Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ James Mattis vừa có chuyến thăm Việt Nam hôm thứ Năm 25/01/2018.
Ông James Mattis đã hội đàm với Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch và đến chào xã giao Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch Việt Nam Trần Đại Quang.
Chuyến đi của ông là một phần trong nỗ lực thúc đẩy quan hệ với các đồng minh sẵn có và tìm kiếm đối tác mới, theo trang tin của Bộ Quốc Phòng Hoa Kỳ.
Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa tin hai bên đã trình lãnh đạo cấp cao phê duyệt để tàu hàng không mẫu hạm Hoa Kỳ tới Việt Nam trong năm 2018. Nhiều khả năng tàu sân bay này sẽ đến cảng Đà Nẵng vào tháng Ba.
Đây là chỉ dấu rõ rệt về quan hệ quân sự ngày càng sâu sắc giữa Việt Nam và Hoa Kỳ và sẽ thu hút sự quan tâm của khu vực.
Các nước trong vùng đang lo ngại về sức mạnh quân sự đang lên của Trung Quốc, đặc biệt là các hoạt động bồi đắp đảo nhân tạo và thái độ cứng rắn của Bắc Kinh tại Biển Đông. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ tiếp Tướng Ngô Xuân Lịch USS Hue City: Chiến hạm Mỹ mang tên TP Huế
HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – “Tôi muốn ngồi xuống và nói chuyện với họ (Việt Nam), để cảm nhận rõ hơn những bước thực tiễn mà chúng ta có thể thúc đẩy mối quan hệ tiến bước (trong khả năng) xây dựng lòng tin và sự hợp tác.”
Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis nói với báo chí như vậy trên chiếc phi cơ đưa ông từ Jakarta, Indonesia, tới Việt Nam họp với các giới chức quân sự và chính trị CSVN.
“Hiển nhiên, chúng tôi muốn biết họ muốn phối hợp hợp tác với chúng tôi ở mức độ nào: Huấn luyện quân sự chuyên nghiệp? Hay phối hợp huấn luyện (tập trận chung)?” ông Mattis nêu ra một số thí dụ về sự hợp tác quân sự giữa Mỹ và Việt Nam.
Mục đích chuyến thăm viếng Indonesia và Việt Nam của ông Mattis được truyền thông quốc tế cho rằng Mỹ muốn tăng cường sự hợp tác với hai quốc gia đang có những tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Đông với Trung Quốc.
Chiều 24 Tháng Giêng, Bộ Trưởng Jim Mattis đến Hà Nội và thăm trụ sở Cơ Quan Tìm Kiếm Tù Binh và Người Mất Tích thuộc Bộ Quốc Phòng Mỹ (DPAA). Ngày hôm sau phái đoàn của ông mới đến Bộ Quốc Phòng CSVN họp với Tướng Ngô Xuân Lịch.
Chuyến thăm viếng của ông Mattis diễn ra sau khi khu trục hạm USS Hopper của Hạm Đội 7 đi vào bên trong phạm vi 12 hải lý của bãi đá ngầm Scarborough Shoal mà Philippines gọi là Panatag Shoal, Trung Quốc gọi là Huangyan Dao (đảo Hoàng Nham), hôm Thứ Tư tuần trước.
Khu vực này xưa nay Philippines vẫn tuyên bố chủ quyền, ngư dân họ khai thác thủy sản suốt bao đời qua nhưng Bắc Kinh lấy cái vạch “lưỡi bò” tưởng tượng ra để tuyên bố chủ quyền, đuổi ngư dân cũng như tàu tuần của Phiippines.
Hôm Thứ Hai, 22 Tháng Giêng, cả phát ngôn viên Bộ Quốc Phòng và Bộ Ngoại Giao Trung Quốc đều lớn tiếng la lối, đe dọa Bắc Kinh sẽ tăng tốc quân sự hóa các đảo trên Biển Dông để đối phó với hành động của Mỹ họ gọi là “xâm phạm chủ quyền lãnh thổ.” Rõ ràng đây là cái cớ để Bắc Kinh chống chế cho hành động quân sự hóa Biển Đông mà họ từng cam kết không quân sự hóa.
Căn cứ trên luật hàng hải quốc tế, Hoa Kỳ coi những vùng biển bị Trung Quốc cưỡng chiếm làm đảo nhân tạo hoặc tuyên bố chủ quyền ngang ngược, là những khu vực tự do hải hành và bay ngang qua, bất chấp những đe dọa của Bắc Kinh.
Trước đó, khi có tin Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ Jim Mattis sắp đến Hà Nội, tuần qua, tạp chí an ninh quốc phòng quốc tế Jane’s đưa tin chính phủ Mỹ đang muốn bán lại hàng trăm chiếc trực thăng võ trang Super Cobra AH-1W phần lớn thuộc lực lượng Thủy Quân Lục Chiến. Thủy Quân Lục Chiến Mỹ sẽ thay thế Super Cobra AH-1W bằng lớp trực thăng võ trang AH-1Z Viper tối tân hơn.
Theo Jane’s, chính phủ Mỹ tổ chức một buổi chào hàng vào hôm 24 Tháng Giêng cho những ai quan tâm, ngày ông Mattis từ Indonesia bay sang Việt Nam.
Ông Mattis có đem chuyện bán máy bay AH-1W và máy bay tuần tra biển săn tàu ngầm Orion P-3 thảo luận ở Hà Nội hay không, chưa thấy có tin gì dù Hà Nội đã từng gửi một phái đoàn sang Hawaii xem biểu diễn bay thử.
Cũng trong dịp Bộ Trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Việt Nam, ngày 23 Tháng Giêng, Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam Daniel J. Kritenbrink cùng Thượng Tướng Nguyễn Chí Vịnh, thứ trưởng Bộ Quốc Phòng CSVN, chứng kiến lễ ký bản ghi nhận ý định giữa Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (USAID) và Cục Khoa Học Quân Sự – Bộ Quốc Phòng CSVN để bắt đầu tiến trình tẩy độc ô nhiễm dioxin tại khu vực phi trường Biên Hòa.
Theo thông cáo báo chí của Tòa Đại Sứ Mỹ tại Việt Nam, Biên Hòa là điểm nóng ô nhiễm dioxin lớn nhất còn lại tại Việt Nam. USAID sẽ hợp tác với Bộ Quốc Phòng CSVN để trước hết thiết kế và sau đó thực hiện một dự án tẩy độc trong những năm tới.
Bản thông cáo cho hay, kể từ năm 2000, Hoa Kỳ đã hợp tác với Việt Nam để giải quyết các vấn đề nhân đạo và vấn đề chiến tranh để lại. Các hoạt động hợp tác bao gồm loại bỏ vật liệu chưa nổ, xác định danh tính hài cốt của những người mất tích, tẩy độc dioxin, giải quyết hậu quả về sức khỏe do chiến tranh gây ra. USAID cùng Bộ Quốc Phòng CSVN sẽ sớm hoàn tất thành công dự án làm sạch đất ô nhiễm dioxin tại phi trường quốc tế Đà Nẵng kéo dài năm năm với kinh phí $110 triệu. (TN)
Mời độc giả xem phóng sự “Nghề rửa xe dạo ở Little Saigon”
Geen opmerkingen:
Een reactie posten