lanh-dao-bac-trieu-tien
Từ Seoul, thông tín viên Frédéric Ojardias tường trình về phản ứng từ Hàn Quốc :
Báo chí Hàn Quốc đã phản ứng tích cực. Nhật báo Hankyoreh xem thỏa thuận đạt được hôm qua là một cơ hội để phá vỡ vòng xoáy tai hại của đối đầu và thúc đẩy hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Theo tờ báo này, đây có thể là "một bước ngoặt quan trọng để vượt qua 10 năm gián đoạn trong quan hệ liên Triều".
Nhưng tờ nhật báo bảo thủ JoongAng Ilbo thì thận trọng hơn, xem đây chỉ là "một bước đầu tiên". Tuy hoan nghênh thỏa thuận hôm qua, nhưng tờ báo này tỏ vẻ hoài nghi về các cuộc đàm phán quân sự được thông báo. JoongAng Ilbo không tin là Bắc Triều Tiên sẽ chấp nhận phi hạt nhân hóa, thậm chí không tin là Bình Nhưỡng "sẽ ngưng các hành động khiêu khích về hạt nhân và tên lửa đạn đạo trong thời gian Thế Vận Hội".
Trong cuộc họp báo, tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-In đã tuyên bố rằng "phi hạt nhân hóa là con đường duy nhất dẫn đến hòa bình". Ông khẳng định muốn giải quyết khủng hoảng hạt nhân "trước khi kết thúc nhiệm kỳ". Tổng thống Hàn Quốc nhắc lại rằng trong thời gian từ đây đến đó, các biện pháp trừng phạt Bình Nhưỡng sẽ được duy trì. Tuyên bố này nhằm trấn an đồng minh Hoa Kỳ. Ông Moon Jae- In còn tuyên bố sẵn sàng họp thượng đỉnh với lãnh đạo Bắc Triều Tiên Kim Jong-Un "khi hội đủ các điều kiện".
Về phản ứng của quốc tế, hôm qua, từ Lausanne, Thụy Sĩ, chủ tịch Ủy ban Thế vận Quốc tế Thomas Bach cho rằng những thông báo nói trên "đánh dấu một bước tiến lớn trong tinh thần Olympic". Hoa Kỳ cũng đã hoan nghênh đàm phán liên Triều, nhưng bộ Ngoại Giao Mỹ nhấn mạnh là họ sẽ vẫn cảnh giác về việc tuân thủ các biện pháp trừng phạt Bắc Triều Tiên do Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc ban hành.
Hôm nay, phát ngôn viên của chính phủ Nhật hoan nghênh việc Bắc Triều Tiên gởi phái đoàn đến dự Thế Vận Hội Pyeongchang, nhưng khẳng định sẽ không thay đổi chính sách gây áp lực tối đa để buộc Bình Nhưỡng thay đổi chính sách.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180110-tong-thong-han-quoc-tuyen-bo-san-sang-hop-thuong-dinh-voi-lanh-dao-bac-trieu-tien
Thế Vận Hội: Bình Nhưỡng đồng ý lập một đội tuyển nữ liên Triều
Bắc Triều Tiên sẽ tham gia Thế Vận Hội ở Pyeongchang (Hàn Quốc).Francois Xavier MARIT / AFP
Bình Nhưỡng hôm nay, 13/01/2018 đã tung ra thêm một tín hiệu hòa hoãn mới: Đó là đồng ý với đề nghị của Seoul để thành lập một đội tuyển nữ Nam-Bắc thi đấu môn khúc côn cầu trên băng tại Thế Vận Hội Pyeongchang sắp mở ra.
Theo tin của đài phát thanh Hàn Quốc KBS, ông Chang Ung, quan chức trong Ủy Ban Thế Vận Bắc Triều Tiên, sau khi đến Thụy Sĩ để thảo luận với Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế CIO về việc Bắc Triều Tiên tham gia Thế Vận Hội Pyeongchang, trên đường trở về Bình Nhưỡng, đã cho biết tại sân bay quốc tế Bắc Kinh (Trung Quốc) rằng ông đã đề nghị CIO xem xét khả năng tổ chức một nhóm nữ vận động viên liên Triều tham gia thi đấu khúc côn cầu trên băng.
