Bắc Kinh lại phản đối Việt Nam mời Ấn Độ khai thác dầu khí Biển Đông
Biển Đông : Các lô dầu khí tại vùng biển phía nam Việt NamẢnh chụp màn hình twitter.com
Chỉ một hôm sau khi đại sứ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết là Hà Nội hoan nghênh việc New Delhi đầu tư vào Biển Đông, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng (Lu Kang) hôm 11/01/2018 đã lên tiếng phản đối.
Theo hãng tin Ấn Độ PTI, được báo chí Ấn Độ trích dẫn, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc đã cho rằng Bắc Kinh không phản đối việc phát triển quan hệ song phương bình thường giữa các nước láng giềng của Trung Quốc, nhưng "cực lực phản đối các bên liên quan dùng điều đó làm cớ để xâm phạm quyền lợi chính đáng của Trung Quốc tại Biển Đông và tác hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực".
Hôm 10/01/2018, khi trả lời truyền thông Ấn Độ, ngoài vấn đề khai thác dầu khí, đại sứ Việt Nam Tôn Sinh Thành, còn nói đến hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia. Đây là một lãnh vực hợp tác quan trọng và Ấn Độ có thể giúp phát triển năng lực phòng thủ của Việt Nam.
Vấn đề khai thác dầu khí ở Biển Đông vô cùng nhạy cảm giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc tự nhận chủ quyền trên khoảng 90% diện tích Biển Đông, và đã từng phản đối việc tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC thăm dò ở những nơi mà Việt Nam khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, nhưng bị Trung Quốc cho là của họ.
New Delhi cho đến nay luôn khẳng định rằng việc ONGC thăm dò, khai thác ở Biển Đông là một vấn đề thuần túy thương mại, không liên can gì đến tranh chấp.
Hãng PTI nhắc lại rằng Ấn Độ đang tăng cường quan hệ với Việt Nam, và đã kêu gọi tôn trọng quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180112-bac-kinh-lai-doi-cam-viet-nam-moi-an-do-khai-thac-dau-khi-bien-dong
Hôm 10/01/2018, khi trả lời truyền thông Ấn Độ, ngoài vấn đề khai thác dầu khí, đại sứ Việt Nam Tôn Sinh Thành, còn nói đến hợp tác quốc phòng giữa hai quốc gia. Đây là một lãnh vực hợp tác quan trọng và Ấn Độ có thể giúp phát triển năng lực phòng thủ của Việt Nam.
Vấn đề khai thác dầu khí ở Biển Đông vô cùng nhạy cảm giữa Trung Quốc và Việt Nam. Trung Quốc tự nhận chủ quyền trên khoảng 90% diện tích Biển Đông, và đã từng phản đối việc tập đoàn dầu khí Ấn Độ ONGC thăm dò ở những nơi mà Việt Nam khẳng định chủ quyền ở Biển Đông, nhưng bị Trung Quốc cho là của họ.
New Delhi cho đến nay luôn khẳng định rằng việc ONGC thăm dò, khai thác ở Biển Đông là một vấn đề thuần túy thương mại, không liên can gì đến tranh chấp.
Hãng PTI nhắc lại rằng Ấn Độ đang tăng cường quan hệ với Việt Nam, và đã kêu gọi tôn trọng quyền tự do hàng hải trên Biển Đông.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180112-bac-kinh-lai-doi-cam-viet-nam-moi-an-do-khai-thac-dau-khi-bien-dong
Biển Đông: Trung Quốc ép Việt Nam để giành nguồn dầu khí
Vị trí của các lô 118 và 136 so với đường lưỡi bò Trung Quốc trên Biển Đông. Địa điểm đặt giàn khoan Hải Dương Thạch Du 981 năm 2014 cũng được ghi chú.CSIS
Bắc Kinh không còn che giấu ý đồ khống chế Biển Đông giành quyền khai thác nguồn dầu khí trong vùng, và sẵn sàng đe dọa dùng võ lực để cấm các nước khác thăm dò trong vùng biển mà Trung Quốc cho là thuộc chủ quyền của họ. Theo những nguồn tin chưa được chính thức xác nhận, thì vào thượng tuần tháng 07/2017, Bắc Kinh đã dọa Hà Nội là sẽ tấn công các cơ sở Việt Nam ở vùng quần đảo Trường Sa nếu Hà Nội không đình chỉ việc thăm dò vừa tiến hành tại một lô khai thác nằm trong vùng biển sát Việt Nam nhưng bị Trung Quốc nhận là của họ. Cũng theo các nguồn tin trên thì Hà Nội đã phải lùi bước trước sức ép của Bắc Kinh.
