Việt Nam khiếu nại trước WTO về thuế Mỹ đánh vào cá nhập khẩu
Trụ sở Tổ Chức Thương Mại Thế Giới tại Genève, Thụy SĩWTO
Việt Nam đã đệ đơn khiếu nại lên Tổ Chức Thương Mại Thế Giới WTO/OMC) về các biện pháp chống bán phá giá mà Mỹ áp dụng đối với cá phi lê nhập khẩu từ Việt Nam. Hồ sơ khiếu nại của Việt Nam đã được OMC công bố ngày 12/01/2018.
Theo phía Việt Nam, Mỹ đã vi phạm luật lệ của Tổ Chức Thương Mại Thế Giới trong cách áp đặt thuế trừng phạt đánh vào cá xuất khẩu của Việt Nam, bị cho là "bán phá giá", hoặc bán với giá rẻ một cách không công bằng trên thị trường Mỹ.
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu cho cá Việt Nam, với trị giá cá dưới dạng phi lê nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng từ 100 triệu đô la trong năm 2007 lên thành hơn 520 triệu đô la trong năm 2016. Hiện nay, Việt Nam trở thành nguồn cung cấp cá phi lê lớn thứ ba cho Mỹ, sau Chi Lê và Trung Quốc.
Theo quy định của OMC, Hoa Kỳ có 60 ngày để giải quyết khiếu nại, hoặc Việt Nam có thể yêu cầu định chế quốc tế này phân xử.
Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam « kiện » Mỹ trước OMC. Hai lần trước là khiếu nại liên quan đến tôm xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam, với kết quả là vào cuối năm 2016, Mỹ phải đồng ý loại bỏ thuế chống bán phá giá cho Việt Nam và hoàn trả lại khoản thuế mà Việt Nam đã trả.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180113-viet-nam-khieu-nai-truoc-wto-ve-thue-my-danh-vao-ca-nhap-khau
Theo ghi nhận của hãng tin Anh Reuters, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu hàng đầu cho cá Việt Nam, với trị giá cá dưới dạng phi lê nhập khẩu từ Việt Nam đã tăng từ 100 triệu đô la trong năm 2007 lên thành hơn 520 triệu đô la trong năm 2016. Hiện nay, Việt Nam trở thành nguồn cung cấp cá phi lê lớn thứ ba cho Mỹ, sau Chi Lê và Trung Quốc.
Theo quy định của OMC, Hoa Kỳ có 60 ngày để giải quyết khiếu nại, hoặc Việt Nam có thể yêu cầu định chế quốc tế này phân xử.
Đây không phải là lần đầu tiên Việt Nam « kiện » Mỹ trước OMC. Hai lần trước là khiếu nại liên quan đến tôm xuất khẩu vào Mỹ của Việt Nam, với kết quả là vào cuối năm 2016, Mỹ phải đồng ý loại bỏ thuế chống bán phá giá cho Việt Nam và hoàn trả lại khoản thuế mà Việt Nam đã trả.
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20180113-viet-nam-khieu-nai-truoc-wto-ve-thue-my-danh-vao-ca-nhap-khau
Tôm Việt Nam thoát nạn Mỹ nhưng vướng nạn Tàu
Reuters
Phán quyết ngày 20/09/2013 của Ủy ban Thương mại Quốc tế Hoa Kỳ ITC, hủy bỏ quyết định của Bộ Thương mại Mỹ áp thuế chống trợ cấp đối với tôm nhập khẩu từ Việt Nam và 4 nước khác (Trung Quốc, Equador, Ấn Độ, Malaysia) đã được dư luận các nước liên can vui mừng đón nhận.
Tuy nhiên, tại Việt Nam, sau lúc thở phào nhẹ nhõm vì thoát được tai ương từ Mỹ, giới sản xuất tôm lại phải đau đầu tìm cách đối phó với tệ nạn thương lái Trung Quốc ra sức vơ vét tôm nguyên liệu của Việt Nam.
Với quyết định chung cuộc của ITC, kể như là mặt hàng tôm Việt Nam sẽ không còn bị đánh thuế khi vào thị trường Mỹ. Điều này có khả năng giúp Việt Nam gia tăng thêm lượng tôm xuất qua Mỹ, một thị trường ngày càng quan trọng của Việt Nam.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP, trong tháng 8 vừa qua chẳng hạn, vào lúc giá trị xuất khẩu các loại thủy sản nói chung chỉ tăng nhẹ - không đầy 5% - riêng mặt hàng tôm đã tăng vọt với tỷ lệ gần 22%. Tại thị trường Mỹ, mức tăng được ước tính lên đến gần 146% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phát biểu với báo chí trong nước, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam ghi nhận : « Đây là lần hiếm có trong lịch sử kiện chống trợ cấp, Mỹ công bố sản phẩm tôm một nước bị coi có nền kinh tế phi thị trường không bị áp loại thuế này... Từ đây, các doanh nghiệp nước ta sẽ có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu tôm sang Mỹ ».