Nhân vật này còn cho biết thêm là Ủy Ban phụ trách môn trượt băng quốc tế của CIO sẽ bàn bạc cụ thể về đề xuất này.
Ngay vào hôm qua, 12/01, thứ trưởng thể thao Hàn Quốc Roh Tae Kang đã cho báo chí biết là Seoul đã có hai đề nghị chờ Bình Nhưỡng trả lời : Đó là hai đoàn Nam-Bắc diễn hành chung tại Thế Vận Hội, và cùng lập một đội tuyển nữ chung của hai nước để thi đấu môn khúc côn cầu trên băng.
Như vậy là Bắc Triều Tiên đã gián tiếp đáp ứng đề nghị của Hàn Quốc về đội tuyển khúc côn cầu chung, riêng đề nghị diễu hành chung vẫn chưa có phản hồi.
Dẫu sao thì Seoul và Bình Nhưỡng sẽ còn đối thoại thêm về việc Bắc Triều Tiên tham gia Olympic Pyeongchang trước cuộc họp của Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế xem xét vấn đề này ngày 20/01 sắp tới.
Trong khi chờ đợi, ngọn đuốc Thế Vận đã ghé Seoul vào hôm nay, và sẽ được chuyền tay trong 4 ngày trước khi tiếp tục hành trình đến Pyeongchang để khai mạc Thế Vận Hội mùa đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180113-the-van-hoi-binh-nhuong-dong-y-lap-mot-doi-tuyen-nu-lien-trieu
Nhân vật này còn cho biết thêm là Ủy Ban phụ trách môn trượt băng quốc tế của CIO sẽ bàn bạc cụ thể về đề xuất này.
Ngay vào hôm qua, 12/01, thứ trưởng thể thao Hàn Quốc Roh Tae Kang đã cho báo chí biết là Seoul đã có hai đề nghị chờ Bình Nhưỡng trả lời : Đó là hai đoàn Nam-Bắc diễn hành chung tại Thế Vận Hội, và cùng lập một đội tuyển nữ chung của hai nước để thi đấu môn khúc côn cầu trên băng.
Như vậy là Bắc Triều Tiên đã gián tiếp đáp ứng đề nghị của Hàn Quốc về đội tuyển khúc côn cầu chung, riêng đề nghị diễu hành chung vẫn chưa có phản hồi.
Dẫu sao thì Seoul và Bình Nhưỡng sẽ còn đối thoại thêm về việc Bắc Triều Tiên tham gia Olympic Pyeongchang trước cuộc họp của Ủy Ban Thế Vận Quốc Tế xem xét vấn đề này ngày 20/01 sắp tới.
Trong khi chờ đợi, ngọn đuốc Thế Vận đã ghé Seoul vào hôm nay, và sẽ được chuyền tay trong 4 ngày trước khi tiếp tục hành trình đến Pyeongchang để khai mạc Thế Vận Hội mùa đông.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180113-the-van-hoi-binh-nhuong-dong-y-lap-mot-doi-tuyen-nu-lien-trieu
Thương mại Trung Quốc - Bắc Triều Tiên sụt giảm mạnh
Hàng hóa trao đổi giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc chất dọc theo bờ sông Áp Lục tại thành phố biên giới Sinuiju, đối diện với thành phố Đan Đông, Trung Quốc. Ảnh chụp ngày 15/05/2013.REUTERS/Jacky Chen
Thêm một dấu hiệu cho thấy Bắc Kinh - đồng minh số một của chế độ Bắc Triều Tiên - thực thi các nghị quyết trừng phạt của Liên Hiệp Quốc nhằm buộc Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân. Thông báo được cơ quan thuế Trung Quốc đưa ra hôm 12/01/2018, khẳng định trao đổi thương mại song phương sụt giảm phân nửa trong tháng 12 vừa qua.
