zondag 21 januari 2018

Khu trục hạm Mỹ USS Hopper bị cho là « vi phạm » chủ quyền của Trung...Cuốc khi 17/1/2018 cắt ngang khu vực 12 hải lý của bãi cạn Scarborough, bị Trung Quốc chiếm từ tay Philippines vào năm 2012 + Tàu Mỹ gần Hoàng Sa 10/10/20Ớ



Bắc Kinh tố cáo Hải Quân Mỹ xâm phạm lãnh hải Trung Quốc ở Biển Đông


mediaMột tàu của Hải Quân Mỹ hoạt động gần khu vực bãi cạn Scarborough, Biển Đông. Ảnh chụp 21/04/2015.AFP PHOTO/TED ALJIBE
Ngày 20/01/2018, Trung Quốc thông báo đã phải điều một tầu chiến để đẩy lùi khu trục hạm Mỹ bị cho là « vi phạm » chủ quyền của nước này khi cắt ngang khu vực 12 hải lý của bãi cạn Scarborough, bị Trung Quốc chiếm từ tay Philippines vào năm 2012.
Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Lục Khảng cáo buộc tầu khu trục USS Hopper đã đi qua bãi cạn Hoàng Nham (Huangyan), tên mà Trung Quốc đặt cho Scarborough, vào ngày 17/01/2017 mà không thông báo cho Bắc Kinh. Ông Lục Khảng lên án tầu chiến của Mỹ đã « vi phạm chủ quyền và lợi ích về mặt an ninh của Trung Quốc »« đe dọa nghiêm trọng » đến an toàn của các tầu Trung Quốc hoạt động gần đó.
Về phía bộ Quốc Phòng Trung Quốc, một bản thông cáo, được AFP trích dẫn, khẳng định đã điều một tầu để lập tức nhận dạng, kiểm tra thông tin về tầu chiến của Mỹ và đẩy lùi chiến hạm USS Hopper ra khỏi khu vực.
Những thông tin trên được phía Trung Quốc đưa ra chỉ một ngày sau khi bộ Quốc Phòng Mỹ công bố Chiến lược Quốc Phòng. Theo tài liệu này, Trung Quốc và Nga bị đánh giá là « những mỗi đe dọa đang nổi lên », đồng thời Trung Quốc còn bị cáo buộc sử dụng « chiến thuật kinh tế hăm dọa các nước láng giềng, trong khi vẫn tiếp tục quân sự hóa các thực thể trên Biển Đông ».
Đáp trả những cáo buộc trên, ngày 20/01, bộ Quốc Phòng Trung Quốc tuyên bố rằng « tình hình Biển Đông không ngừng ổn định » và cáo buộc ngược lại Hoa Kỳ vì « thường xuyên điều chiến hạm một cách bất hợp pháp đến các khu vực gần các đảo và bãi cạn ở Biển Đông ».

http://vi.rfi.fr/chau-a/20180121-bac-kinh-phan-doi-hai-quan-my-xam-pham-lanh-hai-o-bien-dong

Trung Quốc ‘đuổi’ chiến hạm Mỹ tại Biển Đông

Chiến hạm USS Hopper của Mỹ. (Hình: US Navy)
BẮC KINH, Trung Quốc (NV) – Bắc Kinh hôm Thứ Bảy cho hay đã gửi một chiến hạm đến để “đuổi” một khu trục hạm có võ trang hỏa tiễn của Mỹ ra khỏi vùng hải phận của họ, khi chiếc tàu này đi quá gần một hòn đảo san hô do Trung Quốc kiểm soát ở Biển Đông.
Chiếc khu trục hạm Mỹ USS Hopper di chuyển trong khu vực 12 hải lý từ đảo san hô Scarborough, nơi Philippines gọi là Panatag và Trung Quốc gọi là Huangya, vào tối ngày 17 Tháng Giêng mà không chịu thông báo trước cho Bắc Kinh, theo bộ ngoại giao Trung Quốc.
Bãi san hô Scarborough Shoal nằm trong vùng Biển Đông, cách quần đảo Palawan của Philippines chừng 230 cây số.
Bộ Quốc Phòng Trung Quốc cho hay họ gửi một hộ tống hạm đến nơi này và nhanh chóng nhận diện rồi sau đó “cảnh cáo để đuổi tàu Mỹ đi.”
Chiếc chiến hạm USS Hopper, có bến nhà ở Pearl Harbor, Hawaii, với thủy thủ đoàn gần 300 người, mới gần đây đã vào vùng hoạt động của Đệ Thất Hạm Đội và trong chuyến công tác đơn độc nhằm xác định quyền tự do hải hành.
Trung Quốc chiếm Scarborough Shoal năm 2012 sau cuộc đối đầu với hải quân Philippines. Đài Loan cũng coi nơi này thuộc chủ quyền của họ. (V.Giang)