Trong bối cảnh vui mừng đó, giới thủy sản Việt Nam lại không khỏi lo lắng trước một tệ nạn : Thương lái Trung Quốc đổ xô sang Việt Nam thu mua tôm nguyên liệu với giá cao, số lượng lớn. Báo chí Việt Nam, từ trung ương cho đến địa phương, trong những ngày gần đây đã liên tiếp báo động về tình trạng này để yêu cầu chính quyền nhanh chóng có biện pháp.
Bản thân Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã liên tiếp có công văn chính thức tố cáo tình trạng này, gửi đến các bộ và cơ quan chức năng.
Báo Khánh Hòa Online trong bài đề ngày 24/09/2013 đã trích nhận xét của Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam về tác hại của tệ nạn tôm nguyên liệu bị vơ vét :
« Việc các thương lái Trung Quốc thu mua tôm nguyên liệu tươi đưa sang Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu tôm của Việt Nam. Cụ thể, các doanh nghiệp ngành tôm trong nước không còn đủ nguyên liệu để chế biến và cung cấp cho thị trường. Tình hình này sẽ khiến lượng tôm xuất khẩu thô tăng cao, trong khi cơ cấu tôm xuất khẩu đã qua chế biến giảm sút. »
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20130924-tom-viet-nam-thoat-nan-my-nhung-vuong-nan-tau
Với quyết định chung cuộc của ITC, kể như là mặt hàng tôm Việt Nam sẽ không còn bị đánh thuế khi vào thị trường Mỹ. Điều này có khả năng giúp Việt Nam gia tăng thêm lượng tôm xuất qua Mỹ, một thị trường ngày càng quan trọng của Việt Nam.
Theo thống kê của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam VASEP, trong tháng 8 vừa qua chẳng hạn, vào lúc giá trị xuất khẩu các loại thủy sản nói chung chỉ tăng nhẹ - không đầy 5% - riêng mặt hàng tôm đã tăng vọt với tỷ lệ gần 22%. Tại thị trường Mỹ, mức tăng được ước tính lên đến gần 146% so với cùng kỳ năm ngoái.
Phát biểu với báo chí trong nước, ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam ghi nhận : « Đây là lần hiếm có trong lịch sử kiện chống trợ cấp, Mỹ công bố sản phẩm tôm một nước bị coi có nền kinh tế phi thị trường không bị áp loại thuế này... Từ đây, các doanh nghiệp nước ta sẽ có thêm nhiều cơ hội xuất khẩu tôm sang Mỹ ».
Trong bối cảnh vui mừng đó, giới thủy sản Việt Nam lại không khỏi lo lắng trước một tệ nạn : Thương lái Trung Quốc đổ xô sang Việt Nam thu mua tôm nguyên liệu với giá cao, số lượng lớn. Báo chí Việt Nam, từ trung ương cho đến địa phương, trong những ngày gần đây đã liên tiếp báo động về tình trạng này để yêu cầu chính quyền nhanh chóng có biện pháp.
Bản thân Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam đã liên tiếp có công văn chính thức tố cáo tình trạng này, gửi đến các bộ và cơ quan chức năng.
Báo Khánh Hòa Online trong bài đề ngày 24/09/2013 đã trích nhận xét của Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam về tác hại của tệ nạn tôm nguyên liệu bị vơ vét :
« Việc các thương lái Trung Quốc thu mua tôm nguyên liệu tươi đưa sang Trung Quốc đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc xuất khẩu tôm của Việt Nam. Cụ thể, các doanh nghiệp ngành tôm trong nước không còn đủ nguyên liệu để chế biến và cung cấp cho thị trường. Tình hình này sẽ khiến lượng tôm xuất khẩu thô tăng cao, trong khi cơ cấu tôm xuất khẩu đã qua chế biến giảm sút. »
http://vi.rfi.fr/viet-nam/20130924-tom-viet-nam-thoat-nan-my-nhung-vuong-nan-tau
Geen opmerkingen:
Een reactie posten