Thông tín viên Angelique Forget tường trình từ Thượng Hải,
« Theo người phát ngôn của cơ quan thuế Trung Quốc, tổng lượng trao đổi thương mại Trung Quốc - Bắc Triều Tiên tháng 12 năm ngoái đã sụt giảm 50,6% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình tương tự trong lĩnh vực xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Bắc Kinh - vốn từ lâu là nhà cung ứng và người bảo trợ ngoại giao đối với chế độ Bình Nhưỡng - giờ đây đã áp dụng đầy đủ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Trung Quốc cho biết đã giảm lượng dầu thô và tinh chế xuất sang Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh cũng đồng thời ra lệnh đóng cửa toàn bộ các doanh nghiệp Bắc Triều Tiên làm ăn tại Trung Quốc, và buộc lao động xuất khẩu Bắc Triều Tiên phải trở về nước. Việc nhập khẩu các mặt hàng than đá, dệt may, hải sản từ nước láng giềng gây rối cũng bị cấm chỉ từ nay.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc cần phải đi xa hơn, với việc cấm vận dầu lửa hoàn toàn đối với Bình Nhưỡng. Cho dù các quan hệ giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã trở nên tồi tệ hơn, với việc chính quyền Kim Jong Un tăng cường các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo, Bắc Kinh vẫn tiếp tục cổ vũ cho việc đối thoại để giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên ».
Hôm qua, Washington ra thông báo hoan nghênh các nỗ lực mới đây của Trung Quốc.
Cuối tháng 12/2017, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhất trí ra nghị quyết, theo đề nghị của Mỹ, cắt giảm 75% lượng dầu mỏ tinh chế nhập khẩu của Bắc Triều Tiên, đồng thời buộc các quốc gia liên quan phải hồi hương toàn bộ lao động Bắc Triều Tiên xuất khẩu trước cuối 2019. Đầu tháng 1/2018, Bắc Kinh cho biết đang bắt đầu triển khai lệnh trừng phạt mới.
Vẫn liên quan đến Bắc Triều Tiên, hôm qua nhóm Proliferation Security Initiative (PSI) gồm17 quốc gia ra một thông cáo chung, khuyến cáo đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh tra giám sát trên biển, để thực thi đầy đủ nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên của Hội Đồng Bảo An. Trong số 17 quốc gia nói trên có Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Đức, Singapore, Úc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180113-thuong-mai-trung-quoc-bac-trieu-tien-sut-giam-manh
« Theo người phát ngôn của cơ quan thuế Trung Quốc, tổng lượng trao đổi thương mại Trung Quốc - Bắc Triều Tiên tháng 12 năm ngoái đã sụt giảm 50,6% so với cùng kỳ năm trước. Tình hình tương tự trong lĩnh vực xuất khẩu cũng như nhập khẩu. Bắc Kinh - vốn từ lâu là nhà cung ứng và người bảo trợ ngoại giao đối với chế độ Bình Nhưỡng - giờ đây đã áp dụng đầy đủ các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.
Trung Quốc cho biết đã giảm lượng dầu thô và tinh chế xuất sang Bắc Triều Tiên. Bắc Kinh cũng đồng thời ra lệnh đóng cửa toàn bộ các doanh nghiệp Bắc Triều Tiên làm ăn tại Trung Quốc, và buộc lao động xuất khẩu Bắc Triều Tiên phải trở về nước. Việc nhập khẩu các mặt hàng than đá, dệt may, hải sản từ nước láng giềng gây rối cũng bị cấm chỉ từ nay.
Tuy nhiên, Hoa Kỳ cho rằng Trung Quốc cần phải đi xa hơn, với việc cấm vận dầu lửa hoàn toàn đối với Bình Nhưỡng. Cho dù các quan hệ giữa Trung Quốc và Bắc Triều Tiên đã trở nên tồi tệ hơn, với việc chính quyền Kim Jong Un tăng cường các vụ thử hạt nhân và tên lửa đạn đạo, Bắc Kinh vẫn tiếp tục cổ vũ cho việc đối thoại để giải quyết vấn đề Bắc Triều Tiên ».
