Việt Nam và Nga lập kế hoạch tập trận chung
Bộ trưởng Quốc Phòng Nga (P) Sergei Shoigu và đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch tại Hà Nội. Ảnh ngày 23/01/2018.REUTERS/Kham
Hà Nội và Matxcơva quyết định củng cố thêm quan hệ hợp tác quân sự nhân chuyến công du Việt Nam của bộ trưởng Quốc Phòng Nga Sergei Shoigu. Theo hãng tin Nga TASS, phát biểu tại Hà Nội ngày 23/01/2018, bộ trưởng Quốc Phòng Nga xác nhận hai nước đã xây dựng kế hoạch hợp tác quân sự và tập trận chung kéo dài trong ba năm 2018-2020.
Theo ông Sergei Shoigu, hai bên đã nhất trí như trên trong cuộc hội đàm vào hôm nay giữa ông và chủ tịch nước Việt Nam Trần Đại Quang.
Trong cuộc gặp trước đó với đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch, hai bên đã thảo luận các bước cần thiết để thực hiện thỏa thuận đã được tổng thống Nga và chủ tịch Việt Nam đồng ý.
Ông Shoigu cho biết : « Chúng tôi đã chuẩn bị kế hoạch cho ba năm tới từ 2018 đến 2020 liên quan đến lĩnh vực hợp tác quân sự và các hoạt động chung khác trong đó có các chương trình gặp gỡ và tập trận. »
Còn trong cuộc tiếp xúc với tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, ông Shoigu đã ghi nhận là kế hoạch hợp tác Nga-Việt đã quy định « nhiều cuộc tập trận ở nhiều cấp », và phía Nga hy vọng rằng kế hoạch « sẽ được ký kết trong tương lai gần ».
Như để nhấn mạnh đến đà phát triển tốt của quan hệ quân sự Nga-Việt, vào lúc bộ trưởng Quốc Phòng Nga ghé thăm, Hải Quân Việt Nam đã tiếp nhận thêm một chiếc hộ tống hạm tên lửa Gepard 3.9. Đây là chiếc thứ tư và cuối cùng được giao cho Việt Nam trong khuôn khổ hợp đồng đặt mua vào năm 2012.
Chuyến công du Việt Nam của ông Shoigu cũng diễn ra một hôm trước lúc Việt Nam đón tiếp bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis, sẽ từ Indonesia qua Việt Nam trong khuôn khổ một vòng công du Đông Nam Á.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180123-viet-nam-va-nga-len-ke-hoach-3-nam-tap-tran-chung-2018-2020
Trong cuộc gặp trước đó với đồng nhiệm Việt Nam Ngô Xuân Lịch, hai bên đã thảo luận các bước cần thiết để thực hiện thỏa thuận đã được tổng thống Nga và chủ tịch Việt Nam đồng ý.
Ông Shoigu cho biết : « Chúng tôi đã chuẩn bị kế hoạch cho ba năm tới từ 2018 đến 2020 liên quan đến lĩnh vực hợp tác quân sự và các hoạt động chung khác trong đó có các chương trình gặp gỡ và tập trận. »
Còn trong cuộc tiếp xúc với tổng bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, ông Shoigu đã ghi nhận là kế hoạch hợp tác Nga-Việt đã quy định « nhiều cuộc tập trận ở nhiều cấp », và phía Nga hy vọng rằng kế hoạch « sẽ được ký kết trong tương lai gần ».
Như để nhấn mạnh đến đà phát triển tốt của quan hệ quân sự Nga-Việt, vào lúc bộ trưởng Quốc Phòng Nga ghé thăm, Hải Quân Việt Nam đã tiếp nhận thêm một chiếc hộ tống hạm tên lửa Gepard 3.9. Đây là chiếc thứ tư và cuối cùng được giao cho Việt Nam trong khuôn khổ hợp đồng đặt mua vào năm 2012.
Chuyến công du Việt Nam của ông Shoigu cũng diễn ra một hôm trước lúc Việt Nam đón tiếp bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ James Mattis, sẽ từ Indonesia qua Việt Nam trong khuôn khổ một vòng công du Đông Nam Á.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180123-viet-nam-va-nga-len-ke-hoach-3-nam-tap-tran-chung-2018-2020
Nga có thật sự muốn trở lại Cam Ranh ?
Tên lửa S-400, loại hỏa tiễn Nga bán cho Trung Quốc. Trong ảnh, duyệt binh ngày 09/05/2016.Wikipedia
Trong thời gian gần đây, Nga có nhiều tuyên bố về khả năng khôi phục các khu căn cứ quân sự có từ thời Liên Xô tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có Cuba và Việt Nam. Nếu tin vào Matxcơva, cùng với bốn căn cứ quân sự hiện có tại Armenia, Kyrgyzstan, Tajikistan, Syria, và nếu kế hoạch mở lại các khu căn cứ tại Biển Đông, vùng Caribe và nam Địa Trung Hải trở thành hiện thực, Nga có thể mở rộng đáng kể khả năng triển khai sức mạnh tại nhiều vùng trọng điểm.