Bài liên quan

Tàu Mỹ gần Hoàng Sa: Trung Quốc phản ứng mạnh trước một thách thức nhẹ


mediaQuần đảo Hoàng Sa, Biển Đông.Nguồn: wikipedia
Vào hôm 10/10/2017, chiến hạm USS Chafee của Hải Quân Mỹ đã tiến hành một chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải gần quần đảo Hoàng Sa trên Biển Đông. Tàu Mỹ lần này chỉ di chuyển bên ngoài vùng 12 hải lý quanh các đảo trong khu vực, thế nhưng phía Trung Quốc đã có những phản ứng mạnh mẽ khác thường, cả bằng những hành động trên hiện trường, lẫn trên bình diện ngoại giao.
Trong một buổi họp báo thường kỳ tại Bắc Kinh vào hôm qua, 11/10, phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh đã lớn tiếng tố cáo tàu Mỹ là đã « vi phạm luật pháp Trung Quốc và luật lệ quốc tế có liên quan, phương hại đến chủ quyền và lợi ích an ninh của Trung Quốc ». Bà Hoa Xuân Oánh cũng cho biết là Bắc Kinh đã gởi công hàm cực lực phản đối đến Washington.
Theo phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung Quốc, quân đội nước này đã lập tức cho phái chiến hạm và cho máy bay cất cánh để ra nhận dạng và cảnh cáo tàu Mỹ, buộc phải rời khỏi khu vực. Một thông báo của bộ Quốc Phòng Trung Quốc nói thêm rằng họ đã huy động hộ tống hạm có trang bị tên lửa Hoàng San (Huangshan), thuộc lớp 054A, cùng hai chiến đấu cơ J-11B và một trực thăng Z-8.
Phản ứng của Trung Quốc lần này có vẻ dữ dội hẳn lên, ít ra là về hình thức, và Bắc Kinh đã tố cáo chiến hạm Mỹ xâm nhập lãnh hải Trung Quốc, một điều mà Washington chưa xác nhận.
Tuy nhiên, theo hãng tin Anh Reuters vào hôm qua, 3 quan chức Mỹ cao cấp đã cho biết là khu trục hạm Mỹ Chafee chỉ đến rất gần vùng biển quanh quần đảo Hoàng Sa, bên trong vùng 16 hải lý, nhưng không đi vào bên trong vùng 12 hải lý, trái với những lần trước đây.
Cho dù vậy, cuộc tuần tra đó cũng nhằm thách thức các « yêu sách chủ quyền biển đảo thái quá » trong khu vực.
Theo hãng Reuters, chiến dịch tuần tra lần này của chiến hạm Mỹ như vậy không mang tính chất « khiêu khích » mạnh như ba chuyến tuần tra gần đây, từ lúc tổng thống Donald Trump lên cầm quyền tại Washington. Hãng tin Anh đã lồng điều này vào trong bối cảnh vào tháng 11 tới đây, ông Trump sẽ ghé Trung Quốc trong khuôn khổ vòng công du châu Á, và vẫn cần đến Bắc Kinh để giải quyết hồ sơ hạt nhân, tên lửa Bình Nhưỡng.
Về phần mình, chính quyền Bắc Kinh cũng vẫn phải tỏ vẻ cứng rắn, phô trương quyết tâm bảo vệ chủ quyền, một động thái mang tính đối nội nhiều hơn vào lúc sắp khai mạc Đại Hội Đảng Cộng Sản Trung Quốc.

http://vi.rfi.fr/viet-nam/20171012-tau-my-gan-hoang-sa-trung-quoc-phan-ung-manh-truoc-mot-thach-thuc-nhe

Geen opmerkingen:

Een reactie posten