Hôm qua, Washington ra thông báo hoan nghênh các nỗ lực mới đây của Trung Quốc.
Cuối tháng 12/2017, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc nhất trí ra nghị quyết, theo đề nghị của Mỹ, cắt giảm 75% lượng dầu mỏ tinh chế nhập khẩu của Bắc Triều Tiên, đồng thời buộc các quốc gia liên quan phải hồi hương toàn bộ lao động Bắc Triều Tiên xuất khẩu trước cuối 2019. Đầu tháng 1/2018, Bắc Kinh cho biết đang bắt đầu triển khai lệnh trừng phạt mới.
Vẫn liên quan đến Bắc Triều Tiên, hôm qua nhóm Proliferation Security Initiative (PSI) gồm17 quốc gia ra một thông cáo chung, khuyến cáo đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực thanh tra giám sát trên biển, để thực thi đầy đủ nghị quyết trừng phạt Bắc Triều Tiên của Hội Đồng Bảo An. Trong số 17 quốc gia nói trên có Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Pháp, Anh, Đức, Singapore, Úc.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180113-thuong-mai-trung-quoc-bac-trieu-tien-sut-giam-manh
Tàu ma Bắc Triều Tiên ngoài khơi Nhật Bản : Hệ quả cấm vận quốc tế ?
Một thuyền gỗ có tám người bị nghi là ngư dân Bắc Triều Tiên bị cảnh sát Nhật chặn bắt ở ngoài khơi Yurihonjo, Akita, ngày 24/11/2017.Mandatory credit Kyodo/via REUTERS
Vào lúc tình hình bán đảo Triều Tiên giảm nhiệt, nhờ điều có thể gọi là chính sách ngoại giao "Thế Vận", nhật báo Pháp Le Monde đề ngày hôm nay 12/10/2018, đã có một bài phân tích rất thú vị về hiện tượng gọi là "tàu ma" Bắc Triều Tiên ngoài khơi Nhật Bản tăng cao trong những năm gần đây. Theo phóng viên Philippe Mesmer của Le Monde, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này rất có thể là chính sách cấm vận mà quốc tế đang áp dụng nhắm vào chế độ Kim Jong Un để buộc chính quyền Bắc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân và tên lửa.
"Tàu ma" là tên mà người Nhật dùng để chỉ những chiếc tàu đánh cá ọp ẹp của ngư dân Bắc Triều Tiên, thường là không có thiết bị điều hướng, vào đánh bắt trái phép trong vùng biển của Nhật Bản nhưng lại bị nạn, trôi lênh đênh ngoài khơi hay dạt vào bờ biển Nhật Bản, nhiều khi trên tàu không còn ai, hoặc chỉ có xác chết.
Theo ghi nhận của Le Monde, việc tàu cá Bắc Triều Tiên vào đánh bắt trộm trong vùng biển Nhật Bản đã có từ lâu, nhưng vào năm 2017, số lượng tàu ma đặc biệt cao. Tuần duyên Nhật Bản đã thống kê được đến 104 tàu thuyền loại này, so với 80 chiếc vào năm 2013, bắt giữ 42 người và phát hiện 35 thi hài.
Phản ứng của người Nhật đối với vụ này rất khác nhau. Có người nhớ lại các vụ gián điệp Bình Nhưỡng bắt cóc người Nhật đưa về Bắc Triều Tiên trước đây, và lo ngại rằng những con tàu đó lén lút đưa gián điệp Bắc Triều Tiên thâm nhập Nhật Bản. Nỗi lo ngại này lại càng tăng trong bối cảnh Nhật Bản bị chương trình tên lửa và hạt nhân Bắc Triều Tiên đe dọa, với một vài hỏa tiễn của Bình Nhưỡng đã bay qua Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo Le Monde, việc số lượng tàu ma Bắc Triều Tiên ngoài khơi Nhật Bản tăng cao trong năm 2017 rất có thể là hậu quả gián tiếp của việc các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Bắc Triều Tiên càng lúc càng được thắt chặt thêm.
