Việt Nam hủy bỏ đêm ca nhạc Trung Quốc tại Hà Nội, đúng vào ngày trận Hoàng Sa
Nhà hát lớn Hà Nội. Ảnh minh họa.CC/Andre Lettau
Một chương trình văn nghệ của một đoàn văn công Trung Quốc vào tối thứ Sáu 19/01/2018 tại Nhà Hát Lớn Hà Nội đánh dấu 68 năm quan hệ ngoại giao Trung Quốc-Việt Nam đã bị hủy bỏ vì lý do « mất điện bất ngờ », theo giải thích của bộ Văn Hóa. Tuy nhiên, « sự cố kỹ thuật » không phải là lý do theo phân tích của AP.
Chương trình ca múa do bộ Văn Hóa-Thể Thao Việt Nam và sứ quán Trung Quốc tổ chức. Từ nhiều ngày qua, trên mạng xã hội, nhiều người Việt Nam đã yêu cầu chính quyền Việt Nam hủy bỏ đêm ca hát này bởi vì rơi đúng vào ngày Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam cách nay 44 năm.
Theo bản tin của AP, sáng 19/01/2018, phát ngôn viên bộ Văn Hóa Nguyễn Thái Bình cho biết : « Vì lý do Nhà Hát Lớn bị mất điện nên đêm ca nhạc phải dời lại, Sứ quán Trung Quốc được thông báo, và hai bên đang bàn tính chọn một địa điểm khác và một ngày khác ». Viên chức này từ chối xác nhận có phải vì ngày 19/01 là ngày « nhạy cảm » hay không.
Ám chỉ bộ trưởng bộ Văn Hóa Nguyễn Ngọc Thiện là người ra quyết định tắc trách, luật sư Trần Vũ Hải viết trên Facebook, được AP trích dẫn : « Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 18/01/1950. Tại sao ông cho phép kỷ niệm sự kiện này vào ngày đau đớn này (19/01). Nếu không muốn lãnh sự phẫn nộ của cộng đồng mạng và của người dân thì ông phải ra lệnh hủy bỏ».
AP nhắc lại là vào ngày 19/01/1974, Trung Quốc tấn công vào quần đảo Hoàng Sa. Hơn 70 sĩ quan và binh sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa tử thương.
Trên các mạng xã hội không thiếu những lời cáo buộc Trung Quốc có ý đồ tổ chức « nhảy múa » trên xương máu của người Việt Nam hy sinh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Xin trích phản ứng của nhà văn Lưu Trọng Văn : « Ngày mai ấy, tại Nhà hát Hà Nội, những ai đến xem chương trình ca nhạc của Đoàn nghệ thuật Trung Quốc có ai, có ai nhớ đến chính ngày 19/1 này, 44 năm trước, không phải tiếng nhạc Trung Hoa tấu lên tại Nhà hát đẹp nhất thủ đô này mà tiếng súng, tiếng đạn pháo ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180119-dem-ca-nhac-trung-quoc-tai-ha-noi-dung-vao-ngay-tran-hoang-sa-bi-huy-bo
Theo bản tin của AP, sáng 19/01/2018, phát ngôn viên bộ Văn Hóa Nguyễn Thái Bình cho biết : « Vì lý do Nhà Hát Lớn bị mất điện nên đêm ca nhạc phải dời lại, Sứ quán Trung Quốc được thông báo, và hai bên đang bàn tính chọn một địa điểm khác và một ngày khác ». Viên chức này từ chối xác nhận có phải vì ngày 19/01 là ngày « nhạy cảm » hay không.
Ám chỉ bộ trưởng bộ Văn Hóa Nguyễn Ngọc Thiện là người ra quyết định tắc trách, luật sư Trần Vũ Hải viết trên Facebook, được AP trích dẫn : « Việt Nam và Trung Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao vào ngày 18/01/1950. Tại sao ông cho phép kỷ niệm sự kiện này vào ngày đau đớn này (19/01). Nếu không muốn lãnh sự phẫn nộ của cộng đồng mạng và của người dân thì ông phải ra lệnh hủy bỏ».
AP nhắc lại là vào ngày 19/01/1974, Trung Quốc tấn công vào quần đảo Hoàng Sa. Hơn 70 sĩ quan và binh sĩ Hải Quân Việt Nam Cộng Hòa tử thương.
Trên các mạng xã hội không thiếu những lời cáo buộc Trung Quốc có ý đồ tổ chức « nhảy múa » trên xương máu của người Việt Nam hy sinh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ. Xin trích phản ứng của nhà văn Lưu Trọng Văn : « Ngày mai ấy, tại Nhà hát Hà Nội, những ai đến xem chương trình ca nhạc của Đoàn nghệ thuật Trung Quốc có ai, có ai nhớ đến chính ngày 19/1 này, 44 năm trước, không phải tiếng nhạc Trung Hoa tấu lên tại Nhà hát đẹp nhất thủ đô này mà tiếng súng, tiếng đạn pháo ».