Câu hỏi đặt ra: Liệu Cam Ranh có thể nào được mở rộng thành một căn cứ quân sự hoàn toàn tạo thuận lợi cho các hoạt động quân sự tương tự như của Mỹ tại Nhật Bản và Hàn Quốc hay không?
Ông Artyom Lukin, giáo sư trường đại học Viễn Đông Liên Bang Vladivostok trên trang mạng East Asia Forum ngày 02/11/2016 đã khẳng định là không. Việt Nam đã nhanh chóng bác bỏ ý tưởng mở một căn cứ quân sự nước ngoài ngay trên chính lãnh thổ của mình. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xúc tiến mở rộng cảng Cam Ranh tiếp nhận tầu chiến đến từ nhiều nước khác nhau.
Đây là một phần chiến lược phòng thủ của Hà Nội, đang tìm cách đối phó trước tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh bằng thiết lập các mối liên kết chiến lược với nhiều cường quốc khác ngoài khu vực. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia đóng vai trò quan trọng nhất. Đây cũng là thị trường quan trọng hàng đầu cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Do đó, Hà Nội cũng không thể nào làm phật lòng Washington khi đồng ý để cho Matxcơva đóng quân thường trực tại đây.
Về phía Nga, liệu nước này có đủ khả năng tái thiết lập và duy trì một hệ thống các khu căn cứ quân sự trên toàn cầu, vốn dĩ đòi hỏi những khoản tiền thuê đắt đỏ, nhu cầu bảo trì và chi phí nhân sự cao? Vào lúc mà nền kinh tế Nga vẫn còn hạn hẹp, việc chi ra những khoản tiền lớn cho các căn cứ quân sự ở nước ngoài quả thật là một thách thức khó khăn.
Nếu như ý tưởng khôi phục các cơ sở có từ thời Xô Viết phần lớn là không khả thi, vậy tại sao Nga lại đề cập đến kế hoạch này? Theo tác giả bài viết, có nhiều cách giải thích.
Thứ nhất là nhằm khiêu khích Hoa Kỳ bằng cách làm trỗi dậy nỗi ám ảnh sự hiện diện quân sự Nga tại nhiều điểm chiến lược trên toàn cầu.
Đó cũng có thể là động tác nghi binh nhằm che giấu động cơ thật sự của điện Kremlin.
Bất kể ở trường hợp nào, Matxcơva cũng không muốn che giấu bí mật về chiến lược chính yếu của mình, đó là nhằm mục đích thay đổi mối tương quan lực lượng tại vùng Á-Âu. Chiến lược này hơn bao giờ hết cần sự liên kết chặt chẽ với Trung Quốc.
Mối quan hệ “đối tác chiến lược” Nga – Trung giờ trông có vẻ vững chắc và hiệu quả hơn là một số “hiệp ước liên minh” của Hoa Kỳ. Cuộc gặp thượng đỉnh song phương giữa Putin và Tập Cận Bình hồi tháng 6/2016 đã gây chú ý, do những luận điểm chống Hoa Kỳ mạnh mẽ một cách bất thường.
Nga và Trung Quốc đã tiến hành một loạt các chiến dịch chính trị và quân sự chung, như cùng đưa tầu chiến vào vùng lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư, nơi có tranh chấp lãnh hải giữa Tokyo và Bắc Kinh; tập trận hải quân tại vùng Biển Đông có tranh chấp; hay như Putin lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trong vụ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài về Biển Đông.
Mối hợp tác quân sự giữa hai nước còn thể hiện rõ trong việc Nga chấp nhận bán cho Trung Quốc hệ thống vũ khí tối tân nhất như hệ thống tên lửa địa đối không S-400 hay chiến đấu cơ Su-35. Đỉnh điểm của mối quan hệ này là Matxcơva và Bắc Kinh đã đạt thỏa thuận cùng sản xuất động cơ tên lửa bằng nhiên liệu hóa lỏng, một lãnh vực Nga có nhiều chuyên gia, để đổi lấy việc Trung Quốc cung cấp kỹ thuật điện tử hàng không cho ngành công nghiệp không gian của Nga.
Từ những quan sát trên, tác giả bài viết đặt giả thuyết: Nếu tiếp tục đà hợp tác chiến lược này, bước kế tiếp có thể là sự hiện diện của binh sĩ Nga tại Trung Quốc, và tương tự, Bắc Kinh sẽ triển khai quân trên lãnh thổ của Nga. Trong vài năm tới, chúng ta có thể sẽ không bàn đến vịnh Cam Ranh nữa, vậy liệu có triển vọng nào cho Nga đặt căn cứ hải quân tại Hải Nam, và cho Trung Quốc tại quần đảo Kuril của Nga hay không?