Bán quyền đánh cá cho Trung Quốc khiến ngư dân Bắc Triều Tiên phải đi xa
Vì thiếu thanh khoản, lại không còn khả năng xuất khẩu thủy sản mình đánh bắt được, chế độ Kim Jong Un đã quyết định bán quyền khai thác tài nguyên thủy sản của mình cho Trung Quốc. Theo báo cáo của cơ quan mật vụ Hàn Quốc, vào năm 2010, Bình Nhưỡng đã cấp ra 250 giấy phép đánh bắt ở Biển Nhật Bản, nhưng vào năm 2016, số lượng này đã tăng vọt thành 2.500, với trị giá 82 tỷ won (64 triệu euro).
Hậu quả là ngư dân Bắc Triều Tiên phải đi đánh bắt ở những nơi càng lúc càng xa hơn.
Ngay tại Bắc Triều Tiên, mối lợi thu từ ngành ngư nghiệp đã kích động lòng tham của các giới có chức có quyền. Theo các cơ quan tình báo Hàn Quốc, vụ nhân vật quyền thế Jang Song Thaek (1946-2013), chú dượng của lãnh đạo Kim Jong Un bị thanh trừng vào năm 2013, bắt nguồn từ việc tranh giành một công ty tại Nampo, cảng lớn ngay cạnh Bình Nhưỡng, chuyên kiểm soát việc đánh bắt cá ở Hoàng Hải.
Dưới thời Kim Jong Un, Bắc Triều Tiên đã đưa ngư nghiệp lên hàng ưu tiên phát triển. Ngoài các chuyến ra đánh bắt ngoài khơi xa, chế độ cũng hỗ trợ một hoạt động thủy sản quan trọng, đặt chỉ tiêu sản lượng cao và thưởng công cho ngư dân nào đặt được. Vào tháng 11/2017, tờ Rodong Sinmun của Bắc Triều Tiên đã kêu gọi ngư dân tiến hành "cuộc chiến quan trọng" để đạt chỉ tiêu vào mùa đông, và so sánh "Cá là đạn pháo" giáng xuống kẻ thù.
Áp lực của chính quyền buộc ngư dân Bắc Triều Tiên chấp nhận rủi ro nhiều hơn với các công cụ đã lỗi thời. Bên cạnh nhu cầu cung cấp thức ăn cho người dân, thủy sản cũng là tăng thu nhập cho quân đội, định chế quản lý hoạt động này.
Trên con tàu ma Bắc Triều Tiên với toàn bộ thủy thủ đoàn bị chặn giữ tại vùng Hokkaido hôm 29/11/2017, có ghi hàng chữ bằng tiếng Hàn : "Đơn vị 854 của quân đội của nhân dân".
Le Monde không quên nhắc lại rằng trong các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc vào tháng 8/2017 có việc cấm Bắc Triều Tiên xuất khẩu than, khoáng sản và thủy sản, cắt giảm khoảng 1 tỷ đô la thu nhập của chế độ Bình Nhưỡng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180112-tau-ma-bac-trieu-tien-ngoai-khoi-nhat-ban-he-qua-cua-cam-van-quoc-te
Theo ghi nhận của Le Monde, việc tàu cá Bắc Triều Tiên vào đánh bắt trộm trong vùng biển Nhật Bản đã có từ lâu, nhưng vào năm 2017, số lượng tàu ma đặc biệt cao. Tuần duyên Nhật Bản đã thống kê được đến 104 tàu thuyền loại này, so với 80 chiếc vào năm 2013, bắt giữ 42 người và phát hiện 35 thi hài.