Trong bài phân tích đăng ngày 25/07/2017, tập san Nhật Bản The Diplomat cho rằng sự kiện đó chứng tỏ là Bắc Kinh vẫn dùng đến những biện pháp cưỡng chế, ép buộc để đạt mục tiêu, cho dù vẫn phô trương bề mặt hòa hoãn.
Prashanth Parameswaran, tác giả bài viết, đã từng nêu bật cảnh giác đối với điều mà ông gọi là “Ảo tưởng về một Biển Đông bình lặng” và lấy ví dụ về việc Trung Quốc mới đây, vào tháng 6, đã bất ngờ hủy bỏ một chương trình giao lưu quốc phòng thường kỳ với Việt Nam vì không tán đồng một số hoạt động dầu khí của Việt Nam tại Biển Đông. Đối với nhà báo của tờ The Diplomat, Trung Quốc đã làm như vậy nhằm gây áp lực, buộc Việt Nam phải đình chỉ việc thăm dò dầu khí tại vùng Biển Đông mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ.
Không lạ vì Trung Quốc đã quen thói bắt nạt
Về sự cố mới nhất được đài BBC tiết lộ hôm 24/07 theo đó Việt Nam đã bị buộc phải đình chỉ việc thăm dò lô dầu khí 136-03 sau khi bị Trung Quốc dọa là sẽ đánh vào các căn cứ của Việt Nam tại vùng quần đảo Trường Sa nếu không chịu dừng, The Diplomat cho rằng, nếu tin trên được kiểm chứng, thì điều đó không có gì đáng ngạc nhiên.
Lý do theo tờ báo Nhật Bản, đó là vì "trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã có một loạt hành vi dùng sức mạnh thúc ép các láng giềng để áp đặt ý muốn của Bắc Kinh trong các vấn đề tranh chấp biển đảo. Nhật Bản đã bị Trung Quốc dồn ép từ năm 2012 trong vụ tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo đang quản lý; Philippines thì bị Trung Quốc lấy mất vùng bãi cạn Scarborough cũng bắt đầu từ năm 2012. Riêng đối với Việt Nam, thì nổi bật là vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 đến cắm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào năm 2014".
Theo nhận xét của The Diplomat, cách hành xử hung hăng đó của Trung Quốc không hề có dấu hiệu thay đổi, kể cả khi Bắc Kinh ra sức tuyên truyền cho ý tưởng về một Biển Đông yên ắng trở lại kể từ năm nay nhờ việc Bắc Kinh và ASEAN đã thỏa thuận về bộ khung của một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Trong thực tế, theo The Diplomat, các nước Đông Nam Á đã nhận thức được rõ ba yếu tố mới có liên quan đến Biển Đông: Các giải thích trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông phủ nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc; quan điểm mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông của Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte; và thái độ còn mập mờ của Hoa Kỳ thời tổng thống Donald Trump.
Căn cứ vào ba yếu tố đó các quốc gia Đông Nam Á đã có một loạt bước đơn phương để bảo vệ và thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền của mình. Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh cũng gia tăng các hành động nhằm chống lại những động thái này.