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20161103-nga-co-that-su-muon-tro-lai-cam-ranh-hay-khong
Ông Artyom Lukin, giáo sư trường đại học Viễn Đông Liên Bang Vladivostok trên trang mạng East Asia Forum ngày 02/11/2016 đã khẳng định là không. Việt Nam đã nhanh chóng bác bỏ ý tưởng mở một căn cứ quân sự nước ngoài ngay trên chính lãnh thổ của mình. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã xúc tiến mở rộng cảng Cam Ranh tiếp nhận tầu chiến đến từ nhiều nước khác nhau.
Đây là một phần chiến lược phòng thủ của Hà Nội, đang tìm cách đối phó trước tầm ảnh hưởng ngày càng lớn của Bắc Kinh bằng thiết lập các mối liên kết chiến lược với nhiều cường quốc khác ngoài khu vực. Trong đó, Hoa Kỳ là quốc gia đóng vai trò quan trọng nhất. Đây cũng là thị trường quan trọng hàng đầu cho xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam. Do đó, Hà Nội cũng không thể nào làm phật lòng Washington khi đồng ý để cho Matxcơva đóng quân thường trực tại đây.
Về phía Nga, liệu nước này có đủ khả năng tái thiết lập và duy trì một hệ thống các khu căn cứ quân sự trên toàn cầu, vốn dĩ đòi hỏi những khoản tiền thuê đắt đỏ, nhu cầu bảo trì và chi phí nhân sự cao? Vào lúc mà nền kinh tế Nga vẫn còn hạn hẹp, việc chi ra những khoản tiền lớn cho các căn cứ quân sự ở nước ngoài quả thật là một thách thức khó khăn.
Nếu như ý tưởng khôi phục các cơ sở có từ thời Xô Viết phần lớn là không khả thi, vậy tại sao Nga lại đề cập đến kế hoạch này? Theo tác giả bài viết, có nhiều cách giải thích.
Thứ nhất là nhằm khiêu khích Hoa Kỳ bằng cách làm trỗi dậy nỗi ám ảnh sự hiện diện quân sự Nga tại nhiều điểm chiến lược trên toàn cầu.
Đó cũng có thể là động tác nghi binh nhằm che giấu động cơ thật sự của điện Kremlin.
Bất kể ở trường hợp nào, Matxcơva cũng không muốn che giấu bí mật về chiến lược chính yếu của mình, đó là nhằm mục đích thay đổi mối tương quan lực lượng tại vùng Á-Âu. Chiến lược này hơn bao giờ hết cần sự liên kết chặt chẽ với Trung Quốc.
Mối quan hệ “đối tác chiến lược” Nga – Trung giờ trông có vẻ vững chắc và hiệu quả hơn là một số “hiệp ước liên minh” của Hoa Kỳ. Cuộc gặp thượng đỉnh song phương giữa Putin và Tập Cận Bình hồi tháng 6/2016 đã gây chú ý, do những luận điểm chống Hoa Kỳ mạnh mẽ một cách bất thường.
Nga và Trung Quốc đã tiến hành một loạt các chiến dịch chính trị và quân sự chung, như cùng đưa tầu chiến vào vùng lãnh hải Senkaku/Điếu Ngư, nơi có tranh chấp lãnh hải giữa Tokyo và Bắc Kinh; tập trận hải quân tại vùng Biển Đông có tranh chấp; hay như Putin lên tiếng ủng hộ Trung Quốc trong vụ phán quyết của Tòa Án Trọng Tài về Biển Đông.
Mối hợp tác quân sự giữa hai nước còn thể hiện rõ trong việc Nga chấp nhận bán cho Trung Quốc hệ thống vũ khí tối tân nhất như hệ thống tên lửa địa đối không S-400 hay chiến đấu cơ Su-35. Đỉnh điểm của mối quan hệ này là Matxcơva và Bắc Kinh đã đạt thỏa thuận cùng sản xuất động cơ tên lửa bằng nhiên liệu hóa lỏng, một lãnh vực Nga có nhiều chuyên gia, để đổi lấy việc Trung Quốc cung cấp kỹ thuật điện tử hàng không cho ngành công nghiệp không gian của Nga.
Từ những quan sát trên, tác giả bài viết đặt giả thuyết: Nếu tiếp tục đà hợp tác chiến lược này, bước kế tiếp có thể là sự hiện diện của binh sĩ Nga tại Trung Quốc, và tương tự, Bắc Kinh sẽ triển khai quân trên lãnh thổ của Nga. Trong vài năm tới, chúng ta có thể sẽ không bàn đến vịnh Cam Ranh nữa, vậy liệu có triển vọng nào cho Nga đặt căn cứ hải quân tại Hải Nam, và cho Trung Quốc tại quần đảo Kuril của Nga hay không?
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20161103-nga-co-that-su-muon-tro-lai-cam-ranh-hay-khong
Geen opmerkingen:
Een reactie posten