Phản ứng của người Nhật đối với vụ này rất khác nhau. Có người nhớ lại các vụ gián điệp Bình Nhưỡng bắt cóc người Nhật đưa về Bắc Triều Tiên trước đây, và lo ngại rằng những con tàu đó lén lút đưa gián điệp Bắc Triều Tiên thâm nhập Nhật Bản. Nỗi lo ngại này lại càng tăng trong bối cảnh Nhật Bản bị chương trình tên lửa và hạt nhân Bắc Triều Tiên đe dọa, với một vài hỏa tiễn của Bình Nhưỡng đã bay qua Nhật Bản.
Tuy nhiên, theo Le Monde, việc số lượng tàu ma Bắc Triều Tiên ngoài khơi Nhật Bản tăng cao trong năm 2017 rất có thể là hậu quả gián tiếp của việc các biện pháp trừng phạt kinh tế nhắm vào Bắc Triều Tiên càng lúc càng được thắt chặt thêm.
Bán quyền đánh cá cho Trung Quốc khiến ngư dân Bắc Triều Tiên phải đi xa
Vì thiếu thanh khoản, lại không còn khả năng xuất khẩu thủy sản mình đánh bắt được, chế độ Kim Jong Un đã quyết định bán quyền khai thác tài nguyên thủy sản của mình cho Trung Quốc. Theo báo cáo của cơ quan mật vụ Hàn Quốc, vào năm 2010, Bình Nhưỡng đã cấp ra 250 giấy phép đánh bắt ở Biển Nhật Bản, nhưng vào năm 2016, số lượng này đã tăng vọt thành 2.500, với trị giá 82 tỷ won (64 triệu euro).
Hậu quả là ngư dân Bắc Triều Tiên phải đi đánh bắt ở những nơi càng lúc càng xa hơn.
Ngay tại Bắc Triều Tiên, mối lợi thu từ ngành ngư nghiệp đã kích động lòng tham của các giới có chức có quyền. Theo các cơ quan tình báo Hàn Quốc, vụ nhân vật quyền thế Jang Song Thaek (1946-2013), chú dượng của lãnh đạo Kim Jong Un bị thanh trừng vào năm 2013, bắt nguồn từ việc tranh giành một công ty tại Nampo, cảng lớn ngay cạnh Bình Nhưỡng, chuyên kiểm soát việc đánh bắt cá ở Hoàng Hải.
Dưới thời Kim Jong Un, Bắc Triều Tiên đã đưa ngư nghiệp lên hàng ưu tiên phát triển. Ngoài các chuyến ra đánh bắt ngoài khơi xa, chế độ cũng hỗ trợ một hoạt động thủy sản quan trọng, đặt chỉ tiêu sản lượng cao và thưởng công cho ngư dân nào đặt được. Vào tháng 11/2017, tờ Rodong Sinmun của Bắc Triều Tiên đã kêu gọi ngư dân tiến hành "cuộc chiến quan trọng" để đạt chỉ tiêu vào mùa đông, và so sánh "Cá là đạn pháo" giáng xuống kẻ thù.
Áp lực của chính quyền buộc ngư dân Bắc Triều Tiên chấp nhận rủi ro nhiều hơn với các công cụ đã lỗi thời. Bên cạnh nhu cầu cung cấp thức ăn cho người dân, thủy sản cũng là tăng thu nhập cho quân đội, định chế quản lý hoạt động này.
Trên con tàu ma Bắc Triều Tiên với toàn bộ thủy thủ đoàn bị chặn giữ tại vùng Hokkaido hôm 29/11/2017, có ghi hàng chữ bằng tiếng Hàn : "Đơn vị 854 của quân đội của nhân dân".
Le Monde không quên nhắc lại rằng trong các biện pháp trừng phạt của Liên Hiệp Quốc vào tháng 8/2017 có việc cấm Bắc Triều Tiên xuất khẩu than, khoáng sản và thủy sản, cắt giảm khoảng 1 tỷ đô la thu nhập của chế độ Bình Nhưỡng.
http://vi.rfi.fr/chau-a/20180112-tau-ma-bac-trieu-tien-ngoai-khoi-nhat-ban-he-qua-cua-cam-van-quoc-te
Geen opmerkingen:
Een reactie posten