Việt Nam thành nước đi đầu chống Trung Quốc tại Biển Đông
The Diplomat công nhận rằng trong số các động thái gần đây của các quốc gia Đông Nam Á liên quan đến Biển Đông, từ việc Indonesia đổi tên một phần của Biển Đông, cho đến thông báo của một quan chức năng lượng Philippines theo đó nước này sẽ khoan dò trở lại tại vùng Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) từ nay đến cuối năm, không một động thái nào táo bạo như các quyết định của Việt Nam, đã trở thành nước Đông Nam Á duy nhất đứng mũi chịu sào chống lại các đòi hỏi của Trung Quốc. Và phản ứng của Bắc Kinh đối với Việt Nam cũng dữ dội hơn là đối với các nước Đông Nam Á khác.
Điều đáng ngại, theo bài viết trên tờ The Diplomat, là trong những năm qua, thái độ cứng rắn của Trung Quốc lúc năng, lúc nhẹ tùy theo diễn biến của tình hình. Thái độ cứng rắn của Bắc Kinh đối với Hà Nội hiện nay được thể hiện trong giai đoạn được chính Trung Quốc gọi là hòa dịu trở lại. Điều gì sẽ xẩy ra trong trường hợp tình hình nóng lên?
Riêng về sự cố liên quan đến việc Việt Nam phải tạm dừng đề án thăm dò, khai thác lô 136-06 sau khi bị Trung Quốc dọa dùng võ lực, báo chí quốc tế đã có nhiều bài phân tích cho dù tin này vẫn chưa được xác minh một cách chính thức.
Việt Nam phải cẩn thận để chính sách năng lượng không bị tác hại
Nhật báo Úc The Australian, ngày hôm qua, 25/07 đã cho rằng sự cố đó nêu bật tính chất mong manh của tình hình yên lặng tương đối trên Biển Đông trong một năm gần đây.
Tờ báo đã ghi nhận là ngoại việc giao cho hãng Talisman Vietnam thuộc tập đoàn Tây Ban Nha Repsol thăm dò lộ 136-06, Việt Nam cũng để cho tập đoàn Mỹ Exxon Mobil quyền khai thác một khu vực nằm ở bìa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như triển hạn quyền thăm dò một lô ở Biển Đông cho tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh.
Việc Việt Nam phải chiều theo sức ép của Trung Quốc, nếu được xác minh, sẽ có hệ quả tai hại đối với Hà Nội. Tờ báo Úc trích dẫn phân tích của giáo sư Úc Carl Thayer, một chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông, cho rằng nếu các công ty nước ngoài bị buộc phải rút đi, điều đó sẽ phá hoại chương trình năng lượng của Việt Nam, khiến cho Việt Nam khó mời được công ty ngoại quốc nào khác vào đấu thầu các dự án năng lượng tương lai của mình.
Đối với giáo sư Thayer, việc Trung Quốc đe dọa đánh Trường Sa là một bước leo thang nghiêm trọng, và như vậy, Bắc Kinh có thể sẽ sử dụng đội tàu đánh cá của họ, đội dân quân biển và lực lượng Hải Cảnh trước khi viện đến Hải Quân.
Theo giáo sư Thayer, việc Trung Quốc đe dọa Việt Nam cũng là một « kịch bản ác mộng » đối với giới lãnh đạo Việt Nam, vì lẽ bất cứ cuộc tấn công nào vào một thực thể do Việt Nam kiểm soát ở Biển Đông, đều sẽ kích động tinh thần bài Trung Quốc của người dân Việt Nam.
Có điều, giáo sư Thayer cho rằng, nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, điều đó sẽ gióng lên hồi chuông báo động khắp khu vực, và sẽ lại chia rẽ khối nước Đông Nam Á về phương cách ứng phó. Ngoài ra, hành động đó đồng nghĩa với việc công khai thách thức Mỹ, Nhật và các cường quốc hàng hải khác.