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180119-dem-ca-nhac-trung-quoc-tai-ha-noi-dung-vao-ngay-tran-hoang-sa-bi-huy-bo
Tưởng niệm Hoàng Sa, Việt Nam cho Trung Quốc ca hát tại Hà Nội
Với những người Việt Nam yêu nước, ngày 19 Tháng Giêng là ngày tưởng niệm 44 năm trận hải chiến Hoàng Sa diễn ra giữa các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa và quân Trung Quốc.
Vào những dịp kỷ niệm này các năm gần đây, chính quyền Hà Nội và Sài Gòn thường ngăn cản quyết liệt và cho người gây rối, trấn áp các hoạt động ôn hòa nhằm dâng hương, đặt vòng hoa tưởng niệm những liệt sĩ đã bỏ mình trong trận hải chiến, cho dù đó là hoạt động của người dân hay các tổ chức xã hội dân sự.
Hơn 70 chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã ngã xuống trong cuộc đối đầu hồi 19 Tháng Giêng, 1974, sau đó Trung Quốc chiếm trọn quần đảo Hoàng Sa và thiết lập quyền kiểm soát trên thực tế toàn bộ quần đảo này cho đến nay.
Báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam cho biết đoàn nghệ thuật Nội Mông gồm 28 nghệ sĩ đến Việt Nam trình diễn “nhân kỷ niệm 68 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam-Trung Quốc” và rằng chương trình này “được phát hành giấy mời, không bán vé.” Chương trình do Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch CSVN cùng Đại Sứ Quán Trung Quốc tổ chức.
Đến ngày 18 Tháng Giêng, không có chỉ dấu nào trên các phương tiện truyền thông cho thấy Việt Nam có hoạt động chính thức nào nhằm tưởng niệm ngày 19 Tháng Giêng. Những năm qua, truyền thông Việt Nam thường khá dè dặt khi đề cập đến sự kiện lịch sử này. Các năm trước, thậm chí có ghi nhận một số báo phải rút bài về trận hải chiến Hoàng Sa sau khi đăng tải được vài giờ vì lệnh của Ban Tuyên Giáo Trung Ương.
Trong ngày 18 Tháng Giêng, các nhà hoạt động vì dân chủ và những người có nhiều ảnh hưởng trên Internet đã đăng trên Facebook tấm ảnh chụp vé của buổi trình diễn gây nhiều tranh cãi.
“Rất phẫn nộ!” là từ mà nhà báo Nguyễn Trường Uy, thư ký tòa soạn báo Tuổi Trẻ, viết trên trang Facebook cá nhân. Ông viết thêm: “Ngày 19 Tháng Giêng là ngày người Việt tưởng nhớ 44 năm ngày Trung Quốc đánh chiếm cướp quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, 19 Tháng Giêng, 1974. Nhưng ngày 19 Tháng Giêng, Bộ Văn Hóa-Thể Thao-Du Lịch phối hợp Đại Sứ Quán Trung Quốc đưa Đoàn Nghệ Thuật Nội Mông sang hát hò nhảy múa ở Nhà Hát Lớn giữa thủ đô.”
Nhà hoạt động Dương Đại Triều Lâm, thành viên Mạng Lưới Blogger Việt Nam, nói với nhật báo Người Việt: “Tôi nghĩ rằng việc Đoàn Nghệ Thuật Nội Mông-Trung Quốc trình diễn ngay tại Hà Nội vào thời điểm này giống như một lời chế giễu đối với nhà cầm quyền và sự sỉ nhục đối với người dân Việt Nam. Tôi vẫn nhớ như in những lời của nghệ sĩ Kim Chi khi bà bị ngăn cản, bắt lên xe buýt trong một lần đi tưởng niệm tại tượng đài Trần Hưng Đạo, quận 1, Sài Gòn, rằng: Tôi đi tưởng niệm đồng bào người Việt nhưng lại bị chính người Việt cầm quyền ngăn cản, sách nhiễu. Vậy nhà cầm quyền này đại diện cho ai?”
Hãng tin AFP hồi 19 Tháng Giêng, 2017, tường thuật các phóng viên có mặt tại khu vực Hồ Hoàn Kiếm, trung tâm Hà Nội “được yêu cầu rời khỏi hiện trường và tắt máy quay.” Hãng tin này mô tả cảnh sát đã chặn cuộc biểu tình ôn hòa của khoảng 100 người nhằm phản đối Trung Quốc “chỉ vài phút sau khi có buổi tưởng niệm.”
Trong một diễn biến khác, theo tìm hiểu của nhật báo Người Việt, cuốn sách “Gạc Ma-Vòng Tròn Bất Tử” có nội dung về cuộc thảm sát của quân Trung Quốc trên bãi đá Gạc Ma ngày 14 Tháng Ba, 1988, đến nay vẫn chưa được phép in ấn tại Việt Nam, dù ông Nguyễn Văn Phước, giám đốc Công Ty Sách First News-Trí Việt, từng tiết lộ trên mạng xã hội rằng tác phẩm này “đã bị 13 nhà xuất bản từ chối, với độ cao bản thảo in ra nộp, chỉnh sửa lên tới 2 mét.” (T.K.)
Bệnh viện ở Hà Nội chích thuốc nhầm cho trẻ sơ sinh
Geen opmerkingen:
Een reactie posten