Trong trường hợp đó, giáo sư Thayer đặt ra câu hỏi: “Liệu các nước đó có thực sự muốn chiến tranh với Trung Quốc hay không, chỉ để bảo vệ nền công nghiệp dầu mỏ của Việt Nam, hoặc một vài mỏm đá nhỏ ở Biển Đông ? ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170726-bien-dong-trung-quoc-ep-viet-nam-de-gianh-nguon-dau-khi
Prashanth Parameswaran, tác giả bài viết, đã từng nêu bật cảnh giác đối với điều mà ông gọi là “Ảo tưởng về một Biển Đông bình lặng” và lấy ví dụ về việc Trung Quốc mới đây, vào tháng 6, đã bất ngờ hủy bỏ một chương trình giao lưu quốc phòng thường kỳ với Việt Nam vì không tán đồng một số hoạt động dầu khí của Việt Nam tại Biển Đông. Đối với nhà báo của tờ The Diplomat, Trung Quốc đã làm như vậy nhằm gây áp lực, buộc Việt Nam phải đình chỉ việc thăm dò dầu khí tại vùng Biển Đông mà Bắc Kinh cho là thuộc chủ quyền của họ.
Không lạ vì Trung Quốc đã quen thói bắt nạt
Về sự cố mới nhất được đài BBC tiết lộ hôm 24/07 theo đó Việt Nam đã bị buộc phải đình chỉ việc thăm dò lô dầu khí 136-03 sau khi bị Trung Quốc dọa là sẽ đánh vào các căn cứ của Việt Nam tại vùng quần đảo Trường Sa nếu không chịu dừng, The Diplomat cho rằng, nếu tin trên được kiểm chứng, thì điều đó không có gì đáng ngạc nhiên.
Lý do theo tờ báo Nhật Bản, đó là vì "trong vài năm gần đây, Trung Quốc đã có một loạt hành vi dùng sức mạnh thúc ép các láng giềng để áp đặt ý muốn của Bắc Kinh trong các vấn đề tranh chấp biển đảo. Nhật Bản đã bị Trung Quốc dồn ép từ năm 2012 trong vụ tranh chấp quần đảo Senkaku/Điếu Ngư mà Tokyo đang quản lý; Philippines thì bị Trung Quốc lấy mất vùng bãi cạn Scarborough cũng bắt đầu từ năm 2012. Riêng đối với Việt Nam, thì nổi bật là vụ Bắc Kinh đưa giàn khoan HD-981 đến cắm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam vào năm 2014".
Theo nhận xét của The Diplomat, cách hành xử hung hăng đó của Trung Quốc không hề có dấu hiệu thay đổi, kể cả khi Bắc Kinh ra sức tuyên truyền cho ý tưởng về một Biển Đông yên ắng trở lại kể từ năm nay nhờ việc Bắc Kinh và ASEAN đã thỏa thuận về bộ khung của một bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông.
Trong thực tế, theo The Diplomat, các nước Đông Nam Á đã nhận thức được rõ ba yếu tố mới có liên quan đến Biển Đông: Các giải thích trong phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực La Haye về Biển Đông phủ nhận các yêu sách chủ quyền của Trung Quốc; quan điểm mềm mỏng hơn đối với Trung Quốc trên vấn đề Biển Đông của Philippines dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte; và thái độ còn mập mờ của Hoa Kỳ thời tổng thống Donald Trump.
Căn cứ vào ba yếu tố đó các quốc gia Đông Nam Á đã có một loạt bước đơn phương để bảo vệ và thúc đẩy các tuyên bố chủ quyền của mình. Trong bối cảnh đó, Bắc Kinh cũng gia tăng các hành động nhằm chống lại những động thái này.
Việt Nam thành nước đi đầu chống Trung Quốc tại Biển Đông
The Diplomat công nhận rằng trong số các động thái gần đây của các quốc gia Đông Nam Á liên quan đến Biển Đông, từ việc Indonesia đổi tên một phần của Biển Đông, cho đến thông báo của một quan chức năng lượng Philippines theo đó nước này sẽ khoan dò trở lại tại vùng Bãi Cỏ Rong (Reed Bank) từ nay đến cuối năm, không một động thái nào táo bạo như các quyết định của Việt Nam, đã trở thành nước Đông Nam Á duy nhất đứng mũi chịu sào chống lại các đòi hỏi của Trung Quốc. Và phản ứng của Bắc Kinh đối với Việt Nam cũng dữ dội hơn là đối với các nước Đông Nam Á khác.
Điều đáng ngại, theo bài viết trên tờ The Diplomat, là trong những năm qua, thái độ cứng rắn của Trung Quốc lúc năng, lúc nhẹ tùy theo diễn biến của tình hình. Thái độ cứng rắn của Bắc Kinh đối với Hà Nội hiện nay được thể hiện trong giai đoạn được chính Trung Quốc gọi là hòa dịu trở lại. Điều gì sẽ xẩy ra trong trường hợp tình hình nóng lên?
Riêng về sự cố liên quan đến việc Việt Nam phải tạm dừng đề án thăm dò, khai thác lô 136-06 sau khi bị Trung Quốc dọa dùng võ lực, báo chí quốc tế đã có nhiều bài phân tích cho dù tin này vẫn chưa được xác minh một cách chính thức.
Việt Nam phải cẩn thận để chính sách năng lượng không bị tác hại
Nhật báo Úc The Australian, ngày hôm qua, 25/07 đã cho rằng sự cố đó nêu bật tính chất mong manh của tình hình yên lặng tương đối trên Biển Đông trong một năm gần đây.
Tờ báo đã ghi nhận là ngoại việc giao cho hãng Talisman Vietnam thuộc tập đoàn Tây Ban Nha Repsol thăm dò lộ 136-06, Việt Nam cũng để cho tập đoàn Mỹ Exxon Mobil quyền khai thác một khu vực nằm ở bìa vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cũng như triển hạn quyền thăm dò một lô ở Biển Đông cho tập đoàn Ấn Độ ONGC Videsh.
Việc Việt Nam phải chiều theo sức ép của Trung Quốc, nếu được xác minh, sẽ có hệ quả tai hại đối với Hà Nội. Tờ báo Úc trích dẫn phân tích của giáo sư Úc Carl Thayer, một chuyên gia kỳ cựu về Biển Đông, cho rằng nếu các công ty nước ngoài bị buộc phải rút đi, điều đó sẽ phá hoại chương trình năng lượng của Việt Nam, khiến cho Việt Nam khó mời được công ty ngoại quốc nào khác vào đấu thầu các dự án năng lượng tương lai của mình.
Đối với giáo sư Thayer, việc Trung Quốc đe dọa đánh Trường Sa là một bước leo thang nghiêm trọng, và như vậy, Bắc Kinh có thể sẽ sử dụng đội tàu đánh cá của họ, đội dân quân biển và lực lượng Hải Cảnh trước khi viện đến Hải Quân.
Theo giáo sư Thayer, việc Trung Quốc đe dọa Việt Nam cũng là một « kịch bản ác mộng » đối với giới lãnh đạo Việt Nam, vì lẽ bất cứ cuộc tấn công nào vào một thực thể do Việt Nam kiểm soát ở Biển Đông, đều sẽ kích động tinh thần bài Trung Quốc của người dân Việt Nam.
Có điều, giáo sư Thayer cho rằng, nếu Trung Quốc đánh Việt Nam, điều đó sẽ gióng lên hồi chuông báo động khắp khu vực, và sẽ lại chia rẽ khối nước Đông Nam Á về phương cách ứng phó. Ngoài ra, hành động đó đồng nghĩa với việc công khai thách thức Mỹ, Nhật và các cường quốc hàng hải khác.
Trong trường hợp đó, giáo sư Thayer đặt ra câu hỏi: “Liệu các nước đó có thực sự muốn chiến tranh với Trung Quốc hay không, chỉ để bảo vệ nền công nghiệp dầu mỏ của Việt Nam, hoặc một vài mỏm đá nhỏ ở Biển Đông ? ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20170726-bien-dong-trung-quoc-ep-viet-nam-de-gianh-nguon-dau-khi
Geen opmerkingen:
Een reactie posten